Đề tài Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà thành phố Hải Phòng

Hiện có một số mô hình hoạt động du lịch được giới chuyên môn xây dựng, gồm: Tổ chức du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao ở các khu đệm của Vườn quốc gia, tổ chức du lịch sinh thái như tham quan các khu rừng nguyên sinh, các loại động thực vật quý, hiếm, các loại hình du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học chuyên đề như nghiên cứu rừng nguyên sinh, các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu, du lịch thể thao mạo hiểm, thám hiểm hang động đá vôi; nuôi trồng thủy sản với quy mô và vị trí phù hợp tại vùng chuyển tiếp để khách tham quan và cung cấp thực phẩm tại chỗ, dịch vụ nghề cá, giao thông vận tải vận chuyển khách du lịch.

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp giáp có diện tích 7600 ha, trong đó 4800 ha phần đảo, 2800 ha phần biển. Vùng chuyển tiếp ở ngoài cùng. Các hoạt động kinh tế ở đây vẫn duy trì bình thường, trong đó nhân dân địa phương cùng các nhà khoa học công ty tư nhân, các tổ chức xã hội...phối hợp cùng khai thác, quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà Vườn Quốc Gia Cát Bà đem lại. Vườn Quốc Gia Cát Bà có 2 vùng chuyển tiếp: vùng chuyển tiếp phía Bắc ( xã Gia Luận) có diện tích 1300 ha;. vùng chuyển tiếp phía Nam 8700 ha. Vùng chuyển tiếp là nơi tập trung đông dân cư nên chú trọng khuyến khích phát triển mang tính cộng đồng, hướng các dự án vào phát triển nông thôn, các hoạt động phục vụ dân sinh như nuôi trồng thủy sản, thu hút bộ phận dân cư chuyển sang dịch vụ du lịch và đào tạo những lao động có tay nghề kỹ thuật cao về đánh bắt hải sản để phát triển nghề cá và dịch vụ du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. 2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn Do có địa hình đặc biệt là đồi núi xen kẽ với đồng bằng và nằm sát biển nên các khu vực của Vườn Quốc Gia Cát Bà gần nhau nhưng lại có sự khác biệt nhau về khí hậu. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Cụ thể là: Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là tháng 7, 8. Nhiệt độ trung bình: 25-28°C, dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 30°C, về mùa đông trung bình 15-20°C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10°C (khi có gió mùa đông bắc). Độ ẩm trung bình: 85%. Dao động của thủy triều: 3,3-3,9 mét. Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô) 2.1.1.3. Thực vật Tài nguyên rừng ở Vườn Quốc Gia Cát Bà: Với kiểu rừng nhiệt đới thưòng xanh mưa mùa ở đai thấp. Rừng chỉ còn ở 2 trạng thái là rừng nghèo và rừng non phục hồi,. Tầng cây gỗ cao từ 18-25m. Tán cây không liên tục nên độ cho phủ biến động từ 0,2-0,6. Cấu trúc rừng phức tạp, có 5 tầng: Tầng vượt tán Cây cao trên 40 m, các loài phổ biến, đặc trưng cho tầng này như: sấu thung sâng, chò nhai. Tầng ưu thế sinh thái gồm những cây gỗ cao từ 20 đến 30m, thân thẳng, tán tròn giao nhau làm nên tán rừng liên tục. Tầng dưới tán gồm những cây cao dưới 15 m, mọc rải rác. Tầng bụi gồm những cây bụi, gỗ nhỏ cao dưới 8 m. Tầng thảm tươi gồm các cây thân thảo thấp (dưới 2 m). Với nhiều kiểu phụ rừng như: Rừng trên sườn núi đá vôi, rừng trên đỉnh, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi và rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nằm ở phía tây Bắc đảo với chủ yêu các loài họ đước, O zô, ráng, cỏ roi ngựa, thầu dầu, trang, sú... Tuy nhiên khu vực rừng nguyên sinh tại đây đang gặp phải sự đe dọa từ nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là con người. Nếu tác động phá hoại của con người không được ngăn chặn mà vẫn tiếp tục đốt rừng và khai thác lâm sản quá mức lặp lại nhiều lần thì không chỉ thành phần thực vật bị xáo trộn mà đất rừng cũng bị thoái hoá, cằn cỗi làm cho rừng không thể tồn tại được và biến thành trảng cây bụi, trảng cỏ. Những hệ sinh thái này không chỉ chịu sự tác động trực tiếp của con người mà còn chịu tác động của điều kiện thổ nhưỡng thoái hoá. Do vậy, những quần thể rừng này được xếp vào kiểu phụ thổ nhưỡng nhân tác. Ở đây nhân tố thổ nhưỡng trở thành nhân tố quyết định làm cho quần thể thực vật rừng không thể diễn thế phục hồi lại trạng thái ban đầu Hệ thực vật: Hệ thực vật mang nguồn gốc thực vật Hymalaya - Myanma, Nam Trung Hoa và đảo Hải Nam với 149 họ, 495 chi, 745 loài thực vật bậc cao; trong số đó có 145 loài gỗ lớn, 120 loài gỗ nhỏ, 81 loài cây bụi, cây nửa bụi, cây leo 50 loài, cây thân thảo đứng 237 loài, cây thân thảo leo 56 loài và 56 loài quyết. Nhiều cây cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc Sơn. Rừng ngập mặn dày đặc, bãi cát rải rác, có ngấn sóng vỗ, có rạn san hô ngầm viền quanh chân đảo và năm 2004, UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển quần đảo, trong đó có 58 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 29 loài được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới IUCN xếp loại bị đe dọa. Nhiều loài thực vật đặc hữu của địa phương và Đông Dương cũng có mặt tại đây. Các loại nấm cũng có khá nhiều. Cán bộ khoa học đã thống kê có tới 44 loài nấm thuộc 22 chi. Ngoài ra, trên núi đá vôi có cả ao, hồ, suối ngầm, nước ngọt cùng suối nước khoáng có cả khả năng chữa trị bệnh, nhất là thấp khớp. Các vùng ven biển ngập mặn của đảo còn là nơi cư trú của những loài thực vật đặc trưng sống trong nước. Sự hấp dẫn của Vườn Quốc Gia Cát Bà thể hiện cả ở yếu tố cấu tạo địa hình, địa chất phong phú với các hồ nước trên núi đá vôi, các hang độc đáo và những rạn san hô đẹp ven chân đảo trong vịnh Lan Hạ. Các khu rừng còn chứa các loài cây lá rộng có giá trị như các loài thuộc họ Dipterocarpaceae, gỗ hồng mộc và trầm hương. Ở trên núi cao, các loài cây gỗ sồi và hạt dẻ là rất phổ biến. Các khu rừng ở đây giàu về các loài thuộc họ cau dừa như mây và cọ đuôi cá, cũng như các loài dương xỉ và các loài lan. Do ảnh hưởng của việc rải chất độc diệt cỏ và bom đạn trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, rừng nguyên sinh ở một số vùng của Vườn Quốc Gia đã bị ảnh hưởng đáng kể. 2.1.1.4. Động vật Có 129 loài động vật có xương sống, trong đó có 40 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và ếch nhái; đặc biệt có loài voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus) là loài đặc hữu, quý hiếm cả ở Việt Nam và thế giới. Về sinh vật biển, có 650 loài, gồm tu hài, san hô, đồi mồi, cá heo, cá ngựa. Khỉ lông vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹp như cao cát, bói cá, hút mật, đầu rìu. Ở Cát Bà cũng có chim yến và rùa biển được chăm sóc bảo tồn Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi poliocephalus), loài đặc hữu, chỉ phân bố ở Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) với số lượng khoảng 150 - 200 cá thể, tình trạng rất nguy cấp (CR). Tuy không phong phú về số loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư do đặc điểm vườn quốc gia cách ly với đất liền, nhưng bù lại nơi đây bảo tồn được những đặc điểm riêng của hệ sinh thái hải đảo. Voọc đầu trắng có thể nói là loài đặc hữu của Việt Nam, thú quý hiếm của thế giới, nay là báu vật của Cát Bà. Voọc Cát Bà có phần thân dài trung bình 50cm nhưng đuôi lại dài tới 90cm, cân nặng chỉ khoảng 10kg, chuyên ăn lá cây. Loài này hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ rất nghiêm trọng, được thế giới đặc biệt quan tâm bảo vệ và Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới liệt vào danh sách một trong hai loài linh trưởng đặc biệt nguy cấp. Cát Bà có nhiều loại động, thực vật ghi trong Sách Đỏ thế giới như tê tê, sơn dương, khỉ vàng, pơmu, trám tím, lim xanh, gió bầu... 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc chệch thành Cát Bà. Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng. Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải. Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên. Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà. Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập. Cát Bà còn có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, dân cư đã sinh sống cách đây 6475 - 4200 năm. Xung quanh khu vực Vườn Quốc Gia có 48 hộ dân, 202 khẩu, có 23 hộ nghèo, 30% là nhà tranh, nhà tôn, ngói, tường gỗ thô sơ chiếm gần 70%. Đa số cư dân tới đây đều là người Kinh, theo lời kêu gọi đi ra lập vùng kinh tế mới, đến khai thác đất hoang và thành lập nên các xóm làng, khu dân cư sinh sống. Nhân dân địa phương, đa số là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí thấp, họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt vì họ không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước, trong lúc đó có một số khu bảo tồn làm ăn khấm khá, do tổ chức du lịch, có dự án, lấy thêm nhân viên cho khu bảo tồn mà họ không được tham gia và cũng không được chia sẻ mối lợi có được từ khu bảo tồn. Một số khu vực nằm sát biển tiện cho nghề nghiệp đánh bắt. Do đặc điểm sống gắn bó với biển nên chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt văn hoá, hội đua thuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài. Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo. Công việc làm ăn khấm khá nhất có lẽ là khai thác dịch vụ du lịch, chủ yếu là mở hàng quán, bán đồ ăn, quà lưu niệm, trông đồ, bán dụng cụ du lịch. Bên cạnh đó, hướng dẫn viên cũng là ngành “ăn nên làm ra” tại khu vực này. Những người trẻ biết ngoại ngữ có thể kiếm tiền tốt nhờ vào số lượng khách du lịch nước ngoài dồi dào quanh năm, đặc biệt vào mùa hè, mùa du lịch từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9. Chính quyền thành phố cũng đang xem xét tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, thu hút mọi nguồn lực và xã hội hoá trong công tác đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Thời gian qua, đã có nhiều dự án: Cơ sở hạ tầng, du lịch, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, thể thao trên địa bàn đang được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng, tuy nhiên chính quá trình triền khai chưa đồng bộ lại đem đến nhiều khó khăn, trở ngại về phía người dân 2.2. Thực trạng về hoạt động du lịch 2.2.1. Tiềm năng du lịch Có tính đa dạng sinh học cao: Vườn Quốc Gia Cát Bà có mức độ đa dạng rất cao về hệ sinh thái bao gồm rừng ở chân núi, rừng trên núi đá vôi, các hồ nước ngọt nhỏ, rừng trong đầm nước ngọt, rừng ngập mặn, bãi cát và các rạn san hô. Kiểu thảm thực vật tự nhiên chính trên đảo Cát Bà là rừng trên núi đá vôi. Tuy nhiên, rừng ở đây đang bị tác động ở mức độ cao, nhiều vùng rộng lớn ở đây đã bị thay thế bởi thảm cây bụi trên núi đá vôi hay các mỏm đá trọc. Ngoài ra, có một số diện tích rừng ngập mặn dọc theo bờ của đảo Cát Bà, tuy nhiên, hầu hết chúng nằm bên ngoài Vườn Quốc Gia và phần lớn ở trong vùng các ao nuôi trồng thủy sản. Đến nay, đã có 839 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận trong Vườn Quốc Gia, trong đó có 25 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (Anon 1997). Xét một mặt nào đó, do sự cách ly tự nhiên của đảo với đất liền và mức độ săn bắn cao, nên sự đa dạng và phong phú của các loài thú ở Vườn Quốc Gia Cát Bà thấp so với các một số Vườn Quốc Gia khác ở Việt Nam. Chỉ có một số ít loài thú móng guốc còn có trên đảo là Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Lợn rừng (Sus scrofa) và Hoẵng (Mang) (Muntiacus muntjak) nhưng cũng chỉ có Sơn dương là còn tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý nhất như đã nói từ đầu phần giới thiệu điều kiện tự nhiên, về mặt bảo tồn Vườn Quốc Gia Cát Bà hiện là nơi cư trú của một quần thể phân loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus) duy nhất trên thế giới. Kết quả điều tra chi tiết về loài linh trưởng đặc hữu này trong các năm 1999 và 2000 chỉ ra rằng quần thể Voọc đầu trắng ở đây chỉ còn khoảng từ 104 đến 135 cá thể, trong đó có từ 50 đến 75 con trưởng thành. Có thể kế thừa, tái tạo công trình kiến trúc cũ: Các công trình kiến trúc cũ kiểu Pháp có thể phục hồi, tôn tạo phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và tham quan, du lịch và học tập cho nhiều đối tượng trong xã hội. 2.2.2. Thực trạng du lịch 2.2.2.1. Lượng khách du lịch tới Vườn Quốc Gia Cát Bà Với đặc trưng có khu dự trữ sinh quyển tại khu vực Vườn Quốc Gia Cát Bà, số lượng khách du lịch tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là du khách nước ngoài, chủ yếu từ khu vực Đông Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Có thể giải thích ngắn gọn qua 2 nguyên nhân, Vườn Quốc Gia Cát Bà sở hữu quần thể phân loài Voọc đầu trắng quý hiếm nằm trong sách đỏ, bên cạnh đó là hệ động thực vật tương đối phong phú, đa dạng và còn hoang sơ, chưa có sự tác động nhiều của con người. Bên cạnh đó, chi phí du lịch tương đối cao so với các Vườn Quốc Gia khác tại Việt Nam cũng là trở ngại đối với lượng khách du lịch trong nước. Tỉ trọng khách du lịch nước ngoài dần tăng cao qua các năm, điển hình như năm ngoái (2008) chiếm tới hơn 1/3 tổng lượng khách du lịch. Lượng khách du lịch đến Vườn Quốc Gia Cát Bà giai đoạn 2003 – 2008 được tổng hợp qua bảng dưới đây: Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà qua các năm Năm Tổng lượng khách (nghìn người) Khách Việt Nam (nghìn người) Khách quốc tế (nghìn người) 2003 31 22 9 2004 42 31 11 2005 60 42 18 2006 65 46 19 2007 68 48 19 2008 77 55 22 Nguồn: Phòng du lịch huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Qua biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch tới Vườn Quốc Gia Cát Bà từ năm 2003 đến năm 2008 ta có thể đưa ra những nhận xét sau: Năm 2003, số lượng du khách đến còn thấp, du khách nước ngoài đã chiếm tỉ trọng cao, hạ tầng cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Khu vực vườn Quốc Gia gần như chưa được khai thác nhiều. Đến năm 2004, lượng khách du lịch đến nhờ chính sách du lịch được đưa ra tương đối đồng bộ cũng như tác động tích cực của việc quảng bá hình ảnh, lượng khách du lịch tăng lên đáng kể, nếu không muốn nói có sự đột biến. Một phần lớn nhờ thông tin “UNESCO (Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc) đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển quần đảo. Cách ly với đất liền, đảo lưu giữ được một hệ sinh thái độc đáo”, được đưa ra kịp thời, pr tốt cho hình ảnh của Vườn Quốc Gia Cát Bà. Năm 2005 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch ấn tượng, đặc biệt du lịch từ nước ngoài, nhờ tác động lớn từ “dư âm” được công nhận khu dự trữ sinh quyển quần đảo trong năm 2004. Bên cạnh đó, hướng đầu tư du lịch biển kết hợp với Vườn Quốc Gia cũng phát huy tác dụng triệt để, toàn bộ tour du lịch đều gắn liền hành trình du lịch biển và thăm Vườn Quốc Gia. Vì vậy việc đầu tư vào hoạt động quảng bá hình ảnh biển Cát Bà, Festival hàng năm cũng là đòn bẩy tích cực thu hút khách du lịch đến với Vườn Quốc Gia. Có thể nói, Ban quản lý Vườn Quốc Gia đã đưa ra áp dụng những chính sách, cách thức hợp lý nhằm điều hòa tốt du lịch ở mức vừa phải, đảm bảo công tác bảo tồn - mục tiêu hàng đầu của Vườn Quốc Gia Cát Bà. 2.2.2.2. Các hoạt động của khách du lịch Hiện có một số mô hình hoạt động du lịch được giới chuyên môn xây dựng, gồm: Tổ chức du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao ở các khu đệm của Vườn quốc gia, tổ chức du lịch sinh thái như tham quan các khu rừng nguyên sinh, các loại động thực vật quý, hiếm, các loại hình du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học chuyên đề như nghiên cứu rừng nguyên sinh, các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu, du lịch thể thao mạo hiểm, thám hiểm hang động đá vôi; nuôi trồng thủy sản với quy mô và vị trí phù hợp tại vùng chuyển tiếp để khách tham quan và cung cấp thực phẩm tại chỗ, dịch vụ nghề cá, giao thông vận tải vận chuyển khách du lịch. Khách đến tham quan du lịch tại về Vườn Quốc Gia Cát Bà sẽ được đi qua trung tâm giáo dục môi trường. Tại đây du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và nghe giới thiệu về lịch sử, văn hoá, giá trị đa dạng sinh học cũng như tiềm năng vốn có của khu vực Vườn Quốc Gia, các tờ rơi giới thiệu về du lịch Vườn Quốc Gia Cát Bà mà du khách nhận được cũng giúp họ tìm hiểu được khá nhiều thông tin quan trọng. Về vấn đề ăn nghỉ, khách có thể ăn nghỉ tập trung tại khu vực trung tâm của đảo Cát Bà kết hợp với du lịch các địa điểm khác. Khu vực Vườn Quốc Gia nằm khá gần (khoảng 8km) nhà nghỉ khách sạn trung tâm nên tạo điều kiện thuận lợi. 2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Theo nhu dự báo hàng năm, dịch vụ lưu trú khu du lịch Cát Bà tăng cao vào dịp lễ hội cũng như mùa du lịch 2009, đa số khách sạn được phép mở rộng quy mô từ 3 tầng lên 5 tầng với hơn 30 phòng nghỉ được bổ sung, nâng công suất phòng, buồng lên hơn 200 người. Hệ thống nội thất được chỉnh sửa theo hướng hiện đại, thuận tiện, lắp mới trang thiết bị phòng nghỉ. Chuẩn bị cho lễ hội, đa số các cơ sở lưu trú ở Cát Bà đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhu khách sạn Hướng Dương, Các Hoàng Tử, Giếng Ngọc, Vân Anh… Nhìn chung, các khách sạn, nhà nghỉ ở Cát Bà bước đầu đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích buồng ngủ, trang thiết bị tối thiểu, bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tuy còn thiếu các cơ sở lưu trú cao cấp, chưa có khách sạn đủ tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên, nhưng đến thời điểm này, Cát Bà có 3 khách sạn tiêu chuẩn tương đương 3 sao như Sunrise Resort (Cát Cò 3) của Công ty TNHH Trường Bình Minh; Holiday View, Cát Cò 1 của Công ty cổ phần du lịch đảo Cát Bà. Với 269 phòng, gần 550 giường, các cơ sở trên được coi là cao cấp nhất ở Cát Bà đáp ứng cùng lúc hơn một nghìn khách với giá phòng dao động từ 45 đến khoảng 300 USD. Đặc biệt có hàng chục phòng cao cấp có giá đến 800 USD/ngày. Ngoài ra, Cát Bà có 11 khách sạn 2 sao, tương đương 2 sao và hơn 10 khách sạn 1 sao, tương đương 1 sao. 2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường 2.3.1. Nghiên cứu khoa học Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đều hiện đang nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và công tác bảo tồn Vườn Quốc gia. Những nghiên cứu gần đây nhất bao gồm: Voọc đầu trắng Cát Bà: Trước đây, voọc Cát Bà từng rất phát triển và có trên 2.500 cá thể sinh sống trên hòn đảo Cát Bà. Thế nhưng, theo một cuộc điều tra của Hội Động vật Frankfurt, do hoạt động săn bắn quá mạnh cùng với sự phát triển kinh tế của hòn đảo này đã đưa số lượng giảm xuống còn không quá 53 cá thể vào tháng 11/2000. Cũng chính tại thời điểm này, hai tổ chức đến từ Đức là Vườn thú Muenster và Hội Động vật về bảo tồn loài và quần thể ZGAP, đã cùng thành lập Dự án bảo tồn voọc Cát Bà để bảo vệ loài tránh khỏi sự tuyệt chủng. Dự án này hoạt động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hải Phòng và Vườn Quốc gia Cát Bà. Dự án bảo tồn voọc Cát Bà là dự án nhằm bảo vệ và gìn giữ an toàn cho loài voọc Cát Bà. Loài khỉ ăn lá này kích thước chỉ khoảng 50-60cm, được liệt vào danh sách những loài cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ thế giới IUCN và Sách Đỏ Việt Nam. Pháp luật và các quy định của Việt Nam hiện nghiêm cấm việc khai thác và sử dụng chúng vì mục đích thương mại. Từ năm 2000, voọc Cát Bà được xếp vào nhóm 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. Khu dự trữ sinh quyển phong phú: Đây là khu dự trữ sinh quyển quần đảo. Cách ly với đất liền, đảo lưu giữ được một hệ sinh thái độc đáo. Vườn quốc gia Cát Bà có 1.561 loài thực vật bậc cao, trong đó có 58 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 29 loài được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới IUCN xếp loại bị đe dọa. Nhiều loài thực vật đặc hữu của địa phương và Đông Dương cũng có mặt tại đây. Các loại nấm cũng có khá nhiều. Cán bộ khoa học đã thống kê có tới 44 loài nấm thuộc 22 chi. Tuy không phong phú về số loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư do đặc điểm vườn quốc gia cách ly với đất liền, nhưng bù lại nơi đây bảo tồn được những đặc điểm riêng của hệ sinh thái hải đảo mà điển hình là sự có mặt của loài voọc Cát Bà, loài đặc hữu của Việt Nam, thú quý hiếm của thế giới, nay là báu vật của Cát Bà. Voọc Cát Bà có phần thân dài trung bình 50cm nhưng đuôi lại dài tới 90cm, cân nặng chỉ khoảng 10kg, chuyên ăn lá cây. Loài này hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ rất nghiêm trọng, được thế giới đặc biệt quan tâm bảo vệ và Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới liệt vào danh sách một trong hai loài linh trưởng đặc biệt nguy cấp. Cát Bà có nhiều loại động, thực vật ghi trong Sách Đỏ thế giới như tê tê, sơn dương, khỉ vàng, pơmu, trám tím, lim xanh, gió bầu... Ngoài ra, Cát Bà còn nổi tiếng về rừng ngập nước trên núi đá vôi, sinh vật biển, kể cả cá heo. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều di tích, di vật của các thời đại địa chất và lịch sử khác nhau, có những di vật cách nay 6.000 năm. Trong số 4 hang động chứa di tích cổ sinh thời kỳ Pleistocene có hang Đá Hoa chứa hóa thạch động vật như hươu, nai, tê giác, nhím, đười ươi… 2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng Tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc Gia Cát Bà 15.200 ha, trong đó, có 9.800 ha là rừng núi, 800 ha là vùng bảo vệ nghiêm ngặt với những khu rừng nguyên sinh, 14.000 ha còn lại là vùng phục hồi sinh thái. Sự vô giá của tài nguyên rừng nơi đây càng đòi hỏi sự quan tâm, bảo vệ rừng với nỗ lực cao của các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương, trong đó, vai trò của người dân cần được đề cao, coi đó như tác nhân sống còn của rừng Cát Bà.   Tuy nhiên, nhiều vụ cháy rừng, chặt phá cây, trộm cắp gỗ quý vẫn xảy ra, đe doạ sự sống còn của những cánh rừng. Tính riêng năm 2008, xảy ra 1 vụ cháy rừng, rất may diện tích nhỏ và là cỏ tranh, lau lách, nhưng cảnh báo về nguy cơ cháy rừng rình rập, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đáng lo ngại hơn khi con người chính là chủ thể của các vụ xâm hại rừng. Lực lượng kiểm lâm phát hiện 17 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản, tịch thu 1,044m3 gỗ, 14 cây keo, 11 cây mang, 10 cây lộc vừng, 10 gốc ruối, 18kg phong lan các loại. Thực tế, còn nhiều hơn thế, bởi lực lượng kiểm lâm và các hộ bảo vệ rừng không chỉ hạn chế về quân số, mà còn chưa thật sự vững về nghiệp vụ, nên khó lòng bao quát hàng nghìn ha rừng nơi đây. Để quản lý, bảo vệ tốt rừng, khai thác hiệu quả hệ sinh thái rừng, Vườn quốc gia Cát Bà tiếp tục mở rộng mạng lưới bảo vệ đến nhân dân các xã nơi có rừng. Vận dụng cơ chế về kinh phí và quyền lợi thiết thực hơn nữa để người dân có thể sống được từ rừng và bảo vệ rừng hiệu quả hơn. Trong bảo vệ rừng, vấn đề phòng cháy, chữa cháy rừng cần được chú trọng là công việc lâu dài để tránh mất rừng. Theo đó, cần thiết thành lập hệ thống dự báo phòng cháy, chữa cháy với các thiết bị hiện đại như hệ thống thông tin địa lý, ảnh viễn thám, các thiết bị chữa cháy. Cùng với đó, vấn đề quy hoạch, xây dựng các đề án phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng sẵn có trên huyện đảo, tạo việc làm cho người dân địa phương ổn định cuộc sống là yếu tố gắn chặt mối liên hệ, sự hỗ trợ giữa con người và tài nguyên thiên nhiên. Hai nhiệm vụ bảo tồn và phát triển phải được vận dụng nhuần nhuyễn, bổ sung cho nhau trong bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái. 2.3.3. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm Đã từ lâu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh thái và các cảnh quan, hệ động vật và hệ thực vật giàu có của nhiều khu bảo tồn bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống phía ngoài các khu bảo tồn đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành đai bảo vệ bổ sung cho khu bảo tồn để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài đã được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới. Nhìn chung, công tác quản lý khu vực cùng đệm của Vườn Quốc Gia Cát Bà đã đạt được một số kết quả: - Tham khảo ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người hưởng lợi, tránh áp đặt một kế hoạch cứng nhắc đưa từ trên xuống, nhất thiết không để dân hiểu nhầm là dự án đến thuê họ làm công việc của họ, mà dự án đến hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn mà họ đang phải đối đầu. - Tạo được mô hình tốt cho mọi người noi theo, mô hình đó nên chọn người thực hiện phù hợp (nên lấy ý kiến của dân). - Xây dựng tổ chức và phân phối công bằng lợi nhuận trong cộng đồng. - Lôi kéo sự tham gia và sự ủng hộ của những nhân vật chủ yếu như các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, các trưởng bản, các nhân vật cao cấp ở địa phương và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. - Việc xây dựng quy hoạch phát triển vùng đệm cần tham khảo ý kiến của ban quản lý khu bảo tồn. Muốn vậy khu bảo tồn phải được quản lý tốt và tạo được sự tin cậy của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc phát triển vùng đệm. - Việc xây dựng vùng đệm và việc bảo vệ khu bảo tồn chỉ thành công khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, nhân dân địa phương và ban quản lý khu bảo tồn. - Khuyến khích cộng đồng và các nhà đầu tư phát triển du lịch. Thu hút một bộ phận dân cư chuyển sang làm dịch vụ du lịch, hướng các dự án vào phát triển nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt hải sản kết hợp với phát triển du lịch và hậu cần thực phẩm phục vụ nhu cầu xã hội và du khách. - Quy hoạch khu vực thị trấn Cát Bà tách khỏi phạm vi khu dự trữ, làng Việt Hải nằm ở vùng lõi cũng được bố trí thành vùng đệm để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên vùng lõi khai thác hợp lý vùng đệm, khuyến khích phát triển năng động ở vùng chuyển tiếp. Hạn chế tác động xấu từ phát triển đô thị tại thị trấn Cát Bà bằng các việc làm cụ thể như, khi nâng cấp, mở rộng đường đều bố trí thỏa đáng tỷ lệ không gian cũng như diện tích trồng cây xanh, tượng đài, bồn hoa, đài phun nước; xây dung đồng bộ hệ thống cấp điện, nước sinh hoạt, thu gom và xử lý chất thải. Ở khu vực Vườn Quốc Gia Cát Bà, phần lớn vùng đệm lại thường nằm xen với kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111424.doc
Tài liệu liên quan