Đề tài Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai

Mục Lục

Lời nói đầu 2

Phần I : LÝ LUẬN CHUNG 3

I. Khái niệm và phân loại Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 3

II. Vai trò của Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông 6

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông 7

 IV. Phương pháp sử dụng trong qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông 11

 

Phần II: HIỆN TRẠNG VỀ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở HUYỆN QUỐC OAI 14

A. HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH HUYỆN QUỐC OAI 14

I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 14

II. Đặc điểm dân số, dân cư và các nguồn nhân lực 16

III. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội 17

B. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI .23

I.Một vài nét lý thuyết khái quát liên quan 23

II. Hiện trạng giao thông vận tải ở huyện Quốc Oai. 24

 

Phần 3: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI, MẬT ĐỘ VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI 33

I. Cơ sở tính toán. 33

II.Phương pháp dự báo khối lượng vận tải của hàng hoá, khối lượng vận chuyển hành khách 33

III. Kết quả dự báo khối lượng hành khách, hàng hoá vận tải giai đoạn 2006-2020 35

 

 Phần 4: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 3

A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TỈNH HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2020: 37

I.Quan điểm quy hoạch: 37

II.Mục tiêu quy hoạch: 38

III- Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch hệ thống giao thông 39

B. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI 39

I . Định hướng 39

II. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai 41

III. Dự kiến quỹ đất 48

IV Môi trường và cảnh quan 48

 

Phần 5: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 50

I. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vận tải 50

II. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. 51

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường. - Phân tích, đánh giá hiện trạng một số lĩnh vực và sản phẩm du lịch chủ yếu. - Phân tích, đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. Tập trung vào các lĩnh vực : - Thương mại nội địa, tiếp thị và sức cạnh tranh. - Lĩnh vực xuất nhập khẩu, các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu. - Các hoạt động dịch vụ ngân hang, tài chính, bảo hiểm. - Phát triển kinh tế cửa khẩu. - Các hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu dung. * Hiện trạng phát triển và phân bố các ngành văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, thể thao, phát thanh truyền hình: - Sự phát triển, phân bổ cơ sở vật chất của từng lĩnh vực. Những thành tựu và tồn tại. - Tình hình thực hiện các chương trình quốc gia trên lãnh thổ của từng địa phương. - Phân tích đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho phát triển trong giai đoạn . Tập trung phân tích 1 số lĩnh vực: công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, việc làm và giải quyết việc làm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá thông tin phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động xoá đói giảm nghèo… VD: Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ở Quốc Oai: - Công nghiệp xây dựng: Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp xây dựng thời kì 2000-2004 tăng bình quân 19,4%/năm. Giá trị sản xuất năm 200 thực hiện 177,6 tỉ đồng. Sản lượng và các sản phẩm của ngành Công nghiệp- TTCN chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, chế biến và sản xuất đồ gỗ. Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, số lượng năm sau cao hơn năm trước. - Công nghiệp: tập trung vào 1 số ngành chủ yếu như sản xuất chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng. Đến nay Quốc Oai có 2 doanh nghiệp của tỉnh, TW đóng trên địa bàn( xi măng Sài Sơn và chè Long Phú), 1 dự án đầu tư nước ngoài. Trong thời kỳ vừa qua bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Tính đến 10/2004, có 63 doanh nghiệp đăng kí với tổng vốn là 143 tỷ đồng. Đồng thời huyện cũng tiến hành quy hoạch cụm công nghiệp Yên Sơn và 10 điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp làng nghề khác. - Tiểu thủ công nghiệp: nhịp tăng trưởng của lĩnh vực này thời kì 2000-2004 đạt 19,3%. Huyện đã coi trọng công tác nhân cấy và hình thành nhiều nghề mới, đến nay đã có 9 làng nghề được tỉnh công nhận và có 40 làng có nghê. - Xây dựng cơ bản: tổng đầu tư trong 5 năm đạt 159 tỉ đồng, cho giao thông là 26 tỉ, tập trung ở các công trình: đường Quốc Oai- Hoà Trạch, Yên Sơn – Sài Sơn…Đầu tư cho công tác thuỷ lợi đạt 19 tỉ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào công tác cứng hoá kênh mương, nâng cấp trạm bơm tiêu Thông Đạt. - Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kì 2000-2005 tăng bình quân 3,1%/năm. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ trọng chăn nuôi tăng từ 36% năm 2000 lên 45,4% năm 2005. Sản lượng lương thực năm 2000 đạt 66,241 tấn, năm 2001 đạt 58,890 tấn, năm 2002 đạt 58,739 tấn, năm 2003 đạt 54,734 tấn, năm 2004 đạt 61,424 tấn. Diện tích lúa cả năm, năm 2000 thực hiện 10.618 ha, năng suất đạt 52,66tạ/ha. Năm 2004, diện tích lúa đạt 10,142 ha, năng suất đạt 55,94 tạ/ha. Cây công nghiệp: gồm cây lạc có diện tích 183 ha, sản lượng 336 tấn và cây đậu tương có diện tích 194ha, sản lượng 266 tấn. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn như lúa, ngô, khoai, sắn chiếm 85% diện tích và 75,5% sản lượng. Chăn nuôi: ngành chăn nuôi đã có nhịp độ tăng trưởng khá, các sản phẩm chăn nuôi đều có sự gia tăng. Xu hướng phát triển nông nghiệp là tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng và là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. ~ Về cơ cấu ngành: tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 45,4% năm 2005. ~ Về cơ cấu đàn: đàn trâu có xu hướng giảm, năm 2000 có 2770 con nhưng đến 2004 còn 2342 con; Đàn bò có xư hướng tăng, năm 2000 có 6768 con nhưng đến 2004 có 7066 con; Đàn lợn tăng còn gia cầm bắt đầu phát triển theo hình thức chăn nuôi tập trung có quy mô. Lâm nghiệp: sau nhiều năm khai thác, đến nay diện tích đất lâm nghiệp Quốc Oai còn 650ha, trong đó còn khoảng hơn 50ha trên khu vực núi Vua Bà còn rừng tự nhiên. Hàng năm việc trồng cây gây rừng (phân tán và tập trung) chăm sóc và tu bổ rừng được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ. Các diện tích cây trồng, sau khi khai thác được tiếp tục trồng mới, do đó tạo cho Quốc Oai một môi trường cảnh quan xanh sạch… Giai đoạn 2000-2004 huyện đã trồng gần 260 nghìn cây phân tán . Thuỷ sản: Diện tích mặt nước của Quốc Oai khá lớn, sông Tích, sông Đáy, sông Bùi chảy qua huyện, vừa kết hợp cung cấp đất cho nông nghiệp, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch. Ngoài ra còn có hơn 200ha ao hồ có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Có gần 600ha ruộng trũng có thể chuyển đổi sang mô hình lúa + cá kết hợp. Sản lượng cá và thuỷ sản năm 2000 đạt 330 tấn, năm 2004 đạt 697 tấn giá trị thuỷ sản năm 2004 đạt 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung nuôi trồng thuỷ sản của Quốc Oai trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp, sản lượng sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng. Du lịch: Quốc Oai là huyện có khả năng khai thác về du lịch, song ngành du lịch vẫn ở dưới dạng tiềm năng, chưa được phát huy khai tác, doanh thu chưa lớn. Hiện tại, về du lịch huyện mới chỉ tập trung khai thác quần thể danh thắng chùa Thầy, hàng năm khu du lịch này đón 250-280 ngàn lượt khách tham quan. Thương mại: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đã liên tục tăng từ 78,1 tỷ năm 2000 lên 161 tỷ năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2000-2004 đạt 15%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá thị trường xã hội năm 2001 đạt 96,5 tỉ đồng, năm 2003 là 99,5 tỉ đồng. Nhìn chung thị trường hàng hoá phong phú đa dạng thuận tiện cho người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thương mại, đầu tư cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống chợ nông thôn còn hạn chế. - Tài chính: về chi ngân sách huyện đã đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do ngân sách huyện còn rất khó khăn nên các khoản thu trợ cấp cân đối ngân sách chiếm khoảng 65-70% tổng thu ngân sách huyện, xã. Cho nên có thể kết luận Quốc Oai là 1 huyện thu chưa đủ chi, hàng năm Nhà nước trợ cấp ngân sách. - Ngân hàng: các tổ chức ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong thanh toán, huy động vốn và tín dụng. Do lượng tiền huy động tăng nên số lượng lượt người cho vay và số đơn vị vay tăng. Diện cho vay được mở rộng tới nhiều loại ngành nghề khác nhau, quy mô từng bước lớn hơn, thời gian vay kéo dài đến trung hạn, năm 2001 cho vay 86,4 tỉ đồng, năm 2003 cho vay 241,4 tỉ đồng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2000. - Bưu điện: Bưu chính viễn thông luôn được đảm bảo và giữ vừng thông tin liên lác. Trong những năm gần đây tốc độ tăng về tỷ lệ số điện thoại/100 dân đạt khá, song so với bình quân chung của tỉnh thì Quốc Oai là huyện có tỉ lệ thấp nhất về mật độ sử dụng điện thoại. Ngành bưu điện đã xây dựng 5 bưu cục, trong đó 1 bưu cục loại 2 ở thị trấn, 4 bưu cục loại 3, 2 tổng đài kĩ thuật số. Hiện nay toàn huyện có 268km cap các loại. Số điểm bưu điện văn hoá xã là 20/20. Bình quân mật độ sử dụng điện thoại cố định là 3,2máy/100 dân. Mạng lưới thông tin phát hành báo chí được tổ chức tốt tại các xã phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, phục vụ đời sống và sản xuất trong huyện. ` d. Phân tích thực trạng đầu tư phát triển: - Phân tích, đánh giá thực trạng đấu tư xã hộ thời gian quam tổng đầu tư xã hội qua các thời kỳ, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và lãnh thổ. - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội, tình hình huy động và các giải pháp đã thực hiện nhắm huy động vốn đầu tư với từng loại vốn, - Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư với từng vùng, từng lĩnh vực, từng ngành. e. Hiện trạng phát triển theo lãnh thổ: Phân tích tình trạng phân hoá, tính hài hoà cần thiết ở từng lãnh thổ, chênh lệch lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư. - Mức độ phân dị thành các tiểu vùng và những khác biệt cơ bản. - Mức độ tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị, khu, cụm công nghiệp và các hành lang kinh tế. - Tình hình phát triển các tiểu vùng và mức độ chênh lệch giữa các tiều vùng. f. Phân tích đánh giá tác động của các cơ chế, chính sách đang thực hiện đến phát triển kinh tế xã hội: Mục tiêu của nội dung này là thông qua việc phân tích, đánh giá các cơ chế, chính sách đang thực thi trên địa bàn quy hoạch có tác động và đem lại hiệu quả như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng kết để có luận cứ cho nghiên cứu các nhiệm vụ quy hoạch giai đoạn tới. g. Phân tích, đánh giá tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Thông qua việc phân tích đánh giá sự tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch thời gian qua như thế nào, từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng kết để có luận cứ đề xuất các nhiệm vụ quy hoạch thời gian tới. B. HIỆN TRẠNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG HUYỆN QUỐC OAI: I.Một vài nét lý thuyết khái quát liên quan : 1. Đường thuỷ: bao gồm các khu vực bến cảng, nhà kho, sân bãi, khu đường thuỷ, khu vực quản lý kỹ thuật điều hành bảo dưỡng. Phần dưới nước bao gồm bến cảng, lòng lạch và âu tàu. Đường thuỷ có đường sông và đường biển. Xây dựng cảng sông và cảng biển phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, đặc biệt là độ sâu của nước, chiều dài cập bến và lòng lạch. 2. Đường bộ: bao gồm các đường xe cơ giới dành cho ôtô xe máy các loại, đường xe điện bánh hơi, đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ. Đường bộ còn phân ra thành đường cao tốc, đường quốc lộ, đường nhập thành, đường phố chính, đường khu vực, đường nội bộ trong các khu ở. Các bến xe, bãi đỗ xe, quảng trường, các trạm kỹ thuật giao thông. 3. Một số nguyên tắc mà 1 hệ thống giao thông cần có: - Mạng lưới giao thông phải thống nhất đảm vận chuyển nhanh chóng an toàn. Nó phải liên hệ tốt với tất cả các khu chức năng, các công trình, các đầu mối giao thông và mạng lưới giao thông quốc gia, quốc tế. - Quy mô, tính chất của hệ thống đường giao thông phải dựa vào yêu cầu vận tải hàng hoá, hành khách và khả năng thông xe của mỗi tuyến đường đối với các phương tiện giao thông. 4. Đường nội bộ : gồm đường trong khu nhà ở, đường phố trong đơn vị ở, đường trong khu công nghiệp, đường đi cho xe đạp, xe thô sơ khác... Hệ thống đường nội bộ tuỳ theo điều kiện địa lý tự nhiên và cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai các đơn vị chức năng để bố trí cho phù hợp với ý đồ tổ chức quy hoạch xây dựng chi tiết kiến trúc. Hệ thống đường này phải phục vụ tốt các phương tiện và không được chồng chéo cản trở lẫn nhau. II. Hiện trạng giao thông vận tải ở huyện Quốc Oai. - Quốc Oai với diện tích trung bình, đặc điểm vị trí địa lý bán sơn địa, có một phần nhỏ sông Đáy và sông Tích chạy qua bộ phận huyện nên về giao thông vận tải huyện chủ yếu phát triển giao thông đường bộ và đường thuỷ. - Về đường bộ huyện có tổng cộng 166,81 km đường các loại bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường liên xã, đường giao thông nông thôn. - Về đường sông huyện có tổng cộng 23,14km cụ thể: sông Đáy 12,54km, sông Tích 10,6km. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đã chuyển dịch theo hướng tích cực, bắt nhịp được với quá trình phát triển mạnh mẽ của tỉnh Hà Tây và cả nước. Góp phần không nhỏ vào đó là ngành giao thông vận tải với mạng lưới hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên bên cạnh đó việc quản lý mạng lưới giao thông còn mang tính sự vụ thiếu tính đồng bộ. Để phát triển ngành giao thông của huyện nói riêng và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung huyện phải quy hoạch giao thông tổng thể một cách hợp lý. 1.Hiện trạng vận tải : a. Vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ: * Vận tải hành khách: trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện việc vận tải hành khách tập trung toàn bộ vào ngành đường bộ và do thành phần cá thể đảm nhận. Tốc độ tăng bình quân là 6,3%. Từ năm 2000 đến năm 2005 khối lượng vận tải hành khách tăng từ 193 lên 262 nghìn lượt người, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng từ 4083 lên 10350 nhìn người chủ yếu là đi từ Quốc Oai đến Hà Nội, cự ly khoảng 25 km còn đi nơi khác không đáng kể. * Vận tải hàng hoá: Với loại hình này có thêm sự tham gia của khối tập thể mặc dù tỷ lệ rất thấp. Từ năm 2000 đến 2005 khối lượng vận chuyển tăng từ 378 nghìn tấn lên 1350 nghìn tấn trong đó tập thể chiếm 16,6% còn tư nhân chiêms 83,4% (2005). Sự nhỏ lẻ thiếu tập trung của các doanh nghiệp cá thể trong vận tải hàng hoá của huyện dần bị lấn át bởi các DN vận tải lớn trong và ngoài tỉnh dẫn đến 2004-2005 khối luợng hàng hoá vận tải của huyện giảm 10%. Lượng hàng hoá ra vào huyện bao gồm: sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ, vât liệu xây dựng... trong đó đa phần là vật liệu xây dựng, phân bón, hàng thiết yếu. Nhìn chung sự phát triển của ngành vận tải huyện trong thòi gian qua chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Phần lớn nhu cầu vận tải do cá thể đảm nhiệm, thành phần tập thể chỉ đáp ứng nhu cầu của các cơ quan hành chính huyện. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến ép giá, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện mà biểu hiện cụ thể là sự thiệt hại của khách hàng. Do vậy phải quy hoạch ngành vận tải nhanh chóng và hợp lý để ổn định thị trường và tăng năng lực cạnh tranh của ngành. b.Vận tải đường sông : Do đặc điểm mạng lưới sông ngắn ,ít với sông Đáy chạy qua phía Đông Bắc,sông Tích chạy từ Bắc xuống Nam giữa địa phận huyện,còn lại là kênh đào nhỏ ngắn lại còn chứa nhiều công trình thuỷ lợi .Bán kính sông hẹp,các công trình cầu cống bắc qua sông thấp ,mùa cạn chiều rộng sông chỉ co 10-30m do đó viẹc khai thác vận tải trên các sông này chưa thể khai thác. c. Công tác quản lý điều hành bến bãi,phương tiện: Hệ thống bến bãi hạn chế, chưa có bến xe khách, do gần thủ đô lượng khách đi lại thường xuyên ít nên việc vận tải hành khách đối ngoại với Hà Nội là chưa phù hợp. Trên địa bàn huyện các cụm, điểm công nghiệp chủ yếu ở hai bên đương láng hoà lạc các DN bố trí bãi hàng tại xưởng, còn các xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì phân bố hàng rải rác ở thôn xã, vì thế cho đến này địa bàn huyện chưa có bãi hàng nào được xây dựng. * Phương tiện vận tải hành khách : có 3 loại chính là phương tiện 4 ghế trở xuống, phương tiện 5-15 ghế, phương tiện 15 ghế trở lên. Nhìn chung số phương tiện vận tải hành khách trong giai đoạn 2000-2005 tăng chậm, chỉ riêng có xe du lịch loại 4 chỗ tăng mạnh từ 1 lên 31 xe. Điều này cũng không quá khó hiểu vì: nhu cầu đi lại của người dân không cao, thêm vào đó do ở gần Hà Nội nếu muốn đi xa người dân có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc đến các bến xe gần đấy như bên xe Hà Đông, Sơn Tây, Mỹ Đình. Bên cạnh đó với việc phát triển các loại phương tiện công cộng tăng mạnh và mở rộng ra ngoại thành, ngoại thị nên xe chở khách của huyện càng khó cạnh trạnh. Nếu có tăng thì đó là phương tiện xe chở khách 2 bánh để phục vụ khách đi đến các bến xe, điểm đỗ xe bus... * Phương tiện vận tải hàng hoá: phương tiện này có xu hướng tăng chậm, trong đó loại xe trên 10 tấn tăng mạnh nhất từ 2 lên 43 xe trong vòng 5 năm (01-05), còn các loại xe 5 tấn và 5-10 tấn tăng ít hơn. Nguyên nhân của việc này là do giá cước vận tải tăng ít nhưng giá xăng dầu tăng quá nhanh gây khó khăn nhiều cho các chủ xe. Mặt khác các chủ xe thường không chủ động đầu tư xe mới dù phương tiện đã quá hạn lưu hành. Nói chung về phương tiện giao thông của huyện còn ít, chất lượng không cao, nhiều xe cộ không đảm bảo vẫn hoạt động, từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường do tiếng ồn và khí thải, mất an toàn giao thông... d. Tình hình an toàn giao thông: Tình hình an toàn giao thông trên địa bàn huyện trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông tăng lên và chiếm tỷ lệ cao. Ta có thể tổng hợp số vụ tai nạn từ năm 2000-2005 như sau: Năm Số vụ tai nạn Số ngươi chết Số người bị thương 2000 10 6 17 2001 23 25 16 2002 27 26 17 2003 13 14 10 2004 20 23 20 2005 15 15 6 Trong các vụ tai nạn xảy ra, phần lớn do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao: vi phạm tốc độ chiếm 52%, lấn đường chiếm 28%, tránh vượt ẩu chiếm 15%, các lỗi khác chiếm 5%. Các đợt ra quân kiềm chế của huyện chỉ được một thời gian sau đó lại tăng trở lại. Nguyên nhân thứ hai của việc tai nạn giao thông là do mặt đường hẹp, chất lượng mặt đường thấp, hiện tượng ổ gà ,ổ voi nhiều, các phương tiện lại cũ nát không đảm bảo, nhiều người tham gia giao thông mà không biết luật, không có bằng lái, không đội mũ bảo hiểm ... Nguyên nhân nữa là theo xu hướng chung của xã hội số phương tiện vận tải tăng nhanh đặc biệt là là xe máy chất lương kém ở khu vực nông thôn, trong khi đó hệ thống giao thông, bến bãi, công tác quản lý, kiểm tra giám sát giao thông chưa phát triển tương xứng. e. Hiện trạng mạng lưới đường hiện có: * Đưòng sông: Sông Đáy: chạy qua phía đông của huyện, phần lớn sông chạy dọc ranh giới giữa huyện Quốc Oai và huyện Hoài Đức, sông chạy qua xã đầu tiên của huyện là xã Sài Sơn và kết thúc ở xã Đại Thành. Chiều rộng sông hẹp, chiều sâu của sông chỉ đạt từ 0,8-1,0m về mùa cạn nên trong thời gian qua hầu như mạng lưới giao thông đường sông chưa được cải tạo và chưa đưa vào khai thác. Sông Tích: chảy qua địa phận huyện bắt đầu ở xã Tuyết Nghĩa, chảy dọc từ Bắc xuống Nam và kết thúc ở xã Đồng Yên, chiều dài sông chảy qua địa bàn huyện là 10,6 km. Cũng như sông Đáy, sông Tích về mùa cạn chiều rộng sông hẹp, chiều sâu chỉ đạt từ 0,7-1,5m, các đoạn cong bán kính nhỏ, hiện tại việc vận tải trên sông hầu như không diễn ra. Vậy để hai tuyến sông này được đưa vào khai thác được trong lĩnh vực vận tải, thì chiến lược phát triển giao thông của huyện phải thống nhất với tỉnh cũng như kết hợp với các tỉnh lân cận có 2 con sông này chảy qua. * Đường bộ: Quốc lộ: trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ chạy qua: - Quốc lộ 21 là một đoạn của tuyến đường xuyên việt - đường Hồ Chí Minh. Đoạn chạy qua huyện Quốc Oai dài 8,3 km, chạy qua 4 xã: Phú Cát, Phú Mãn, Hoà Thạch, Đồng Yên, điểm đầu là cầu 19/5 và điểm cuối là Nhà vòm xã Đồng Yên. Mặt đường dải bê tông nhựa rộng 7m, trên tuyến có 3 cầu bê tông cốt thép, tình trạng cầu còn tốt. - Đường Láng Hoà Lạc: là tuyến đường quan trọng nối thủ đô Hà Nội với khu đô thị mới Hoà Lạc, đoạn chạy qua huyện dài 9,4 km, qua 4 xã: Yên Sơn, Thị trấn, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp. Điểm đầu là cầu bắc qua sông Đáy thuộc Yên Sơn, điểm cuối là trạm trộn bê tông nhựa thuộc thôn Liệp Mai-Ngọc Liệp .Mặt đường bê tông nhựa rộng 11m, mới được xây dựng hiện đang mở rộng tiếp tiêu chuẩn cao tốc 6-8 làn xe, tình trạng mặt đường tốt. Trên tuyến có 2 cầu, cầu sông Đáy và cầu sông Tích, cầu kết bê tông, tình trạng tốt. * Đưòng tỉnh: Tỉnh lộ 419 Tuyến đường từ Gia Hoà đến Hương Sơn dài 74,9 km mặt đường bê tông, mặt đường rộng khoảng 4,5m, nền đưòng rộng khoảng 7m. Đoạn chạy qua huyện dài 10,75 km qua 4 xã bắt đầu từ thôn Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai, điểm cuối thôn Thổ Ngoã, xã Tân Hoà. Tình trạng mặt đường tốt, trên đoạn tuyến không có cầu . Tỉnh lộ 421B Tuyến đường từ thị trấn Quốc Oai đến Xuân Mai dài 17 km, mặt đường rộng 5m, nền đường rộng 7m. Đoạn chạy qua huyện dài 16km điểm đầu từ Sài Sơn qua 8 xã. Tình trạng mặt đường 2,4km là tốt, 1,5 km trung bình, 1,1m xấu. Trên đoạn có 8 cầu trong đó có 3 cầu thoát lũ sông Tích, trong 8 cầu chỉ có 4 cầu mới xây dựng ở tình trạng tốt còn 4 cầu còn lại thì yếu. Tỉnh lộ 421 Con đường bắt đầu ở Hiệp Thanh, kết thúc ở Quốc Oai dài 14 km, nền đường rộng 5-6,5m, mặt đường rộng 3,5-4,5m. Đoạn chạy qua huyện dài 7km từ xã Sài Sơn, mặt đưòng chưa hoàn chỉnh, phần lớn là mặt cấp phối chất lượng kém, phần đầu khoảng 2km là bê tông nhựa và đá dăm nhựa, chất lượng mặt đường trung bình. Tỉnh lộ 422 Bắt đầu từ Đan Phượng đến Sài Sơn dài 16,5km, nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 4,5m. Đoạn chạy qua huyện dài 2km, tình trạng mặt đường có 6,4km tốt, 6km trung bình, 4,1km xấu. Tỉnh lộ 423 Phần đường dài 8km từ Biển Sắt (Hà Nội) đến Đồng Lư ( Quốc Oai) nền đường rộng khoảng 6,5m, mặt đường rộng khoảng 4,5m. Tình trạng mặt đường có 2,4km trung bình, 5,6km xấu, đoạn chạy qua huyện dài 0,7km và không có cầu. * Huyện lộ: trên địa bàn huyện có 8 tuyến với tổng chiều dài là 43.7 km Đường Quốc Oai-Hoà Thạch + Phần đường: dài 10,8km, 7,3km đầu có mặt đường rộng 4,5m và nền rộng 6,0m, mặt đường là đá dăm nhựa, tình trạng mặt đường trung bình, độ bằng phẳng thấp, thậm chí một số đoạn đã xuất hiện vết cao su,ổ gà. Đoạn còn lại dài 3,5km, chiều rộng mặt đường 4,5m, nền đường rộng 6,5m, mặt đường bê tông nhựa và tình trạng mặt đường còn tốt . + Phần cầu: có hai cầu, cầu Hoà Thạch với chiều dài 70m, kết cấu bằng thép, dầm 1500, tải trọng H10, hiện tại cầu đã xuống cấp nhiều, xe tải không đi qua được, hiện đang triển khai dự án làm mới. Cầu Đồng Hoi bắc chéo qua kênh xả lũ, tải trọng H8, kết cấu dầm bằng thép, mặt bê tông cốt thép, với dầm thép I500 tại hai vệt bánh xe còn các dầm biên khác là I300, chiều rộng cầu 5m, tình trạng cầu đã xuống cấp nhiều. Đường Trại Cá -Phú Cát + Phần đường: chạy qua 4 xã: Ngọc Mỹ, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Phú Cát. Chiều dài của tuyến 12km trong đó 2km đầu được dải bê tông xi măng, mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 5,0m. Đoạn qua xã Phú Cát dài 3km, hiện nay đang được nâng cấp mặt rộng 5m, nền rộng 8m, mặt đường rải bê tông nhựa. Các đoạn còn lại mặt đường là sỏi ong, mặt đường không đồng đều, hẹp, lồi lõm, mặt đường rộng trung bình 3m. + Phần cầu: có 1 cầu Phú Cát được đầu tư bằng vốn WB2 kết cấu bê tông cốt thép, tải trọng xe H10 hiện được khai thác tốt Đường Tân Hoà -Đại Thành + Phần đường : chiều dài 5,2km, tình trạng mặt đường tốt, chiều rộng mặt đường 3,5m, nền đường 5,0m, mặt đường bằng bê tông xi măng dày 22cm. + Phần cầu: có 1 cầu Đại Thành dài 45m, chiều rộng 2,5m, kết cấu dầm thép I300, hiện cầu đã xuống cấp chỉ cho phép xe có trọng tải 0,5 tấn đi qua. Đường Yên Sơn-Đồng Quang +Phần đường: chiều dài 3,2km, tình trạng đường còn tôt với chiều rộng mặt đường 3,5m, nền 5,0m, mặt đường bê tông xi măng dày 20cm, đường mới được nâng cấp năm 2004. +Phần cầu: trên tuyến không có cầu. Đường Nghĩa Hương-Dương Cốc + Phần đường: dài 3km, mặt đường cấp phối sỏi ong, chiều rộng mặt 3m, nền 3,5-4m, đường lồi lõm, tình trạng mặt đường xấu . + Phần cầu : trên tuyến không có cầu . Đường đê 46-Thổ Cải (xã Phượng Cách) + Phần đường: dài 1,5km, chiều rộng mặt đường 3,5m, nền đường 5,0m, mặt đường rải bê tông xi măng dày 20cm, cho phép xe chạy với trọng tải 6 tấn. Tình trạng mặt đường còn tốt tuy nhiên có 1 số hạn chế như: bán kính đường cong nhỏ, các đoạn tuyến ngắn. + Phần cầu: trên tuyến không có cầu. Đường Ngọc Liệp-Sài Sơn + Phần đường: dài 2km, 1km đầu đường rộng, nền 9,0m, mặt rộng 6,0m, đoạn còn lại nền rộng 3,5m, mặt rộng 3,0m, mặt đường toàn tuyến bằng cấp phối sỏi ong lồi lõm nhiều tình trạng xấu. + Phần cầu : trên tuyến không có cầu Đường Yên Sơn-Sài Sơn + Phần đường: dài 6km, nền 5m, mặt 3,5m bằng cấp phối đá hỗn hợp. + Phần cầu: có 1 cầu Ngòi Rút mới làm. Đường đô thị, đường trong khu công nghiệp. Trên địa bàn huyện, các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới được hình thành, do đó hệ thống đường đô thị, đường trong khu công nghiệp đang được hình thành. Đường xã. Tổng hợp đường xã của huyện Quốc Oai dài 69,46km, trong đó kết cấu sỏi ong là 26,37km, bê tông xi măng là 40,19km, gạch là 2,9km. Qua số liệu trên cho thấy phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã được phát huy, số km đường xã được bê tông hoá chiếm 57,9% cao hơn tỷ lệ của huyện (51,9% mặt đường là nhựa và bê tông xi măng). Trong những năm tiếp theo cần tiếp tục phát huy để hoàn thành mục tiêu cứng hoá hệ thống đường giao thông nông thôn. 2. Đánh giá chung hiện trạng: Hệ thống đường giao thông của huyện Quốc Oai nhìn chung là thấp so với cả tỉnh. Với đặc điểm vùng bán sơn địa, dân cư phân bố rải rác, nhiều xã còn cách xa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống đường huyện còn hạn chế về số tuyến, chiều dài cũng như quy mô đường còn thấp. Hệ thống tỉnh lộ: huyện có 5 tuyến, tổng chiều dài 37,5km, đường nhựa chiếm 86,6% tương ứng với 32,5km, còn lại là đường sỏi ong chiếm 13.4% ứng với 5km, nhìn chung với 13,4% là mặt đường cấp thấp so với tỉnh là ở mức trung bình. Nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện thì phải khắc phục những tuyến đường cấp thấp hay chất lượng mặt đường chưa cao. Hệ thống đường huyện: Tính đến năm 2006 huyện có 8 tuyến, tổng số 43,7km, trong đó nhựa bê tông là 51,9% tương ứng với 22,7km (1,5km là bê tông), mặt đường sỏi ong chiếm 48,1% ứng với 21km, tỷ lệ mặt đường cấp thấp còn lớn so với tổng chiều dài đường của tỉnh chứng tỏ mạng lưới đường của huyện còn chậm phát triển so với mức chung của tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các xã vùng sâu xa, hệ thống đường huyện cần tập trung nguồn lực để từng bước cứng hoá mặt đường, mở rộng nền, mặt đừơng, nâng cao ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12115.doc