Mục lục
1 VỐN XÃ HỘI . 1
1.1 Cơ sở lý thuyết . 1
1.1.1 Khái niệm . 1
1.1.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng . 3
1.1.3 Những nghiên cứu về tình hình vốn xã hội trên thế giới . 10
1.2 Vốn xã hội ở Việt Nam . 12
1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực . 19
2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI . 23
2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung thực . 23
2.2 Sự phát triển của mô hình này trên thế giới . 26
2.2.1 Philipin với Honesty Cafe ở Batanes Island . 26
2.2.2 Hoa Kỳ và chuỗi cửa hàng trung thực . 27
2.2.3 Một số ví dụ khác . 31
2.3 Nhận định về mô hình . 37
3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM . 39
3.1 Thực tế về tình hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam . 39
3.2 Nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình trung thực ở Việt Nam
trong tương lai . 41
3.3 Ứng dụng mô hình tại trường học . 44
3.4 Hướng mở rộng và phát triển mô hình ra cộng đồng . 47
Tài liệu tham khảo . 49
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay không? Đấy vẫn còn là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách
khách quan và khoa học mới có thể tìm ra câu trả lời thích đáng.
19
Tình trạng ―cô dâu‖ Việt Nam, tình trạng gái điếm gia tăng, tảo hôn, con số nhiễm
HIV, tỉ số phạm pháp gia tăng, con số tai nạn giao thông không giảm mà tăng, tham
nhũng hối lộ trở nên chuẩn tắc tương quan xã hội, đang làm đen vốn xã hội tại Việt
Nam, nếu không nói làm kiệt quệ. Xã hội Việt Nam hầu như mất đi vốn căn bản,
mặc dù đời sống vật chất của người dân đã được cải tiến so với những thập niên 70,
80, đó là sự hao hụt lòng tin vào đoàn thể, vào nhà nước (do những người đại diện
không đáng tin cậy). Sự an lạc cộng đồng thực sự trở nên bấp bênh.
1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực
Theo một vài nghiên cứu trên trang web thì có thể nói đôi
điều về vốn xã hội, các yếu tố tác động như sau, để từ đó tìm ra một phương hướng
mới phát triển nguồn vốn xã hội cho quốc gia.
Trái với các yếu tố kinh tế, vốn xã hội không dễ được khơi dậy bởi các chính sách
của nhà nước. Vốn xã hội thường là những sản phẩm phụ được tạo ra từ tôn giáo,
truyền thống, lịch sử và các yếu tố khác nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi chính
quyền. Tuy nhiên, nhà nước có thể tác động tới vốn xã hội một cách từ từ thông
qua:
- Giáo dục: Đây là con đường trực tiếp nhất để tác động tới vốn xã hội. Nhà
trường không chỉ truyền tải tri thức - làm tăng vốn con người, mà còn phải
truyền tải đạo đức để làm tăng vốn xã hội. Lấy ví dụ ở Đan Mạch, từ cấp I trẻ
em đã được dạy cách làm việc nhóm, học cách hợp tác để đạt mục đích
chung một cách có hiệu quả nhất. Ở cấp giáo dục đại học hay cao hơn, sinh
viên được dạy những khóa học về đạo đức trong lĩnh vực của mình: Ngành y
học về lời thề Hippocrat, ngành điện tử học cách thiết kế các thiết bị sao cho
không gây ảnh hưởng tới môi trường v.v...
Giáo dục "suông" trong nhà trường không đủ, mà cần phải chứng tỏ cho trẻ
thấy bằng những hành động thực tế ngoài xã hội. Nếu chúng ta giáo dục cho
các công dân trẻ rằng đóng thuế là vì lợi ích của họ, mà thực tế lại cho thấy
tiền thuế đó không được sử dụng đúng mục đích, thì sẽ chỉ dẫn đến sự mất
lòng tin trầm trọng hơn vào cơ chế hợp tác.
20
- Nhà nước có thể gián tiếp làm tăng vốn xã hội thông qua việc cung cấp dịch
vụ công có chất lượng, đặc biệt là quyền tư hữu tài sản và an ninh xã hội. Khi
người dân được đảm bảo tài sản, và có cuộc sống an toàn hơn, thì họ có xu
hướng tin tưởng nhau hơn, và sẵn lòng chìa tay ra giúp đỡ người khác hơn.
- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để xã hội dân sự tự nguyện nảy nở.
Theo Fukuyama, nhà nước có thể tác động rất xấu tới vốn xã hội khi họ "làm
thay" khu vực tư những hoạt động mà đáng lẽ phải để cho khu vực tư hay xã
hội dân sự đảm nhiệm. Khả năng hợp tác dựa trên "thói quen" và "thực
hành"; khi mà nhà nước can thiệp làm thay, hoặc ngăn cản, thì con người sẽ
mất dần thói quen tổ chức và hợp tác, dẫn tới sự sụp đổ của vốn xã hội.
Như ở phần trên, theo luật sư Nguyễn Ngọc Bích, vốn xã hội xuất phát từ ba nguồn:
từ sự giao tiếp với nhau liên tục; hai người giao dịch với nhau lâu sẽ thấy cần phải
chứng tỏ mình là người trung thực và giữ lời hứa; thứ hai là từ các tôn giáo hay hệ
thống luân lý và thứ ba là sự chia sẻ các kinh nghiệm lịch sử cũng tạo nên những
hành vi mẫu mực một cách không chính thức và do đó cũng tạo nên vốn xã hội. Thu
gọn lại những điều trên, ta thấy vốn xã hội xuất phát từ các đức tính của mỗi cá
nhân (trung thực, trách nhiệm, hợp tác…) khi họ tự nguyện kết hợp lại với nhau để
làm một công việc chung nào đó.
Xã hội sẽ hoạt động tốt đẹp nhất khi mọi công dân chung lưng đấu cật để thực hiện
một mục tiêu chung và do đó chia sẻ một văn hóa của công dân (civic culture). Khi
sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là vốn xã
hội, và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của chính quyền
trở nên hữu hiệu.
Khi sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là
vốn xã hội, và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của
chính quyền trở nên hữu hiệu.
Vì vậy, theo luật sư, để đánh giá vốn xã hội là cao hay thấp thì cần dựa trên cơ sở
các mối tương quan trên, bằng cách xem xét các yếu tố tinh thần tạo nên niềm tin.
Đó là sự trung thực, sự tương tác, tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác.
21
Tuy nhiên, hiện nay, có một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ thực dụng và cái
nhìn không mấy tích cực về lòng trung thực. Để đánh giá về vấn đề này, tiến sĩ tâm
lý Huỳnh Văn Sơn cùng với các cộng sự của mình đã tiến hành một cuộc khảo sát ở
1000 sinh viên và có kết quả như sau:
36% sinh viên cho biết làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt;
32% chấp nhận hành vi vô ơn;
41% bảo rằng không nhất thiết phải sống cao thượng;
28% có tư tưởng trả thù, báo oán;
18% nói sẵn sàng đưa lợi ích cá nhân lên trên hết;
60% đổ mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái lên cha mẹ...
Vậy nguyên nhân từ đâu mà ra??? Những việc trên đều là hệ quả từ việc xem nhẹ
giáo dục đạo đức mà quá đặt nặng vấn đề thành tích, bằng cấp... Khi các giá trị đạo
đức không còn được coi trọng thì sự suy thoái đạo đức của con người là một điều dễ
hiểu! Hơn thế nữa, các giá trị đạo đức không được coi trọng càng khiến giới trẻ
hiện nay nhìn chung càng mất niềm tin vào tính trung thực hơn nữa! Tình trạng nhà
trường chỉ lo chạy theo số lượng chứ ít có sự đầu tư vào chất lượng, việc giáo dục
đạo đức, các môn học khoa học nhân văn cho học sinh sinh viên bị xem nhẹ. Tình
trạng này dẫn đến tình trạng các vụ án học sinh-sinh viên chém giết, đánh nhau,
sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân...
Vốn xã hội thấp thể hiện một sự khủng hoảng về lòng tin của cá nhân trong
cuộc sống hàng ngày, người ta sẵn sàng làm điều xấu và khi ấy cái xấu trở
thành chuyện bình thường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn xã hội và sự suy thoái ngày một của vốn xã
hội, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện những hình thức nhằm thúc đẩy
lòng tin của con người với nhau và với xã hội! Ở Indonesia, nước có mức độ tham
nhũng cao, đã có những hành động nhằm chống tham nhũng theo hường phòng
chống tham nhũng từ gốc! Có nghĩa là, với quan điểm tham nhũng phải được bài trừ
từ gốc, hiện nay, ngành Giáo dục Indonesia đang đẩy mạnh việc xây dựng đức tính
22
trung thực cho thế hệ trẻ nước này nhằm góp phần vào cuộc chiến chống tham
nhũng của đất nước.
23
2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Mô hình cửa hàng trung thực ở Indonesia – điển hình về cửa hàng trung
thực
Nói đến mô hình cửa hàng trung thực, nhiều người vẫn còn cảm thấy định nghĩa này
khá xa lạ và khó hiểu! Trong cuộc khảo sát 200 học sinh-sinh viên, có hơn 90%
không biết cửa hàng trung thực là gì, chỉ có khoảng 1% biết về mô hình này, nhưng
chỉ là có nghe nói, chứ không biết chính xác mô hình này tồn tại ở đâu, hoạt động
như thế nào và phát triển ra sao! Vậy mô hình cửa hàng trung thực thật ra là gì?
Mô hình cửa hàng trung thực hiện nay đang lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới, tiêu
biểu nhất có thể kể đến là mô hình Cửa Hàng Trung Thực trong trường học ở
Indonesia. Indonesia là nước đông dân thứ 4 và mức độ tham nhũng đứng thứ 126
trên thế giới tính tới thời điểm năm 2008. Theo báo chí Indonesia, nạn "lại quả", hối
lộ, đút lót... vẫn được coi là luật bất thành văn ở nhiều cơ quan hành chính
Indonesia, từ các quan chức giao thông tới những nhân viên làm hộ chiếu hay chứng
minh thư... Một cuộc khảo sát do Ủy ban Chống Tham nhũng Indonesia tiến hành
trong năm 2008 cho biết:
60% số người Indonesia được hỏi nói trả thêm "phí ngoài luồng" cho "người
nhà nước" là bình thường;
39% nói đưa thêm tiền sẽ có kết quả tốt hơn;
52% nói tiền hối lộ được trao sau một thỏa thuận ngầm giữa đôi bên;
28% nói họ đưa hối lộ vì bị "người nhà nước" đòi hỏi...
Có thể nói, tham nhũng đã như một thứ "văn hóa" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều
người dân Indonesia.Với mức độ tham nhũng cao như vậy, vốn xã hội không cao,
người dân mất niềm tin vào chính phủ, thành phần tri thức bất bình với nhà nước,
kinh tế trì trệ và chậm phát triển, phân hóa trong xã hội cao...
Nhận thức được những hệ quả của tham nhũng đối với kinh tế và xã hội, và thậm
chí là đối với chính quyền, trong những năm vừa qua, kể từ khi Tổng thống
Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono lên nắm quyền cuối năm 2004 đển nay,
24
Chính phủ Indonesia đã mở chiến dịch chống tham nhũng được coi là quyết tâm
nhất từ trước đến nay.
Các hoạt động nhằm phòng chống tham nhũng ở đất nước này có thể kể ra như sau:
tiến hành cải tổ hệ thống hành pháp và thanh tra các hoạt động của nhiều quan chức
cấp cao; thành lập Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc Gia (KPK), thành lập ngày
phòng chống tham nhũng... Đáng kể nhất là Indonesia cũng mở ra những "mặt trận"
mới trong cuộc chiến chống tham nhũng, trong đó có việc tạo ra sức "đề kháng" đối
với tham nhũng cho thế hệ trẻ nước này bằng những chương trình giáo giục chống
tham nhũng trong nhà trường. Các nhà giáo dục Indonesia đã đề ra và thực thi nhiều
sáng kiến xuất phát từ yêu cầu của cuộc chiến chống tham nhũng rộng lớn hơn ở
nước này để củng cố những nguyên tắc đạo đức trong học sinh, sinh viên, và nâng
cao nhận thức cho các em về tầm quan trọng của sự minh bạch.
Ở trường, học sinh được nghe thầy cô giảng về những điều đơn giản về tầm quan
trọng của tính trung thực và sự minh bạch bằng các mô hình hiện đại và có tính
tương tác cao. Sau những giờ học lý thuyết thì học sinh được thực hành ngay tại
chính cửa hàng trung thực trong trường. Các cửa hàng này bán dụng cụ học tập,
sách vở, bút viết và bao gồm cả đồ ăn vặt như snack, sữa, nước uống.... Điều duy
nhất khác biệt ở mô hình cửa hàng này là không có người trông cũng như người bán
hàng. Học sinh đến những cửa hàng này, lấy món đồ mình cần, sau đó bỏ tiền theo
giá được ghi trên món hàng vào chiếc hộp nhựa, và tự lấy tiền thối cho mình. Mọi
hoạt động đều dựa trên tinh thần tự giác ở học sinh. Bằng cách chuyển toàn bộ trách
nhiệm trả tiền sang cho khách hàng, cửa hàng này bắt buộc khách hàng phải suy
nghĩ về tính trung thực và sự chính trực ở họ. Cửa hàng này là một trong những nỗ
lực của chính phủ Indonesia nhằm đưa những đặc điểm của tính trung thực và chính
trực vào thế hệ trẻ, với sự kỳ vọng những đặc điểm này sẽ đóng vai trò nòng cốt
trong việc ngăn ngừa sự lan rộng của tham nhũng trong tương lai.
Đầu năm 2009 có 3000 cửa hàng như vậy xuất hiện khắp Indonesia. Số tiền vốn bỏ
ra để phát triển mô hình này là khoảng 3 triệu Rp. Và đến khi bắt đầu chiến dịch,
khoảng 7 456 cửa hàng như thế này mở ra ở 23 tỉnh (theo số liệu của National
Youth Group) và người ta hi vọng rằng, sẽ có 10 000 cửa hàng trung thực ở 26 tỉnh
25
thành trước khi mở rộng ra toàn bộ 33 tỉnh. Mô hình này mang tính chất thử nghiệm
sự trung thực và nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ chính các bạn học sinh-
sinh viên.
Dika, năm nay 16 tuổi và là một trong những học sinh tham gia chương trình giáo
dục chống tham nhũng của trường Trung học Số 3 cho biết, đa số học sinh ở trường
học này đều rất trung thực. Theo Dika, sự trung thực của học sinh một phần quan
trọng là nhờ vào các lớp học về chống tham nhũng, ''Em rất hổ thẹn khi Indonesia
bị coi là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Em muốn thay đổi điều
này''.
Một sinh viên khác, Gede Indra Surya, cho biết anh ấy rất tự hào khi trường mình
được chọn cho dự án thí điểm. Gede rất lạc quan rằng Gede cùng các bạn học, cũng
như đàn em của mình hoàn toàn có thể duy trì cửa hàng này, “Nó dường như là một
việc rất nhỏ nhưng những bài học học được từ cừa hàng này thì sẽ tạo ra sự ảnh
hưởng lớn trong tương lai”.
Selica Erlindi, 15 tuổi, học sinh lớp 10 với mong muốn sau này trở thành bác sĩ
khoa nhi, rất hào hứng khi có sự xuất hiện của cửa hàng trung thực này và phát biểu
rằng “cửa hàng này thúc đẩy chúng ta trở nên trung thực. Đặc biệt từ khi không
còn nhiều hiện tượng gian lận trong lớp học, ít nhất, chúng ta đang học cách trung
thực với đồng tiền. Tôi nghĩ điều này cũng rất quan trọng cho xã hội vì nạn tham
nhũng hiện nay là một trong những vấn đề lớn nhất của Indonesia”.
Ngoài ra, mô hình này cũng không thể thành công nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà
trường. Nhà trường không ngừng hỗ trợ các hoạt động nhằm nâng cao ý thức phòng
chống tham nhũng trong giới học sinh và còn khuyến khích học sinh – sinh viên
tham gia những hoạt động bên ngoài để phổ biến hoạt động chống tham nhũng
trong cộng đồng. Thầy hiệu trưởng trường SMAN 2, Ketut Sunarta cũng rất hưởng
ứng các bạn học sinh – sinh viên tham gia sử dụng cửa hàng này, xem đây như một
nơi để chứng tỏ sự trung thực của bản thân.
Theo ông Hendarman Supandji, hiệu trưởng trường Pangieran Diponegoro, một
trong những trường học theo mô hình chống tham nhũng tại thủ đô Jakarta, ngày
nay tham nhũng đã trở thành một loại tội ác xuyên quốc gia, và đấu tranh chống
26
tham nhũng cần phải kết hợp giữa trấn áp, ngăn chặn và giáo dục. Trường học
chống tham nhũng là một thành phần mang tính giáo dục quan trọng trong cuộc
chiến chống tham nhũng của cả nước Indonesia nhằm bảo vệ thế hệ trẻ trước thói
xấu này. Các giáo viên cũng rất tin ở học sinh – sinh viên của mình và bày tỏ ý kiến
rằng, họ chấp nhận mất mát tài chính để dạy học sinh – sinh viên của họ tính trung
thực vì không gì có thể thay thế được tính trung thực.
Tuy được triển khai chưa lâu nhưng dự án này đã tỏ ra khá thành công và có nhiều
kết quả tích cực. Tại những trường học triển khai dự án, tính trung thực của học
sinh – sinh viên đã tăng lên đáng kể, các trường hợp gian lận đã ít đi đáng kể. Ở
trường Trung học số 3 ở Jakarta của Indonesia còn xây dựng chương trình giáo dục
chống tham nhũng _ thi cử không có giám thị. Mặc dù có thể phải mất một số năm
nữa để những chương trình giáo dục chống tham nhũng tại Indonesia thu được kết
quả, nhưng theo hiệu trưởng một trường Đại học ở Indonesia, những chương trình
giáo dục chống tham nhũng trong các trường học sẽ giúp "tạo ra những nhà lãnh
đạo trẻ chiếm được sự tin tưởng của nhân dân thay vì lạm dụng chức vụ của mình".
Với việc đưa các chương trình giáo giục chống tham nhũng vào nhà trường ở
Indonesia hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cho rằng ngành Giáo dục
Indonesia đang đi đúng hướng. Đây là biện pháp thể hiện tầm nhìn mang tính dài
hạn của Indonesia trong cuộc chiến chống tham nhũng, đồng thời còn nằm trong
chiến lược xây dựng con người để đáp ứng những yêu cầu đang đặt ra đối với Quốc
gia vạn đảo này trong những năm tới. Một cuộc khảo sát của Tổ chức Minh bạch
Quốc tế cho biết, hầu hết người dân Indonesia tin tưởng rằng đất nước họ sẽ có
nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng.
2.2 Sự phát triển của mô hình này trên thế giới
2.2.1 Philipin với Honesty Cafe ở Batanes Island
Hiện nay, mô hình cửa hàng trung thực phát triển ở khá nhiều nơi trên thế giới, dưới
nhiều hình thức và cách tổ chức khác nhau, thậm chí là mục đích khác nhau. Nhưng
nhìn chung tất cả đều có một điểm chung là dựa trên tính trung thực và tự giác ở
mỗi người, mỗi khách hàng.
27
Cửa hàng trung thực ―Honesty Cafe‖ ở Batanes Island, bắc Philipin, đã hoạt động
hơn 10 năm ở đây. Cửa hàng này bán nhiều loại hàng khác nhau, từ mì ăn liền, bánh
quy, khoai tây chiên cho đến cà phê cùng các loại bánh khác, và còn có thêm một số
mặt hàng lưu niệm, áo cũng như các bản sao vacul _ khăn trùm đầu truyền thống ở
Ivana. Điều làm nên sự khác biệt ở cửa hàng này là hầu như không thấy có sự xuất
hiện của một nhân viên bán hàng nào cũng như chủ cửa hàng. Đến với cửa hàng
này, tất cả những gì khách hàng cần làm là lấy bất kì món hàng nào họ muốn và bỏ
tiền vào ngăn kéo để tiền, lấy tiền thối, rồi đi. Mỗi món hàng sẽ được ghi chính xác
giá tiền tương ứng là bao nhiêu. Mọi thứ đều là tự phục vụ. Trong cửa hàng này
còn có một biển hiệu “This store is too small for dishonest people”.
Chủ cửa hàng là bà Elena Gabilo, 73 tuổi và từng là giáo viên của trường Tiểu học
tư thục Ivana. Bà mở cửa hàng này vào năm 1995 sau khi nghỉ hưu. Khi bến cảng
Radiwan đóng cửa và mọi hoạt động chuyển sang cảng San Vicente, việc kinh
doanh cửa hàng xuống dốc. Kể từ đó, bà quyết định tập trung vào trồng trọt và giúp
đỡ chồng bà sản xuất mía, giấm nuôi. Bà rất muốn duy trì hoạt động của cửa hàng,
nhưng vì bà cần làm việc ngoài ruộng nên bà không thể chăm nom cửa hàng được.
Giống như mọi cửa hàng thông thường khác, cửa hàng mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6
giờ tối.
Tuy có một số người không tin vào mô hình này, cũng như không tin mô hình này
có thể hoạt động hiệu quả và lâu dài, mô hình này vẫn duy trì hoạt động hơn 10 năm
và dần dần đã trở thành biểu tượng cho sự thân thiện và nền văn hóa của đất nước
đó. Cửa hàng này mang đến một sự thay đổi thú vị nho nhỏ cho các du khách đến
thăm xứ sở xinh đẹp này, khiến họ có cảm giác khác hẳn hoàn toàn ở thành phố.
Nhiều khách du lịch đến Philipines Và từ đó, cửa hàng này trở thành điểm thu hút
du khách lý tưởng.
2.2.2 Hoa Kỳ và chuỗi cửa hàng trung thực
2.2.2.1 Terra Bite ở Kirkland - Washington
Một dạng cửa hàng trung thực khác là cửa hàng Terra Bite, ở khu buôn bán
Kirkland Washington, chủ cửa hàng là người lập trình Google Ervin Peretz.
28
Ervin nghĩ ra ý tưởng mở một cửa hàng cà phê pay-whay-you-can (trả bao nhiêu
bạn có thể) khi đang cãi nhau trong quán bar với một người bạn. Peretz đặc cược
với bạn rằng thực tế thì con người ta phần lớn là tốt, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi
môi trường xung quanh. Nếu người ta thấy tốt, thì họ sẽ làm việc tốt. Để hiện thực
hóa ý tưởng này, Peretz đã bỏ ra 4000$ 1 thán để thuê chỗ cho cửa hàng này. Điểm
hòa vốn của quán Terra Bite là khoảng 100 khách hàng, với 3$ mỗi lần giao dịch.
Theo Peretz, có vẻ như nhữn khách hàng đến đây trả nhiều hơn mức giá có thể cho
cà phê và sự phục vụ họ. Ý tưởng này được xây dựng dựa trên mong muốn đóng
góp một phần nào đó vì một môi trường trung thực và cởi mở với nhau. Peretz đã
lên kế hoạch mở rộng ra những địa điểm khác nữa nếu ý tưởng này có kết
quả.Peretz cũng đã tính đến phương án nếu xảy ra việc khoảng 20% khách hàng của
họ không trung thực, Peretz sẽ cân nhắc đến việc thành lập các máy tính tiền.
Kể từ khi thành lâp đến nay, cửa hàng này đã giành được khá nhiều sự quan tâm của
báo giới, và có khá nhiều cuộc phỏng vấn qua TV cũng như qua sóng radio. Nhìn
nhận về quán Terra Bite của mình, Peretz phát biểu rằng, cửa hàng của anh không
phải là từ thiện và họ cũng không phải là thánh. Terra Bite hoạt động dựa trên hệ
thống thanh toán tự nguyện. Cửa hàng không cầu xin sự bố thí hay lòng hảo tâm của
ai. Họ tự tin rằng với đồ ăn và cà phê của họ ngon hơn bất cứ chuỗi cửa hàng cà phê
nào. Cửa hàng này còn có nhiều mặt hàng khuyến mãi và dịch vụ kèm theo như wifi
miễn phí, games và còn phục vụ sách, báo, truyện... để thỏa mãn sự lựa chọn của
khách hàng. Tất cả những gì mà họ cần là khách hàng trả cho họ cái giá mà khách
hàng phải trả ở bất cứ nơi nào khác với dịch vụ tương đương. Thực sự, cửa hàng
này mang đến lợi ích cho cả hai bên: khách hàng thường xuyên có thể trả dồn một
lần một tuần, và có nhiều khách hàng, khi không có đủ tiền để trả cho ngày hôm đó
có thể bù lại vào ngày hôm sau. Về phía cửa hàng, họ tiết kiệm được một khoản chi
phí và hoạt động hiệu quả cao, cho phép họ mang lại nguồn lợi cho cộng đồng. Với
mục tiêu là cửa hàng sẽ tạo nên những trải nghiệm mới mà theo thời gian những trải
nghiệm này có thể lan rộng ra khắp xã hội.
Chủ cửa hàng, Ervin Peretz cũng bày tỏ quan điểm của mình, anh cho hay, trong
cuộc đời anh, có những lúc anh cảm thấy bản thân tốt và trung thực nhưng những
lúc khác, anh cũng cảm thấy hoài nghi. Khi anh cảm thấy hoài nghi, thì đó là
29
thường vì anh cảm thấy anh đang sống trong một môi trường đầy rẫy sự tham
nhũng. Mặt khác, khi anh cảm nhận mọi người xung quanh mình tốt thì anh cảm
thấy bản thân mình tốt hơn. Vì vậy, anh tin rằng, với sự xuất hiện của mình, Terra
Bite chứng minh cho cộng đồng thấy rằng họ đang sống trong một thế giới có mức
độ thành thực cao và từ đó sẽ giảm mức độ hoài nghi, ngay cả cho những người
chưa từng đến thăm cửa hàng Terra Bite.
Có nhiều suy nghĩ khác nhau về mô hình này, cả tiêu cực lẫn tích cực. Nhưng nhìn
chung, mọi người đều có một câu hỏi là liệu mô hình này có thành công hay không.
Theo ý kiến của Ervin Peretz, mặc dù họ không thể theo sát từng khách hàng nhưng
họ có thể theo dõi họ phục vụ những gì, họ cho những gì và những gì họ nhận được
là bao nhiêu. Kết quả là hầu hết mọi người đều thanh toán, và một phóng viên đã
ngồi ở cửa hàng này một ngày quan sát mọi người và cũng công nhận một kết quả
như vậy. Thêm vào đó, mục tiêu của cửa hàng này chỉ là hòa vốn và vì vậy mô hình
này vẫn duy trì hoạt động đến giờ. Dựa trên chất lượng của các dịch vụ mà cửa
hàng đem đến cho các khách hàng cũng như điểm đặc biệt của cửa hàng so với các
chuỗi quán cà phê khác, sau khi vượt qua những khó khăn ban đầu, người điều hành
Terra Bite hoàn toàn tự tin khi bày tỏ mong muốn muốn mở Terra Bite bất cứ nơi
nào họ có thể, thậm chí là ngay bên cạnh chuỗi một cửa hàng danh tiếng nào đó.
2.2.2.2 Cửa hàng One World ở Salt Lake, Utah
Dạng cửa hàng pay-what-you-can như Terra Bite hiện nay cũng đang được nhiều
nơi áp dụng, lý do khác nhau nhưng mục tiêu là như nhau. Ở thành phố Salt Lake _
thành phố thủ phủ và lớn nhất của tiểu bang Utah ở Hoa Kỳ đang xuất hiện khá
nhiều nhà hàng áp dụng hình thức menu-free, size-optional format. Vào năm 2003,
chủ quán cafe One World, bà Denise Cerreta đã bỏ hình thức giác cố định mà thay
bằng hệ thống cửa hàng trung thực và thử nghiệm mang tính xã hội của bà bắt đầu
có dấu hiệu sinh lời. Trong nhiều năm, Cerreta điều hành một phòng chữa trị châm
cứu ở chỗ thuê nhà của bà, về sau, bà quyết định mở rộng ra thêm cửa hàng bánh
sandwich và cafe. Và với việc đưa ra một cái menu đơn điệu, bà cảm thấy mệt mỏi
vì vậy bà quyết định tháo bỏ menu và bảng giá, ―Tôi chỉ phát ngán với kiểu kinh
30
doanh thông thường‖. Về sau, bà không kinh doanh phòng châm cứu nữa, tân trang
toàn bộ thành một nơi ăn tối ấm cúng và vật dụng trang trí theo phong cách cổ điển.
One World Cafe hoạt động dựa trên lòng tốt của mọi người, từ giàu đến nghèo. Cửa
hàng này cũng hoạt động theo phương thức pay-what-you-can. Và bà Cerreta rất lạc
quan về hoạt động của cửa hàng của mình “đó là chuyện giữa bạn và cái hộp.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục tồn tại”.
Có rất nhiều người ủng hộ mô hình cửa hàng của bà Cerreta, mỗi người giúp cửa
hàng của bà trong khả năng có thể của mình. Chủ nhà thuê cho bà Cerreta tự quyết
định mức trả cho giá thuê mặt bằng: 1650$ một tháng thuê căn hộ 2 tầng thuộc hạng
sang. Hay như ông John Norborg, 53 tuổi, một người làm vườn tư nhân đã chấp
nhận chăm sóc cho vườn ớt, đổi lại là các bữa ăn. Một người khách hàng thường
xuyên khác của cửa hàng cũng ủng hộ cửa hàng một khu vườn trồng rau khoảng
250 mẫu Anh cách đó ba khu nhà. Hay như ông Bill Wood, một kĩ sư dầu khí đã
nghỉ hưu, tình nguyện trả hóa đơn tiền nước cho cửa hàng vì ông rất thích cửa hàng
cũng như món salad trái cây của cửa hàng ―Tôi ăn ở đây suốt. Nơi tuyệt vời nhất
trên đời‖.
Nghe chuyện tưởng chừng như khó tin, nhưng thực sự có rất nhiều khách hàng đến
đây và tình nguyện làm những công việc như nhà bếp hay cách khác để trả cho bữa
ăn. Al Travland, một người hành nghề mát-xa 66 tuổi cũng tin rằng trung thực là
cách tốt nhất và kiếm được nhiều lời nhất. Ông ta cũng để khách hàng tự định mức
giá và luôn nhấn mạnh quan điểm, dù người nước ngoài hay người Mỹ, đưa ra điều
tốt nhất trong mỗi khách hàng thì sẽ kinh doanh tốt. Một khách hàng của ông,
Carolyn Pryor nói rằng ―Thỉnh thoảng tôi trả ít vì tôi có ít tiền. Nhưng khi tôi có
tiền thì tôi trả nhiều hơn. Nó thường có vẻ như là cân bằng‖.
Với mỗi bữa ăn trưa trung bình 5$, Cerreta thật sự vui khi thu được 60$ một ngày
nhưng việc kinh doanh và hóa đơn đạt tới hơn 700$ và có khi là 1000$ một ngày.
Cerreta trả 15 nhân công của bà 10$ một giờ và tổng số tiền phải trả cho nhân viên
hàng tháng là 12000$. Bà thường xuyên mua các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng cần thiết
bằng tín dụng, nhưng khi nồi nấu cơm của bà bị hỏng thì có khách hàng sẵn lòng
sửa nó cho bà. Vì vậy, bà cho rằng, cửa hàng này xứng đáng với mọi nỗ lực của bà.
31
2.2.3 Một số ví dụ khác
Tuy nhiều người còn nghi ngờ sự thực về sự tồn tại của dạng cửa hàng trung thực,
nhưng hiện nay dạng cửa hàng này càng lúc càng nhiều và vẫn đang tiếp tục phát
triển không ngừng bất chấp dư luận cũng như sự hoài nghi của xã hội về tính thực
hư của mô hình. Điển hình là nước Mỹ, khá nhiều người Mỹ khi biết về sự tồn tại
của mô hình đã khá ngạc nhiên và khẳng định chắc chắn rằng, m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DE TAI_UNG DUNG MO HINH CUA HANG TRUNG THUC TAI TRUONG HOC V.pdf