Hệ thồng kế toán chi phí thực tế luôn phù hợp cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn tính giá thành chính xác vào thời điểm cuối kỳ .
-Hệ thống kế toán thông dụng dùng trong các doanh nghiệp muốn nhanh chóng giá thành sản phẩm tại bất cứ thời điểm nào ,đến cuối kỳ điều chỉnh lại theo giá thành thực tế .
So với hệ thống kế toán Việt Nam thì hệ thống này rất tiến bộ .Bên cạnh đấy phương pháp này cũng rất dễ hiểu và có thể vận dụng được với trình độ của đội ngũ kế toán Việt Nam . Song hệ thống này chưa được xem xét một cách chính thức .Với sự phát triển ngày càng đa dạng của các loại hình sản xuất và yêu cầu của thị trường thì việc bổ sung hệ thống chi phí sản xuất thông dụng vào hệ thống kế toán Việt Nam là rất cần thiết . Điều này chỉ được thực hiện khi Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng cho phép doanh nghiệp được ước tính phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ để có thể ứng dụng hệ thống chi phí sản xuất thông dụng .
Ngoài ra , mặc dù nhà nước đã công nhận phương pháp tính giá thành định mức nhưng Bộ tài chính chưa ban hành bộ chứng từ và các qui chế xây dựng định mức chi phí , tài khoản hạch toán , phương pháp hạch toán và phương pháp xử lý chênh lệch biến động chi phí cuối kỳ để có thể ứng dụng phương pháp tính giá thành theo định mức .
Bên cạnh đó , việc tính giá thành còn bị chậm lại do các chứng từ bên ngoài như các hoá đơn tiền điện , nước , điện thoại , . Các chứng từ này đến cuối tháng thậm chí đến đầu tháng sau nhà cung cấp mới gửi đến doanh nghiệp .Trong khi đấy theo yêu cầu “ chính xác kế toán không được tính trước các chi phí này dẫn đến việc hạch toán giá thành bị chậm lại .
35 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp sản xuất thường có quá trình công nghệ sản xuất liên tục và xen kẽ lẫn nhau , nên ở thời điểm cuối tháng , cuối quý , cuối năm thường có khối lượng sản phẩm dở dang . Sản phẩm dở dang là các chi tiết hoặc bộ phận sản xuất đang gia công chế biến trên dây chuyền sản xuất hoặc tại đơn vị sản xuất, các bán thành phẩm nhập kho , bán thành phẩm và những thành phẩm , sản phẩm công việc đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm .
Khi có sản phẩm dở dang thì chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan tới sản phẩm , công việc đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm , công việc dở dang . Để tính giá thành đúng và đầy đủ kế toán phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang , có nghĩa là tính toán và xác định đúng phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu .Tuy nhiên , đây là một công việc rất phức tạp đòi hỏi kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm , tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất và qui trình công nghệ , tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà xác định phương pháp xác định sản phẩm dở dang
Doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm dở dang phương pháp ước tính sản lượng tương đương Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và mức độ số lượng hoàn thành sản phẩm dở dang để qui đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm đã hoàn thành sau đó xác định giá trị sản phẩm dở dang .
Chi phí sản Chi phí nguyên vật liệu chính Chí phí chế biến
phẩm = phân bổ cho + phân bổ
dở dang sản phẩm dở dang cho sản phẩm dở dang
Doanh nghiệp có thể tính theo phương pháp 50 % chế biến (chi phí chế biến chiêm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí ) . Chi phí chế biến là các chi phí phát sinh ở phân xưởng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp không kể chi phí nguyên vật liệu chính và nhan công trực tiếp , chi phí sản xuất chung , chi phí nguyên vật liệu phụ .
Chi phí sản Giá trị nguyên vật liệu chính 50% chi phí chế biến
phẩm = phân bổ cho + phân bổ
dở dang sản phẩm dở dang cho sản phẩm dở dang
Doanh nghiệp có thể chi phí sản phẩm dở dang bằng chí phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí trực tiếp còn các chi phí khác như chi phí chi phí sản xuất chung , chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí khác tính vào thành phẩm hoàn thành .
Ngoài ra , các doanh nghiệp có thể tính theo phương pháp chi phí định mức hay chi phí kế hoạch . Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và chi phí định mức hay chi phí kế hoạch ở từng giai đoạn chế biến hay từng bước công việc để xác định giá trị sản phẩm dở dang .
Bên cạnh các phương pháp trên , trong thực tế , người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm ,phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ trong sản phẩm dở dang .
2-Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Từ trên , ta thấy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm . Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống , lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định . Còn giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống , lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành . Chúng giống nhau về chất . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm những hao phí về lao động sống , hao phí vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế biến . Chi phí sản xuất biểu hiện về mặt hao phí sản xuất , giá thành sản phẩm biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất . Chúng là hai mặt thống nhất của một quá trình .
Tuy nhiên , do chi phí sản phẩm dở dang nên giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất thường khác nhau về lượng . Tính vào giá thành sản phẩm chỉ có những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công viêc đã hoàn thành không kể chi phí đã chi ở kỳ nào . Do lượng chi phí sản xuất kỳ này chuyển sang kỳ sau (chi phí sản phẩm dơ dang cuối kỳ ) thường không khớp với lượng chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ trước đó (chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ ) ,vì vậy chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ không bằng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ .
Sơ đồ mối quan hệ giứa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
CPSX đã chi ra trong kỳ trước đó
CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
CPSX kỳ này chuyển sang kỳ sau
CPSX là chi phí sản xuất .
Trên góc độ biểu hiện bằn tiền , chi phí sản xuất cũng khác với giá thành sản phẩm . Đặc biệt trong các ngành công nghiệp , giá thành sản phẩm không bao gồm các chi phí đã chi ra trong kỳ mà trừ chi phí phân bổ dần cho kỳ sau và cộng thêm các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh trong kỳ được tính trước vào giá thành hoặc cộng thêm chi phí đã chi ra kỳ trước chưa phân bổ , kết chuyển sang .
Tóm lại, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất phản ánh về mặt hao phí còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất . Chi phí sản xuất là cơ sở để kế toán xác định giá thành sản phẩm một cách trung thực , hợp lý .
Phần thứ hai :
CáC PHươNG PHáP TíNH GIá THàNH SảN PHẩM sản xuất
I-Các qui định về tính giá thành sản phẩm sản xuất
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán giá thành . Đối tượng tính giá thành có thể là các loại sản phẩm , bán thành phẩm , công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra , cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị . Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất toàn bộ .
Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là yêu cầu quyết định trong việc tính trung thực và hợp lý của giá thành sản phẩm . Để tính đúng và đủ giá thành sản phẩm , kế toán phải dựa vào đặc điểm tổ chức , đặc điểm qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm , đặc điểm tổ chức của sản phẩm , yêu cầu , trình độ quản lý và hạch toán của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý .
Thật vậy , theo cơ cấu tổ chức sản xuất , với doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm đã hoàn thành của từng công việc đã hoàn thành . Với doanh nghiệp tổ chức hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành . Xét theo đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất , nếu qui trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quá trình công nghệ . Còn nếu qui trìng sản xuất chế biến liên tục , phức tạp thì đối tượng tính giá thành vừa là sản phẩm đã hoàn thành vừa là bán thành phẩm đã hoàn thành trong từng giai đoạn . Nếu qui trình công nghệ kiểu song song , đối tượng của tính giá thành vừa là sản phẩm đã lắp rắp hoàn chỉnh vừa là bộ phận chi tiết sản phẩm .
Như vậy , xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định trong việc tính đúng và trung thực giá thành sản phẩm . Đối tượng giá thành sản phẩm là căn cứ để tính giá thành , các thẻ tính giá thành sản phẩm , lựa chọn phương pháp tính giá thành quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .
2-Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành . Cũng như xác định đối tượng tính giá thành , kỳ tính giá thành sản phẩm tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm với chu kỳ sản phẩm mà xác định .
Trong trường hợp , mô hình tổ chức sản xuất hàng loạt , chu kỳ ngắn , liên tục thì kỳ tính giá thành sản phẩm vào thời điểm cuối tháng . Tại thời điểm này , kế toán tập hợp chi phí và áp dụng những phương pháp tính giá thích hợp để xác định giá thành thực tế một đơn vị sản phẩm và tổng giá thành thực tế cho từng đối tượng tính giá thành .
Còn trong trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc , chu kỳ dài hoặc tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng thì kỳ tính sản phẩm vào thời điểm sản phẩm hay đơn đặt hàng hoàn thành . Hàng tháng , kế toán vẫn tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng . Khi nhận chứng từ chứng minh sản phẩm , dơn đặt hàng hoàn thành thì kế toán tiến hành tính toán giá thành thực tế cho đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tổ chức công việc tính giá thành một cách khoa học , hợp lý , đảm bảo cung cấp thông tin chính xác , kịp thời và phát huy vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán .
3-Nội dung tính giá thành sản phẩm :
Theo thông tư số 63/1999-TT/BTC –ngày 7 tháng 6 năm 1999 giá thành sản phẩm có thể chia theo yếu tố hay khoản mục. Giá thành sản phẩm gồm hai loại :giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ
Giá thành sản xuất sản phẩm, dich vụ gồm các khoản mục chi phí trực tiếp :
Chi phí vật tư trực tiếp :gồm các chi phí về nguyên vạt liệu , vật liệu , nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp gôm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như : tiền lương , tiền công , và các khoản trợ cấp có tính chất lương , chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp .
Chi phí sản xuất chung : gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở phân xưởng , bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp .
Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .
II- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp tính toán , xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành . Do phương pháp tính giá thành chỉ mang thuần tính kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành nên kế toán phải tuỳ theo đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm , yêu cầu và trình độ quản lý , công tác kế toán doanh nghiệp , đặc trưng của sản phẩm mà lựa chọn phương pháp thích hợp .
Hiện nay , các doanh nghiệp thường áp dụng những phương pháp sau :
1-Phương pháp giản đơn ( trực tiếp ):
Phương pháp này thường áp dụng trong dây chuyền sản xuất giản đơn, khép kín , chu kỳ sản xuất ngắn, tổ chức sản xuất nhiều và số lượng mặt hàng ít . Theo phương pháp này , đến kỳ tính giá thành , kế toán dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất và kết quả kiểm kê , tính sản phẩm dở dang để tính tổng giá thành trong kỳ và giá thành đơn vị sản phẩm được tính theo công thức :
Tổng giá Giá trị Chi phí sản xuất Giá trị
thành = sản phẩm + kinh doanh - sản phẩm
sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ
đơn vị =
sản phẩm Tổng số sản phẩm sản xuất trong kỳ
thẻ tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm : .
Ngày tháng năm đơn vị : đồng
Khoản mục chi phí
Giá trị
sản phẩm dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Giá trị
sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tổng
Giá thành
sản phẩm
Giá thành đơn vị
1- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2- Chi phí nhân
công trực tiếp
3-Chi phí sản xuất
chung
Tổng cộng
2 -Phương pháp hệ số
Phương pháp hệ số là phương pháp được sử dụng trong một qui trình sản xuất mà thu được nhiều sản phẩm khác nhau . Phương pháp này căn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc .
Theo phương pháp này , đầu tiên , kế toán dựa vào đặc điểm kỹ thuật , kinh tế để xác định hệ số cho mỗi loại sản phẩm và chọn một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn . Sau khi tập hợp tổng chi phí sản xuất liên quan đến các loại sản phẩm , kế toán tính giá thành sản phẩm gốc
Tổng giá thành giá trị sản phẩm chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm
của tất cả các = dở dang + thực tế phát sinh - dở dang
loại sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
đơn vị =
sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc (kể cả qui đổi )
Căn cứ vào giá thành đơn vị sản phẩm gốc , kế toán tính giá thành từng loại sản phẩm :
Giá thành Giá thành Hệ số qui đổi
đơn vị = đơn vị * sản phẩm
từng loại sản phẩm gốc từng loại
Kế toán lập thẻ tính giá thành cho nhóm sản phẩm A – B :
THẻ TíNH GIá THàNH sản phẩm
Tháng .. năm ..
Nhóm sản phẩm : A- B đơn vị : đồng
Sản phẩm
Sản lượng
Hệ số
Qui ra sản phẩm tiêu chuẩn
Sản phẩm A
Sản phẩm B
Sản phẩm C
Tổng cộng
Khoản mục chi phí
Giá trị
SPDD đầu kỳ
Cpsx phát sinh trong kỳ
Giá trị SPDD cuối kỳ
Tổng giá thànhNhóm sản phẩm
Sản phẩm A
Sản phẩm B
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Chi phí NVL
Trực tiếp
Chi phí nhân công sản xuất
Chi phí sản xuất chung
Tổng cộng
3-Phương pháp tỉ lệ
Phương pháp này áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách , phẩm chất khác nhau như các ngành may mặc , đóng giày ,.
Theo phương pháp này , kế toán thường tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm và xác định tỉ lệ chi phí giữc giá thành định mức và giá thành thực tế .
Tổng giá thành Giá thành kế hoạch Sản lượng
kế hoạch chung = S ( đơn vị * thực tế sản xuất )
các loại sản phẩm sản phẩm i của sản phẩm i
Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
chi =
phí Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm
Căn cứ vào tỉ lệ chi phí và giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm để tính giá thành đơn vị thực tế và tổng giá thành thực tế .
Giá thành Giá thành kế hoạch Tỷ lệ
đơn vị thực tế = đơn vị * chi
từng loại sản phẩm từng loại phí
Thẻ tính giá thành của phương pháp này tương tự thẻ tính giá thành theo phương pháp hệ số .
4-Phương pháp tổng cộng
Phương pháp tổng cộng thường được sử dụng trong trường hợp sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến mới hoàn thành . Phương pháp tổng cộng thường được áp dụng trong các doanh nghiệp giày da , dệt
Giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sx Chi phí sx Chi phí sản xuất
sản = dở dang + ở + ở + - dở dang
phẩm đầu kỳ bộ phận 1 bộ phận 2 cuối kỳ
THẻ TíNH GIá THàNH sản phẩm
Sản phẩm :..
Ngày tháng năm đơn vị : đồng
Khoản mục chi phí
Giá trị sản phẩm dở dang đâu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá trị
sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá thành
Tổng
đơnvị
Px 1
Px 2
.
Tổng
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng cộng
5-Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ :
Phương pháp này được dùng trong trường hợp qui trình sản xuất đồng thời thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ như các doanh nghiệp ngành sản xuất đường , xay xát gạo . Đối với các doanh nghiệp này , dể tính giá thành một cách chính xác kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ .
Tổng Giá trị Tổng chi phí Giá trị Giá trị
giá thành = sản phẩm chính + sản xuất + sản phẩm phụ - sản phẩm
sản phẩm dở dang phát sinh thu hồi dở dang
chính đầu kỳ trong kỳ ước tính cuối kỳ
Trong đó giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính được xác định dựa trên giá trị sản phẩm phụ có thể sử dụng được , giá trị có thể bán được và chi phí định mức.
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm :
Ngày tháng năm đơn vị : đồng
Khoản mục
SPDD đầu kỳ
Chi phí phát sinh đầu kỳ
SPDD cuối kỳ
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi
Giá thành
Tổng
đơn vị
NVL trực tiếp
Công nhân trực tiếp
Sản xuất chung
Tổng cộng
2.6-Phương pháp sản xuất liên hợp :
Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp có tính chất sản xuất của đặc điểm qui trình công nghiệp phức tạp đòi hỏi việc tính giá thành sản phẩm phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp như doanh nghiệp ngành hoá chất , đóng giày , . Để tính giá thành ở doanh nghiệp loại này , kế toán phải kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp giản đơn , phương pháp tổng cộng , phương pháp giản đơn và phương pháp hệ số , phương pháp giản đơn và phương pháp tỉ lệ , .
Trên đây là sáu phương pháp kế toán cơ bản nhất để tính giá thành sản phẩm .Sáu phương pháp này là các cơ sở quan trọng nhất để doanh nghiệp dựa vào đặc điềm doanh nghiệp mình , ngành sản xuất mà lựa chọn và sử dụng kết hợp một hay nhiều phương pháp khác nhau phục vụ nhu cầu thông tin và quản lý của doanh nghiệp .
Phần thứ ba :
Thực trạng áp dụng
các phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu hiện nay ở Việt Nam
I-Doanh nghiệp sản xuất giản đơn :
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là các doanh nghiệp chỉ sản xuất một hay số ít mặt hàng , có qui trình sản xuất giản đơn , khép kín , liên tục chu kỳ sản xuất ngắn . Các doanh nghiệp này thường là trong ngành khai thác hay sản xuất động lực như khai thác than , khai thác quặng , sản xuất điện nước , khí đốt . ở các doanh nghiệp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường trùng với đối tượng tính giá thành nên kế toán doanh nghiệp hay áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn , phương pháp liên hợp và lập thẻ tính giá thành
Phương pháp giản đơn tính toán dễ dàng và cho thông tin chính xác . Hơn nữa , việc tính giá thành thường tiến hành vào cuối kỳ nên kế toán giá thành có thể cung cấp thông tin chính xác cho kế toán tổng hợp về chỉ tiêu giá thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán . Việc chi tiết nội dung giá thành trên thẻ tính giá thành là một hoạt động phục vụ cho công tác quản trị . Dựa vào thông tin cung cấp , nhà quản lý đánh giá tình hình sản xuất, lập kế hoạch và điều chỉnh giá thành định mức cho phù hợp và xác định giá vốn hàng bán .
Tuy nhiên do việc tập hợp chi phí sản xuất ở cuối kỳ nên việc cung cấp thông tin giá thành thực tế không được liên tục . Trong khi đó sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục chứ không đợi đến cuối tháng mới nhập. Việc hạch toán phải dựa vào ước tính hay giá kỳ trước , chỉ đến cuối kỳ mới điều chỉnh thông tin về giá thành thực tế , gây khó khăn và phức tạp cho quá trình hạch toán và cung cấp thông tin về giá vốn . Việc cung cấp thông tin trong kỳ không được chính xác , chưa đáp ứng công tác quản lý . Dưới áp lực cạnh tranh , nhà quản lý phải liên tục đưa quyết định nhằm nắm bắt thời cơ , không thể đợi đến cuối kỳ mới ra quyết định kinh doanh .
II-Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thường có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục , hoặc song song , tổ chức sản xuất đơn chiếc , hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng . Chu kỳ sản xuất riêng tẽ . Đối tượng tính giá thành ở các doanh nghiệp này là các đơn đặt hàng . Phương pháp tính giá thành sẽ tuỳ theo tính chất của từng đơn đặt hàng mà áp dụng như phương pháp giản đơn , phương pháp hệ số , phương pháp liên hợp ,phương pháp tổng cộng chi phí , ... .
Do kỳ tính giá thành trong các doanh nghiệp này thường bắt đầu khi đơn đặt hàng được hoàn thành nên ít khi trùng với kỳ báo cáo . Kế toán căn cứ vào phương pháp giản đơn hoặc phương pháp tổng cộng để tính giá thành đơn đặt hàng và lập bảng tính giá thành
THẻ TíNH GIá THàNH ĐƠN ĐặT HàNG
Ngày tháng năm
Đơn đặt hàng số :
Sản phẩm : .. đơn vị : đồng
Khoản mục
Chỉ chi
Tiêu Phí
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng cộng
Giá trị sản phẩm dở dang đầukỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm đơn vị
Phương pháp tính này hạn chế được nhược điểm định kỳ của phương pháp tính giản đơn . Vì cho dù , trong kỳ nhà quản trị cần xác định mức độ khối lượng công việc hoàn thành có thể dựa vào giá thành kế hoạch cũng đáp ứng đủ cho nhu cầu quản lý. Việc cung cấp thông tin vì thế kịp thời và liên tục và đảm bảo tính chính xác hợp lý . Khi đơn đặt hàng hoàn thành cũng là thời điểm xác định giá vốn nên giá vốn được tính đúng .
Tuy nhiên , phương pháp này cũng có hạn chế . Kế toán phải tính giá từng đơn đặt hàng nên việc hạch toán cũng phải theo dõi theo từng đơn một . Mà một phân xưởng có thể cùng lúc sản xuất theo nhiều đơn đặt hàng có yêu cầu vể sản lượng - chất lượng khác nhau , do đó việc giám sát theo dõi đòi hỏi chặt chẽ hơn , tính toán và việc phân bổ chi phí phức tạp hơn . Vì thế công tác quản lý phải được chú ý hơn . Hơn nữa , do kỳ báo cáo thường không trùng với kỳ tính giá thành nên việc hạch toán cũng khó khăn hơn . Những đơn đặt hàng hoàn thành thì được tính giá thành còn những đơn chưa hoàn thành thì phải tính vào sản phẩm dỏ dang cuối kỳ .
III- Doanh nghiệp sản xuất theo định mức :
Các doanh nghiệp sản xuất này thường có qui trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm của doanh nghiệp đã đi vào ổn định . Do vậy kế toán có thể kết hợp phương pháp tỉ lệ và phương pháp hệ số để hình thành một phương pháp tính toán riêng phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp . Phương pháp tính giá thành theo định mức đòi hỏi tổ chức hạch toán đã đi vào ổn định , các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý trong một chế độ quản lý định mức có nề nếp và trình độ tổ chức cao .
Theo phương pháp này , đầu tháng , kế toán phải căn cứ vào định mức hiện hành để tình giá thành định mức sản phẩm .
Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí
định mức của = NVL + nhân công + sản xuất
sản phẩm A định mức dự toán chung định mức
Sau đó , dựa vào số liệu tập hợp chi phí sản xuất thực tế và số lượng sản phẩm dở dang , tính số chênh lệch giá thành thực tế và giá thành định mức . Phương pháp tính giá thành định mức có thể theo sản phẩm hoàn thành , theo chi tiết , bộ phận sản xuất rồi tập hợp lại .tuỳ theo tính chất của qui trình công nghệ , đặc điểm sản phẩm . Nếu có sự thay đổi định mức , kế toán tính số chênh lệch do thay đổi định mức . Sang đầu tháng sau kế toán tính lại giá thành định mức .
Giá thành Giá thành + Chênh lệch + chênh
thực tế của = định mức của - do thay đổi - lệch
sản phẩm sản phẩm định mức định mức
Thẻ tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm :.
Ngày tháng năm Đơn vị : đồng
Khoản mục
Chi phí sản xuất
Tổng giá thành
Giá thành thực tế đơn vị
Theo định mức
Thay đổi định mức
Chênh lệch định mức
Giá thành thực tế
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NC trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng cộng
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là doanh nghiệp có thể thực hiện sự kiểm tra thường xuyên , cung cấp thông tin thường xuyên cho các cấp quản trị nắm tình hình , kết quả thực hiện các định mức cũng như tình hình sử dụng tài sản trong doanh nghiệp . Thật vậy, việc thay đổi định mức là sự tăng giảm các định mức chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do áp dụng các định mức mới kinh tế và tiếc kiệm hơn các định mức đã lỗi thời .Việc thay đổi này được tiến hành vào đầu tháng nên tiện lợi cho việc theo dõi , chứng thực công nghệ mới và cung cấp thông tin ngay người quản lý . Do đó rất thuận lợi trong công tác quản lý và cung cấp thông tin . Dựa vào thông tin báo cáo , ban lãnh đạo có thể tìm ra các nguyên nhân gây chênh lệch và đề ra biện pháp hạ giá thành , kịp thời động viên mọi tiềm lực hiện có .Đây là loại hình hạch toán chi phí tiên tiến thể hiện qua việc áp dụng các định mức chi phí ban đầu vào làm cơ sở tính toán và kiểm soát chi phí sản xuất.
Ngoài ra , phương pháp này cũng có nhược điểm . Công việc hạch toán trong phương pháp này rất nhiều và hoạt động giám sát đòi hỏi rất chặt chẽ . Các bút toán hạch toán riêng các thay đổi , các chênh lệch là rất phức tạp , đòi hỏi trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán phải vững vàng , đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu phải tiến hành có nề nếp , chặt chẽ .
IV-Doanh nghiệp có sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định , tổ chức sản xuất nhiều và ổn định . Mỗi bước tạo ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau . Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý , giá thành được tính theo một trong hai cách tính giá thành phân bước có hạch toán bán thành phẩm và tính giá thành phân bước không hạch toán bán thành phẩm .
1-Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm :
Đây là phương pháp được áp dụng ở doanh nghiệp có nhu cầu hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm hoàn thành của từng bước có giá trị sử dụng độc lập , có thể nhập kho , đem bán hay tiếp tục sản xuất chế biến ở các bước tiếp theo .
Đối tượng tính giá thành của phương pháp này là các bán thành phẩm hoàn thành . Phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp này là phương pháp tuần tự . Việc tính giá thành được thực lần lượt từ bước 1 sang bước 2,.. cho đến bước cuối cùng. Kế toán giai đoạn nào căn cứ vào giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí tập hợp được , tính ra giá thành thực tế giai đoạn đó và chuyển giá thành thực tế cho giai đoạn sau . . Việc tính giá thành ở từng giai đoạn có thể tiến hành theo phương pháp giản đơn , phương pháp hệ số , phương pháp tỷ lệ .
Giá thành thực tế giá trị sản phẩm chi phí sản xuất giá trị sản phẩm
của bán = dở dang đầu kỳ + phát sinh - dở dang cuối kỳ
thành phẩm bước 1 bước 1 trong kỳ bước 1
( Z 1 ) ( SPDD đầu kỳ 1) ( CPSX ) (SPDD cuối kỳ 1)
Z 2 = Z 1 + SPDD đầu kỳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV010.doc