Đề tài Bán khống và nhu cầu thiết yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU

Chương 1: Khung lý luận về bán khống . . 1

1.1 Khái niệm bán khống . . . 1

1.2 Lịch sử bán khống . 1

1.3 Phân loại bán khống . 3

1.3.1 Bán khống mang tính đầu cơ . 3

1.3.2 Bán khống phòng ngừa rủi ro . 3

1.3.3 Bán khống kỹ thuật . . . 3

1.3.3.1 Bán khống kỹ thuật dựa trên hộp an toàn . 4

1.3.3.2 Bán khống kỹ thuật cho việc mua bán song hành . 5

1.3.3.3 Bán khống kỹ thuật được thực hiện bởi các nhà buôn và môi giới . 6

1.4 Tác động của bán khống lên TTCK . 7

1.4.1 Lợi ích của bán khống . 7

1.4.1.1 Đối với thị trường . . 7

1.4.1.2 Đối với nhà đầu tư . . 8

1.4.1.3 Đối với các công ty chứng khoán và ngân hàng . 9

1.4.2 Rủi ro của bán khống . 9

1.4.2.1 Đối với nhà đầu tư . . 10

1.4.2.2 Đối với công ty chứng khoán và ngân hàng . . 10

1.4.2.3 Đối với thị trường . . 10

1.5 Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc triển khai nghiệp vụ

bán khống . 13

1.5.1 Bài học về bán về bán khống nhìn từ khủng hoảng tài chính năm 1997 từ Thái

Lan . . . 13

1.5.2 Bài học về bán khống nhìn từ tầm quan trọng của bán khống trên thị trường

chứng khoán Mỹ . 14

1.5.3 Bài học rút ra cho Việt Nam khi triển khai nghiệp vụ bán khống . 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 15

Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu

cầu của bán khống . . 16

2.1 Điểm qua tình hình TTCK Việt Nam từ đầu năm 2006 đến 22/05/2008 . 16

2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT . 18

2.2.1 Rủi ro chính sách . 18

2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT . 19

2.2.3 Rủi ro bong bóng . 20

2.2.4 Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các chính sách cởi mở

trong đ ầu tư nên sự hiện diện của NĐT nước ngoài tại Việt Nam ngày càng

nhiều . 20

2.2.5 Kiến thức của đại bộ phận NĐT còn nhiều hạn chế, khó tiếp thu các nghiệp vụ

phức tạp, các nghiệp vụ tài chính cao cấp . . 21

2.2.6 Rủi ro thông tin . . . 21

2.2.7 Rủi ro đến từ bản thân NĐT . . 22

2.2.8 Rủi ro thanh khoản của các chứng khoán NĐT đang nắm giữ . 22

2.2.9 Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, trung tâm giao dịch

và công ty chứng khoán . . 22

2.2.10 Rủi ro từ các chấn động thị trường trong và ngoài nước . 23

2.3 Có hay không bán khống ở thị trường Việt Nam . 23

2.3.1 Bán khống “ngầm”trên TTCK Việt Nam . . 23

2.3.2 Giao dịch ký quỹ vàng – Một hình thức bán khống hợp pháp . 25

2.4 Lợi ích nghiệp vụ bán khống mang đến khi được triển khai ở thị trường Việt

Nam . 29

2.4.1 Những lợi ích của bán khống mang lại cho thị trường Việt Nam . 29

2.4.2 Chứng minh tính ưu việt của bán khống thông qua mô hình tài chính . 31

2.4.2.1 Dùng đường thị trường chứng khoán để xác định giá trị cổ phiếu . 31

2.4.2.2 So sánh TSSL và rủi ro trong trường hợp có bán khống và không bán

khống . . 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 38

Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ

bán khống ở TTCK Việt Nam . 39

3.1 Nhóm giải pháp cần thiết để triển khai bán khống . 39

3.1.1 Giải pháp thứ nhất: Ban hành hướng dẫn cụ thể triển khai bán khống . 39

3.1.2 Giải pháp thứ hai: Phát triển nhà tạo lập thị trường . 39

3.1.3 Giải pháp thứ ba: Giải quyết nguồn cung chứng khoán . 41

3.1.3.1 Quyền lợi của bên cho vay chứng khoán . 41

3.1.3.2 Quyền lợi của bên vay chứng khoán . 42

3.1.3.3 Các giải pháp giúp tăng cung chứng khoán . 42

3.1.4 Giải pháp thứ tư: Hạn chế các mặt trái của nghiệp vụ bán khống . 43

3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy . 43

3.1.4.2 Thao túng giá (làm giá) trên thị trường . 44

3.1.5 Giải pháp thứ năm: Quy định thời điểm cho phép bán khống trong ngày . 45

3.2 Hệ thống nhóm các giải pháp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của nghiệp vụ

bán khống . . 45

3.2.1 Giải pháp thứ sáu: Tăng cường xây dựng tổ chức Quỹ đầu tư công chúng . 45

3.2.2 Giải pháp thứ bảy: Cho phép triển khai các hoạt động ứng trước T+3 . 46

3.2.2.1 Cho phép ứng tiền bán chứng khoán trước ngày T+3 . 46

3.2.2.2 Cho phép ứng trước chứng khoán trước ngày T+3 . 46

3.2.3 Giải pháp thứ tám: Phát triển nghiệp vụ repo chứng khoán . 47

3.2.4 Giải pháp thứ chín: Sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán . 47

3.2.5 Giải pháp thứ mười: Tăng cường vai trò của NHTM . 48

3.2.6 Giải pháp thứ mười một: Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm . 49

3.2.7 Giải pháp thứ mười hai: Xây dựng mô hình và cách điều hành Ngân hàng lưu

ký chứng khoán . . 49

3.3 Các dấu hiệu giúp NĐT nhận biết thời điểm có thể thực hiện nghiệp vụ bán

khống . . 49

3.4 Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống . 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 50

pdf64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bán khống và nhu cầu thiết yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa tiếp thêm được sức mạnh, tâm lý NĐT ngày 1 giảm dần, ắt hẳn sẽ phải tìm cơ hội khác hoặc rút về chờ thời cơ. Nhiều NĐT đã nhận ra sai lầm khi đầu tư theo danh mục mà không hề quan tâm đến xu thế. Đặc biệt có không ít NĐT chạy theo “blue-chips” (Blue-chips là loại cổ phiếu "chất lượng cao" hay còn gọi là cổ phiếu "thượng hạng", do các công ty lớn có tiếng phát hành) và giờ đây chính những “blue-chips” này lại quay mặt lại với họ. Chắc chắn rằng cả cung và cầu đều không muốn thế, nhưng thị trường là thế và chứng khoán là thế. Chỉ cách đây 1 năm, nhiều người giàu lên vì FPT thì giờ đây vẫn là con số nhiều đó đau xót nhìn tài sản của mình đội nón ra đi. Chắc chắn rằng, FPT làm ăn vẫn có lãi, lãi rất nhiều, tương lai sáng hơn ai hết, ấy vậy mà ngày nào cũng giảm. Chúng ta hãy cùng hiểu thị trường và chia sẻ những khó khăn nhiều bề của nhiều định chế. Cơ quản quản lý thị trường thì nát óc để xoay chuyển tình thế, công ty chứng khoán thì rầu rĩ vì thâm hụt doanh thu (môi giới, tự doanh, bảo lãnh…), NĐT – đối tượng được quan tâm nhiều nhất thì thua lỗ đến 30-40% nên đã quá nản, mất lòng tin vào tương lai của thị trường. Trước kia lịch sử cũng đã chứng kiến chứng khoán giảm một cách thê thảm, mức độ giảm cũng tương đương thời điểm này, mất ngót 50% điểm. Đa phần NĐT hoang mang, lo lắng. Nhưng nỗi lo lúc đó nó còn quá nhỏ, không lớn như bây giờ. Cũng bởi quy mô thị trường lúc đó còn quá nhỏ, NĐT chứng khoán rất ít, không nhiều như hiện nay. Nếu xét ở một góc độ tương quan thì TTCK lúc này đang giảm một cách thê thảm hơn bao giờ hết. Ở bất cứ một TTCK nào trên TTCK nói chung đều có thời kỳ giảm mạnh, thậm chí là suy thoái trầm trọng, không phải là suy thoái một lần, mà có thể nhiều lần. Đó cũng là một trong những đặc thù cơ bản của TTCK, có tăng ắt có giảm, có tăng nóng ắt có đóng băng. Thế nhưng bài học của những nước có TTCK tồn tại và phát triển được đến ngày nay là gì? Họ chống chọi trước những “cơn bão” này ra sao? Thiết nghĩ cơ quan quản lý thị trường và những đơn vị truyền thông cho chứng khoán hãy đưa ra những kinh nghiệm đó, trước là để có bài học cho mình, sau là để động viên và hướng đối tượng thị trường cùng chung tay chung sức mà gánh vác. Quay trở lại với lịch sử suy thoái của TTCK Việt Nam đã từng xảy ra vào thời điểm năm 2004, tuy ở quy mô nhỏ nhưng đó cũng là bài học có thể áp dụng phần nào để khắc phục TTCK lúc này. Khi TTCK thoát khỏi đà suy thoái, ai giám chắc rằng sẽ không bao giờ còn suy thoái? Và rất có thể, tình hình lúc này sẽ là một bài học quý giá cho tương lai. Hình 2.1-Đồ thị biểu diễn chỉ số Vn-Index và Hastc-Index từ đầu năm 2006 đến 22/05/2008 Nguồn: www.ssc.gov.vn - Ủy ban chứng khoán Nhà nước 2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT 2.2.1 Rủi ro chính sách: TTCK Việt Nam còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ thị trường hóa chưa đủ và luôn chịu ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ. Hệ thống pháp luật quy định về TTCK còn nhiều bất cập. Các quy định của các cơ quan quản lý đưa ra bất ngờ, gây hoang mang cho NĐT họ không kịp phản ứng, thích nghi với các quy định mới và hậu quả là dẫn tới thua lỗ thậm chí là phá sản. NĐT Việt Nam phần đông là các NĐT nhỏ lẻ, nên trước những thông tin nóng hổi của các cơ quan nhà nước họ tiếp nhận rất thụ động và họ cũng chính là những người chịu thua thiết nhất trong thời gian qua. Nhiều NĐT dày dạn khác đã kinh qua hầu hết các khóa đào tạo chứng khoán, tìm hiểu kỹ các trường phái đầu tư, bám sàn, phân tích giỏi và có kinh nghiệm…, nhưng rốt cuộc vẫn khó tránh khỏi những rủi ro liên quan đến chính sách. (xem thêm phụ lục 4) BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN CHỈ SỐ VN-INDEX VÀ HASTC-INDEX 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 Jan- 06 Feb- 06 Mar- 06 Apr- 06 May- 06 Jun- 06 Jul- 06 Aug- 06 Sep- 06 Oct- 06 Nov- 06 Dec- 06 Jan- 07 Feb- 07 Mar- 07 Apr- 07 May- 07 Jun- 07 Jul- 07 Aug- 07 Sep- 07 Oct- 07 Nov- 07 Dec- 07 Jan- 08 Feb- 08 Mar- 08 Apr- 08 May- 08 VN-INDEX 0 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330 360 390 420 450 480 510 HASTC-INDEX VN-INDEX HASTC-INDEX Tiêu biểu vẫn là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03), “đùng một cái” được ban hành, không tổ chức lấy ý kiến hoặc định hướng trước để giới đầu tư có thể chuẩn bị ứng phó. Ở đây, một số đối tượng NĐT có kinh nghiệm, có khả năng tiên đoán được chính sách, và không loại trừ khả năng thông tin chính sách rò rỉ, là có thể nhanh chân thoát khỏi đà sụt giảm sau đó. Và gần đây, quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố, tạo một áp lực lớn đối với kỳ vọng phục hồi trên TTCK. Lãi suất và vốn VND của các ngân hàng thương mại biến động mạnh là một nguyên nhân khiến chứng khoán “rơi tự do” Sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý vào TTCK sẽ ngăn cản sự phát triển của thị trường, bởi nó làm tăng tính rủi ro hệ thống và NĐT sẽ "chùn chân" khi cân nhắc việc tham gia vào thị trường. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như nước ta, những rủi ro do các chính sách mang tính chiến thuật ngắn hạn để đối phó với diễn biến kinh tế phức tạp là khá lớn, thì cần phải làm cho người dân biết tự bảo vệ mình, chứ không có chuyện gì cũng tìm Nhà nước. Làm được như vậy thì cũng tạo ra tính độc lập cho chính sách mang tính chiến lược dài hạn của Nhà nước, không phải bận tâm ra các quy định ngắn hạn làm yên lòng dân nữa. 2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT. TTCK non trẻ và đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thì rủi ro đối với NĐT rất nhiều, tuy nhiên những rủi ro đó không phải là không phòng ngừa được. Ngoài ra, do sự dè dặt của các cơ quan nhà nước mà đến nay các NĐT Việt Nam vẫn đang “khát” công cụ phòng ngừa rủi ro bằng chứng là các công cụ này vẫn chưa được phép triển khai trong khi nhu cầu của NĐT là khá lớn. Ở các thị trường phát triển họ đều triển khai các công cụ tài chính phái sinh (quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, giao sau,…), các hoạt động mua – bán khống như là các công cụ giúp NĐT thông qua đó hạn chế rủi ro của mình, tự cứu mình. Mà làm sao người dân tự cứu được khi mà Nhà nước không trao cho người ta công cụ để tự cứu? TTCK giảm giá nhưng người ta không thể bán khống cổ phiếu, không thể phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn, thì tự cứu như thế nào? Lý thuyết đầu tư cho thấy thị trường có tính chu kỳ, có lên ắt có xuống, khi thị trường ở trong chu kỳ xuống, nỗ lực cho nó đi lên là làm ngược quy luật; thay vào đó, cho NĐT công cụ tự bảo vệ khi giá giảm như bán khống hay quyền chọn, vừa không đi ngược quy luật, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho CTCK và NĐT. 2.2.3 Rủi ro bong bóng Đây là loại rủi ro hình thành do sự bất cân xứng giữa cung và cầu chứng khoán thường thấy ở các thị trường mới nổi như ở nước ta. Mặc dù, trong năm 2006, 2007 đã có nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng nhu cầu mua cổ phiếu của các NĐT, đặc biệt là các NĐT nước ngoài là rất lớn. Cầu gia tăng mạnh tạo áp lực dẫn đến trong thời gian dài các cổ phiếu của nhiều công ty bị đẩy lên giá rất cao vượt xa giá trị thực tế của nó, chính điều này tạo nên bong bóng của thị trường. Đây cũng chính là nhân tố tạo nên sự bất ổn cho thị trường, chỉ cần có một sự cố gì xảy ra thì sự lây lan, sụp đổ là rất lớn và nguy hiểm thị trường giai đoạn cuối năm 2007 đến nay là một ví dụ. 2.2.4 Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các chính sách cởi mở trong đầu tư nên sự hiện diện của NĐT nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều. Theo sau họ là những dòng vốn khổng lồ điều này mang đến nhiều lợi ích cũng như những thách thức không nhỏ. Đây là vấn đề đặt ra để các nhà quản lý Việt Nam cần hết sức cảnh giác. Mục tiêu cuối cùng của chủ đầu tư nước ngoài là thực hiện thu lãi từ đầu tư theo dự kiến, khi biện pháp quản lý giám sát, cơ chế quản lý ngoại hối, chế độ, pháp luật quy định về TTCK của nước chủ nhà xuất hiện lỗ hổng, NĐT nước ngoài sẽ lợi dụng những lỗ hổng này tiến hành các hoạt động mang tính đầu cơ sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế. Kinh nghiệm xương máu của nhiều quốc gia trên thế giới bị giới đầu cơ quốc tế tấn công làm tê liệt thậm chí là khủng hoảng kinh tế vẫn là bài học nóng hổi cho Việt Nam khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 2.2.5 Kiến thức của đại bộ phận NĐT còn nhiều hạn chế, khó tiếp thu các nghiệp vụ phức tạp, các nghiệp vụ tài chính cao cấp. Các NĐT Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại và chưa có ý thức sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, khi họ bị thua lỗ thì họ thật sự trắng tay. Kinh nghiệm rút ra từ các thị trường nước ngoài là người ta có xu hướng chỉ dùng thường xuyên một sản phẩm phòng ngừa rủi ro hay đầu tư nếu dùng một lần thấy có lợi (positive feedback trading). Nếu dùng mà bị lỗ thì họ không dùng nữa. Do đó, cho phép triển khai sản phẩm phái sinh là một chuyện, nhưng tạo ra văn hóa phòng ngừa rủi ro cho xã hội, để người có gánh chịu rủi ro phải quan tâm tự giác tìm tòi về sản phẩm phái sinh và phòng ngừa rủi ro, biết lo ngại rủi ro và biết phòng chống đúng cách để có lợi, còn quan trọng hơn nhiều lần. 2.2.6 Rủi ro thông tin Thông tin trên TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được công khai minh bạch. Hành vi kinh doanh dựa trên trên thông tin nội gián để trục lợi vẫn còn nhan nhãn. Ngoài ra, do có rất ít thông tin chính thống nên NĐT thường xuyên theo dõi các phân tích trên báo chí, đôi khi thông tin báo chí nhìn nhận bi quan về thị trường (chỉ là quan điểm của một nhà báo, chuyên gia nào đó) thì ngay lập tức các NĐT ùn ùn kéo nhau hành động và đưa thị trường đến chỗ bi quan thật, mặc dù thực tế thị trường không đến mức tồi tệ như vậy. Những báo cáo thị trường của các tổ chức đầy danh tiếng trong và ngoài nước như IMF, HSBC hay SSI, TSC gần đây ít nhiều gây sóng gió trong giới đầu tư và có những tác động nhất định đến tâm lý thị trường trong thời gian vừa qua là một ví dụ. Thông tin của báo chí là cần thiết nhưng đó chỉ nên xem là thông tin tham khảo, bản thân NĐT cần phải tỉnh táo và phải biết chọn lọc, cân nhắc chứ không nên coi đó là kim chỉ nam cho thị trường. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam còn là thị trường của những tin đồn, đôi khi không biết vô tình hay cố ý mà một thông tin nào đó được truyền tai nhau, thông tin không hề được xác nhận, công bố của các cơ quan quản lý, bất chấp nguồn gốc của nó, NĐT vẫn răm rắp tin và hành động theo. Tâm lý không vững vàng, thiếu tính chuyên nghiệp trong đầu tư, thiếu kiến thức chuyên môn trong phân tích, dự báo, nhìn nhận thị trường chỉ qua ngôn ngữ báo chí, qua thông tin rỉ tai nhau chính điều này đã làm không ít NĐT Việt Nam phá sản. 2.2.7 Rủi ro đến từ bản thân NĐT. TTCK nước ta ra đời chưa được bao lâu, lực lượng NĐT được đào tạo qua trường lớp và có kiến thức đầu tư rất khiêm tốn. Khi TTCK Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng “thần kỳ” vào năm 2007 thì việc kiếm lời từ "buôn" chứng khoán tưởng như dễ dàng, rất nhiều người huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là cầm cố gia sản để mua chứng khoán. Tâm lý đã mua là được khiến NĐT không cân nhắc hết những rủi ro do thị trường mang lại. Kết quả là khi thị trường bước sang giai đoạn điều chỉnh, không có tiềm lực tài chính, những NĐT vốn mỏng buộc phải cắt lỗ rời bỏ thị trường. Hơn nữa, việc thiếu tính bền vững trong hoạt động đầu tư, chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn mà không tính toán đến các chi phí hoặc rủi ro có thể gặp phải trong thị trường đầy biến động của NĐT cũng là một nguyên nhân làm gia tăng rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Như vậy, đầu tư không có chiến lược, chỉ chạy theo cái lợi trước mắt nên không những NĐT tự mang lại rủi ro cho chính mình mà còn gia tăng thêm rủi ro chung cho thị trường. 2.2.8 Rủi ro thanh khoản của các chứng khoán NĐT đang nắm giữ. Thị trường Việt Nam do còn thiếu các kết cấu hạ tầng, thiếu các công cụ phụ trợ của thị trường: nhà tạo lập thị trường, thông tin, các công cụ tài chính phái sinh…là những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng thanh khoản thấp của các chứng khoán. Mặt khác cũng xuất phát từ tình hình thực tế kinh doanh, tình hình tài chính của một số công ty niêm yết không sáng sủa cũng tạo ra tính thanh khoản kém cho các chứng khoán. Ngoài ra, nếu NĐT phân tích không đúng chọn nhằm chứng khoán “dở” để đầu tư hoặc giữ rất nhiều chứng khoán trong cùng “một rổ” cũng gây ra rủi ro thanh khoản. Ngày nay việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi đến chóng mặt của nền kinh tế cho nên ngay cả những công ty hàng đầu nếu không có chiến lược hợp lý cũng khó lòng trụ vững, điều này cho thấy tình hình kinh doanh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải vừa tấn công nhưng cũng phải biết cách phòng thủ và điều này cũng góp phần gia tăng rủi ro thanh khoản của chứng khoán. 2.2.9 Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, trung tâm giao dịch và công ty chứng khoán Với các quy định hiện nay của Sở giao dịch chứng khoán vẫn chưa mang lại công bằng cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các nhà đầu tư nước ngoài. Các quy định về cách khớp lệnh, cách đặt lệnh, điều chỉnh số lượng cổ phiếu tối thiểu trong giao dịch (tăng từ 10 lên 100 cổ phiếu: buộc nhà đầu tư bỏ trứng vào 1 rổ không thể xé nhỏ như trước), chất lượng dịch vụ của một số CTCK còn phân biệt NĐT nước ngoài, trong nước, NĐT lớn và nhỏ…cũng làm gia tăng rủi ro cho NĐT trong kinh doanh chứng khoán. 2.2.10 Rủi ro từ các chấn động thị trường trong và ngoài nước Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế thế giới, chúng ta đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. Các chấn động của nền kinh tế thế giới đều ít nhiều ảnh hưởng ảnh hưởng đến tình hình nền kinh tế trong nước và trong đó có TTCK Việt Nam. Thời điểm này bất cứ sự sụt giảm nào ở một số thị trường chứng khoán lớn trong khu vực và thế giới như New York, Tokyo, Hong Kong, Singapore…thì lập tức TTCK Việt Nam sẽ ảnh hưởng theo. Nền kinh tế thế giới, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay liên tiếp hứng chịu nhiều chấn động lớn: giá dầu, giá vàng leo thang, khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng lương thực, bất ổn chính trị ở một số nước…tất cả đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đôi lúc nó đã làm cả thế giới lao đao và Việt Nam cũng nằm trong số ấy. Trong nước, giá tiêu dùng tăng đến chóng mặt, tốc độ lạm phát cao dự đoán năm 2008 là trên 20%, đồng tiền mất giá so với đô la, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thâm hụt thương mại ngay càng lớn, thị trường bất động sản rồi thị trường chứng khoán đóng băng, tốc độ tăng trưởng chậm lại…tất cả những thứ đó đã làm xấu đi bảng thành tích tăng trưởng kinh tế vượt bật đáng tự hào của chúng ta. Trong thị trường chứng khoán nói riêng, các NĐT nhỏ lẻ vốn đã yếu thế bây giờ còn gồng gánh thêm rủi ro do tâm lý bầy đàn, đầu tư đầy cảm tính của NĐT Việt Nam, thông tin không minh bạch, thị trường chạy theo tin đồn gây nhiễu loạn thông tin và sự thao túng thị trường của một số NĐT có tiềm lực tài chính lớn, có thế lực và thông tin nội gián đủ sức làm giá trên thị trường để trục lợi. Chúng ta thấy rằng, mọi thứ ngày càng trở nên bất ổn, khó dự đoán hơn cũng từ đó mà rủi ro trong đầu tư cũng tăng lên. 2.3 Có hay không bán khống ở thị trường Việt Nam 2.3.1 Bán khống “ngầm”trên TTCK Việt Nam Nghiệp vụ kinh doanh được các công ty chứng khoán và giới đầu tư mong đợi là mua bán khống (short sale). Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật Chứng khoán trình Quốc hội mới đây, Bộ Tài chính một lần nữa đề nghị cấm nghiệp vụ này. Tuy nhiên bán khống vẫn được diễn ra ngầm trên thị trường OTC và thị trường niêm yết. Bán khống ở đây phần lớn dựa trên sự quen biết và tin tưởng giữa các NĐT với nhau. Trên thị trường OTC vì việc sang tên cổ phiếu khá dễ dàng và cũng chỉ gói gọn trong từng nhóm những NĐT đã quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Thông thường NĐT có nhu cầu bán khống sẽ "mượn" cổ phiếu của một NĐT khác trong một khoảng thời gian nhất định với mức lãi suất thỏa thuận giữa hai bên. Cổ phiếu sau đó sẽ được sang tên để bên mượn có thể thực hiện hoạt động bán khống. Đối tượng cho vay, thường là những NĐT nắm giữ cổ phiếu dài hạn mà không chú ý nhiều đến biến động giá ngắn hạn hay là các NĐT ngắn hạn đang bị lỗ nặng, khoảng 30% trở lên, vì tiếc của mà không còn ý định cắt lỗ nữa mà họ sẽ nắm cổ phiếu "chung thân" chuyển sang đầu tư dài hạn. Đây là đối tượng dễ khai thác để "mượn" cổ phiếu nhất. Bên cạnh đó, đối tượng cho vay cũng cảm thấy hài lòng nhờ thu lời qua lãi suất cho vay chứng khoán. Trên thị trường niêm yết, cổ phiếu niêm yết cũng có thể lướt được theo cách này. Tuy nhiên mọi chuyện sẽ phức tạp hơn vì NĐT muốn mượn cổ phiếu không thể trực tiếp đặt lệnh mà vẫn phải thông qua NĐT có cổ phiếu. Sau khi bán cổ phiếu hai bên còn phải tiếp tục chuyển tiền qua lại, nên rất bất tiện. Những rủi ro NĐT bán khống “ ngầm” trên TTCK Việt Nam gặp phải là:  Tính thanh khoản của cả thị trường niêm yết và OTC đang thấp, sau khi NĐT đã mượn được cổ phiếu để tiến hành bán khống, thì bây giờ việc tìm người mua những cổ phiếu đó cũng không hề đơn giản.  Việc mượn cổ phiếu rồi "xù" luôn không phải là không có. Người cho mượn cổ phiếu rất khó bảo vệ quyền lợi của mình, do mọi hoạt động sang tên cổ phiếu OTC đều được thực hiện một cách hợp pháp.  Chưa hề có chế tài, quy định nào về việc thực hiện giao dịch bán khống như trên, quyền lợi của NĐT chưa được bảo vệ. Ràng buộc duy nhất giữa hai bên chỉ là sự tin tưởng lẫn nhau. Nhiều NĐT cho rằng giới đầu tư chứng khoán tại Việt Nam rõ ràng đang có nhu cầu bán khống. Nếu nghiệp vụ này được áp dụng tại thị trường Việt Nam thì sẽ có thể giúp tăng tính thanh khoản, ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi cũng như tạo thêm một phương tiện giao dịch nữa cho các NĐT. 2.3.2 Giao dịch ký quỹ vàng – Một hình thức bán khống hợp pháp Khoản 9, Điều 71 Luật Chứng khoán quy định về nghĩa vụ của CTCK như sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”. Như vậy, Luật thì không cấm nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo lộ trình phát triển công ty chứng khoán của UBCKNN thì đến năm 2009 nghiệp vụ bán khống mới có quy chế hướng dẫn thực hiện. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các NĐT quan tâm đến nghiệp vụ bán khống, tuy nhiên khi nào thì bán khống mới thật sự được triển khai mới là điều quan trọng. TTCK của Việt Nam còn non trẻ và phát triển chưa vững chắc, các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế và chưa hoàn thiện nên chúng ta thận trọng trong việc triển khai nghiệp vụ bán khống là cần thiết. Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, bán khống có tính hai mặt của nó: nó vừa mang lại lợi ích nhưng cũng mang đến cho thị trường nhiều rủi ro. Như chúng ta đã biết, vàng và chứng khoán là hai công cụ đầu tư có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng có nhiều nét tương đồng với nhau. Việc tổ chức sàn giao dịch vàng và cho phép các hoạt động mua bán khống vàng trong thời gian qua đã thỏa mãn nhu cầu đầu tư và đầu cơ của mọi người, cung cấp thêm một kênh đầu tư và phòng ngừa rủi ro mới, hấp dẫn. Qua nghiên cứu cách vận hành, cũng như sự phát triển lớn mạnh của sàn giao dịch vàng và sự đón nhận nồng nhiệt nghiệp vụ bán khống vàng của NĐT sẽ phần nào cung cấp kinh nghiệm thực tế quý báu giúp ích trong quá trình xây dựng và triển khai nghiệp vụ bán khống trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Đó là lý do để nhóm tiến hành một phần khảo cứu nhỏ về sàn giao dịch vàng. (xem thêm phụ lục 5) Trong bối cảnh, đồng đôla ngày càng mất giá và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư và đầu cơ thế giới chuyển danh mục sang hàng hoá, nhất là vàng, dầu và lương thực. Hình 2.2-Biểu đồ biểu diễn sự biến động của tỷ giá USD/VND từ 2005-2008 15,300 15,400 15,500 15,600 15,700 15,800 15,900 16,000 16,100 16,200 16,300 16,400 16,500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TG Thị trường 2007 TG Thị trường 2006 TG Thị trường 2008 TG Thị trường 2005 Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Với sự biến động mạnh mẽ của thị trường vàng đã khiến cho các NĐT và nhà đầu cơ khao khát được giao dịch loại hàng hoá này. Hệ lụy là giá vàng trong nước tăng mạnh, hút một lượng lớn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư và đầu cơ trong nước. Một lượng vốn lớn từ TTCK đã bị hút sang thị trường vàng. Để đáp ứng nhu cầu của NĐT và đầu cơ, Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB đã thiết lập sàn giao dịch vàng và triển khai thêm sản phẩm mang hình thức giao dịch mua bán khống – Vay đầu tư vàng tại ACB. Hình 2.3-Biểu đồ biểu diễn sự biến động giá vàng thế giới và giá vàng trong nước từ 2005-2008 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900 950 1,000 1,050 1,100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 USD/ounce 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 1,100,000 1,200,000 1,300,000 1,400,000 1,500,000 1,600,000 1,700,000 1,800,000 1,900,000 2,000,000 2,100,000 VND/chỉ VÀNG TG2005 VÀNG TG2006 VÀNG TG2007 VÀNG TG2008 VÀNG ACB2005 VÀNG ACB2006 VÀNG ACB2007 VÀNG ACB2008 Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB “Vay đầu tư vàng tại ACB” là sản phẩm cho phép các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân mua bán vàng gấp 14 lần vốn tự có. Ngân hàng sẽ cho vay vàng hay tiền đồng tùy theo kỳ vọng của NĐT. Chẳng hạn trường hợp NĐT kỳ vọng giá vàng sẽ tăng và quyết định vay tiền đồng và sau đó mua vàng tại Ngân hàng. Khi giá vàng tăng đến mức mong muốn, NĐT bán vàng cho Ngân hàng và trả nợ vay tiền đồng. Đây là hình thức giao dịch mua khống. Ngược lại, khi NĐT dự báo giá vàng sẽ xuống thì cho vay vàng, người vay bán số vàng vay được lại cho Ngân hàng. Đến khi giá vàng giảm đến một mức mong muốn, NĐT mua lại vàng và trả nợ vay cho ngân hàng. Đây là hình thức giao dịch bán khống. Tham gia sàn, NĐT chỉ cần ký quĩ 7% giá trị giao dịch, phần còn lại sẽ được Ngân hàng cho vay theo hạn mức tín dụng được cấp, hiện tối đa là 30 tỉ đồng đối với cá nhân. Chẳng hạn, giá vàng đang là 20 triệu đồng/lượng, với khối lượng giao dịch tối thiểu là 50 lượng, tức tổng giá trị giao dịch là 1 tỉ đồng, nhưng NĐT (về lý thuyết) chỉ cần có khoảng 70 triệu đồng là có thể giao dịch. (xem thêm phụ lục 6) Một ví dụ cụ thể: NĐT có vốn là 3,75 lượng vàng quy đổi ra tiền đồng hơn 57,976 triệu đồng (lấy giá vàng là 1,624 triệu đồng/chỉ), khi giá vàng giảm 10% thì lợi nhuận thu được hơn 5,783 triệu đồng. Nếu NĐT sử dụng dịch vụ này thì với 3,57 lượng vàng tự có, NĐT sẽ được cho vay đến 50 lượng vàng (gấp 14 lần số vốn tự có). Khi giá vàng giảm 10% đúng như nhận định của NĐT, số lời mà họ thu được đạt 81 triệu đồng. Mức cho vay tối đa của Ngân hàng ở dịch vụ này là 30 tỉ đồng, thời gian vay là 12 tháng, người vay trả lãi hằng tháng, trả vốn khi đến hạn. Hơn 6.000 lượng vàng đã được Ngân hàng cho vay chỉ sau vài tháng triển khai đã chứng tỏ sức hấp dẫn của hình thức tín dụng này. Hình thức này cũng tạo ra tính đòn bẩy rất cao, đồng thời đây cũng là công cụ bảo hiểm hữu hiệu, vì xu hướng mua bán bất động sản ở Việt Nam thường bằng vàng, hình thức cho vay này sẽ giúp khách hàng thuận lợi hơn rất nhiều. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2007, dư nợ cho vay bằng vàng của 9 ngân hàng có thực hiện nghiệp vụ này đã đạt gần 8.400 tỷ đồng, tăng 225% so với năm 2006. Sàn vàng là một trong những minh chứng cho sự sôi động của thị trường vàng hiện nay, khi số lượng tài khoản của các NĐT mở tại Sàn giao dịch vàng Sài Gòn đã tăng gần gấp đôi, lên 3.500-3.700 tài khoản. Sàn có giao dịch bình quân tới trên 10.000 lệnh/ngày, ngày cao điểm lên đến 400.000 lệnh, số lượng vàng giao dịch mỗi ngày dao động từ 200.000 - 400.000 lượng (hình 2.4), tổng giá trị giao dịch từ 4.000 - 7.000 tỉ đồng/ngày. Hình 2.4-Khối lượng giao dịch trên sàn vàng năm 2008 KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH SÀN VÀNG NĂM 2008 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2-Jan 9-Jan 16-Jan 23-Jan 30-Jan 6-Feb 13-Feb 20-Feb 27-Feb 5-Mar 12-Mar 19-Mar 26-Mar 2-Apr 9-Apr 16-Apr Lượng Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB Những điểm khiến đầu tư vàng hấp dẫn hơn chứng khoán là việc chỉ phải nộp tiền ký quỹ 7% giá trị giao dịch là đã có thể mua bán. Trong khi với chứng khoán, mặc dù luật cho phép chỉ ký quỹ 70% nhưng đa phần các công ty chứng khoán đều bắt NĐT phải có đủ 100% ký quỹ mới cho phép giao dịch. Thêm vào đó, NĐT được phép mua bán vàng ngay trong ngày, chỉ cần có đủ số ký quỹ là được phép giao dịch. Đồng thời, cũng còn có thể thực hiện nghiệp vụ mua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfPHU LUC.pdf
Tài liệu liên quan