Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn quan
trọng bởi nó phản ánh kết quảthực tếcủa quá trình áp dụng pháp luật của các
chủthểcó thẩm quyền. Vềbản chất, đây là giai đoạn chuyển hóa những qui
định chung được nêu ra trong các qui phạm pháp luật thành những qui định cụ
thể, cá biệt. Các quyết định áp dụng pháp luật được đưa ra phải đảm bảo tính
khách quan, hợp pháp cũng nhưsựphù hợp cảvềnội dung và hình thức. Sựphù
hợp của quyết định áp dụng pháp luật được đưa ra cần phải xem xét ởcảhai
khía cạnh là pháp lý và thực tế. Theo đó, mức độcá thểhóa càng chi tiết, sát
thực vềnội dung, yêu cầu và đảm bảo khách quan thì quyết định áp dụng pháp
luật càng chính xác, hiệu quả. Quyết định áp dụng pháp luật có thể được thể
hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Việc các quyết định áp dụng pháp luật
được thểhiện bằng lời nói trên thực tếkhông phổbiến nhưng không có phải là
không có trong thực tiễn lịch sửpháp lý. Thực ra đây là hình thức mệnh lệnh có
tính chất pháp lý bất thành văn tồn tại chủyếu ởcác chế độchiếm hữu nô lệvà
phong kiến. Trong giai đoạn hiện nay, việc sửdụng hình thức mệnh lệnh này
không còn phổbiến nhưng trong một sốtrường hợp do điều kiện thực tếkhông
cho phép hoặc không cần ban hành văn bản áp dụng pháp luật thì phải sửsử
dụng nó. Chẳng hạn, người chỉhuy các tàu chiến hoặc máy bay chiến đấu đưa
ra quyết định trong trường hợp khẩn cấp
276 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp luật qui định những yêu cầu cụ
thể về nội dung, hình thức cũng như qui trình thủ tục ban hành cho từng loại
văn bản áp dụng pháp luật. Điều này là hết sức cần thiết bởi nếu không có sự
thống nhất về hình thức, qui trình thì có thể dẫn đến những vướng mắc, xung
đột về nội dung, thẩm quyền áp dụng. Qui trình thủ tục của áp dụng pháp luật
có thể đầy đủ hoặc rút gọn tùy thuộc vào qui định pháp luật cho từng lĩnh vực
và điều kiện hoàn cảnh thực tế về nội dung của sự việc được áp dụng.
- Văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng các mệnh lệnh pháp lý cá
biệt, cụ thể hoặc xác định rõ các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình
thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với
các chủ thể cụ thể. Ví dụ quyết định lên lương, quyết định khen thưởng, quyết
định, bản án của toà án... Đây là đặc điểm làm cho văn bản áp dụng pháp luật có
nội dung hoàn toàn khác với văn bàn qui phạm pháp luật. Các mệnh lệnh pháp
lý cá biệt thường nêu lên giới hạn về mức độ của hành vi mà các chủ thể được
phép tiến hành, phải tiến hành hoặc những biện pháp cấm đoán, tặng thưởng
hoặc hạn chế những lợi ích vật chất hoặc tinh thần đối với chủ thể vì những lý
do được pháp luật qui định.
- Văn bản áp dụng pháp luật được thực hiện một lần đối với chủ thể có
liên quan. Đây là đặc điểm cơ bản của văn bản áp dụng pháp luật để phân biệt
với văn bản qui phạm pháp luật. Trên thực tế, văn bản áp dụng pháp luật được
ban hành nhằm cá thể hóa quyền, nghĩa vụ pháp lý hoặc cá biệt hóa chế tài pháp
luật nên không thể vì một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật mà chủ thể
được hoặc phải thực hiện nhiều lần trong đời sống pháp lý.
- Văn bản áp dụng pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp nhà nước. Đảm bảo bằng biện pháp nhà nước là đìều kiện để các văn bản,
quyết định áp dụng pháp luật có đủ khả năng được thực thi trên thực tế một
cách nghiêm minh và hiệu quả. Đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng theo yêu cầu được nêu ra trong văn bản, quyết định áp dụng
pháp luật thì nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc thực
hiện.
3.4. Tổ chức thực hiện trên thực tế quyết định áp dụng pháp luật đã được
ban hành và đã có hiệu lực pháp lý. Trước hết có thể nói, hiện nay trong khoa
học và thực tiễn pháp lý nước ta còn có ý kiến khác nhau đối với giai đoạn này.
134
Có ý kiến khẳng định, đây không phải là một giai đoạn trong qui trình áp dụng
pháp luật. Qui trình áp dụng pháp luật có kết quả cuối cùng là đưa ra quyết định
áp dụng pháp luật. Việc tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật không
phải lúc nào cũng là hoạt động có tính liên tục được thực hiện ở cùng chủ thể
đưa ra quyết định đó. Chẳng hạn, toà án xét xử vụ án dân sự và ban hành ra bản
án hoặc quyết định về vụ án đó nhưng việc tổ chức thi hành án lại do cơ quan
thi hành án dân sự thực hiện. Tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng, tổ
chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật cần phải coi là một giai đoạn của
qui trình áp dụng pháp luật. Mặc dù không phải lúc nào chủ thể đưa ra quyết
định áp dụng pháp luật cũng đồng thời tổ chức thực hiện quyết định đó. Xét
theo quan điểm toàn diện cho thấy, về mặt nội dụng, mục đích của việc áp dụng
pháp luật phải được cụ thể hoá trên thực tế. Đó là một qui trình thống nhất và
toàn vẹn của nhiều yếu tố liên thông, là kết quả của việc chuyển hoá cái chung
của qui định của pháp luật thành cái riêng, cụ thể vào đời sống thực tiễn. Áp
dụng pháp luật chỉ có giá trị thực và hiệu lực khi nội dung quyết định cá biệt
được các chủ thể có liên quan tôn trọng thực hiện. Như vậy, việc chủ thể tiến
hành áp dụng pháp luật không tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật
của mình đưa ra hoàn toàn không phủ nhận đó là một giai đoạn cuối cùng của
áp dụng pháp luật.
Việc bảo đảm cho các quyết định áp dụng pháp luật có hiệu lực thực thi
trên thực tế có ý nghĩa quan trọng bởi mục đích điều chỉnh của pháp luật mới
đạt được trên thực tế. Để các quyết định áp dụng pháp luật được các chủ thể có
liên quan tôn trọng thực hiện cần chuẩn bị tốt các điều kiện thiết yếu để các chủ
thể đó có khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm và
trách nhiệm pháp lý của họ như: các điều kiện về kỹ thuật, pháp lý, tổ chức, xã
hội và tư tưởng…v.v. Cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực
thi các quyết định áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có liên quan để đảm
bảo hiệu lực và hiệu quả của nó trên thực tế.
4. Một số điểm về qui trình áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay
Cùng với quá trình đổi mới một cách toàn diện về kinh tế xã hội và cải
cách nền hành chính, cải cách tư pháp, trong thời gian qua, qui trình áp dụng
pháp luật cũng đã có bước thay đổi tích cực nhất định. Có thể khái quát một số
điểm cơ bản sau:
- Các qui định pháp luật về qui trình áp dụng pháp luật có tính thống nhất
đồng bộ hơn
Tuy nhiên, trong không ít lĩnh vực các qui định pháp luật vẫn còn tình
trạng có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến khó khăn cho quá trình áp dụng
pháp luật nói chung và trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình áp dụng pháp luật nói
riêng. Chẳng hạn, theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 35/2005/NĐ - CP ngày
17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý cán bộ, công chức thì “thời hiệu xử lý kỷ
luật là khoảng thời gian qui định phải tiến hành xem xét kỷ luật cán bộ, công
chức và được tính từ thời điểm cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét,
xử lý kỷ luật xác định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật cho đến thời
điểm Hội đồng kỷ luật họp”. Theo đó, thời điểm bắt đầu của thời hiệu xử lý kỷ
135
luật là thời điểm cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật
xác định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên, thời điểm cụ
thể để bắt đầu tính thời hiệu xử lý kỷ luật là khi nào? Đó không phải là thời
điểm hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế bởi lẽ không ít hành vi vi
phạm pháp luật xảy ra nhưng các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoàn toàn không hay
biết Nhưng, cũng không thể tính từ thời điểm cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế vì không thể
có cơ sở nào để khẳng định đó đúng là thời điểm các chủ thể này chính thức biết
được hành vi vi phạm pháp luật. Và, với qui định thời hiệu xử lý kỷ luật là 03
tháng trong khi sự khác biệt về xác định thời điểm tính thời hiệu không rõ ràng
liệu có bị lợi dụng để phục vụ cho nhưng toan tính khác hay không.
- Qui trình thủ tục áp dụng pháp luật từng bước có tính đơn giản, hiệu quả
nhằm giảm thiểu những phiền hà, lãng phí. Đây có thể nói là một điểm tích cực
đáng kể được biểu hiện một cách rõ nét trong quá trình cải cách thủ tục hành
chính ở nước ta thời gian qua. Trước hết nhìn từ chính sách một cửa trong thủ
tục hành chính nhằm giải quyết các loại giấy tờ vốn dĩ trước đây mất thời gian
khá lâu như về chuyển nhượng đất đai, cấp sổ đỏ (sổ hồng) cho các chủ hộ gia
đình hoặc tổ chức kinh doanh bất động sản. Trong lĩnh vực hoạt động của ngành
Hải quan cũng đã thực hiện việc kê khai hàng hoá xuất nhập khẩu được thông
quan bằng điện tử. Điều này cũng đã được ngành công an áp dụng trong lĩnh
vực quản lý xuất nhập cảnh bằng việc thực hiện kê khai qua mạng Internet để
làm thủ tục cấp hộ chiếu. Lợi ích của cải cách thủ tục hành chính qua đó đã cho
thấy đã giảm thiểu đáng kể thời gian chờ đợi, ùn tắc công việc cũng như hạn
chế được các phức tạp, tiêu cực và tiết kiệm được nhiều loại chi phí khác.
Trong lĩnh vực tư pháp, lộ trình cải cách tổ chức bộ máy cơ quan toà án,
viện kiểm sát cũng đã đem lại những biến chuyển tích cực cả về qui trình tố
tụng. Với việc tăng thẩm quyền xét xử của toà án cấp quận, huyện và thị xã
cũng đã giảm áp lực công tác xét xử cho các toà án cấp tỉnh, thành phố. Hơn
nữa, nếu như trước đây thủ tục thẩm vấn được sử dụng trong các phiên toà xét
xử các vụ án thì hiện nay, hình thức này đã được thay bằng thủ tục tranh tụng
nhằm bảo đảm sự tôn trọng đối với quyền của các bên tham gia tố tụng theo qui
định của pháp luật. Riêng đối với cơ quan viện kiểm sát, chức năng kiểm sát xét
xử các vụ án dân sự cũng đã sửa đổi theo hướng nếu thấy cần thiết thì Viện
kiểm sát có thể dự phiên toà nhưng đó không còn là nghĩa vụ tố tụng bắt buộc
như trước đây nữa.
- Qui trình áp dụng pháp luật đã cho thấy bước đầu của việc đổi mới tổ
chức bộ máy nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, cá nhân có
thẩm quyền trong thực thi công vụ đã có tính hợp lý, hiệu quả nhất định. Áp
dụng pháp luật là hoạt động không thể thiếu được sự phối hợp đồng bộ giữa các
cơ quan nhà nước với nhau. Phân cấp quản lý đối với các loại cơ quan nhà
nước có ảnh hưởng trực tiếp đến qui trình thủ tục áp dụng pháp luật đối với
từng loại cơ quan nhà nước trong thi hành công vụ. Điều này đã được thực hiện
trong việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp. Nếu như trước
đây, mọi giấy phép đầu tư chỉ được cấp từ Bộ kế hoạch đầu tư thì nay đã có sự
136
phân cấp thẩm quyền cho Uỷ ban nhân dân các địa phương theo những mức độ
khác nhau. Hiện tại chúng ta đang thí điểm về việc không thành lập Hội đồng
nhân dân cấp xã, phường và quận. Như vậy, điều này cũng sẽ có sự đổi mới về
qui trình bổ nhiệm chức vụ chủ tịch Uỷ ban nhân dân và bầu các thành viên Uỷ
ban nhân dân các cấp tương ứng. Theo qui định thí điểm, chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp trên sẽ bổ nhiệm chức danh chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới. Ngoài
ra, với việc trao lại thẩm quyền chứng thực cho Uỷ ban nhân dân cấp xã
phường và thành lập phòng công chứng tư đã đem lại kết quả rõ rệt đó là giải
phóng được phần ùn tắc trong công tác chứng thực, công chứng cho nhân dân.
Thuận lợi cơ bản khi phục hồi thẩm quyền chứng thực cho Uỷ ban nhân dân xã,
phường là cơ quan này từ trước đã thực hiện nhiệm vụ này nên không còn lúng
túng và hơn nữa đó là đơn vị hành chính cấp cơ sở có khả năng nắm bắt các
thông tin đầy đủ nhất phục vụ cho hoạt động chứng thực. Riêng đối với các
phòng công chứng tư chủ yếu công chứng các hợp đồng cho khách hàng. Đây là
một mô hình mang tính sự nghiệp có thu mà trên thực tế các nước khác cũng đã
làm phổ biến từ lâu. Tuy nhiên, đối với nước ta cũng cần phải xem lại về thiết
chế lưỡng tính này. Rõ ràng các phòng công chứng tư được thành lập có tư cách
pháp nhân, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và thu phí xác nhận công
chứng theo qui định pháp luật. Nhưng một vấn đề đặt ra là hoạt động đó nếu có
sai sót gây hậu quả nghiêm trọng thì trách nhiệm khắc phục như thế nào khi nó
không phải là doanh nghiệp, không có vốn theo điều lệ bảo đảm cho các rủi ro
trong hoạt động của mình như vốn đảm bảo kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để đảm bảo cho các phòng công chứng tư hoạt động có hiệu quả
và hạn chế các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra thiết nghĩ, Bộ tư pháp cần có qui
định cụ thể về chế độ trách nhiệm (đặc biệt trách nhiệm vật chất) theo hướng
điều kiện thành lập phòng công chứng tư phải có một tài khoản bắt buộc để bảo
đảm hoạt động của chủ thể này.
137
Chuyên đề 5
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Ths. Bùi Thị Đào
Khoa Hành chính – Nhà nước
1. Khái niệm
Với tính cách là phương tiện quan trọng để quản lí xã hội, pháp luật được
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Mức độ đạt được các mục
tiêu quản lí của nhà nước phụ thuộc phần lớn vào mức độ hiện thực hóa các quy
phạm pháp luật. Thông thường pháp luật được thực hiện bằng các hình thức:
tuân thủ (hay tuân theo) pháp luật, thi hành (hay chấp hành) pháp luật, sử dụng
pháp luật và áp dụng pháp luật. Trong đó, áp dụng pháp luật là hình thức thực
hiện pháp luật tương đối đặc biệt, đó không chỉ là việc chủ thể thực hiện pháp
luật tự mình thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định mà còn là
việc tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật, hoặc trong một số trường
hợp, áp dụng pháp luật là hoạt động xác nhận một sự kiện, tình trạng nào đó của
những chủ thể nhất định mà trên cơ sở đó các chủ thể này có thể thực hiện
những quyền và nghĩa vụ hay tiến hành những hoạt động tương ứng. Do vậy,
kết quả của áp dụng pháp luật được thể hiện qua quyết định áp dụng pháp luật,
các quyết định này có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản và phổ
biến là dưới dạng văn bản. Với các quyết định được thể hiện bằng văn bản thì
có tên là văn bản áp dụng pháp luật. Các văn bản này có hình thức thể hiện khác
nhau như giấy phép (giấy phép kinh doanh), đăng kí (đăng kí kết hôn), lệnh
(lệnh truy nã), quyết định, bản án… Tất cả các văn bản đó đều là sản phẩm của
hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nhưng chuyên đề này chỉ tập trung
xem xét quyết định áp dụng pháp luật được thể hiện dưới dạng văn bản có chứa
đựng những “điều định ra, đề ra của cấp trên phải thực hiện”102, còn các văn
bản thuần túy xác nhận một tình trạng, một sự kiện pháp lí hay một loại quyền
nào đó của các đối tượng có liên quan như giấy phép, đăng kí, giấy khai sinh…
sẽ không được đề cập đến. Đồng thời quyết định áp dụng pháp luật được đề cập
ở đây không đồng nghĩa với loại văn bản mang tên quyết định được ban hành để
áp dụng pháp luật như quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm công chức,
quyết định giải quyết khiếu nại… Mặc dù các quyết định nói trên cũng là quyết
định áp dụng pháp luật nhưng đó chỉ là một hình thức biểu hiện trong khi quyết
định áp dụng pháp luật được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nữa như nghị
quyết (nghị quyết áp dụng pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Hội đồng nhân dân), lệnh (của Chủ tịch nước, của cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự), nghị định, bản án… Với phạm vi xem xét như vậy, quyết định áp dụng
pháp luật được hiểu là loại quyết định do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có
thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật
quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành mệnh lệnh pháp luật
102
Như Ý chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995, tr. 908.
138
áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường hợp cụ thể và được nhà nước
bảo đảm thực hiện.
2. Đặc điểm
Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật chỉ
được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Áp
dụng pháp luật thực chất là việc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện thẩm
quyền do pháp luật quy định để giải quyết các công việc phát sinh trong quá
trình hoạt động của các chủ thể đó. Để đảm bảo hài hòa và hoạt động có hiệu
quả, theo nguyên tắc phân công, phối hợp hoạt động, mỗi cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân được giao thực hiện những thẩm quyền nhất định thể hiện cụ thể ở việc
chủ thể đó được giao giải quyết những loại công việc nhất định, với tính chất và
mức độ nhất định. Vì vậy, pháp luật luôn quy định mỗi loại việc chỉ được giải
quyết bởi hay chủ yếu bởi một loại cơ quan, tổ chức nhất định và mỗi loại việc
lại tùy theo mức độ phức tạp hay đơn giản, quan trọng hay ít quan trọng mà
được giải quyết bởi các cơ quan, tổ chức ở các cấp khác nhau bằng loại quyết
định phù hợp. Chẳng hạn, theo Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, chỉ có
tòa án mới có quyền ban hành bản án để kết án một người nào đó; tòa án cấp
huyện có quyền ban hành bản án để kết án về tội phạm mà hình phạt cao nhất
được pháp luật quy định là 15 năm tù giam (trừ một số loại tội phạm được pháp
luật quy định); tòa án cấp tình có quyền ban hành bản án để kết án người phạm
tội trong các trường hợp còn lại103. Vì vậy, không có cơ quan nào ngoài toà án
có quyền ban hành quyết định áp dụng pháp luật đề tuyên một người nào đó là
có tội hay không, hoặc tòa án cấp huyện thì không có quyền ban hành bản án để
kết án một người về một tội danh có mức phạt cao nhất trên 15 năm tù giam…
Theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung), chỉ có Bộ trưởng
Bộ Công an, Cục trưởng Cục quản lí xuất cảnh, nhập cảnh, Giám đốc công an
tỉnh mới có quyền áp dụng hình thức phạt trục xuất, nhưng Bộ trưởng Bộ Công
an lại không có quyền áp dụng các hình thức xử phạt khác như cảnh cáo, phạt
tiền. Do đó, Bộ trưởng Bộ Công an không có thẩm quyền ban hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền và không cá nhân nào ngoài
Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục quản lí xuất cảnh, nhập cảnh, Giám đốc
công an tỉnh được ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình
thức phạt trục xuất104. Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành không đúng
thẩm quyền thì không có giá trị pháp lý.
Chủ thể ban hành quyết định áp dụng pháp luật chủ yếu là các cơ quan, tổ
chức nhà nước, song cũng có thể là cơ quan, tổ chức được nhà nước trao quyền
hoặc uỷ quyền. Ví dụ, tất cả các trường đại học, dù là công lập hay dân lập cũng
đều có quyền ban hành ra quyết định áp dụng pháp luật để công nhận tốt nghiệp
103
Xem Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 8 Bộ luật hình sự
104
Xem Điều 31 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung ngày 2/4/2008
139
cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và
đào tạo.
Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức, thủ tục
pháp luật quy định
Quyết định áp dụng pháp luật thường trực tiếp làm phát sinh những
quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, quyết định áp dụng
pháp luật nếu được ban hành kịp thời, đúng đắn thì sẽ bảo vệ kịp thời các quyền
và lợi ích chính đáng đã, đang bị xâm hại hoặc đang bị đe dọa xâm hại, hay tạo
điều kiện đầy đủ cho các đối tượng tác động của quyết định thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của mình. Ngược lại, quyết định áp dụng pháp luật sai trái cũng
có khả năng gây tổn hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và
cộng đồng. Chính vì vậy, Nhà nước đưa ra nhiều yêu cầu nhằm đảm bảo chất
lượng của quyết định áp dụng pháp luật trong đó có yêu cầu đúng hình thức, thủ
tục pháp luật quy định. Tùy theo loại việc và tính chất, mức độ của công việc
cần ban hành quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết, pháp luật quy định
những loại quyết định được sử dụng và thủ tục ban hành các quyết định đó.
Chẳng hạn, để áp dụng hình phạt tù giam đối với một cá nhân thì quyết định cần
ban hành là bản án và bản án này phải được ban hành theo thủ tục được quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự; để quyết định thanh tra việc thực hiện pháp
luật của một đơn vị thì quyết định cần ban hành là quyết định thanh tra và quyết
định này được ban hành theo thủ tục quy định trong Luật thanh tra… Những
trường hợp quyết định áp dụng pháp luật ban hành không đúng hình thức có thể
gây hiểu lầm về nội dung, tính chất vụ việc, ban hành không đúng thủ tục có thể
làm cho nội dung quyết định không chính xác, thiếu khách quan nên không ít
trường hợp quyết định áp dụng pháp luật được ban hành không đúng thủ tục,
không có hiệu lực pháp lí.
Quyết định áp dụng pháp luật có nội dung là các mệnh lệnh cụ thể hóa
quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể, áp dụng đối với đối tượng
xác định
Quy phạm pháp luật là những khuôn mẫu hành vi cho dù có mức độ cụ
thể nhất định nhưng không tránh khỏi tính phổ quát để có thể thích ứng với
những điều kiện thực tiễn phức tạp và thường xuyên thay đổi. Áp dụng pháp
luật chính là hoạt động lấy cái chung để áp dụng vào cái riêng biệt, cái cụ thể.
Giá trị của hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ vụ việc được giải quyết
hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm, điều kiện cụ thể của nó trong giới hạn
chung mà pháp luật quy định. Hoạt động áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo
rõ rệt, nhưng là sự sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật. Nội dung quyết định áp
dụng pháp luật không được vượt quá phạm vi các quy phạm pháp luật được
chọn để áp dụng. Vì vậy, một vụ việc xảy ra ở những thời điểm khác nhau, đối
với các đối tượng khác nhau thì nội dung quyết định áp dụng có thể khác nhau.
Chẳng hạn, hai người đều thực hiện hành vi vi phạm hành chính cùng loại
nhưng một người thực hiện hành vi với một số tình tiết tăng nặng và một người
thực hiện hành vi không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì mức phạt tiền
dành cho hai người sẽ khác nhau. Do nội dung quyết định phải phù hợp với
140
những tình tiết cụ thể của vụ việc được áp dụng nên mỗi quyết định chỉ được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng nhất định trong một trường
hợp nhất định mà thôi.
Quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở pháp lí để tổ chức thực hiện
pháp luật, là căn cứ để đánh giá năng lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân ban
hành quyết định, để kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các đối
tượng có liên quan
Đối với các cá nhân, tổ chức không sử dụng quyền lực nhà nước, mặc dù
có tới ba hình thức thực hiện pháp luật (chỉ trừ hình thức áp dụng pháp luật)
như đã nói ở trên nhưng trong nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức không thể
trực tiếp thực hiện pháp luật được mà cần đến sự can thiệp của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, các cơ quan, người có thẩm quyền
áp dụng pháp luật đóng vai trò người tổ chức cho các cá nhân, tổ chức đó thực
hiện pháp luật. Trong một số trường hợp khác, cơ quan, người có thẩm quyền
phải áp dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp hay giải quyết
các tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan. Bằng việc ban hành quyết
định áp dụng pháp luật, cơ quan, người áp dụng pháp luật quy định các cá nhân,
tổ chức có liên quan có những quyền và nghĩa vụ gì, thời hạn và cách thức thực
hiện các quyền và nghĩa vụ đó, hậu quả của việc không thực hiện các nghĩa vụ
đã được xác định là gì, phương thức bảo vệ các quyền và lợi ích liên quan đến
nội dung quyết định áp dụng pháp luật. Ví dụ, nội dung bản án dân sự gồm các
quyết định của tòa án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và
quyền kháng cáo đối với bản án105; nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành
chính phải ghi rõ hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có),
thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt, quyền khiếu nại, khởi kiện đối với
quyết định xử phạt hành chính, quyết định cũng ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử
phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành106. Như vậy,
quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều
quy định của pháp luật mà nếu không có các quyết định áp dụng này thì họ
không thể thực hiện được. Cũng chính vì thế, quyết định áp dụng pháp luật là
căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra việc tuân thủ
pháp luật của các đối tượng có liên quan. Chẳng hạn, căn cứ quyết định thanh
tra, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được cơ quan thanh tra đã tiến hành
hoạt động thanh tra đúng thủ tục, đúng thời hạn, đúng phạm vi thanh tra hay
không; căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có thể
kiểm tra, giám sát được hoạt động khôi phục các quyền và lợi ích chính đáng
của người khiếu nại đã bị xâm hại bởi quyết định hành chính bị khiếu nại hay
kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại lần hai, kiểm tra hoạt động xét
xử vụ án hành chính trong trường hợp người khiếu nại khiếu nại tiếp hay kiện ra
tòa hành chính. Bên cạnh đó, thông qua quyết định áp dụng pháp luật cũng có
thể đánh giá phần nào năng lực hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền
như đánh giá về tinh thần trách nhiệm trong việc tuân thủ các thời hạn trong khi
105
Xem Khoản 5 Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự
106
Khoản 3 Điều 56 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
141
áp dụng pháp luật, về khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vụ việc trên cơ
sở các tình huống thực tế và các quy định của pháp luật. Từ đó có thể tìm ra các
giải pháp hợp lí nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan nhà nước và chất
lượng của quyết định áp dụng pháp luật.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành, đến chất lượng quyết
định áp dụng pháp luật
Quyết định áp dụng pháp luật suy cho cùng là do những con người cụ thể
xây dựng, dựa trên các quy định của pháp luật, căn cứ vào những điều kiện xã
hội cụ thể liên quan đến vụ việc cần áp dụng nên chất lượng quyết định áp dụng
pháp luật đồng thời chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố
pháp lí, yếu tố xã hội, yếu tố nhận thức.
Một là, yếu tố pháp lí. Yếu tố pháp lí bao gồm chất lượng của các quy
phạm pháp luật mà người ban hành quyết định áp dụng pháp luật phải cụ thể
hóa thành nội dung quyết định; các quy định về thẩm quyền ban hành, hình
thức, thủ tục ban hành quyết định áp dụng pháp luật; vấn đề bảo đảm chất lượng
quyết định… Chất lượng quyết định áp dụng pháp luật trước hết phụ thuộc vào
độ hợp lí của các quy phạm pháp luật, vào tính thống nhất của hệ thống pháp
luật. Nếu các quy phạm pháp luật là căn cứ để đưa ra nội dung quyết định áp
dụng pháp luật không hợp lí hoặc mâu thuẫn với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.pdf