Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiền năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tro chủ đạo.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa có nhiều thách thức, do đó cần khôn khéo và linh hoạt trong xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng vấn đề, trường hợp thời điểm cụ thể, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải trống tư tưởng đơn giản, nôn nóng.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bản chất và tính hai mặt của toàn cầu hoá kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội có hiêu quả, đẩy nhanh và rút ngắn tiến trình hiện đại hoá.
Trong xu thế toàn cầu hoá phân công lao động quốc tế ngày một sâu sắc. Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đang chuyển dịch từ phân công theo chiều dọc theo phân công sang chiều ngang. Có nghĩa là trước đây dưới sự thống trị của các nước tư bản phát triển hình thành hai nhóm nước rõ rệt, một nhóm lạc hậu chuyên cung cấp nhiên vật liệu, còn nhóm phát triển chuyên gia công, chế tạo sản phẩm rồi bán lại cho các quốc gia khác. Hình thức phân công này làm cho các quốc gia lạc hậu lại càng lạc hậu hơn. Các quốc gia phất triển khống chế thị trường, hạn chế sự xâm nhập bên ngoài dẫn tới chia cắt thị trường, cản trở sự phát triển của sản xuất và phân công lao động trên toàn thế giới. Nhưng cuối cùng với sự thất bại của chủ nghĩa thực dân và do tác động của xu thế toàn cầu hoá, hình thức phân cônh theo chiều ngang trở thành hình thức phân công chủ yếu với nội dung của nó là phân công theo bộ phận cấu thành sản phẩm. Các cơ sở khắp nơi trên thế giới tham gia vào sản xuất các bộ phận các chi tiết, linh kiện theo một tiêu chuẩn, sau đó được ráp nối với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh. Với hình thức phân công mới các quốc gia đang phát triển có thể tham gia vào công đoạn nào đó mà đẩy nhanh được tiến trình điều chỉnh kết cấu ngành của nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, với sự phát triển của loại hình phân công lao động quốc tế này, sản xuất trên phạm vi toàn cầu tạo thành một mạng lưới mà trong đó mỗi quốc gia tham dự là một mắt xích. Điều đó cũng có nghĩa là với toàn cầu hoá đã tăng thêm sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế, tạo ra cục diện xâm nhập, đan xen, bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau. Cũng chính vì vậy nó có lợi cho các quốc gia, họ có thể phát huy lợi thế, tiết kiệm lao động xã hội, tận dụng tốt các nguồn lực cho phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.3 + Toàn cầu hoá tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật cũng như công nghệ quản lý.
Ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu cùng với việc mở cửa thị trường làm cho các quan hệ trao đổi hàng hoá và dịch vụ gia tăng mạnh mẽ là dòng lưu chuyển vốn, công nghệ cũng được mở rộng và đẩy nhanh. Tham gia toàn cầu hoá các quốc gia không chỉ tận dụng được thị trường mà còn có thể thu hút, sử dụng các dòng vốn quốc tế. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, nơi mà đang rất cần vốn và công nghệ quản lý tiên tiến. Năm1997 các nước đang phát triển tiếp nhận 1043 tỷ USD vốn đầu tư. Kéo theo dòng chảy vốn là các công nghệ – kỹ thuật sản xuất và quản lý tiên tiến cho phép các quốc gia nâng cao trình độ sản xuất, mở ra điều kiện tiếp tục tham gia sâu vào hệ thông phân công lao động quốc tế. Việc than gia vào hệ thống phân công lao đọng quốc tế mới cũng đồng thời là quá trình cạnh tranh găy gắt. Do cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu phất triển công nghệ mới và qua toàn cầu hoá công nghệ này lại được lan truyền rộng rãi giữa các quốc gia. Vì vậy có thể thấy toàn cầu hoá vừa là điều kiện vừa là nhân tố kích thích sự phát triển và lan toả của khoa học công nghệ.
Một điều cần chú ý tới là trong quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới thì quốc gia nào có tốc độ cũng như phạm vi rộng và có chiêu sâu thì lưu lượng dòng vốn và công nghệ đổ vào nước đó cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.
1.4 + Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hay các tổ chức kinh tế cho phép các quốc gia thành viên được hưởng những ưu đãi về thếu quan, hàng hoá có thể nhanh tróng tiếp cận được với thị trường thế giới. Đối với các quốc gia đang phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế cung chính là tham gia diễn đàn cho phép mình bình đẳng bằy tỏ quan điển bảo vệ lợi ích chíng đáng của mình. Các tổ chức khu vực và toàn cầu là nơi tập hợp lại sức mạnh vốn rất dễ bị phân tán để đấu tranh cho sự bình đẳng. Việc hội nhập vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực, về thực chất là sự xâm nhập ràng buộc phụ thuộc lẫn nhâu về kinh tế. Điều này vô hình chung tạo ra cơ chế bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy toàn cầu hoá kinh tế cũng góp phần gia tăng xu thế hoà bình.
2, Tác động tới chính trị – văn hoá xã hội.
+ Về mặt chính trị :
2.1 Toàn cầu hoá đang và sẽ thách thức đọc lập, tự chủ của các dân tộc và chủ quyền quốc gia là một hiện thực. Chưa nói tới các cuộc chiến tranh nóng do các cường quốc bất chấp luật pháp quốc tế gây ra, nền độc lập tự chủ của các nước nhỏ, các nước chậm phat triển đang và sẽ đứng trước nguy cơ tiềm tàng bị cộng đồng quốc tế can thiệp một cách nhiều hơn. Hệ thống cơ chế quyền lực quốc tế gây ra cho các quốc gia này mối lo ngại, vì nó được sử dụng như là cơ sở để cộng đồng quốc tế can thiệp trực tiếp và thách thức chủ quyền chính trị truyền thống. Ngay cả những quyền đề ra chính sách mục tiêu kinh tế, kiểm soát điều hoà nguồn tài nguyên nguồn thông tin, quyền quản lý các hoạt động kinh tế và khả năng hành động của một nước cũng sẽ bị tác động và bị các tổ chức kinh tế quốc tế … ràng buộc chặt chẽ, do đó khó có thể phát triển kinh tế dân tộc theo hướng riêng. Những quy tắc thị trường toàn cầu, buôn bán toàn cầu, tiền tệ toàn cầu đã trở thành lực lượng cưỡng chế về mặt pháp luật quốc tế đối với một nước, nhất là các nước nhỏ buộc họ phải điều chỉnh chủ quyền kinh tế cho phù hợp với quy định chung thường là do các nước lớn sắp đặt
2.2 Hoạt động của CTXQG đang đe doạ an ninh kinh tế các nước đang phát triển và thậm chí phát triển. Sự mở rộng hoạt động của các CTXQG làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ của các nước đang phát triển lâm vào tình trạng bị “ chèn ép “. CTXQG ngày càng tham gia buôn bán tiền tệ quốc tế mang tính chất đầu cơ và thao túng thị trường ở mức độ lớn. Do vậy, khi một nước hoặc một khu vực nào đó nảy sinh vấn đề kinh tế, ngân hàng đa quốc gia sẽ dồn dập đổ tiền vào hoặc rút tiền ra, gây chấn động dữ dội trên thị trường tiền tệ.
+ Về mặt văn hoá :
2.3 Cũng là một thách thức rất đáng kể. Bất chấp việc có người tán thành có người phản đối thì toàn cầu hoá vẫn đang tác đọng mạnh tới văn hoá. Có một thời người ta đã dự đoán rằng, trong tương lai sẽ hình thành một thứ ngôn ngữ chung cho từng khu vực và từ đó sẽ hình thành lên ngôn ngữ chung cho toàn thế giới. Cũng có thời người ta đặt ra quốc tế ngữ để làm công cụ giao tiếp cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Không thể không thấy một thực tế ngày nay, hiện tượng thay dấu, hiện tượng toàn cầu hoá về ngôn ngữ bộc lộ khá rõ trong tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi. Những sản phẩm văn hoá Mỹ, hoặc y phục thời trang, …đã trở thành món ăn tinh thần và vật chất của nhiều người thuộc các châu lục khác nha nhất là giới trẻ. Vì vậy đã xuất hiện những khái niệm như chủ nghĩa đa nguyên văn hoá, chủ nghĩa liên văn hoá. Một hiện tượng khác cũng hết sức đáng chú ý là các
+ TCHKT thực chất là quá trình mở cửa hội nhập của các quốc gia. Trong quá trình hội nhập, các quốc gia đều nhanh chóng được tiếp nhận những thông tin, tri thức mới. Quá trình này góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nền tảng cho dân chủ phát triển. Bởi lẽ dân chủ chỉ là hình thức khi nó dựa trên nền tảng dân trí thấp.
Trong môi trường bảo hộ, đặc biệt với nền kinh tế khép kín khó có thể áp dụng những thông tin tri thức mới. Ngày nay mọi người dân đều có thể tiếp cận được với thông tin toàn cầu, sự ngăn cách không gian thời gian hầu như không còn ý nghĩa. Toàn cầu hoá thực sự thúc đẩy hiểu biết, xích lại gần nhâu giữa các dân tộc.
TCH đưa lai điều kiện giao lưu hoọi nhập của con người giữa các nền văn hoá, không những con người hiểu nhau hơn mà còn nâng cao giá trị văn hoá truyền thống, xoá bỏ những hủ tục mở ra điều kiện phát triển cho con người và cho sự chung sống hoà bình của các nền văn hoá trên toàn cầu.
+ Toàn cầu hoá mở ra khả năng phối hợp nguồn lực của các quốc gia dân tộc để giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu như: môi trường, dân số, hay một số vấn đề chính tri khác …Sự phát triển của thế giới đặt ra không ít các vấn đề có tính chất toàn cầu mà bản thân mỗi quốc gia không đủ sức để giải quyết. Hội nhập tạo ra khuôn khổ chung cho các quốc gia thành viên liên quan trao đổi, phối hợp sức mạnh để giải quyết. Bản thân việc hội nhập vào các định chế khu vực và toàn cầu buộc các quốc gia phải tuân thủ quy chế chung vì vậy nó giảm bớt, đến xoá bỏ những cơ sở nẩy sinh những vấn đề phức tạp liên quan tới các quốc gia.
Các vấn đề toàn cầu liên quan nhiều quốc gia, việc phối hợp sức mạnh để giải quyết có thể thực hiện trên nhiều cấp độ khác nhau. Các quốc gia có thể tham gia trên cơ sở hoạch định những chính sách theo một hướng thống nhất dựa trên các nguồn lực riêng. Hoặc việc phối hợp thực hiện theo khuôn khổ một trương trình …Mức độ tham gia hội nhập càng sâu thì khả năng tham gia phối hợp ở cấp độ chương trình chung toàn cầu và khu vực càng dễ thực hiện.
+ Toàn cầu hoá tạo ra sự phân cực thành các nước giầu và các nước nghèo ngày càng sâu sắc hơn.
Hiện nay, với sự hoạt động ngày càng mạnh của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia ( thế lực chính của toàn cầu hoá chủ yếu là thuộc về các quốc gia phát triển ) đang đưa thế giới vào sự phân hoá giầu – nghèo sâu sắc. Rõ ràng là cơ hội toàn cầu hoá mở ra là không ngang bằng với tất cả các quốc gia. Các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của những luồng hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua đường biên giới quốc gia. Do đó, sự phân cực giàu nghèo giữa các nước cũng như trong từng nước tăng lên. Chênh lệch giữa người giàu và người nghèo trên thế giới ngày càng tăng. Trong khi 1,2 tỷ người giàu có bằng khoảng 1/5 dân số thế giới, chiếm 86% GDP toàn cầu, 4/5 kim ngạch xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thì 1/5 dân số thế giới thuộc những người nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP của toàn thế giới. Tình hình phân hoá giàu nghèo rất sâu sắc.
Đi liền với sự tăng lên thu nhập của những người và nhóm nước giầu là sự giảm đi thu nhập ở những nước nghèo. Ngay ở những nước được coi là cường quốc về kinh tế như Mỹ trong những thập kỷ qua tình trạng bất bìng đẳng cũng gi tăng cùng với sự gia tăng của toàn cầu hoá kinh tế. Dưới thời tổng thống Kennedy lương của mọt vị giám đốc chỉ gấp 44 lần mức lương trung bình của một công nhân, thì hiện nay lên tới 326 lần.
Mức độ phân hoá giàu nghèo ở các quốc gia đang phát triển trong những thập niên vừa qua có phần còn găy gắt hơn. Theo thống kê Trung Quốc năm 1994 thì 20% gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 4,17% tổng thu nhập, còn 20% gia đình giàu nhất lại chiếm 50,2%. Sự chênh lệch này còn cao hơn cả Mỹ.
Điều chúng ta cần thấy là bản thân sự phân hoá giàu nghèo sự gia tăng bất công không phải chỉ gắn với toàn cầu hoá, mà nó có nguồn gốc từ bản chất của chế độ phân phối thu nhập. Toàn cầu hoá góp phần làm phân hoá sâu sắc hơn tình trạng giàu nghèo ở chỗ nó đặt các cá nhân, các quốc gia ở những lợi thế, cơ hội không giống nhau. Và dưới sự thao túng của các quốc gia tư bản phát triển cùng các tập đoàn xuyên quốc gia với mục đích tối đa hoá lợi ích tối thiểu hoá lao động đã dẫn tới việc phân bổ lợi ích của tăng trưởng theo xu hướng “ từ dưới lên trên “ và kết quả người giàu càng được lợi, càng giàu, người nghèo càng bất lợi, càng nghèo.
Công ty xuyên quốc gia nào muốn đầu tư sản xuất thành công tại mỗi nước thì đòi hỏi công ty đó phải nắm bắt rõ phong tục tập quán cach giao tiếp ửng sử của người dân nước khi có ý định đầu tư.
Trong toàn cầu hoá, văn hoá dân tộc văn hoá truyền thống có nguy cơ bị xói mòn về văn hoá chính trị : ý thức hệ phương tây du nhập ngày càng nhiều, thách thức an ninh chính trị đối với nhiều quốc gia ngày càng lớn.
Nói tới vấn đề này không thể không nhắc tới ông trùm truyền thông thế giới, đặc biệt là Mỹ. Thế giới đang chứng kiến sự tập chung ráo riết các phương tiện truyền thông, đưa tới tư tưởng đồng hoá và Mỹ hoá. Trong một tình thế như vậy sự xuất hiện của xu hướng trống lai là tất yếu. Đây tuyệt nhiên không phải xung đột giữa các nền văn hoá. Sự xung đột đó là do bàn tay của con người, do vấn đề lợi ích và do mưu đồ chính trị của con người mà thôi.
Chương III
Việt Nam với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
ở vn thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong bối cảnh đảng và nhà nước đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực phát huy nội lực để tham gia định chế, tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.
HNKTQT là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa ở các cấp độ đơ phương, song phương, đa phương.
I > Quan điểm, chủ trương của đảng đối với quá trình hội nhập kinh tế
1 Chủ trương của đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
+> Trước thời kỳ đổi mới 1986, VN đã tham gia hội nhập kinh tế nhưng tính chất, hình thức hội nhập có khác hiện nay. Năm 1978 VN đã là thành viên của hội đồng tương trợ kinh tế các nước XHCN ( SEV ) và đã tham gia vào hợp tác kinh tế đa phương trong khối này.
Tuy nhiên, thời kỳ này, đường lối đối ngoại của ta còn chị sự chi phối bởi hệ ý thức chính trị, đặc biệt có sự đối đầu giữa hai hệ thống XHCN và TBCN
đã ảnh hưởng tới xu hướng mở rộng các hình thức trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Do vậy các hoạt động kinh tế của ta từ 1975 đến 1985 các hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta về cơ bản vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn.
Từ 1986 tình hình thế giới có những biến đổi rất lớn, đường lối quan hệ kinh tế đối ngoại của đảng ta dần được đổi mới và cụ thể hoá qua các kỳ đại hội đảng.
Đại hội VI (năm1986 ) của đảng đã xác định : “ Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia vào phân công lao động quốc tế, trước hết và chủ yếu là mở rộng quan hệ phân công, hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Campuchia, các nước khác trong cộng đồng XHCN, đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
Năm 1991 đại hội VII chủ trương mở rộng đa dạng hoá đa phương hoá kinh tế đối ngoại dựa trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi. theo chủ trương đó đảng và nhà nước thúc đẩy khai thông các quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế khu vực.
đại hội VIII (1996 ) chỉ rõ “nhiệm vụ trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đại hội khẳng định và cụ thể hoa chủ trương xây dựng nền kinh tế mở đa dạng hoá, đa phương hoá kinh tế đối ngoại hướng mạnh về xuất khẩu.
Năm 2001, đại hội IX của đảng chhur trương “ Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường.
2 – Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiền năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tro chủ đạo.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa có nhiều thách thức, do đó cần khôn khéo và linh hoạt trong xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng vấn đề, trường hợp thời điểm cụ thể, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải trống tư tưởng đơn giản, nôn nóng.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta từ đó đề ra kế hoạch lộ trình hợp lý, vừa phải phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa phải đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia, tranh thủ các ưu đãi dành cho các nước đang phat triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoach hoá tập chung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác các âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “ diễn biến hoà bình “ đối với nước ta.
3 – Phương hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Quán triệt chủ trương được xác định tại đại hội IX của đảng là :” Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường. Trên tinh thần đó, Nghị Quyết 07 của bộ chính trị đã đe ra các nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế như sau :
Chủ động đi từng bước vững chắc, sử dụng tốt các cơ hội và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các thách thức.
Kết hợp nội lực với ngoại lực trên tinh thần phát huy tối đa nội lực
Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Bảo đảm độc lập tự chủ định hướng XHCN và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập.
II Mục tiêu của nhà nước ta từ nay tới 2010
Giảm dần tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sự bảo hộ, đương đầu với cạnh tranh ngày càng bình đẳng và ngày càng quyết liệt hơn là hướng đi bắt buộc của yêu cầu hội nhập và phát triển trong xu thế chung của thế giới ngày nay. Mặc dù vậy cho tới nay nhiều doanh nghiệp VN vẫn chưa nhận thức đầy đủ, chưa có khả năng thích nghi được với những thay đổi tất yếu này. Có nhiều lúc nhiều nơi các doanh nghiệp vn vẫn tỏ ra yếu thế khi tham gia vào một số hoạt động kinh tế quốc tế. Trong khi nền kinh tế vn đã và đang cố gắng để tham gia tích cực vào các tiến trình mowrcuar hội nhập, thì không ít các doanh nghiệp vẫn tồn tại tưởng mong chờ, ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước, chưa có sự chuẩn bị các điều kiện tối cần thiết cho cuộc cạnh tranh ngày càng găy gắt hơn không những trên thị trường thế giới mà ngay cả với hàng hoá nước ngoài tại thị trường trên đất nước mình.
Vừa qua khi gặp phải một số tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế thì không chỉ với các doanh nghiệp mà ngay cả với một số cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của ta cũng tỏ ra lúng túng, thiếu chủ động tìm các giải pháp ứng phó. Một điều chắc chắn trong thời gian sắp tới các cuộc tranh chấp sẽ sảy ra nhiều hơn với quy mô lớn hơn và tính chất sẽ phức tạp hơn. Do đó việc phổ biến nâng cao nhận thức (đến tận các doanh nghiệp ) về các cơ hội cũng như yêu cầu thách thức … của tiến trình hội nhập KTQT, tạo cho các doanh nghiệp chủ động hơn trước những cam kết hội nhập của chính phủ để xác định chiếm lược đầu tư, đổi mới kỹ thuật công nghệ thích ứng với tình hình là yêu cầu bức xúc của chúng ta hiện nay.
III -Thực trạng hội nhập kinh tế của VN.
1- Thành tựu cơ bản đã đạt được.
Về thu hút đầu tư nước ngoài
Từ 1988 đến năm 2000 các dự án với hơn 700 doanh nghiệp của 62 vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 39.4tỷ USD vốn thực hiên khoảng 18,9 tỷ USD tinh tới 12/2002 đã có 4582 dự án được đăng ký và cấp phép với số vốn đăng ký khoảng 50,3 tỷ USD vốn thực hiện đạy khoảng 24 tỷ. Nguồn vốn FDI chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Nguồn vốn này đã được thực hiện và đi vào hoạt động ở khắp 50 tỉnh thành phố ở nước ta. Khu vực này dã nộp vào ngân sách 1,52 tỷ USD tạo ra hơn 21,6 tỷ USD hàng hoá xuất nhạp khẩu và giải quyết việc làm cho 32 van lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp.
Nếu tính cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn hỗ trợ phát triển chính thức thì vốn có nguồn gốc nước ngoài chiếm tới 47% tổng nguồn vốn.
Kể từ khi khai thông lại quan hệ với IBM, WB và ADB tới nay VN đã nhận được cam kết viện trợ từ các nước các tổ chức tài chính quốc tế với tổng mức vốn trên 17 tỷ USD và đang giải quyết thành công các khoản nợ cũ do lich sử để lại trong khuôn khổ các câu lạc bộ PARIS, LODON và các thoả thuận song phương mở đường cho sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật to lớn mà các nhà đầu tư đang dành cho vn.
Về ngoại thương
Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tiến bộ vượt bậc. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 180 USD vượt quá 170 USD/ người – tiêu chí để được gọi là một nước có ngoại thương bình thường. Năm 2001 VN đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 15.027 tỷ USD nhập khẩu là 16,162 tỷ USD so với 882,9 triệu USD và gần 2.16 tỷ USD của năm 1986 kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 20%.
Nhập siêu đã giảm từ 3,8 tỷ USD năm 1996 xuống còn 900 triệu USD năm 2000 và 1,135 tỷ USD năm 2001. Ta đã có một mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô,than đá dệt may …Với số lượng lớn và chất lượng ngày càng tăng. Sản xuất hàng hoá gắn với xuất khẩu là một nết mới gắn với đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế việt nam.
Như vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã thu được những kết quả quan trọng : Nếu trong thời kỳ 1986 – 1990 GDP chỉ tăng 3,9% /năm trong khi dân số tăng 2,3% thì trong những năm 1991 – 1995 mức tăng GDP đạt bình quân 8,2%/năm từ 1996 – 2000 tuy một số chỉ tiêu kế hoạch không đạt được do khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đông nam á , nhưng GDP tăng bình quân 7%/năm ( cao hơn một số nước trong khu vực ) do đó sau một thập kỷ (1991 – 2000 ) GDP của vn đã tăng gấp hơn hai lần.
Nền kinh tế VN đã có sự chuyển dịch cơ cấu quan trọng : Nhiều khu công nghiệp mới, nhiều ngành công nghiệp mới với thiết bị công nghiệp hiện đại đã xuất hiện ( như khai thác dầu khí, tin học, viễn thông, chế biến thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng …) Hình thành diện mạo mới cho nền kinh tế VN.
đầu những năm 1990 VN có GDP bình quân đầu người rất thấp và nằm trong 20 nước nghèo nhất thế giới. Từ năm 1993 đến năm 2000 GDP tính theo đầu người đã tăng từ 180 USD lên khoảng 400 USD tính theo gía trị thị trường và tăng từ 1,170 USD lên 1,850 USD nếu tính theo tỷ giá tương đương sức mua. Bộ mặt đất nước thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, công bằng xã hội từng bước được bảo đảm.
IV- Những thách thức đặt ra đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1 _ Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá VN
TCH mở cửa cho cuộc sống văn hoá của con người, với tất cả tính sáng tạo của nó và cho các dòng tư tưởng và tri thức. Song nền văn hoá mới mà các thị trường toàn cầu đang mở rộng mang theo không làm cho các quốc gia an lòng. Đảng ta đã từng cảnh giác mở cửa “là để đón những luồng gió trong lành, nhưng đôi khi cũng có những luồng gió độc “. Những luồng văn hoá ngày nay bị mất cân bằng thiên mạnh theo một hướng từ những nước giàu đến những nước nghèo.
Hàng hoá, với hàm lượng tri thức cao chứ không phải hàm lượng vật chất đã tạo ra một số khu vực năng động nhất trong nền kinh tế tiên tiến nhất hiện nay. Ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất của mỹ không phải là máy bay hay ô tô mà là ngành vui chơi giải trí phim của Hollywood có tổng thu nhập lên đến 30 tỷ USD trên toàn thế giới năm 1997.
Sự bành trướng của các mạng lưới thông tin đai chúng toàn cầu và công nghệ truyền thông qua vệ tinh đã đem lại những thông tin đại chúng với sức mạnh vươn khắp toàn cầu. Những tấn công dữ dội của văn hoá nước ngoài có thể đe doạ tính đa dạng văn hoá, khiến cho hầu hết các quốc gia lo sợ bị đánh mất bản sắc VH của mình. Như vậy điều cần thiết phải giữ gìn và kết hợp bản sắc văn hoá dân tộc với sự chon lọc những văn hoá lành mạnh, hiện đại của nước ngoài để cho phép chúng cùng nở rộ trong một nền văn hoá giàu bản sắc nhưng hiện đại.
Trong quá trình hội nhập, vn phải giải quyết mối quan hệ đan xen giữa văn hoá dân tộc truyền thống với văn hoá thế giới đang ngày càng mở rộng, giữa văn hoá phương đông cổ truyền với văn hoá phương tây hiện đại để chọn cho được một hướng đi là vô cùng quan trọng. Vấn đề cần quan tâm là “ Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá vì xã hội công bằng văn minh, con người phát triển toàn diện. Nhưng văn hoá không thể chỉ là kết quả kinh tế mà còn phải là động lực của sự phát triển kinh tế “.
2- Vấn đề giữ vững định hướng XHCN trong tiến trình hội nhập
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, hàng loạt nước đã giành được độc lập và đi theo con đương XHCN và từ những năm 50 đến 90 của thế kỷ XX đã xuất hiện hệ thống các quốc gia XHCN. Hệ thống này đã cổ vã và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng dân chủ nổ ra liên tiếp, đông đảo các nước thế giới thứ 3 trỗi dậy, hệ thống thực dân cũ tan rã. Tiến trình toàn cầu hoá phương tây buộc phải điều chỉnh. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, Chính quyền Liên Xô và các nước đông âu nối tiếp nhau sụp đổ, các cường quốc phát triển ở tây phương cho rằng chủ nghĩa cộng sản thất bại trên toàn cầu, CNTB thắng lợi trên toàn cầu, toàn cầu hoáTBCN mà họ mong ước lâu nay đã đến gần.
Toàn cầu hoá mà các quốc gia phương tây muốn đạt được không phải muốn duy trì trật tự kinh tế quốc tế cũ, không công bằng không hợp lý mà còn mưu đồ xây dựng cái là trật tự kinh tế mới càng không công bằng càng không hợp lý hơn. Chính vì vậy mà các cường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 79108.DOC