MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 5
1. Tính cấp thiết của đề tài . 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 5
3. Mục đích nghiên cứu . 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7
5. Phương pháp nghiên cứu . 7
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến . 7
7. Kết cấu của đề tài . 8
CHưƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI . 9
1.1. Các khái niệm . 9
1.1.1. Bảo hiểm(BH) . 9
1.1.2. Bảo hiểm tiền gửi( BHTG) . 9
1.1.3. Các khái niệm có liên quan khác . 9
1.2. Giới thiệu 2 tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ và Việt Nam . 14
1.2.1. Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ - FDIC . 14
1.2.2 Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – DIV . 17
1.3. Một vài nhận định so sánh hai tổ chức . 21
CHưƠNG II: VAI TRÒ CỦA FDIC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2007 - 2010 . 23
2.1. Bối cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ . 23
2.1.1. Sơ lược khủng hoảng . 23
2.1.2. Nguyên nhân khủng hoảng . 25
2.1.3. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài
chính . 26
2.2. FDIC sát cánh cùng bộ tài chính và cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) giải
quyết khủng hoảng . 29
2.2.1. Quỹ vốn của FDIC bị sụt giảm nặng nề do phải chi trả quá nhiều trong
các cuộc đổ vỡ ngân hàng. Tuy nhiên, FDIC vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp
trong việc tiếp nhận và xử lý ngân hàng đổ vỡ, giải quyết nhanh gọn, giảm thiểu
tối đa ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Mỹ . 29
2.2.2. Nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi, hạn chế việc rút tiền hàng loạt. 34
2.2.3. FDIC đã thực hiện chương . 35
2.2.4. FDIC sát cánh cùng bộ tài chính và cục dự trữ liên bang Mĩ, mua lại tài
sản xấu để cứu vãn hệ thống tài chính: . 40
CHưƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỔ CHỨC BẢO HIỂM
TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV . 41
3.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam . 41
3.1.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung . 41
3.1.2. Đối với hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính . 42
3.2. Thực trạng hoạt động của DIV : . 43
3.2.1. Về những thành quả đã đạt được . 43
3.2.2. Những tồn tại và hạn chế: . 46
3.3. Bài học rút ra cho DIV từ vai trò của FDIC trong việc giải quyết khủng
hoảng tài chính Mĩ 2007-2010: . 48
3.3.1. Tăng cường năng lực giám sát để ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro đối với
hoạt động ngân hàng . 49
3.3.2. Bổ sung vốn hoạt động để tăng năng lực tài chính của DIV cho phù hợp
với thông lệ quốc tế và để dự phòng khi có rủi ro xảy ra . 52
3.3.3. Nâng cao nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý đổ vỡ để tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng, bình ổn thị trường tài chính . 55
3.3.4. Bài học về cải cách hệ thống phí BHTG . 58
3.3.5. Bài học về hạn mức chi trả BHTG . 60
3.3.6. Bài học về nghiệp vụ hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG . 62
KẾT LUẬN . 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 65
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bài học cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn nhất của
Hoa Kỳ
Nợ ngân hàng:
613 tỷ đôla
Nợ trái phiếu:
155 tỷ đôla
Cổ phiếu mất
giá trên 90%
vào ngày
15/09/2008
15/09/2008: Nộp
đơn phá sản theo
chương 1 Luật
Phá Sản Mỹ
Là vụ phá sản
lớn nhất trong
lịch sử Hoa Kỳ
2
Merrill
Lynch
Tổng tài sản: 1,02 nghìn
tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
60.000 người
Xếp thứ 32 trong danh
sách Global 2000 (các
công ty lớn nhất trên thế
giới)
Thua lỗ quý
IV/2007: 9,83
tỷ đôla, Thua
lỗ ròng quý
I/2008: 1,97 tỷ
đôla, Mất giá
tài sản (2007):
16,7 tỷ đôla
Bán cho ngân
hàng Mỹ (Bank
of America) với
giá 50 tỷ đôla
3 AIG
Tổng tài sản: 1,05 nghìn
tỷ đôla
Tổng vốn góp cổ phần
78,09 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
116.000 người
Xếp thứ 6 trong danh
sách Global 2000 (các
công ty lớn nhất trên thế
giới)
Cổ phiếu mất
giá 60% vào
ngày
16/09/2008
Thua lỗ 6
tháng đầu năm
2008: 13,2 tỷ
đôla
16/09/2008: Cục
Dự trữ Liên bang
Mỹ (FED) cấp
tín dụng 80 tỷ
tương đương
79,9 % cổ phần
28
4
Countrywide
Financial
Tổng tài sản: 211 tỷ đôla
Là tập đoàn chiếm 20%
tổng tài sản thế chấp của
Mỹ, tương đương 3,5%
GDP. Tổ chức tiết kiệm
và cho vay lớn thứ 3,
đồng thời là ngân hàng
có tốc độ phát triển
nhanh nhất trong lịch sử
nước Mỹ
Thua lỗ
(2007): 2,5 tỷ
đôla
Mất giá tài sản
(2007): 1 tỷ
đôla
01/07/2008: Bán
cho ngân hàng
Mỹ (Bank of
America) với giá
4,1 tỷ đôla
5
Bear
Stearns
Tổng tài sản: 350,4 tỷ
đôla
Tổng vốn góp cổ phần:
66,7 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
15.500 người
Là công ty chứng khoán
lớn thứ 7 thế giới
Thiệt hại quý
IV/2007: 859
triệu đôla
Mất giá tài sản
(2007): 1,9 tỷ
đôla
30/05/2008: Bán
cho JP Morgan
Chase với giá
1,1 tỷ đôla
6 Indy Mac
Tổng tài sản: 32 tỷ đô
Là tổ chức cho vay và
gửi tiết kiệm lớn nhất ở
Los Angeles, đồng thời
là tổ chức thế chấp lớn
thứ 7 ở Hoa Kỳ.
Tiền gửi
khách hàng:
19 tỷ đôla
Chi phí 8,9 tỷ
đôla cho
BHTG. Chi
phí 541 triệu
đôla cho các
khoản tiền gửi
vượt mức bảo
11/07/2008: Tập
đoàn Bảo hiểm
Tiền gửi Liên
bang Mỹ FDIC
tiếp quản.
29
hiểm.
7
Freddie
Mac
Tổng tài sản: 794,4 tỷ
đôla; Tổng vốn góp cổ
phần: 26,7 tỷ đôla
Số lượng nhân viên:
5.281 người
Là công ty công lớn thứ
20 trên thế giới và là
công ty tài chính lớn thứ
2 về thế chấp tại Mỹ.
Thua lỗ
(2007): 4,6 tỷ
đôla
Thua lỗ quý
II/2008: 821
triệu đôla
7/9/2008: FED
kí hợp đồng bỏ
ra 1 tỷ đôla hỗ
trợ cho Freddie
Mac, đổi lại
giành quyền
kiểm soát các cổ
phiếu ưu đãi đặc
biệt của công ty
này.
8 Fannie Mae
Tổng tài sản: 882,5 tỷ
đôla; Tổng vốn góp cổ
phần: 44 tỷ đôla
Là tổ chức hàng đầu
trong thị trường thế chấp
dưới chuẩn của Mỹ.
Thua lỗ
(2007): 2 tỷ
đôla; Thua lỗ
quý II/2008:
2,3 tỷ đôla.
07/09/2008:
cùng với Freddie
Mac bị FED tiếp
quản.
Nguồn:
2.2. FDIC sát cánh cùng bộ tài chính và cục dự trữ liên bang Mĩ (FED)
giải quyết khủng hoảng
2.2.1. Quỹ vốn của FDIC bị sụt giảm nặng nề do phải chi trả quá nhiều
trong các cuộc đổ vỡ ngân hàng. Tuy nhiên, FDIC vẫn thể hiện sự chuyên
nghiệp trong việc tiếp nhận và xử lý ngân hàng đổ vỡ, giải quyết nhanh gọn,
giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Mỹ
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ trong giai đoạn 2007-2010 đã dẫn đến sự
đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại quốc gia này.
Nếu như trong năm 2007, con số ngân hàng bị đóng cửa là 3 ngân hàng với
giá trị tổng tài sản vào khoảng 2,6 tỷ USD, thì trong các năm tiếp theo con
30
số này đã tăng lên đáng kể với 25 ngân hàng vào năm 2008 và lên tới 140
ngân hàng phải đóng cửa vào năm 20097. Qua đó có thể thấy sức ảnh hưởng
mạnh mẽ của khủng hoảng tài chính và sự đổ vỡ mang tính chất dây chuyền
của một trong những hệ thống ngân hàng hùng mạnh nhất thế giới.
Tính cho đến ngày 4/6/2010, đã có thêm 80 ngân hàng nữa tại Mỹ
phải đóng cửa. Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng đã đè một gánh nặng
lên tổ chức bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC). Cụ thể, FDIC đã
phải chi trả rất nhiều tiền cho việc xử lý và tiếp nhận các ngân hàng bị phá
sản:
FDIC Bank Failures
Year No. of Failed Banks
Total Assets of
Failed Banks
Loss to FDIC’s
DIF
2007 3 $2.602.500.000 $113.000.000
2008 25 $373.588.780.000 $15.708.200.000
2009 140 $170.867.000.000 $36.432.500.000
2010 80 $68.171.000.000 $16.786.600.000
Total 248 $615,229,280,000 $69,040,300,000
Nguồn:
Từ khi khủng hoảng diễn ra, quỹ vốn của FDIC đã sụt giảm gần 3 lần
từ 52,4 tỷ USD vào cuối năm 20078 xuống còn 17,3 tỷ USD vào cuối năm
2008
9
7
8
9
31
nhiều ngân hàng thua lỗ, kho tiền mặt dự trữ của FDIC tiếp tục bị hao hụt
20%. Và vào hồi tháng 10/2009, quan chức FDIC cho biết quỹ BHTG này
đã bị thâm hụt; báo cáo ngày 24/11/2009 lần đầu tiên công bố con số thâm
hụt tài khoản của quỹ này là 8,2 tỷ USD10. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ
năm 1991 tới nay, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC rơi vào tình trạng âm11.
Theo đà này, FDIC dự tính số lượng ngân hàng sụp đổ sẽ tiêu tốn của cơ
quan này khoảng 100 tỷ USD trong vòng 4 năm tới (2010-2013). Với những
số liệu kể trên, FDIC đã và đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn
quỹ bảo hiểm cũng như sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng khác trong
thời gian tới.
Tuy nhiên trước tình thế
thống ngân hàng. Giai đoạn khủng hoảng tài chính từ năm 2007 đã chứng
kiến một loạt các định chế tài chính – ngân hàng khổng lồ của Mỹ sụp đổ
như: Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Merrill Lynch, AIG,
Washington Mutual Bank,... gây ra thiệt hại lớn không chỉ đối với hệ thống
tài chính ở Mỹ mà còn làm chấn động hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên
với cách giải quyết những vụ đổ vỡ rất khéo léo theo nguyên tắc chi phí thấp
nhất, chi trả nhanh nhất và bán lại tài sản với giá cao nhất, FDIC đã góp
phần giảm bớt thiệt hại, ổn định thị trường. Tính chuyên nghiệp của FDIC
trước hết được thể hiện ở việc chỉ vài ngày sau khi một ngân hàng bị đóng
cửa, FDIC đã nhanh chóng sắp xếp để toàn bộ tiền gửi của khách hàng ở một
ngân hàng được chuyển sang một ngân hàng tiếp nhận khác. Ngân hàng này
10
hut-tien-2511-1629.html
11
32
có thế là một ngân hàng Bắc cầu được FDIC thành lập ra để tạm thời tiếp
nhận tiền gửi của khách hàng, duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng
bị đổ vỡ hay một ngân hàng tiếp nhận khác đã được FDIC thương lượng
trước. Theo đó, khách hàng vẫn có thể giao dịch bình thường trong khoản
tiền gửi ngân hàng của họ qua việc kí séc, sử dụng máy ATM hay thẻ tín
dụng. Các loại séc của ngân hàng đổ vỡ vẫn được giao dịch bình thường
trong một khoảng thời gian theo quy định, và các khoản nợ của khách hàng
vẫn được thanh toán như thường lệ. Bên cạnh đó, toàn bộ hoặc một phần tài
sản của ngân hàng cũ cũng sẽ được ngân hàng mới mua lại. Mọi chi phí
chênh lệch do việc bán lại tổ chức tài chính bị phá sản sẽ do FDIC chi trả.
Có thể dẫn chứng một ví dụ điển hình như việc FDIC giải quyết vụ đổ vỡ
của Indy Mac vào tháng 7 năm 2008.
FDIC được lựa chọn là cơ quan tiếp nhận Indy Mac, theo đó FDIC lập ra
một ngân hàng bắc cầu
12
Ngoài ra để thực hiện nguyên tắc chi phí tối thiểu, FDIC trước đó đã
phải tính toán lựa chọn giữa việc tiến hành chi trả hay thành lập ngân hàng
bắc cầu để tiếp quản ngân hàng đổ vỡ. Trong trường hợp của Indy Mac, nếu
tiến hành chi
12
33
–
phục hoạt động của ngân hàng; Indy Mac Federal Bank hoạt động dưới mô
hình ngân hàng bán lẻ có 33 chi nhánh và tổng tiền gửi là 6,5 tỷ USD. Đến
đầu năm 2009, sau một thời gian khôi phục hoạt động, FDIC đã bán
IndyMac cho Tập đoàn đầu tư IMB Hold Co với giá 13,9 tỉ USD13.
Mới đây, vào tháng 3/2010, FDIC cũng đã đồng ý dàn xếp bán toàn
bộ tiền gửi và phần lớn tài sản của ngân hàng Park Avenue (ngân hàng này
bị đóng cửa ngày 12/3/2010) cho ngân hàng Valley National Bank. Ngân
hàng Valley National Bank đồng ý với sự dàn xếp này. FDIC sẽ chia sẻ thua
lỗ về số tài sản được bán cho Valley National Bank14.
Về nguồn vốn đang bị thâm hụt,
15
tăng gấp
đôi mức phí mà các ngân hàng phải đóng để đóng góp vào quỹ BHTG vốn
đã bị sụt giảm lớn nhất trong 25 năm qua và đã xuống dưới mức quy định tối
thiểu theo luật. Cụ thể, từ 01/01/2009, các ngân hàng sẽ bắt đầu phải đóng
phí từ 12% – 50% trên 100 USD tiền gửi. Trước đó, mức phí này là 5% –
43%
16. Trong năm 2009, FDIC cũng đã thực thi một biện pháp chưa từng có
trước đây như yêu cầu các ngân hàng trả trước khoảng 36 tỷ USD phí bảo
13
(Lao Động số 3
Ngày 05/01/2009 )
14
15
16
ủa-bảo-hiểm-tiền-gửi-mỹ-trong-quản-l-
khủng-hoảng/
34
hiểm để bổ sung quỹ BHTG đã cạn kiệt nặng nề trước sự sụp đổ ồ ạt của các
ngân hàng. Đây là lần đầu tiên FDIC yêu cầu phí bảo hiểm trả trước. Theo
kế hoạch, các ngân hàng sẽ phải trả trước khoản phí bảo hiểm của họ trong
năm 2010-2012 với khoảng 12 tỷ USD/năm.17
2.2.2. Nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi, hạn chế việc rút tiền hàng
loạt.
Khi khủng hoảng tài chính xảy ra kéo theo sự đổ vỡ của các định chế
tài chính lớn, nguy cơ người gửi tiền sẽ đến ngân hàng rút tiền ồ ạt tăng cao
và trở thành một thách thức lớn. “Đột biến rút tiền gửi ngân hàng” có thể
hiểu là hiện tượng người gửi tiền ồ ạt rút tiền tại ngân hàng do họ lo sợ rằng,
ngân hàng mà mình gửi tiền có thể bị đổ vỡ và tiền gửi của họ có thể bị thiệt
hại18. Một ví dụ điển hình như tại Anh, khi ngân hàng Northern Rock đứng
trên bờ vực phá sản, cổ phiểu của Northern Rock đã giảm tới 37% giá trị.
Trước thông tin đó, hàng triệu khách hàng của ngân hàng này đã lũ lượt tới
rút tiền khỏi ngân hàng mặc dù các nhà chức trách đã trấn an rằng với nguồn
vốn lên tới 113 tỷ USD, Northern Rock đảm bảo chi trả đủ tiền gửi19.
Hoa Kỳ là nước chịu tác động lớn nhất từ khủng hoảng tài chính
nhưng điều đáng nói là người dân ở đây không quá hoang mang, hỗn loạn
đến mức ồ ạt kéo đến ngân hàng rút tiền. Đó là nhờ vào phản ứng kịp thời
của của các nhà quản lý và tổ chức BHTG Liên bang FDIC đã điều chỉnh
hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm - khoản tiền tối đa mà tổ chức
BHTG sẽ thanh toán cho người gửi tiền thuộc đối tượng được BH tại các tổ
17
ốc-tế/2826-fdic-co-the-yeu-cau-cac-ngan-hang-tra-truoc-36-ty-
usd.html
18
chinh
19
35
chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản. Theo bản kế hoạch giải cứu ngành
tài chính trị giá 700 tỉ USD được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 3/10/2008,
FDIC đã nâng hạn mức BHTG từ 100.000 USD lên 250.000 USD (hạn mức
này được duy trì đến hết ngày 31/12/2009) để người dân có thể yên tâm vào
hệ thống BHTG, không lo bị mất tiền gửi, tạo tâm lý bình tĩnh trước những
biến động mạnh của thị trường tài chính20.
Ngoài ra, vào ngày 19/5/2009, Quốc hội Hoa Kỳ cũng tuyên bố kéo
dài phạm vi bảo hiểm 250.000 USD đến ngày 31/12/201321. Điều này có
nghĩa là nếu khách hàng có từ 250.000 USD trở xuống trong tất cả các tài
khoản tiền gửi tại một tổ chức tham gia BHTG thì sẽ được áp dụng hình
thức bảo hiểm toàn phần – khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ số tiền gửi
bao gồm cả gốc và lãi trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị phá sản
hoặc giải thể.
2.2.3. FDIC đã thực hiện chương
Chương trình này
- C :
BH
BHTG. Mục đích của chương trình là
giải thoát thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường tín dụng liên ngân hàng.
Sự khủng hoảng của thị trường tín dụng đã làm suy yếu nghiêm trọng khả
năng trả nợ của các công ty. Chương trình này được thiết kế nhằm xoa dịu
20
21
36
khủng hoảng trong thị trường tín dụng và giúp các ngân hàng tiếp cận nguồn
thanh khoản theo hai cách:
Thứ nhất, FDIC bảo đảm cho các khoản nợ mới, dài hạn không có
bảo đảm do ngân hàng, quỹ tiết kiệm hoặc công ty mẹ phát hành để tự hỗ trợ
cho nguồn vốn hoạt động của mình. Nợ phát hành trong khoảng cuối tháng 6
năm 2009 sẽ được FDIC bảo đảm hoàn toàn đến tháng 6 năm 2012, điều này
sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư các điều kiện cần thiết và thuận tiện để đầu
tư vào trái vụ dài hạn hơn của các định chế tài chính.
Thứ hai, chương trình mới cung cấp khoản mức BH không giới
hạn đối với các tài khoản tiền gửi thanh toán không hưởng lãi. Chương trình
này chỉ định quan tâm cấp thiết đến các tài khoản doanh nghiệp nhỏ như các
tài khoản thanh toán lương, thường hay vượt quá hạn mức chi trả tối đa là
$250.000. Rất nhiều các ngân hàng nhỏ đã mất các tài khoản vào các ngân
hàng cạnh tranh lớn hơn vì hệ thống kinh tế không minh bạch. Khoản bảo
đảm mới nhưng tạm thời này, hoạt động cho đến cuối năm 2010, sẽ giúp ổn
định những tài khoản trên và giúp Mỹ có thể tránh đóng cửa các ngân hàng
vì những khoản rút tiền hàng loạt.
Những đối tượng thích hợp để tham gia chương trình này gồm: Các
định chế được FDIC bảo hiểm tiền gửi; Công ty mẹ ở Mỹ, bao gồm các công
ty sở hữu tài chính; Các công ty cho vay và nhận tiền gửi. FDIC nhận ra
rằng có thể sẽ có những tình huống mà chương trình cần phải được mở rộng,
để bảo đảm những công ty lớn lẫn các công ty con không đủ tư cách phát
hành nợ vì lợi ích của một định chế được bảo hiểm hoặc của một công ty có
đủ tư cách. Để điều tiết trong những tình huống này, Luật tạm thời có một
chương áp dụng cho những công ty mẹ và các chi nhánh. Trong vòng 30
ngày đầu thực hiện chương trình, những đối tượng tham gia không bị tính
phí. Các đối tượng tham gia cần đăng ký tham gia theo cách thứ nhất hay thứ
37
hai hay cả hai cách. Điều đáng lưu ý là chương trình này không dựa trên
những quỹ từ nguồn thu thuế, hoặc dựa trên Quỹ bảo hiểm tiền gửi. Các
khoản bảo đảm FDIC cung cấp là những khoản lớn và có sự hỗ trợ bảo đảm
hoàn toàn của Chính phủ Mỹ, Luật tạm thời quy định phí tham dự để bù đắp
chi phí. Dưới đây là danh sách một số ngân hàng trong tham gia chương
trình nói trên.
STT Tên ngân hàng Thanh phố
1 First Bank of Boaz BOAZ
2 First Progressive Bank BREWTON
3 Cullman Savings Bank CULLMAN
4 First Federal Savings and Loan Association of Cullman CULLMAN
5 BankSouth DOTHAN
6 Horizon Bank FYFFE
7 The Citizens Bank GENEVA
8 Liberty Bank GERALDINE
9 Peoples Bank of Greensboro GREENSBORO
10 The Headland National Bank HEADLAND
11 Security Federal Savings Bank JASPER
12 Metro Bank PELL CITY
13 The Peoples Bank of Red Level RED LEVEL
14 The Citizens Bank of Valley Head VALLEY HEAD
15 The Farmers & Merchants Bank WATERLOO
16 Bank of Bearden BEARDEN
17 Community State Bank BRADLEY
18 The First National Bank of Izard County CALICO ROCK
19 River Town Bank DARDANELLE
20 Decatur State Bank DECATUR
38
21 Bank of Delight DELIGHT
22 Bank of Gravett GRAVETTE
23 Farmers Bank GREENWOOD
24 The Bank of Rison RISON
25 Logan County Bank SCRANTON
26 Smackover State Bank SMACKOVER
27 Bodcaw Bank STAMPS
28 Bank of Star City STAR CITY
29 Nordstrom fsb SCOTTSDALE
30 First Commercial Bank (USA) ALHAMBRA
Nguồn:
Chương trình bảo lãnh tài khoản giao dịch này vừa được Hội đồng
quản trị Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ phê chuẩn một quyết định tạm
thời để kéo dài thêm thời gian cho tới 31/12/2010 thay cho quyết định cũ chỉ
đến 30/6/2010. Quyết định này sẽ BH toàn bộ tài khoản giao dịch của khách
hàng tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi22.
Chủ tịch FDIC, bà Sheila Bair cho biết: Do ảnh hưởng kéo dài của
cuộc khủng hoảng tài chính đã làm một loạt các ngân hàng bị phá sản hoặc
đặt trong tình trạng khẩn cấp. Việc kéo dài chương trình TAG sẽ giúp cho
khách hàng cảm thấy yên tâm và không có hiện tượng rút tiền hàng loạt khi
biết tài khoản của mình vẫn được BH, tránh được “hiệu ứng domino” phá
sản của các ngân hàng. Đồng thời, cung cấp một nguồn vốn ổn định cho các
ngân hàng tham gia, giúp họ duy trì hoạt động của mình với chi phí thấp,
tiền gửi lớn qua đó bảo toàn được lượng tiền gửi từ các tài khoản giao dịch,
từng bước tái tạo lại thu nhập và nguồn vốn hoạt động của đơn vị hay chính
là bảo vệ quỹ của BHTG.
22
FDIC Board of Directors Approves Extension of Transaction Account Guarantee Program, FDIC Press
Releases PR - 75/2010, July 13, 2010
39
Đến hết năm 2009, có gần 6400 tổ chức tham gia BHTG, chiếm
khoảng 80% trong tổng số của ngành công nghiệp kinh doanh tiền với số tài
sản ước tính khoảng 266 tỷ USD thì vẫn tiếp tục tham gia chương trình TAG
và được hưởng lợi từ việc đảm bảo của FDIC với số phí thu theo mức độ rủi
ro của các tổ chức tham gia BHTG và được tiếp tục giữ nguyên trong quyết
định này. Hội đồng quản trị cũng đang cân nhắc việc giảm mức phí xuống
còn 0,25% dựa trên báo cáo số dư trung bình hàng ngày của các tài khoản
được BH để giảm áp lực đối với các ngân hàng.
Chủ tịch FDIC cũng cho biết thêm: Quyết định này sẽ tiếp tục giúp
các tổ chức tham gia BHTG duy trì được tính thanh khoản tốt để cho vay hỗ
trợ nhằm phục hồi nền kinh tế đất nước. Bà cũng hy vọng Quốc hội sẽ quan
tâm và sớm thông qua hạn mức bảo hiểm vì điều này là rất quan trọng để
giúp cho BHTG Liên bang tiếp tục đứng vững và ổn định tài chính Quốc gia.
- :
trả gốc v
23
m:
23
-
40
2.2.4. FDIC sát cánh cùng bộ tài chính và cục dự trữ liên bang Mĩ, mua lại
tài sản xấu để cứu vãn hệ thống tài chính:
Các ngân hàng Mỹ hiện vẫn nắm giữ nhiều tài sản liên quan tới thế
chấp mà không thể định giá hoặc bán. Việc có quá nhiều cái gọi là "tài sản
xấu" đã hạn chế khả năng cho vay, khiến hệ thống tài chính Mỹ bị đóng
băng và đẩy nền kinh tế nước này chìm sâu hơn vào suy thoái. Chương trình
Đầu tư Nhà nước-tư nhân (PPIP), được thiết kế để mua toàn bộ các "tài sản
xấu" làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nước này. Điểm quan trọng
trong PPIP là Bộ Tài chính, FED và FDIC sẽ cùng tham gia rót vốn hoặc bảo
đảm, xác định giá trị và đấu giá số tài sản xấu. Để khuyến khích các nhà đầu
tư tư nhân tham gia chương trình, Chính phủ sẽ cung cấp cho họ các đảm
bảo và các khoản cho vay lãi suất thấp thông qua FDIC24.
PPIP gồm hai phần, phần một gọi là Kế hoạch Giải tỏa các Khoản nợ
Tồn đọng (Legacy Loans Program - LLP), phần hai là Kế hoạch Giải tỏa các
Chứng khoán Tồn đọng (Legacy Securities Program - LSP). FDIC được giao
quản lí Chương trình thứ nhất, LLP với qui trình như sau: FDIC yêu cầu các
ngân hàng chào hàng các khoản cho vay tồn đọng (legacy loans) muốn thanh
lý và đứng ra tổ chức đấu thầu những khoản vay này. FDIC sẽ kêu gọi các
nhà đầu tư tư nhân đấu thầu và người chào giá cao nhất sẽ cùng FDIC đứng
ra lập một quĩ đầu tư liên doanh để mua số tài sản thắng thầu đó. Nhà đầu tư
tư nhân và TARP sẽ bỏ mỗi bên 7.15% giá trị của số tài sản này vào quĩ, còn
lại 85.7% sẽ đi vay từ các nguồn bên ngoài và FDIC bảo lãnh cho khoản vay
này. Điểm mấu chốt của LLP là việc FDIC bảo lãnh 85.7% tổng số tiền đầu
24
ThS Nguyễn Thị Hồng Ngọc – Chi nhánh BHTGVN Khu vực Hà Nội - 17/12/2009
41
tư của liên doanh. Vì quĩ này có tỷ lệ đòn bẩy tài chính là 6:1 (=85.7:14.3),
nên đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư tư nhân là 12:1, nghĩa là nếu quĩ lời 1%
trên tổng số tài sản thì nhà đầu tư lời 12% trên số tiền mình góp vào quĩ.
Ngược lại, trong trường hợp quĩ bị lỗ thì tối đa nhà đầu tư chỉ mất số 7.15%
của mình, phần còn lại TARP và FDIC sẽ chịu. Chính cơ chế lời ăn lỗ (quá
7.15%) chính phủ chịu này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia
vào LLP.
Những hoạt động của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) trong
thời kỳ khủng hoảng cho thấy, FDIC đóng vai trò nhất định trong việc thực
hiện các kế hoạch giải cứu thoát khỏi khủng hoảng của Chính phủ Mỹ.
CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỔ CHỨC BẢO
HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM - DIV
3.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam
3.1.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung
Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ không có nhiều tác động trực tiếp
đến hệ thống tài chính Việt Nam bởi hệ thống tài chính Việt Nam dường như
chưa hội nhập sâu rộng với hệ thống tài chính toàn cầu. Nước ta chỉ mới mở
cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra. Tuy nhiên trên
từng lĩnh vực, khủng hoảng tài chính vẫn có những tác động nhất định như
sau:
42
- Xuất nhập khẩu: Đây là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ
cuộc suy thoái của Mỹ vì hiện nay Mỹ chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên những ngành như may mặc, giày dép và hàng
thủy sản là chịu thiệt hại nhiều nhất khi phải cạnh tranh với những doanh
nghiệp Mỹ và người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chi tiêu.
- Dòng vốn đầu tư: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
Việt Nam vẫn cao qua các năm 2007-2009 do nó mang tính dài hạn, các nhà
đầu tư chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, dòng vốn
đầu tư gián tiếp (FII) có bị ảnh hưởng nhưng không nhiều.
- Bất động sản: FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort cao
cấp bị suy giảm, nhưng không phải là điều đáng lo ngại.
- Đối với ngành du lịch: Khách du lịch vào Việt Nam không chỉ bao
gồm khách cao cấp mà rất đa dạng nên ngành du lịch cũng không bị ảnh
hưởng nhiều.
3.1.2. Đối với hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính
Đối với hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính nói riêng bị ảnh
hưởng không đáng kể vì :
- Hầu hết các ngân hàng Việt Nam là ngân hàng thương mại, độ phân
tán rủi ro cao và cũng không mua chứng khoán MBS, CDO của Mỹ, hơn
nữa còn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam.
- Thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng nhất định vì tâm lý của
nhà đầu tư Việt Nam bị ảnh hưởng, một phần do nhà đầu tư ngoại rút vốn về
nước. Nhưng thực sự thị trường chứng khoán phản ánh yếu tố nội tại của
nền kinh tế nên mặc dù hiện nay chỉ số chứng khoán duy trì ở mức thấp so
với trước khi khủng hoảng nhưng không đáng quan ngại.
Thực sự thì hệ thống tiền tệ và thị trường vốn, thị trường chứng khoán
ở Việt Nam bị tổn thương, bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội tại như
43
thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, tồn tại giao dịch nội gián...chứ không
liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
3.2. Thực trạng hoạt động của DIV :
3.2.1. Về những thành quả đã đạt được
Qua hơn chín năm hoạt động, DIV đã có những đóng góp tích cực đến
hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia:
Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả DIV đã
thực hiện công khai hóa chính sách BHTG theo quy định của pháp luật, qua
đó góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với tổ chức tham gia
BHTG, thúc đẩy việc huy động tiền gửi cho đầu tư phát triển, tăng cường uy
tín của các tổ chức tham gia BHTG. Tại khắp các quầy giao dịch của các tổ
chức tín dụng đều niêm yết Giấy chứng nhận BHTG hay thông điệp “ tiền
gửi được bảo hiểm”. Điều đó chứng tỏ một điều là chính sách BHTG đã thực
sự đi vào cuộc sống và sát cánh cùng các tổ chức tín dụng.
Hơn nữa, thông qua việc kiểm soát rủi ro đối với các tổ chức tham gia
BHTG bằng các hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, DIV góp phần
thúc đẩy quá trình củng cố, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của
tổ chức tham gia BHTG. Việc kiểm soát rủi ro được DIV thực hiện chủ yếu
trên cơ sở tiếp nhận và xử lý các thông tin được cung cấp, trao đổi từ các
nguồn khác nhau. Thông tin có thể được cung cấp trực tiếp cho DIV từ
người gửi tiền hay từ tổ chức tham gia BHTG dưới dạng văn bản, báo cáo
hay các file dữ liệu...theo quy định của Nhà nước về BHTG. Sau 5 tháng kể
từ khi Quy định về thông tin báo cáo áp dụng cho các tổ chức tham gia
BHTG (QĐ 191 – tháng 8/2006) của tổ chức BHTG Việt Nam có hiệu lực,
DIV đã hoàn thành xây dựng hệ thống truyền nhận điện tử được thiết kế trên
cơ sở website, để thực hiện việc truyền tin báo cáo điện tử và hướng dẫn
thực hiện các quy định về thông tin. Các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức
44
rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt
như hiện nay, thể hiện rõ tinh thần sẵn sàng trong việc áp dụng các quy định
chung của thế giới nên đã tích cực triển khai và rất có ý thức cung cấp thông
tin cho DIV. Điều này tạo cơ sở tốt cho DIV thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát
từ xa, cảnh báo kịp thời để tránh sự đổ vỡ cho các tổ chức tham gia BHTG.
Hơn nữa, DIV cũng gửi những thông tin nổi bật và các số liệu chung về hệ
thống ngân hàng mỗi quý tới các ngân hàng qua mục “thông tin khách hàng”
với mục đích cung cấp thêm thông tin tham khảo cho những ngân hàng quan
tâm tới công tác đánh giá và phân tích, góp phần làm tăng tính minh bạch và
công khai cho hoạt động kiểm tra giám sát của DIV.
Ngoài ra, DIV cũng có thể nắm được thông tin gián tiếp nhờ việc trao
đổi thông tin với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cũng như các
cơ quan có liên quan đến hoạt động BHTG. Theo quy định tại Nghị định của
Chính phủ về BHTG25 26, việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Thanh tra
Ngân hàng Nhà nước-Ban kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước tại tổ
chức tham gia BHTG với DIV được thực hiện bằng văn bản theo định kì và
đột xuất (nếu có), thông qua hình thức khai thác thông tin cần thiết cho DIV
đưới dạng truyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài học cho tổ chức tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) từ vai trò của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi LB Mỹ (FDIC) trong cuộc khủng hoảng tài chính M.pdf