Đề tài Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT. 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ. 6

LỜI MỞ ĐẦU. 7

CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 9

1. Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế. 9

1.1 Bản chất của TTQT. 9

1.2 Vai trò của hoạt động TTQT. 10

1.3 Các phương thức TTQT thông dụng. 11

2. Khái quát về thanh toán tín dụng chứng từ. 14

2.1 Bản chất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 14

2.2 Các loại tín dụng chứng từ. 15

2.3 Các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 17

 3. Nội dung của thư tín dụng. 18

4. Pháp luật về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 22

4.1 Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 22

4.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động tín dụng chứng từ 27

4.3 Một số rủi ro pháp lý thường gặp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. 29

4.4 Một số các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán L/C và con đường giải quyết tranh chấp. 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NHNT VIỆT NAM 43

1. Sở giao dịch Vietcombank. 43

1.1 Khái quát về SGD Vietcombank. 43

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ. 46

1.2 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán L/C tại SGD Vietcombank. 50

2. Thực trạng áp dụng pháp luật về L/C. 57

2.2 Vai trò của pháp luật đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD 57

2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật tại SGD Vietcombank. 58

2.3 Quy trình nghiệp vụ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng hình thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Vietcombank. 59

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 85

1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch Vietcombank. 85

1.1 Định hướng phát triển chung. 85

1.2 Định hướng phát triển của hoạt động thanh toán L/C. 86

2. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động thanh toán L/C tại Sở giao dịch Vietcombank. 86

2.1 Kiến nghị với SGD Ngân hàng Vietcombank. 86

2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. 92

2.3 Kiến nghị với Chính phủ. 93

KẾT LUẬN

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nhà nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra lại chứng từ theo quy định của L/C và quyết định tiếp nhận hay từ chối chứng từ, vì vậy, khi xảy ra tranh chấp họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Thứ hai, đối với NHTB L/C, là NH phục vụ người hưởng lợi, người XK trong L/C. Đây là NH có trách nhiệm thông báo L/C và chuyyển các sửa đổi thư tín dụng của các bên có liên qua. Nếu được NHPH ủy quyền, NHTB cũng có thể là NH trả tiền, NHXN, NHCK bộ chứng từ. Vì vậy, các tranh chấp mà NHTB cũng có thể vướng vào khi NHTB một L/C thiếu tính chân thật bề ngoài. Cụ thể là: - Khi NHTB nhận được một L/C không có Test hoặc có Test nhưng không giải mã được nhưng NHTB vẫn thông báo L/C cho nhà XK, người XK vì không hiểu được tầm quan trọng của mã khóa trong L/C, đồng thời chủ quan cho rằng cứ L/C được gửi từ NHTB là bản có hiệu lực thi hành nên đã giao hàng. Cuối cùng là người bán không lấy được tiền từ NHPH và do đó họ có thể kiện NHTB vì đã không làm hết trách nhiệm. - Trong trường hợp NHTB thực hiện không đúng các chỉ dẫn của NHPH trong L/C, tranh chấp phát sinh là do quan điểm về bộ chứng từ phù hợp của NHPH và NHTB không giống nhau. Ví dụ, trong một hối phiếu số tiền được ghi là 138,458.00 USD (one*three*eight*four*five*eight US dollar) đã được NHTB chiết khấu, nhưng NHPH lại cho là chứng từ hối phiếu có số tiền bằng số và bằng chữ không thống nhất với nhau, và không phù hợp với cách ghi số tiền trên chứng từ tài chính theo tập quán. Có trường hợp vận đơn hàng ghi sai họ của người được thông báo. NHTB không cho rằng đây là những lỗi có thể gây ra hậu quả vật chất nên đã trả tiền cho nhà XK, còn NHPH lại kiên quyết cho rằng họ của người được thông báo ghi sa, có thể dẫn đến hậu quả là có một người nào đó ngẫu nhiên trùng tên dẫn đến khó khăn trong việc xác nhận tư cách pháp nhân của người này. Trong thực tế, việc xác định sai bỉệt nào là nặng hay nhẹ hay không phải là sai biệt trong bộ chứng từ là một việc không phải dễ dàng mà bản thân các điều khoản của UCP cũng không quy định cụ thể vấn đề nà, nên các NH thường hành động theo tập quán và quan điểm của họ. Tóm lại, mặc dù phương thức tín dụng chứng từ có rất nhiều ưu điểm, đảm bảo được quyền lợi của các bên nhưng việc vận dụng phương thức này trong thực tiễn TTQT vẫn làm phát sinh nhiều tranh chấp, khá nhiều NH và doanh nghiệp Việt Nam rất lúng túng trong việc giải quyết những tranh chấp đó nên đã phải chịu những phần thiệt hại về mình. Việc xem xét, phân tích kỹ các nguyên nhân tranh chấp là cơ sở để giúp họ phòng trách và xử lý chúng hiệu quả. 4.4.3 Phương thức giải quyết tranh chấp. 4.4.3.1 Hòa giải, thương lượng. - Thương lượng (Negotiation) là phương pháp ma ftrong đó các bên giải quyết tranh chấp bằng cách liên lạc trực tiếp với nhau và trao đổi các quan điểm bên ngoài hệ thống xét xử chính thức. Thương lượng có thể dẫn tới kết quả là tranh chấp được giải quyết, hoặc các bên chuẩn bị đưa tranh chấp ra một bên thứ ba như hòa giải (mediation) hoặc trọng tài (arbitration). - Hòa giải (Mediation) là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận Black’s Law dictionary – West Pub. Co.1991. . Điểm khác nhau giữa hòa giải và trọng tài là hòa giải viên không có quyền đưa ra quyết định cuối cùng cho các bên. Phương pháp này được sử dụng khi giải quyết tranh chấp giữa các bên có quan hệ thương mại lâu dài hoặc khi co tranh chấp nhỏ. 4.4.3.2 Trọng tài (Arbitration). Các bên được sử dụng phương pháp này khi có thỏa thuận với nhau về việc áp dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp (nếu có). Các bên cũng được lựa chọn cơ quan trọng tài, luật áp dụng, địa điểm và thời gian cho công tác trọng tài, cụ thể hơn họ có thể được lựa chọn cả trọng tài viên, trong tài viên là người ra quyết định cuối cùng và các bên tranh chấp phải tuân theo. Ưu điểm của phương pháp này là các tranh chấp được giải quyết không mang tính công khai, có thể giữ được bí quyết thương mại cho các bên; ngoài ra còn góp phần giữ mối quan hệ tốt giữa các bên. 4. 4.3.3 Tòa án (Litigation). Đây là phương pháp truyền thống dùng để giải quyết tranh chấp, tòa án là người xét xử tranh chấp và cưỡng chế thi hành phán quyết của mình theo thủ tục của tòa án, tòa án còn có thể thực hiện cả việc cưỡng chế thi hành phán quyết của nước ngoài. Trong phương thức thanh toán bằnh L/C, trong L/C thường không quy định các vấn đề về trọng tài hay luật áp dụng mà chỉ dẫn chiếu tới việc sử dụng phiên bản mới nhất của UCP. Do đó, trước hết các bên sẽ căn cứ vào UCP và các nguồn luật khác có thể dùng để giải quyết tranh chấp, kết hợp với điều khoản trọng tài trong hợp đồng để chọn phương pháp giải quyết tranh chấp phù hợp. Thông thường, để tiết kiệm thời gian và chi phí, đầu tiên các bên nên chọn các phương pháp thương lượng và hòa giải, nếu không giải quyết được thì mới dùng đến phương pháp trọng tài và phương pháp kiện ra tòa án. Phương pháp thương lượng có ưu điểm là không làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của các bên, chi phí thấp. Trong khi đó, phương pháp hòa giải lại đòi hỏi phải có sự tham gia của một bên thứ ba làm phát sinh thêm chi phí hòa giải, chỉ khi các bên hòa giải không thành công thì mới khởi kiện ra tòa án hoặc giải quyết bằng trọng tài. Để ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C đến mức thấp nhất, khi các bên sử dụng các dịch vụ NH cần tìm hiểu luật pháp quốc tế về tín dụng chứng từ, cập nhật kịp thời các kiến thức liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu, tăng cường tính cưỡng chế các phán quyết của trọng tài hoặc tòa án đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SGD NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 1. Sở giao dịch Vietcombank. 1.1 Khái quát về SGD Vietcombank. N ăm 1993, NHNT Việt Nam thành lập Văn phòng & Sở Giao dịch NHNT Việt Nam trực thuộc trụ sở chính của NHNT Việt Nam. Đến năm 2008 căn cứ tình hình hoạt động của mạng lưới kinh doanh, Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị cho ý kiến về việc tách SGD ra trụ sở mới và đã được thông qua theo Quyết định số 125/QĐ – NHNT ngày 02/01/2007. Ngày 30/10/2008, Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới theo Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0113024518. 1.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. SGD là một đơn vị hạch toán trực thuộc NHNT nên nó không có tư cách pháp nhân, SGD được coi như là một chi nhánh của Ngân hàng, nó không có tài sản riêng nhưng được NHNT cấp con dấu riêng và có trụ sở riêng và hoạt động theo sự ủy quyền của NHNT. SGD Ngân hàng Ngoại thương có chức năng cung cấp các sản phẩm thanh toán cho nền kinh tế như là các tài khoản tiền gửi, séc..Lượng tiền qua hệ thống Ngân hàng có thể tăng lên rất nhiều lần thông qua các công cụ điều tiết của NH vì vậy nó còn có chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. 1.1.2 Bộ máy tổ chức, điều hành của SGD. Bộ máy tổ chức bao gồm: Giám đốc và một số Phó Giám đốc; các phòng chuyên môn/nghiệp vụ; các phòng giao dịch, điểm giao dịch. Cụ thể SGD có 01 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc, 15 Phòng giao dịch, 24 phòng ban tại trụ sở chính – mỗi phòng đều có chức năng nhiệm vụ riêng và đều có khả năng cung cấp các dịch vụ NH khác nhau. Cơ cấu tổ chức bộ máy ban đầu của Chi nhánh do Hội đồng quản trị NHNT quyết định trên cơ sở đề nghị của TGĐ, phù hợp với NHNN và pháp luật hiện hành. Mô hình tổ chức của SGD có thể được mở rộng theo nguyên tắc: Thường trực HĐQT quyết định việc thành lập/sáp nhập/giải thể các phòng, tổ thuộc tổ chức bộ máy SGD trên cơ sở đề nghị của TGĐ. TGĐ quyết định việc thành lập/giải thể/đổi tên phòng giao dịch theo đề nghị của GĐ chi nhánh. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ của từng lĩnh vực chuyên môn, bộ phận do NHNT quy định, Giám đốc SGD có thể căn cứ vào các đìều kiện thực tế có thể quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho các Phòng và Tổ nghiệp vụ trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản các quy định của NHNT và phải được sự chấp thuận của TGĐ NHNT. P.Bảo lãnh P.Quan hệ k. hàng P.H.toán giao dịch P.Đầu tư dự án P.K.hàng đặc biệt Phòng Tổng hợp P.hối đoái P. Kế toán P.thanh toán NK P. Thanh toán XK Hoạt đông TT thẻ P.Hchính-quản trị Các Phòng giao dịch Giám đốc Các Phó GĐ P.T.dụng trả góp t.dùng P.Tin học P.Tdụng DNnhỏ& vưà P. Quản lý ATM P.Thanh toán thẻ P.Kdoanh -DVNH P.Quản lý nợ P.Tiết kiệm P.Ngân quỹ P.K.tra nội bộ Tổ Đảng, Đoàn Bảng 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam. Nguồn: Quy chế quản lý, tổ chức, hoạt động SGD, chi nhánh NHTM Cổ phần Ngoại thương (Ban hành kèm Quyết định số 696/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 01/07/2008) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Phòng bảo lãnh: Là phòng cung cấp các sản phẩm về bảo lãnh, các bảo lãnh của SGD cho khách hàng là tổ chức. Các loại bảo lãnh gồm có là: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh đối ứng; tái bảo lãnh. Phòng Đầu tư dự án: Là phòng cấp tín dụng trung và dài hạn cho các dự án đầu tư. Ví dụ, các dự án lớn để xây dựng các thủy điện hay các nhà máy lớn, các dự án nhỏ là thành lập các siêu thị gia đình bán lẻ. Phòng Kế toán tài chính: Là phòng chuyên hạch toán, kế toán các khoản chi tiêu tài chính, hạch toán các chi phí một phần của doanh thu. Chức năng: hạch toán liên NH, thanh toán bù trừ cũng như nắm, cân đối các tài khoản kế toán phục vụ hoạt động tác nghiệp của các phòng nghiệp vụ; thanh toán, hạch toán trả tiền lương. Phòng Hạch toán giao dịch: Thực hiện chức năng cung cấp các sản phẩm thanh toán cho đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế (khách hàng là các tổ chức kinh tế cư trú hay không cư trú tại Việt Nam, đoàn công tác của nước ngoài đến Việt Nam khảo sát thị trường). Ví dụ, dịch vụ phát hành Séc, trả lương qua tài khoản Phòng khách hàng đặc biệt: Là phòng cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng là các cá nhân, quan chức các bộ nghành, cán bộ lãnh đạo các tổ chức kinh tế lớn của đất nước. Với những khách hàng này, SGD đã dành cho họ những ưu đãi về lãi suất, kỳ hạn Phòng Kiểm tra nội bộ: Là phòng có chức năng kiểm tra giám sát các hoạt động nghiệp vụ của NH theo quy chế nghiệp vụ của SGD. Phòng Hành chính – Quản trị: Phòng này có 2 chức năng là hành chính và quản trị. Các công việc liên quan đến hành chính là đóng dấu, luân chuyển công văn trong và ngoài đơn vị, chức năng văn phòng đối với Ban Giám đốc. Các công việc liên quan đến quản trị là duy trì hệ thống điện nước, điều hòa, hệ thống cơ sở vật chất văn phòng; vấn đề về lao công, bảo vệ, lái xe.. Phòng Hối đoái: Cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân(cư trú hay không cư trứ tại Việt Nam). Các sản phẩm mà phòng này cung cấp cho khách hàng: Sản phẩm thanh toán trong nước. Sản phẩm thanh toán quốc tế đối với khách hàng là cá nhân. Phòng Ngân quỹ: Thực hiện thu chi ngân quỹ tại SGD. Phòng quản lý nhân sự: Có chức năng: Tham mưu cho SGD về tổ chức bộ máy. Tham mưu cho SGD về mặt cơ sở pháp lý về các mặt quản lý cán bộ công nhân viên, thành lập mới, chia tách hợp nhất các phòng, ban. Quản lý các hợp đồng lao động của cán bộ công nhân viên, quản lý công tác bố trí điều động các bộ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo Quy chế quản lý cán bộ của NHNT. Thực hiện công tác bảo hiểm cho các cán bộ, người lao động. Đề xuất các chương trình đào tạo lại cho cán bộ nhân viên ở trong nước hay ngoài nước. Quản lý tiền lương. Phòng Thanh toán nhập khẩu. Cung cấp các sản phẩm NH để phục vụ hoạt động NK như mở L/C (ký quỹ 100%, hay một phần); chuyển tiền. Phòng Thanh toán xuất khẩu. Cung cấp các sản phẩm NH phục vụ cho đối tác xuất khẩu: nhận L/C; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của L/C; nhận các chứng từ; chiết khấu các chứng từ hàng xuất. Phòng Thanh toán thẻ. Có chức năng phát hành thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ (thẻ trong nước, thẻ ghi nợ quốc tế: Vietcombank Visa ) , thẻ tín dụng (Visa, Master..). Phòng Hoạt động thanh toán thẻ. Đảm bảo cho sự hoạt động tốt của các máy ATM, hệ thống boast; phát triển mạng lưới thanh toán thẻ, lắp đặt thêm các máy ATM, các điểm boast. Thanh toán tiền mặt qua thẻ cho khách hàng, sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế. Phát triển khách hàng thông qua việc triển khai các sản phẩm thẻ của NHNT; chủ động tìm kiếm khách; tiếp thị sản phẩm thẻ đến khách hàng – trả lương qua tài khoản cho khách hàng. Phòng khách hàng. Chức năng cấp tín dụng ngắn hạn; vốn lưu động; bán chéo các sản phẩm khách cho khách hàng; tiếp thị sản phẩm cho khách hàng. Phòng Tín dụng trợ cấp tiếu dùng. Cung cấp tín dụng cho cá nhân; mua nhà trả góp; mau ô tô trả góp; cho vay cầm cố các giấy tờ có giá.. Phòng Tin học Cung cấp các máy móc về tin học cho hoạt động thông suốt của hệ thống SGD, lập trình theo yêu cầu của các phòng ban. Phòng Tiết kiệm. Cung cấp các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng là các cá nhân; tổ chức tất cả các loại ngoại tệ có kỳ hạn. Phòng Vốn & Kinh doanh ngoại tệ. Có 2 chức năng: Quản lý vốn: theo quy chế quản lý vốn của NHNT theo đúng tính chất của loại vốn đó Kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ theo chức năng của NH (trong ngày mua bao nhiêu thi phải bán hết bấy nhiêu vì rủi ro tỷ giá ngoại tệ cao). Huy động lãi suất của SGD. Thực hiện dự trữ bắt buộc của SGD. Tham mưu cho Ban Giám đốc các khoản ưu đãi về lãi suất cho các khách hàng, tổ chức ưu tiên. Phòng quản lý ATM Tiếp tiền cho các máy rút tiền tự động; xử lý sự cố các hoạt động của máy. Phòng Vay nợ viện trợ. Phòng quản lý các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại. Ví dụ, khi Chính phủ Việt Nam vay các khoản viện trợ nước ngoài; Chính phủ Việt Nam ký các hợp đồng với NHTM để giải ngân. Phòng này sẽ tham mưu cho BGĐ nên nhận nguồn vốn nào để giải ngân, sau đó khi ký hợp đồng rồi sẽ theo dõi việc xử dụng nguồn vốn ODA theo nội dung của hợp đồng đã ký kết. Phòng Tín dụng doanh nghiệp nhỏ & vừa. Định hướng của NHNT là các dịch vụ hướng tới đối tượng doanh nghiệp nhỏ & vừa, phục vụ các đối tượng này tốt hơn; dành cho họ những khoản ưu đãi hợp lý. Phòng Quản lý nợ. Là bộ phận quản lý hồ sơ vốn vay; theo dõi việc giải ngân; thu hồi vốn; theo dõi các biến động về vốn vay. Tổ chức Đảng; Đoàn. Chức năng theo dõi công tác Đảng, Đoàn của các cán bộ công nhân viên trong SGD; thu lệ phí Đảng, Đoàn. Các phòng giao dịch. Chức năng chung: Huy động vốn của khách hàng cá nhân. Cung cấp các sản phẩm: huy động vốn tiết kiệm; huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; đổi các loại Séc; mua bán tiền mặt; chi trả kiều hối; cho vay; cầm cố giấy tờ có giá, nhà đất & các tài sản khác theo quy định; cho vay không có bảo đảm tài sản theo quy định của NHNT; chuyển tiền trong nước. Chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn của SGD được xây dựng theo nguyên tắc tuân thủ theo đúng các quy định của NHNT. Mỗi phòng chuyên môn/nghiệp vụ có một Trưởng phòng điều hành riêng; giúp việc cho họ là một số Phó phòng. 1.2 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán L/C tại Sở giao dịch Vietcombank. 1.2.1 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế. Trong những năm qua, cùng với kim ngạch XNK, hoạt động TTQT ở nước ta tăng trưởng mạnh mà đi đầu là NHNT Việt Nam đã tạo lập được uy tín trên thị trường quốc tế. Ngày nay cùng với sự lớn mạnh của hoạt động thanh toán quốc tế đã đạt được từ trước, Sở giao dịch NHNT với uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2004 luôn giảm tỷ trọng, nhưng sau năm 2005 đã khôi phục lại, chiếm 13,7% tổng kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả hệ thống Báo cáo thường niên năm 2006 của Vietcombank. , tăng 7,6% so với năm 2004 và 5,2% so với năm 2003 về tỷ trọng. Bảng 2.2: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2005-2008 tại SGD NHNT. Đơn vị: Ngàn USD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Trị giá L/C nhập mở 230.8 497.02 525.85 385.70 Trị giá L/C xuất thông báo 339.64 332.05 234.55 230.46 Trị giá chuyển tiền 225.01 289.97 320.12 198.22 Trị giá nhờ thu 120.38 222.35 138.96 257.02 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2005 – 2008 tại SGD NHNT) Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu thanh toán quốc tế năm 2005-2008 tai SGD NHNT. Đơn vị: Ngàn USD Trong năm 2006, 2007, tỷ trọng thanh toán quốc tế của SGD tiếp tục tăng nhưng đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự ra đời của nhiều NH tạo ra sự cạnh tranh thu hút khách hàng, nên tỷ trọng trong thanh toán quốc tế của Sở giao dịch Vietcombank có sự giảm sút. Bảng 2.4: Bảng cơ cấu tỷ trọng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNT Đơn vị: % Tỷ trọng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Trị giá L/C nhập mở 25 37 36.6 36 Trị giá L/C xuất thông báo 37.1 24.8 21.4 21.5 Trị giá chuyển tiền 24.6 21.6 29.2 18.5 Trị giá nhờ thu 13.3 16.6 12.8 24 Hiện nay, tại SGD, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế truyền thống: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng đến nay SGD NHNT đã triển khai, mở rộng thêm các dịch vụ bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu nhằm thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu cho ngân hàng. 1.2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C. Thanh toán bằng tín dụng chứng từ luôn là hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu cho SGD. Trong những năm qua, SGD không ngừng đổi mới và nâng cao nghiệp vụ cũng như thực hiện theo những quy chuẩn của Việt Nam và thế giới đối với hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Nghiệp vụ này liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nên ngoài việc tuân thủ theo quy định cuả pháp luật Việt Nam, ngân hàng còn phải tuân theo quy định của pháp luật quốc tế. Qua thời gian nỗ lực và phấn đấu, ngân hàng đạt được một số kết quả sau. Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu tại SGD NHNT 2005 - 2008 Đơn vị: ngàn USD 2005 2006 2007 2008 Thông báo L/C 339.64 332.05 234.55 230.46 Thanh toán L/C và nhờ thu 215.05 425.20 258.87 210.02 Trị giá chứng từ xuất trình 407.20 230.05 237.77 211.64 Chiết khấu chứng từ 12.94 18.00 24.60 30.58 (Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán xuất khẩu Sở Giao Dịch NHNT 2005-2008). Năm 2008 và đầu năm 2009 là năm chứng kiến sự giảm sút và đi xuống của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang là một trong những nhân tố quan trọng của nền kinh tế của thế giới nên cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng và do đó thị trường xuất nhập khẩu cũng bị tác động mạnh bởi thị trường thế giới. Năm 2008 ở Sở giao dịch NHNT chủ yếu nhận được các L/C về xuất khẩu gạo, hàng may mặc,dầu thô Giá trị các loại hàng hóa xuất khẩu được thanh toán bằng L/C tại hệ thống NH Vietcombank đạt 15,18 tỷ USD Báo cáo kinh doanh năm 2008 của phòng thanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Vietcombank. . Về doanh số thông báo số tiền năm 2008 chỉ đạt 230.46 ngàn USD, giảm 1,74% so với năm 2007, giảm 30,6% so với năm 2006, giảm 32,14% so với năm 2005, giảm 43,72% so với năm 2004 và chỉ bằng 55,7% của năm 2003. Về thanh toán L/C và nhờ thu số tiền chỉ đạt 210.02 triệu USD, giảm 18,87% so với năm 2007, giảm 50,61% so với năm 2006, giảm 2,34% so với năm 2005, giảm 28,61% so với năm 2004 và chỉ bằng 57,84% của năm 2003. Về trị giá chứng từ xuất trình đạt 211.64 triệu USD, giảm 10,98% so với năm 2007, giảm 8% so với năm 2006, giảm 48,02% so với năm 2005, giảm 47,4% so với năm 2004. Như vậy, nhìn chung doanh số thanh toán xuất khẩu bằng hình thức tín dụng chứng từ năm 2008 của Sở Giao dịch NHNT đều giảm, chỉ có chiết khấu chứng từ có tăng qua các năm. Chiết khấu chứng từ năm 2007 đạt 24.06 triệu USD, tăng 33,66% so với năm 2006, tăng 90% so với năm 2005, tăng 76,67% so với năm 2004. Bảng 2.6: Doanh số thanh toán nhập khẩu tại SGD NHNT từ năm 2005 – 2008. Đơn vị: ngàn USD Năm Mở L/C Thanh toán L/C Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá 2005 890 230.48 592 110.65 2006 1253 497.02 1200 450.28 2007 1815 525.85 1389 495.01 2008 1099 385.70 1003 329.24 (Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán nhập khẩu Sở Giao Dịch NHNT 2005-2008) Đối với nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu, trị giá mở L/C năm 2008 trị giá mở L/C đạt 385.70 ngàn USD, tăng 40,2% so với năm 2005, giảm 28,9% so với năm 2006, giảm 36,3% so với năm 2007. Trị giá thanh toán bằng L/C năm 2008 đạt 329.24 ngàn USD, tăng 53,7% so với năm 2005, giảm 36,8% so với năm 2006, giảm 50,3% so với năm 2007. Qua đó ta thấy, doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2008 giảm so với năm trước. 1.2.2 Những ảnh hưởng tích cực tới hoạt động thanh toán L/C. Các nhân tố khách quan. - Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra cơ hội cho các nhà doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng hoạt động thương mại trên thị trường thế giới. Điều này làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cũng như doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NH và các chi nhánh NH, trong đó có SGD Vietcombank. - Trong một số giai đoạn, đồng USD mất giá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. - Các doanh nghiệp lớn đã có quan hệ với SGD lâu năm vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm thanh toán của SGD Vietcombank do các thói quen và phương thức phục vụ khách hàng của Vietcombank, đây cũng là NH có uy tín lớn trên thị trường nên thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp lơn tham gia. - UCP600 và ISBP681 ra đời sửa đổi, bổ sung UCP500 và ISBP 645 tạo điều kiện cho phương thức giao dịch tín dụng chứng từ thuận lợi hơn (quy định thời gian thanh toán, lập chứng từ ). Các nhân tố chủ quan: * Vietcombank là NHTMCP có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nên được đa số các doanh nghiệp tin cậy và thực hiện giao dịch. Hơn nữa, trong nhiều năm liên tiếp, Vietcombank luôn được các ngân hàng lớn như CitiBank, The Bank of New York... công nhận về chất lượng hoạt động trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Tỷ lệ điện đạt chuẩn trong giao dịch với các ngân hàng này luôn đạt trên 99%. Ngoài ra, một số khách hàng nước ngoài chỉ đồng ý thực hiện giao dịch với khách hàng trong nước thông qua thư tín dụng mở tại Vietcombank. * Mạng lưới ngân hàng đại lý đặt ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, mang lại sự an tâm, tin tưởng của khách hàng khi giao dịch với Vietcombank. Bên cạnh đó, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất hiện đại như hệ thống SWIFT và hệ thống T24 (Core Banking) giúp cho việc quản lý tài khoản, chuyển và nhận điện tự động đã làm cho việc thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng. * Ở chi nhánh lớn như SGD, đội ngũ nhân viên làm nghiệp vụ về thanh toán quốc tế đông đảo, trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm xử lý các giao dịch tín dụng chứng từ phức tạp và chính sách phục vụ khách hàng lâu năm: Phí dịch vụ giảm, tỷ lệ ký quỹ thấp so với mức chuẩn, * Đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn cũng như mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu và chiết khấu bộ chứng từ của doanh nghiệp. 1.2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thanh toán L/C. Trong quá trình hoạt động nghiệp vụ TTQT, thời gian để làm công tác xử lý, thông báo chứng từ chưa nhanh và đạt hiệu quả cao như khách hàng mong đợi; trong quá trình thực tiễn áp dụng Quy trình thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và nhờ thu do Ngân hàng Ngoại thương ban hành và có hiệu lực từ tháng 3 năm 2008, một số cán bộ thanh toán của phòng chưa quen, tác nghiệp còn chậm làm giảm hiệu quả thanh toán của phòng; Sở giao dịch thực hiện thanh toán L/C chủ yếu bằng đồng tiền ngoại tệ mà chủ yếu là bằng USD, nên trong thời gian nền kinh tế gặp nhiều biến động, bất ổn như hiện nay có thể gây ra rủi ro cho NH; bên cạnh đó, Sở giao dịch mới được tách ra nên một số cán bộ trụ cột, nghiệp vụ chuyên môn sâu chuyển công tác lên trung ương gây khó khăn trong việc xử lý chứng từ đòi hỏi phải có trình độ cao; một số khách hàng có doanh số lớn chuyển lên phòng tài trợ thương mại trung ương là một phần nguyên nhân khiến doanh số của Sở giao dịch bị giảm sút trong khoảng thời gian gần đây. Các nhân tố khách quan: * Hệ thống ngân hàng ngày càng đông đúc với sự ra đời của nhiều ngân hàng mới như: Liên Việt, Dầu Khí, Bảo Việtcùng với sự tham gia vào thị trường ngày càng đông của các ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như các ngân hàng cũ như: ACB, Sacombanknên việc mở rộng mạng lưới giao dịch là một thách thức đối với Vietcombank mà điển hình là SGD và hệ thống các chi nhánh ngân hàng. Do đó, vấn đề cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần, khách hànglà điều không thể tránh khỏi. * Chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của Ngân hàng nhà nước: tăng dự trữ, mua trái phiếu bắt buộc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của toàn bộ hệ thống ngân hàng trong đó có Vietcombank và điều này c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2087.doc
Tài liệu liên quan