Đề tài Áp dụng quy trình phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C

Câu hỏi 1 :

Theo ý kiến của một số kiểm toán viên, hiện nay các lĩnh vực kinh doanh mà A&C kiểm toán ngày càng đa dạng, mỗi lĩnh vực kinh doanh có những nét đặc thù riêng trong khi đó chương trình kiểm toán chỉ áp dụng chung nên không thể tránh khỏi thiếu sót các thủ tục cần thiết.

Câu hỏi 2 :

Một số ý kiến cho rằng :

- Do chương trình kiểm toán là chương trình chung cho mọi cuộc kiểm toán nên không thể tránh khỏi những thủ tục thừa hoặc thiếu. Vì vậy, thông thường kiểm toán viên dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của mình để lựa chọn các thủ tục phân tích cần thiết.

- Do sự hạn chế về thời gian tiến hành cuộc kiểm toán nên kiểm toán viên không thể thực hiện tất cả các thủ tục phân tích như chương trình quy định .

- Do các doanh nghiệp rất đa dạng về loại hình, đặc điểm, nên việc tiến hành các thủ tục phân tích cũng phải linh động cho phù hợp.

Câu hỏi 3 :

Hầu hết ý kiến đều cho rằng :

Tùy theo mức độ trọng yếu của từng khoản mục hay tính phức tạp của nó, kiểm toán viên mới thực hiện quy trình phân tích để tìm ra biến động bất thường. Đối với các khoản mục đơn giản, giá trị thấp, các nghiệp vụ phát sinh thấp thông thường kiểm toán viên chỉ lên số và tiến hành kiểm tra chi tiết.

 

doc79 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng quy trình phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra những giao động hay những mối quan hệ bất thường mà không nhất quán với các thông tin có liên quan hay xa rời giá trị đã dự đoán, kiểm toán viên phải kiểm tra và thu thập các giải thích thỏa đáng và báo cáo kiểm toán thích hợp để làm chứng. Việc kiểm tra những giao động và những mối quan hệ bất thường bắt đầu với yêu cầu Ban điều hành về : - Sự chứng thực của các phản hồi của đơn vị, ví dụ như là so sánh với những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và các báo cáo kiểm toán khác thu thập được trong suốt cuộc kiểm toán. - Quan tâm đến sự cần thiết phải áp dụng các thủ tục kiểm toán khác dựa trên kết quả của những yêu cầu, nếu đơn vị không thể giải thích hoặc giải thích không thỏa đáng.” 2.2.3.4. Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán Minh họa 2.9, phần phụ lục. 2.3. Thực tế về việc áp dụng quy trình phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty A&C 2.3.1. Khảo sát dựa vào hồ sơ kiểm toán Trong thủ tục này, người viết chọn mẫu hồ sơ kiểm toán của 4 cuộc kiểm toán với 4 loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong các hồ sơ này, người viết sẽ xem xét việc thực hiện các thủ tục phân tích với các khoản mục sau nhằm đánh giá quy trình phân tích theo quy định có được áp dụng hay áp dụng có đúng không : Phải thu khách hàng Hàng tồn kho Tài sản cố định Phải trả người lao động Doanh thu Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng/chi phí quản lý doanh nghiệp STT Loại hình doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh Năm kiểm toán 1 Doanh nghiệp Nhà nước - Đóng mới, sữa chữa, lắp ráp phương tiện vận tải thủy và bộ, sản xuất phụ tùng, động cơ và kinh doanh ô tô. - Vốn điều lệ : 40.745.000.000 VND 2007 2 Doanh nhiệp 100% vốn nước ngoài - Sản xuất, gia công và xuất khẩu các sản phẩm may mặc các loại. - Vốn điều lệ : 2.784.500 USD 2007 3 Công ty cổ phần - Xây dựng cơ bản, kinh doanh nhà ở, đất ở, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, tư vấn xây dựng, san lập mặt bằng. - Vốn điều lệ : 100.000.000.000 VND 2007 4 Công ty TNHH - Sản xuất, kinh doanh các loại nước giải khát - Vốn điều lệ : 17.000.000.000 VND 2007 Các ký hiệu dùng trong quá trình khảo sát khảo sát : Ký hiệu Ý nghĩa X Thủ tục được áp dụng - Thủ tục không được áp dụng 0 Thủ tục không cần áp dụng do doanh nghiệp không có khoản mục này Kết quả khảo sát như sau : Khoản mục Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của A&C Số thứ tự doanh nghiệp Tổng hợp 1 2 3 4 PHẢI THU KHÁCH HÀNG Xem xét tính hợp lý và nhất quán với năm/kỳ trước của các khoản phải thu khách hàng. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. X X X X 4/4 Trao đổi với khách hàng về các số dư quá lớn hoặc tồn tại quá lâu. X X X - 3/4 So sánh số ngày thu tiền bình của năm nay/kỳ này so với kế hoạch và với năm/kỳ trước. Đồng thời, so sánh với thời gian bán hàng trả chậm theo qui định của đơn vị. X X X - 3/4 So sánh tuổi nợ của các khách hàng với thời gian bán chịu theo qui định của đơn vị. X - X - 2/4 So sánh tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng nợ phải thu của năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước. - X X - 2/4 Khoản mục Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của A&C Số thứ tự doanh nghiệp Tổng hợp 1 2 3 4 HÀNG TỒN KHO So sánh sự biến động của từng loại hàng tồn kho giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong năm/kỳ. X X X X 4/4 So sánh tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản lưu động và tổng tài sản giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong năm/kỳ - X X - 2/4 So sánh vòng quay hàng tồn kho giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong năm/kỳ. X X X X 4/4 So sánh giá thành đơn vị năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong năm/kỳ. X - - - 1/4 Khoản mục Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của A&C Số thứ tự doanh nghiệp Tổng hợp 1 2 3 4 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Xem xét sự hợp lý và nhất quán với năm trước của TSCĐ. Tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường. X X X X 4/4 Xem xét tính hợp lý của tỷ lệ trên tổng tài sản. Tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường. - - X - 1/4 So sánh chi phí khấu hao TSCĐ năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, với kế hoạch, giữa các tháng (quí) trong năm/kỳ. Tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường. X - X - 2/4 Khoản mục Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của A&C Số thứ tự doanh nghiệp Tổng hợp 1 2 3 4 PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG So sánh số dư các khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ cuối năm nay/kỳ này so với năm trước. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. X X X X 4/4 So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương của từng bộ phận của năm nay/kỳ này so với năm/kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. - X X - 2/4 Ước tính chi phí tiền lương từ các chỉ tiêu khác có liên quan như số lượng công nhân bình quân, tiền lương bình quân,.... Thu thập giải thích khi có sự khác biệt lớn. - - - - 0/4 So sánh biến động khoản trích vào chi phí của KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm xem có cùng tốc độ biến động với tiền lương hay không X X - 2/4 Ước tính KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định và so sánh với thực tế ghi nhận. Thu thập giải thích cho sự khác biệt (nếu có). X X X X 3/4 Khoản mục Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của A&C Số thứ tự doanh nghiệp Tổng hợp 1 2 3 4 DOANH THU Xem xét tính hợp lý và nhất quán với các năm trước của từng loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. X X X X 4/4 So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kế hoạch và thực hiện. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các chênh lệch. - - - - 0/4 So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các tháng (quí) trong năm/kỳ. Xem xét xem sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không. X X X X 4/4 So sánh doanh thu các tháng cuối năm với các tháng đầu năm. - - - - 0/4 Ước tính doanh thu căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên, số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuêSo sánh số ước tính và số trên sổ để phát hiện xem có biến động bất thường hay không? Nếu có, trao đổi với đơn vị, hoặc kiểm tra chi tiết các lĩnh vực còn nghi vấn. X X X - 3/4 So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay với năm trước. Xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán – liên hệ thêm ở chương trình giá vốn hàng bán). X X X X 4/4 Khoản mục Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của A&C Số thứ tự doanh nghiệp Tổng hợp 1 2 3 4 GIÁ VỐN Xem xét tính hợp lý và nhất quán với các năm trước của từng loại giá vốn hàng bán. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. X X X X 4/4 So sánh tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, từng dịch vụ giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước, giữa các tháng (quí) với nhau. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. - X X - 2/4 So sánh từng khoản mục chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của năm nay/kỳ này so với năm/kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. X X X X 4/4 Khoản mục Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của A&C Số thứ tự doanh nghiệp Tổng hợp 1 2 3 4 CHI PHÍ BÁN HÀNG/ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP So sánh tỷ lệ Chi phí bán hàng / doanh thu năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường. X X X - 3/4 Xem xét tính hợp lý và nhất quán của các khoản mục chi phí sau giữa năm nay/kỳ này với các năm/kỳ trước và giữa các tháng (quí) với nhau và với kế hoạch đồng thời tìm hiểu nguyên cho các biến động bất thường X X X X 4/4 Chi phí nhân viên - So sánh số lượng nhân viên năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước để rút ra nhận xét về tính hợp lý của việc tăng, giảm chi phí nhân viên X X X X 4/4 - Kiểm tra xem trong năm/kỳ có sự điều chỉnh lương cho nhân viên hay không để giải thích cho sự biến động của chi phí nhân viên. X X X X 4/4 - Xem xét tính mùa vụ của hoạt động kinh doanh để giải thích sự biến động giữa các tháng, quí trong năm/kỳ. X X X X 4/4 Chi phí vật liệu, vận chuyển, giao nhận, hoa hồng bán hàng - So sánh sản lượng tiêu thụ giữa năm nay/kỳ này với năm/kỳ trước để đưa ra nhận xét tính hợp lý của sự biến động. - X X - 2/4 - Xem xét biến động giá cả của vật liệu, đơn giá phí vận chuyển, chính sách hoa hồng để nhận xét tính hợp lý của sự biến động. X X X X 4/4 Chi phí vật liệu, công tác phí cho quản lý - So sánh với kế hoạch chi phí đã được lập để nhận xét xem chi phí biến động có phù hợp với xu hướng đã hoạch định hay không. - - - - 0/4 Chi phí thuê văn phòng, cửa hàng, mặt bằng (cũng như các khoản thuê ổn định khác) : - Trên cơ sở các hợp đồng thuê, ước tính chi phí thuê và so sánh với số liệu của đơn vị. 0 X X - 2/3 - Qua sự thay đổi về số lượng địa điểm diện tích thuê, đơn giá thuê, thời gian thuê để giải thích tính hợp lý của sự biến động chi phí thuê. 0 X X - 2/3 Chi phí bảo hành, khuyến mãi, tiếp thị - Căn cứ vào chính sách bảo hành, khuyến mãi tiếp thị của đơn vị, báo cáo của bộ phận sửa chữa bảo hành, bộ phận bán hàng để xem xét tính hợp lý của sự biến động của các khoản chi phí này. - X X - 2/4 - Căn cứ vào chính sách của đơn vị, ước tính các khoản chi phí này và so sánh với số liệu sổ sách. - X X - 2/4 2.3.2. Khảo sát dựa vào bảng câu hỏi Thủ tục này nhằm khảo sát sự đánh giá của các kiểm toán viên về tầm quan trọng của các thủ tục phân tích, người viết đã thiết kế một bảng gồm 10 câu hỏi để phỏng vấn 10 kiểm toán viên với 2 sự lựa chọn : Có Kiểm toán viên có khuynh hướng coi trọng việc áp dụng các thủ tục phân tích Không Kiểm toán viên có khuynh hướng xem nhẹ việc áp dụng các thủ tục phân tích Người viết tập hợp kết quả thu được qua phỏng vấn 10 kiểm toán viên trong bảng sau : Câu hỏi Có Không 1. Các thủ tục phân tích có được qui định đầy đủ trong chương trình kiểm toán các khoản mục hay không ? 8 2 2. Các thủ tục phân tích qui định trong chương trình kiểm toán các khoản mục có được kiểm toán viên áp dụng đầy đủ không ? 5 5 3. Có cần thiết phải áp dụng thủ tục phân tích cho tất cả các khoản mục không ? 3 7 4. Kiểm toán viên thường có năm hiện hành số liệu kế hoạch và số liệu của các doanh nghiệp cùng ngành ? 6 4 5. Kiểm toán viên có chủ động tìm kiếm lời giải thích cho các chênh lệch phát hiện được ? 6 4 6. Có cần thiết phải có bằng chứng để chứng minh cho các số liệu là đáng tin cậy trước khi sử dụng để phân tích không ? 7 3 7. Các chương trình kiểm toán có nên thiết kế các thủ tục phân tích riêng biệt cho từng khách hàng không ? 6 4 8. Quy trình phân tích có luôn được xem như một bằng chứng đáng tin cậy trong cuộc kiểm toán không ? 6 4 9. Có cần thiết sử dụng phần mềm thống kê trong quá trình phân tích ? 2 8 10. Công ty có thường xuyên đào tạo, huấn luyện để giúp các kiểm toán viên thực hiện tốt hơn qui trình phân tích không ? 10 0 Tổng cộng 59 41 Đối với các câu hỏi trả lời không, nguời viết đã tiến hành phỏng vấn để tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả phỏng vấn như sau : Câu hỏi 1 : Theo ý kiến của một số kiểm toán viên, hiện nay các lĩnh vực kinh doanh mà A&C kiểm toán ngày càng đa dạng, mỗi lĩnh vực kinh doanh có những nét đặc thù riêng trong khi đó chương trình kiểm toán chỉ áp dụng chung nên không thể tránh khỏi thiếu sót các thủ tục cần thiết. Câu hỏi 2 : Một số ý kiến cho rằng : - Do chương trình kiểm toán là chương trình chung cho mọi cuộc kiểm toán nên không thể tránh khỏi những thủ tục thừa hoặc thiếu. Vì vậy, thông thường kiểm toán viên dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của mình để lựa chọn các thủ tục phân tích cần thiết. - Do sự hạn chế về thời gian tiến hành cuộc kiểm toán nên kiểm toán viên không thể thực hiện tất cả các thủ tục phân tích như chương trình quy định . - Do các doanh nghiệp rất đa dạng về loại hình, đặc điểm, nên việc tiến hành các thủ tục phân tích cũng phải linh động cho phù hợp. Câu hỏi 3 : Hầu hết ý kiến đều cho rằng : Tùy theo mức độ trọng yếu của từng khoản mục hay tính phức tạp của nó, kiểm toán viên mới thực hiện quy trình phân tích để tìm ra biến động bất thường. Đối với các khoản mục đơn giản, giá trị thấp, các nghiệp vụ phát sinh thấp thông thường kiểm toán viên chỉ lên số và tiến hành kiểm tra chi tiết. Câu hỏi 4 : Có một số quan điểm như sau : - Do việc lập kế hoạch của các công ty được kiểm toán còn mang tính hình thức có thể không phù hợp với điều kiện thực tế nên không có tính khả thi cao. Kiểm toán viên không thể sử dụng các số liệu kế hoạch này để so sánh với số thực tế trong điều kiện thực tế. - Do việc đề ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch sẽ tạo ra một áp lực lớn để đơn vị thực hiện những thay đổi thông tin tài chính nhằm tạo ra một bức tranh tài chính sáng sủa. Trong trường hợp này, ngoài việc kiểm toán viên sẽ không tìm thấy các biến động bất thường, kiểm toán viên còn vô tình tạo áp lực cho đơn vị khiến đơn vị xây dựng kế hoạch không hợp lý hoặc thay đổi số liệu tài chính thực để có được sự đánh giá tốt trong khi kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích. - Do các dữ kiện của ngành không được thống kê và công bố đầy đủ nên việc so sánh số liệu của đơn vị trong thực tế với số liệu của các doanh nghiệp cùng ngành là không thể thực hiện được. Câu hỏi 5 : Một số ít cho rằng : - Việc tìm hiểu các khoản biến động bất thường chủ yếu là qua lời giải thích của đơn vị, trừ trường hợp biến động lớn mới cần thêm bằng chứng khác bổ sung. Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra chi tiết, cũng có thể tìm ra được nguyên nhân của những biến động bất thường. Câu hỏi 6: Có một số quan điểm như sau : - Do những năm kiểm toán trước, kiểm toán viên đã thực hiện việc đánh giá về độ tin cậy của những dữ liệu này rồi nên trong năm hiện hành không cần thiết phải tiến hành lại. - Việc này muốn làm được thì kiểm toán viên cần phải có nhiều thời gian để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán, nhưng trong thực tế thời gian không cho phép. - Kiểm toán viên có thể sử dụng những xét đoán nghề nghiệp của mình để đánh giá về độ tin cậy của dữ liệu được đơn vị cung cấp khi trao đổi với ban lãnh đạo đơn vị. Câu hỏi 7 : Một số ý kiến cho rằng : Quy trình phân tích quy định cho từng loại lĩnh vực kinh doanh nếu khách hàng có kinh doanh thêm ngành nghề mới thì việc thay đổi chương trình kiểm toán sẽ tốn nhiều thời gian. Do đó, áp dụng chương trình chung và kiểm toán viên tự bổ sung thêm các thủ tục cần thiết sẽ tiện lợi hơn. Bên cạnh đó, một số kiểm toán viên đã quen với chương trình chung, việc thay đổi có thể sẽ gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng đến tốc độ công việc. Câu hỏi 8 : Một số kiểm toán viên giải thích rằng : Độ tin cậy của quy trình phân tích còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là cao hay thấp, tính trọng yếu của từng khoản mục... Do đó, tùy trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ tin cậy của quy trình phân tích. Câu hỏi 9 : Đa số ý kiến cho rằng : Việc sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích là không cần thiết, phương pháp phân tích tại A&C chủ yếu là so sánh số dư hay số phát sinh các khoản mục giữa các năm, các kỳ, các tháng và tính toán một số tỷ số quan trọng. Do đó việc sử dụng phần mềm Excel xử lý việc tổng hợp các khoản phát sinh theo từng tháng, từng kỳ và thực hiện các phép tính đơn giản là tiện lợi hơn nhiều so với việc sử dụng phần mềm thống kê. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Nhận xét về việc áp dụng quy trình phân tích tại Công ty A&C 3.1.1. Ưu điểm Trong quá trình thực tập tại A&C, người viết đã có cơ hội tiếp xúc với công việc thực tế và tìm hiểu chương trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán. Qua đó người viết nhận thấy quy trình phân tích được áp dụng tại A&C có nhiều ưu điểm sau : - Các quy định về quy trình phân tích được trình bày một cách khoa học, có phân rõ theo 3 giai đoạn : lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán. Các quy định của A&C về thủ tục phân tích hướng dẫn rất chi tiết và dễ hiểu tạo thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình làm việc. - Quy trình phân tích tại A&C được đánh giá đánh giá cao do tính hiệu quả của nó và công ty cũng quan tâm đến việc cập nhật, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quy trình phân tích cho kiểm toán viên trong quá trình đào tạo nội bộ. - Các kiểm toán viên của công ty A&C đều nắm vững kiến thức chuyên môn về kiểm toán nên có khả năng áp dụng nhiều hình thức phân tích khác nhau. Ngoài ra, một số kiểm toán viên đã áp dụng linh hoạt các thủ tục phân tích được qui định trong sổ tay chuyên môn của công ty cũng như bổ sung thêm một số thủ tục nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán với chi phí thấp. Đối với các giai đoạn kiểm toán cụ thể, người viết rút ra những nhận xét sau : 3.1.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Bên cạnh việc phân tích các khoản mục trên báo cáo tài chính, A&C còn quy định việc phân tích các tỷ số tài chính quan trọng. Việc phân tích các chỉ số này giúp cho kiểm toán viên cò thể đánh giá về hoạt động kinh doanh trong năm của đơn vị có hữu hiệu hay không để từ đó đề xuất hướng giải quyết trong thư quản lý. Bên cạnh đó, việc phân tích các tỷ số tài chính này còn giúp kiểm toán viên xem xét đến giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm không. - Trong giai đoạn này, việc phân tích xu hướng đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính và các tỷ số tài chính được A&C quy định rất chi tiết, cụ thể theo mẫu sau : Chỉ tiêu HOÀN TẤT / COMPLETION LẬP KẾ HOẠCH / PLANNING Thực tế năm nay Dự tính năm nay Thực tế năm trước Thực tế năm trước Actual Estimated Actual Actual Current Year Current Year Prior Year Prior Year 2007 2007 2006 2005 VND VND VND VND Theo quy định, kiểm toán viên so sánh số dư hay số phát sinh của các khoản mục hai năm trước với số dự tính năm nay, số dự tính năm nay có thể là : + Số liệu kế hoạch của đơn vị. + Số ước tính năm nay : được áp dụng với đơn vị đã kiểm toán sơ bộ các tháng đầu, số ước tính năm nay = (số đã kiểm toán sơ bộ )/(số tháng đã kiểm toán) * 12. + Số liệu theo báo cáo của đơn vị. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể linh hoạt lựa chọn giữa các số liệu này để làm số liệu dự tính năm nay nhằm đạt được độ tin cậy cao nhất. - Trong giai đoạn này, các nhóm trưởng luôn luôn chú ý phân công kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các khoản mục theo chu trình như : Doanh thu – phải thu khách hàng, hàng tồn kho – giá vốn hàng bán giúp cho kiểm toán viên có thể thực hiện được những thủ tục phân tích chung và có cái nhìn tổng quát về từng chu trình, từ đó giảm bớt rủi ro phát hiện trong kiểm toán. 3.1.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Các khoản mục cùng với các thủ tục phân tích trong đó được sắp xếp khá hợp lý, chẳng hạn như phải trả công nhân viên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, dự phòng trợ cấp mất việc làm được xếp chung vào phần BO – phải trả người lao động. Thay vì phân công mỗi người một khoản mục, việc xếp chung các khoản mục có liên quan với nhau như vậy và giao cho một kiểm toán viên làm giúp rút ngắn thời gian và đỡ mất công đối chiếu giữa các kiểm toán viên với nhau. - Các thủ tục phân tích được qui định trong chương trình kiểm toán của công ty A&C khá phong phú đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính, đáp ứng được các mục tiêu kiểm toán của các khoản mục này. Bên cạnh đó, mỗi khoản mục đều có lập sẵn leadsheet bằng file excel riêng với các hàm tự điều chỉnh lại số dư hay số phát sinh của các khoản mục khi cập nhật bút toán điều chỉnh, điều này cũng giúp rất nhiều cho việc đơn giản hóa tính toán cho kiểm toán viên. - Chương trình kiểm toán của công ty A&C không chỉ qui định cụ thể về các thủ tục phân tích cần thiết mà còn qui định cả về trình tự thực hiện nên đã giúp ích rất nhiều cho các kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán. 3.1.1.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Trong giai đoạn này, các số liệu được đưa vào trên cùng một mẫu biểu ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Điều này giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát hơn về những thay đổi so với số liệu dự tính khi lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, các phương pháp phân tích được sử dụng là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Các phương pháp phân tích này thống nhất với phương pháp phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tạo cơ sở nhất quán trong việc so sánh số liệu trước và sau kiểm toán. 3.1.2. Hạn chế Chương trình kiểm toán được đánh giá cao hay thấp là nhờ vào tính hoàn thiện và hiệu quả của nó. Đối với chương trình kiểm toán của A&C, người viết nhận thấy quy trình phân tích được quy định khá đầy đủ và dễ nắm bắt. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc thiếu hay thừa những thủ tục phân tích là điều khó tránh khỏi đối với một chương trình kiểm toán. Qua quá trình tìm hiểu, người viết nhận thấy việc áp dụng quy trình phân tích của công ty còn những vấn đề hạn chế sau : 3.1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Việc lập kế hoạch và tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng nhiều nên dẫn đến số liệu dùng làm dữ kiện phân tích không đáng tin cậy. Điều này đã gián tiếp làm các kiểm toán viên ít sử dụng thủ tục phân tích mà đi sâu vào các thử nghiệm chi tiết vừa tốn kém chi phí, vừa không đạt hiệu quả. - Thủ tục phân tích chưa được thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán mà chỉ những kiểm toán viên có kinh nghiệm mới tiến hành thủ tục phân tích trong giai đoạn này và thường áp dụng với doanh nghiệp lớn. Quy trình phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích xu hướng, phân tích tỷ số. Thông tin sử dụng phân tích là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chưa phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 3.1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Đối với từng thủ tục phân tích được áp dụng cho một khoản mục, chương trình kiểm toán vẫn chưa nói rõ thủ tục phân tích đó hướng đến mục tiêu kiểm toán nào. - Chương trình kiểm toán của A&C chưa qui định đầy đủ thủ tục phân tích cho một số khoản mục. Thậm chí, chương trình kiểm toán một số khoản mục hoàn toàn không có thủ tục phân tích ( Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu và phải trả nội bộ, vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, thu nhập khác, chi phí khác ). - Chương trình kiểm toán được thiết kế chung nên không thể bao quát hết mọi cuộc kiểm toán, tất cả các loại hình doanh nghiệp có quy mô hoạt động và đặc điểm kinh doanh cụ thể. Do đó, khả năng linh hoạt và tính hướng dẫn của chương trình kiểm toán đối với các kiểm toán viên là chưa cao. Ví dụ : Đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém thì có thể giảm bớt hoặc bỏ hẳn các thủ tục phân tích để tăng cường kiểm tra chi tiết hoặc ngược lại. - Nhìn chung, các kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích theo thói quen nghề nghiệp mà không dựa vào chương trình kiểm toán. Do đó, các kiểm toán viên thường không áp dụng đầy đủ các thủ tục phân tích theo qui định của chương trình kiểm toán. - Ở một số hồ sơ, mặc dù kiểm toán viên có áp dụng quy trình phân tích nhưng thường đánh dấu “không áp dụng” (N/A – not apply) hoặc không đánh dấu vào chương trình kiểm toán. Việc này sẽ gây khó khăn cho nhóm trưởng khi soát xét hồ sơ, đồng thời làm các kiểm toán viên không nhận thức được hiệu quả của các công việc mình đã làm. 3.1.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Trong giai đoạn này, việc phân tích soát xét lại thường chỉ mang tính tượng trưng. Việc phân tích soát xét thường được kiểm toán viên áp dụng với các đơn vị có quy mô lớn và có nhiều bút toán điều chỉnh với giá trị lớn. Trên thực tế, kiểm toán viên thường căn cứ vào các bút toán điều chỉnh để đánh giá có nên phân tích tiếp hay không. Các sai lệch thường được kiểm toán viên xem xét một cách riêng lẻ mà không quan tâm đến việc kiểm tra mối quan hệ hợp lý với các yếu tố khác. Do đó có thể kiểm toán viên không phát hiện ra những điểm chưa hợp lý mà những điểm này có thể dẫn đến phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nhìn chung, có 3 nguyên nhân chính làm cho phân tích không đạt được kết quả như mong muốn. Do chương trình kiểm toán của công ty A&C chưa hoàn chỉnh : Chương trình kiểm toán được thiết kế theo mẫu cố định để áp dụng chung cho mọi khách hàng giúp tiết kiệm thời gian và công sức để hoàn tất công việc. Tuy nhiên, một chương trình chung sẽ không bao quát hết tất cả các vấn đề phát sinh trong mỗi cuộc kiểm toán khác nhau và nó càng khó đáp ứng được cho một số khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4249.doc
Tài liệu liên quan