Lời nói đầu 1
Nôi dung 3
Phần I : Tổng quan về các loại dự phòng giảm giá tài sản 3
A - Khái niệm, vai trò, thời điểm, nguyên tắc lập và phân loại dự phòng giảm giá tài sản 3
1.Khái niệm 3
2.Vai trò của dự phòng 3
3.Thời điểm và nguyên tắc xác lập dự phòng 4
3.1. Thời điểm xác lập và hoàn nhập dự phòng 4
3.2. Nguyên tắc xác lập dự phòng 4
4. Phân loại dự phòng giảm giá tài sản 4
4.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 5
4.2. Dự phòng phải thu khó đòi 5
4.3. Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn và dài hạn 5
B - Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá tài sản 6
1.Một số thuật ngữ và khái niệm 6
2.Phương pháp kế toán 6
2.1. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 6
2.2. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 9
2.3. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn
13
3. Các sơ đồ phản ánh trình tự kế toán dự phòng giảm giá theo các hình thức kế toán 17
Phần II : Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán các loại dự phòng trong doanh nghiệp 22
Kết luận 24
Danh mục từ viết tắt 26
Danh mục tài liệu tham khảo 27
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về chế độ hạch toán chi phí dự phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là tất yếu và rất quyết liệt. Vì vậy khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp là rất cao. Nhằm giúp các doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khi rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp phải có các khoản dự phòng. Khoản dự phòng được lập sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị thực của tài sản, đồng thời là nguồn tài chính bù đắp tổn thất kinh doanh của doanh nghiệp khi tài sản của doanh nghiệp thực sự giảm giá. Nó giúp doanh nghiệp nắm thế chủ động trong việc xử lý rủi ro xảy ra đồng thời có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý để có thể luôn đứng vững trong môi trường có tính cạnh tranh cao của nền kinh tế. Điều này chứng tỏ vai trò to lớn của dự phòng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất thiết thực giúp các doanh nghiệp hạn chế mức độ rủi ro và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vì những lý do trên nên em chọn đề tài: “Bàn về chế độ hạch toán chi phí dự phòng” để nghiên cứu với mong muốn hiểu rõ hơn về vấn đề dự phòng và xin được đóng góp một số ý kiến của mình đối với việc hoàn thiện phương pháp hạch toán các loại dự phòng. Nội dung bài viết gồm hai phần:
Phần I: Tổng quan về các loại dự phòng giảm giá tài sản.
Phần II: Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán các loại dự phòng trong doanh nghiệp.
Trong quá trình triển khai thực hiện đề án môn học, em đã được sự hướng dẫn tận tình của TS Trần Quý Liên. Em xin trân trọng cảm ơn TS đã giúp em hoàn thành đề án môn học này. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn, em chưa thể đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh của vấn đề. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đánh giá và nhận xét của các thầy cô để giúp em nắm vững hơn về vấn đề này.
Nội dung
Phần I : Tổng quan về các loại dự phòng giảm giá tài sản
A - Khái niệm, vai trò, thời điểm, nguyên tắc lập và phân loại dự phòng giảm giá tài sản.
1.Khái niệm
Dự phòng giảm giá tài sản là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản hay lợi ích kinh tế của doanh nghiệp do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.
2.Vai trò của dự phòng
Bộ Tài Chính quy định ghi nhận sự giảm giá của các loại tài sản vào chi phí của doanh nghiệp. Do đó vai trò của các khoản dự phòng giảm giá đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các phương diện sau:
- Phương diện kinh tế: các khoản dự phòng giảm giá làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.
- Phương diện tài chính: Do DP giảm giá có tác dụng làm giảm lãi niên độ nên DN tích luỹ được một số vốn đáng kể để bù đắp các khoản giảm giá TS thực sự phát sinh và tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã được DP khi các chi phí này phát sinh ở niên độ sau này. Thực chất, các khoản DP là một nguồn tài chính của DN, tạm thời nằm trong các TS lưu động trước khi sử dụng thực sự.
- Phương diện thuế khoá: dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi tức phát sinh để tính toán ra số lợi tức thực tế.
3.Thời điểm và nguyên tắc xác lập dự phòng
3.1. Thời điểm xác lập và hoàn nhập dự phòng
Bộ Tài Chính quy định việc trích lập và hoàn nhập DP được tiến hành vào cuối niên độ KT, trước khi lập các BCTC. Đối với các DN có lập BCTC giữa niên độ, nếu có biến động lớn về DP, DN có thể điều chỉnh số DP từng loại (trích lập bổ sung hay hoàn nhập) vào cuối kỳ KT giữa niên độ (kỳ KT quý).
3.2. Nguyên tắc xác lập dự phòng
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
c) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
4. Phân loại dự phòng giảm giá tài sản.
Xuất phát từ sự giảm giá của một số loại tài sản hay xảy ra, dự phòng giảm giá tài sản của các doanh nghiệp được phân chia thành các loại như sau:
4.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá HH tồn kho bị giảm. Dự phòng giảm giá HTK ghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút so với giá gốc (giá thực tế) của HTK nhưng chưa chắc chắn. Qua đó phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của HTK trên BCTC:
Giá trị thực hiện thuần
tuý của HTK
=
Giá gốc của
HTK
-
dự phòng giảm giá HTK
4.2. Dự phòng phải thu khó đòi: là DP phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Mức trích lập DP như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
Giá trị thực của các khoản phải thu
=
Giá trị thực tế ghi sổ của các khoản phải thu
-
Số DP giảm giá đã lập của các khoản phải thu.
4.3. Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn và dài hạn: Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn thường có biến động về giá cả. Để đối phó với tình trạng các khoản đầu tư này, nội dung tiến hành lập các khoản DP với mức bằng hiệu số giữa giá mua với giá thị trường tại thời điểm cuối niên độ (thời điểm kiểm kê). Dự phòng giảm giá chứng khoán là bộ dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của DN bị giảm giá. Đồng thời qua đó phản ánh giá trị thực của các khoản đầu tư. Giá trị thực của chứng khoán đầu tư là giá trị dự tính có thể chuyển hoá thành tiền của chứng khoán.
B - Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá tài sản.
1.Một số thuật ngữ và khái niệm
- Một khoản dự phòng. Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
- Một khoản nợ phải trả. Là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
- Nghĩa vụ pháp lý. Là nghĩa vụ phát sinh từ
a) Một hợp đồng;
b) Một văn bản pháp luật hiện hành.
- Nợ tiềm tàng. Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
2.Phương pháp kế toán.
2.1 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
a. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hàng tồn kho là những tài sản đựơc giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất dở dang hay nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Thông tư số 13/2006/TT-BTC quy định điều kiện lập dự phòng đối với HTK là: HTK phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác, chứng minh giá vốn vật tư HH tồn kho và các loại vật tư HH này phải thuộc quyền sở hữu của DN, tồn kho tại thời điểm lập BCTC, có giá trị thu hồi hoặc giá trị thường thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán. Trường hợp vật tư HH tồn kho có giá trị bị giảm so với giá trị ghi trên sổ kết toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư hàng hoá này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho.
b. Mức dự phòng cần lập:
Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo công thức:
Mức DP giảm giá vật tư HH
=
Lượng vật tư HH thực tế tồn kho tại thời điểm BCTC
X
Giá gốc HTK theo sổ kế toán
-
Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK
c. Tài khoản sử dụng
Khi hạch toán DP giảm giá HTK, KT sử dụng TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạch toán.
+ Nội dung TK 159: TK này dùng để phản ánh các khoản DP giảm giá HTK phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của HTK.
+ Tính chất TK 159: Tài khoản điều chỉnh
+ Kết cấu TK 159:
Bên Nợ: Giá trị DP giảm giá HTK được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
Bên Có: Giá trị DP giảm giá HTK đã trích lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Dư Có: Giá trị DP giảm giá HTK hiện có
d. Phương pháp hạch toán
Thông tư số 13/2006/TT-BTC hướng dẫn phương pháp trích lập dự phòng giảm giá HTK như sau:
Cuối kỳ KT năm (hoặc quý), KT tiến hành trích lập DP giảm giá HTK cho năm kế hoạch, ghi tăng giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 159: Mức DP cần lập
Cuối kỳ KT năm (hoạc quý) tiếp theo, dự kiến mức DP mới cần lập và tiến hành điều chỉnh:
+ Nếu mức DP cần lập cho kỳ KT này bằng mức DP đã lập cho kỳ KT trước thì không cần phải điều chỉnh DP.
+ Nếu mức DP cần lập cho kỳ KT này lớn hơn mức DP đã lập cho kỳ KT trước thì cần lập bổ sung số thiếu:
Nợ TK 632: Giá vồn hàng bán (chi tiết số DP giảm giá HTK)
Có TK 159: Số DP lập bổ sung
+ Nếu mức DP cần lập cho kỳ KT này nhỏ hơn mức DP đã lập cho kỳ KT trước thì hoàn nhập số thừa, ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 159: Số DP thừa hoàn hoàn nhập
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
Sơ đồ 01: sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 159 TK 632
Cuối niên đọ KT, tính, trích lập
DP giảm giá HTK
Cuối niên độ KT năm sau, trích bổ sung DP
giảm giá HTK (nếu số phải trích lập DP giảm giá
HTK năm sau lớn hơn số đã trích lập năm trước)
Cuối nên độ KT năm sau ghi giảm chi phí số trích thừa
(nếu số đã trích lập DP giảm giá HTK năm trước
lớn hơn số phải trích lập năm sau)
2.2 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
a. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi.
Để DP những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối mỗi niên độ, KT phải dự tính số nợ có khả năng đòi để lập DP. Các khoản nợ phải thu khó đòi phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng khách nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Đồng thời DN phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả (Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu hợp đồng…). Đây là các khoản nợ đã quá hạn, DN đã làm thủ tục đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu được nợ. Trường hợp chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ rơi vào tình trạng đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có các dấu hiệu khác như bỏ trốn, hoặc đang bị giam giữ, xét hỏi… thì cũng được coi là nợ khó đòi. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi kéo dài nhiều năm, DN đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì DN có thể làm thủ tục xoá nợ.
b. Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập được tính theo công thức:
Mức DP
cần lập
=
Tổng số nợ phải thu khó đòi
X
Số % nợ có thể bị mất
Hay:
Mức DP cần lập
=
DT phải thu
X
Số % tỷ lệ có thể bị mất
c. Tài khoản sử dụng
Khi hạch toán nợ phải thu khó đòi KT sử dụng TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi để hạch toán.
+ Nội dung TK 139: TK này sử dụng để ghi nhận các nghiệp vụ về lập, xử lý thiệt hại do thất thu nợ và hoàn nhập DP đã lập thừa xảy ra trong niên độ báo cáo.
+ Tính chất TK 139: Tài khoản điều chỉnh.
+ Kết cấu TK 139:
Bên Nợ: - Xoá sổ nợ khó đòi không đòi được.
- Hoàn nhập số DP phải thu khó đòi.
Bên Có: Trích lập DP phải thu khó đòi thính vào chi phí quản lý DN.
Dư Có: Số DP phải thu khó đòi hiện còn.
d. Phương pháp hạch toán
d1. Hạch toán trích lập và hoàn nhập các khoản DP phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán DN căn cứ vào các khoản phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính, xác định mức lập DP các khoản nợ phải thu khó đòi.
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN
Có TK 139 : Mức dự phòng cần lập
Cuối kỳ KT tiếp theo, dự kiến mức DP mới cần lập và tiến hành điều chỉnh:
+ Nếu mức DP cần lập cho kỳ KT này bằng mức DP đã lập cho kỳ KT trước thì không cần phải điều chỉnh DP.
+ Nếu số DP nợ phải thu khó đòi cần lập ở kỳ này lớn hơn kỳ trước thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN
Có TK 139 : Số DP lập bổ sung
+ Nếu số DP phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ KT này nhỏ hơn số đã lập ở kỳ trước thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 : Số DP thừa hoàn hoàn nhập
Có TK 642 : Chi phí quản lý DN (chi tiết hoàn nhập DP)
d2. Hạch toán xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì theo chính sách tài chính hiện hành DN được phép xoá nợ. Khi có quyết định xoá nợ, KT ghi:
Nợ TK 139 : DP phải thu khó đòi (Nếu đã lập DP)
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý DN (Nếu chưa lập DP)
Có TK 131 : phải thu của khách hàng
Có TK 138 : Phải thu khác
Đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004, ghi:
Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng Cân Đối Kế Toán)
Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 711 : Thu nhập khác (số nợ đã thu hồi được)
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý
Sơ đồ 02 : Sơ đồ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
TK 131, 138 TK 139 TK 642
Xoá sổ phải thu khó đòi Lập DP phải
(Đồng thời ghi tăng 004) thu khó đòi
Hoàn nhập khoản DP phải thu khó đòi
số chênh lệch phải lập kỳ này
nhỏ hơn kỳ trước chưa sử dụng hết
Xoá sổ phải thu khó đòi (Nếu chưa lập DP)
Đồng thời ghi tăng 004
2.3 Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn
a. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn và dài hạn
Toàn bộ chứng khoán do DN đầu tư theo đúng quy định của luật pháp, được mua bán tự do trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê cuối năm có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ KT (giá gốc ghi sổ) được phép trích lập DP. Những chứng khoán không được phép mua bán trên thị trường thì không được trích lập DP.
b. Mức trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán được tính theo công thức:
Mức DP giảm giá đầu tư chứng khoán
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm cuối kỳ KT
X
Giá gốc chứng khoán ghi trên sổ KT
-
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
c. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng hai tài khoản: TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn để hạch toán.
+ Nội dung TK 129 và TK 229 : phản ánh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản DP giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn
+ Tính chất TK 129 và TK 229 : Tài khoản điều chỉnh
+ Kết cấu chung của TK 129 và TK 229:
Bên nợ: + Hoàn nhập DP giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn
+ Xử lý khoản giảm giá thực tế của các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn
Bên có : Trích lập DP giảm giá đầu tư vào cuối niên độ
Dư có : Số DP giảm giá đầu tư hiện có
d. Phương pháp hạch toán
Cuối niên độ kế toán, DN căn cứ vào tình hình đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, KT tính và xác định mức DP giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn cho niên độ KT sau. Nếu mức lập DP giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn kỳ này lớn hơn kỳ trước thì phải trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính (mức DP cần lập)
Có TK 129 : DP giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 : DP giảm giá đầu tư dài hạn
Cuối niên độ KT tiếp theo, dự kiến mức DP mới cần lập và tiến hành điều chỉnh:
+ Nếu mức DP cần lập cho kỳ KT này bằng mức DP đã lập cho kỳ KT trước thì không cần phải điều chỉnh DP.
+ Nếu mức lập DP giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn kỳ này lớn hơn kỳ trước thì phải trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính (mức DP cần lập bổ xung)
Có TK 129 : DP giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 229 : DP giảm giá đầu tư dài hạn
+ Nếu khoản DP giảm giá đâu tư ngắn hạn, dài hạn nhỏ hơn số DP đã trích lập thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 129 : DP giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nợ TK 229 : DP giảm giá đầu tư dài hạn
Có TK 635 : Số dự phòng thừa hoàn hoàn nhập
d2. Hạch toán xử lý xoá dự phòng giảm giá đâu tư ngắn hạn, dài hạn
Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, DN dùng khoản DP giảm giá đầu tư đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư, ghi:
Nợ các TK : 111, 112…số vốn thu hồi được (nếu có)
Nợ TK 129: DP giảm giá đầu tư ngắn hạn (Số đã lập DP)
Nợ TK 229: DP giảm giá đầu tư dài hạn (Số đã lập DP)
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Số chưa lập DP)
Có các TK 222, 223, 228 (Giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất)
Sơ đồ 03: Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
TK 222, 223, 228 TK 129, 229 TK 635
Khi tổn thất thực sự xảy số đã lập cuối kỳ KT lập
Ra phải bù đắp bằng DP DP cho lần đầu
Các khoản DP TK 635 cuối kỳ KT sau, trích bổ sung
số chưa vào chi phí (nếu số trích lâp DP
lập DP phải lập ở kỳ KT này > số đã
lập ở các kỳ KT trước
TK 111,112
Nếu
Có Cuối kỳ KT sau, ghi giảm chi phí
(Nếu số trích lập DP phải lập ở kỳ
này < số đã lập ở cuối kỳ KT trước)
3. Các sơ đồ phản ánh trình tự kế toán dự phòng giảm giá theo các hình thức kế toán
Dựa vào phương pháp hạch toán các loại DP giảm giá, tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mỗi DN có thể chọn một trong bốn hình thức kế toán ghi sổ các khoản DP sau: hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái, hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Có thể khái quát quá trình ghi sổ kế toán các khoản dự phòng giảm giá theo các hình thức kế toán qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ 04: Sơ đồ phản ánh trình tự kế toán dự phòng giảm giá theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ chi tiết dự phòng
Sổ cái TK 129, 139, 159, 229
Bảng kê chi tiết dự phòng các loại
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Sơ đồ 05: Sơ đồ phản ánh trình tự kế toán dự phòng giảm giá theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết dự phòng
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng kê chi tiết từng loại dự phòng
Nhật ký sổ cái
Báo cáo kế toán
Sơ đồ 06: Sơ đồ phản ánh trình tự kế toán dự phòng giảm giá theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết dự phòng
Chứng từ gốc (Bảng tổng hợp chứng từ gốc)
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng kê chi tiết dự phòng từng loại
Sổ cái TK 129, 139, 159, 229
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối tài khoản
Sơ đồ 07: Sơ đồ phản ánh trình tự kế toán dự phòng giảm giá theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Sổ chi tiết dự phòng
Chứng từ gốc
Bảng kê chi tiết dự phòng từng loại
Nhật ký chứng từ số 8 (ghi có TK 159) Nhật ký chứng từ số 10 (ghi có TK 129, 139, 229)
Báo cáo kế toán
Sổ cái TK 129, 139, 159, 229
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Phần II : Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán các loại dự phòng trong doanh nghiệp
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chính thức chuyển sang cơ chế thị trường cho đến nay sự phát triển của nền kinh tế đã đạt được những bước tiến to lớn. Niền kinh tế thị trường luôn biến động khiến giá cả tài sản thay đổi theo. Nhu cầu có những quy định về việc trích lập, hạch toán và sử dụng các tài khoản dự phòng một cách chính xác, hợp lý và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên chế độ kế toán Việt nam hiện hành quy định về vấn đề dự phòng vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi.
1 - Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nếu đối tượng lập dự phòng chỉ là những vật tư hàng hoá giảm giá trên thị trường thì chưa đủ. Nên chăng mở rộng thêm dự phòng cho những hàng hoá tồn kho mà sổ sách cho thấy khả năng hàng chậm luân chuyển do không còn phù hợp với thị trường, hoặc những hàng hoá bị hư hỏng, khiếm khuyết, lỗi thời… ứ đọng, tồn quá nhiều.
2 - Về dự phòng nợ phải thu khó đòi
Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi không đựơc hạch toán chi tiết theo từng khách hàng. Điều này gây khó khăn trong việc theo dõi để xử lý các khoản nợ vì doanh nghiệp cộng tất cả các khoản nợ của các khách hàng lại. Nếu doanh nghiệp phân loại khách hàng và chi tiết dự phòng theo khách hàng thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phản ánh kịp thời những biến động về khả năng thanh toán cảu khách hàng, giúp doanh nghiệp chủ động tìm ra những giải pháp xử lý thích hợp.
3 – Nên lập dự phòng cho tài sản cố định
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có những tài sản cố định có giá trị lớn. Khi xẩy ra giảm giá tài sản cố định trên thị trường thì giá bị giảm sẽ rất lơn. Vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp khó có thể tránh được tài sản cố định bị hỏng hóc bất thường. Do đó, doanh nghiệp nên tiến hành lập khoản dự phòng giảm giá tài sản cố định để khi có rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp, tránh để doanh nghiệp có lâm vào tình trạng khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính để bù đắp cho những khoản phí tổn trên, nhất là khi những khoản chi phí này tương đối lớn.
Với một số ý kiến trên đây có thể thấy rằng chế độ kế toán của Việt Nam vẫn cần phải bổ xung, hoàn thiện để ngày càng phù hợp với thực tế.
Kết luận
Hạch toán các khoản dự phòng ngày càng chứng tỏ vai trò, vị trí quan trọng của mình trong công tác kết toán của doanh nghiệp, góp phần phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Dự phòng cũng góp phần tạo nên tấm gương để doanh nghiệp soi lại mình từ đó có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình đảm bảo cho sự tồn tại cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Hiện nay chúng ta vẫn đang ở trong quá trình xây dựng và đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn chế độ kế toán. Trong đó vấn đề lập dự phòng hiện vẫn đang còn nhiều tranh cãi nhằm tìm ra một chuẩn mực phù hợp với điều kiện của chúng ta. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có được cái nhìn đúng đắn hơn về bản chất cũng như mục đích lập dự phong, từ đó đưa ra một chuẩn mực kế toán về dự phòng có cơ sở và ngày càng hợp lý. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, càng đòi hỏi chế độ kế toán có sự hoàn thiện để trở thành nền tảng giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa chúng ta cần phải có biện pháp phổ biến rộng rãi khi mỗi chuẩn mực mới được ban hành, để các doanh nghiệp kịp thời nắm được và thực hiện một cách đồng bộ, đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ ích, giúp cho việc khắc phục những thiếu sót của chuẩn mực.
Qua bài viết này em hy vọng rằng đã góp phần hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán dự phòng giảm giá tài sản. Mong rằng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ có chế độ kế toán hoàn thiện về hạch toán các khoản dự phòng nói riêng và kế toán tài chính nói chung, để giúp cho công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam được chính xác, chặt chẽ hơn hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời có điều kiện hợp tác và phát triển cùng với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Danh mục từ viết tắt
DP
Dự phòng
HTK
Hàng tồn kho
KT
Kế toán
BCTC
Báo cáo tài chính
TK
Tài khoản
DN
Doanh nghiệp
SP
Sản phẩm
HH
Hàng hoá
Tài liệu tham khảo
Kế toán doanh nghiệp (Lý thuyết - bài tập mẫu và bài giảng)
PGS. TS. Nguyễn Văn Công – NXB đại học Kinh Tế Quốc Dân 5/2006
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam.
Thông tư số 13/2006/TT-BTC (Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2006)
Quyết định số 15/2006/QD-BTC (ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng bộ tài chính)
Các trang Web:
www.kiemtoan.com.vn
www.tapchiketoan.com.vn
business.gov.vn
....
Mục lục
Lời nói đầu
1
Nôi dung
3
Phần I : Tổng quan về các loại dự phòng giảm giá tài sản
3
A - Khái niệm, vai trò, thời điểm, nguyên tắc lập và phân loại dự phòng giảm giá tài sản
3
1.Khái niệm
3
2.Vai trò của dự phòng
3
3.Thời điểm và nguyên tắc xác lập dự phòng
4
3.1. Thời điểm xác lập và hoàn nhập dự phòng
4
3.2. Nguyên tắc xác lập dự phòng
4
4. Phân loại dự phòng giảm giá tài sản
4
4.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
5
4.2. Dự phòng phải thu khó đòi
5
4.3. Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn và dài hạn
5
B - Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá tài sản
6
1.Một số thuật ngữ và khái niệm
6
2.Phương pháp kế toán
6
2.1. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
6
2.2. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
9
2.3. Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn
13
3. Các sơ đồ phản ánh trình tự kế toán dự phòng giảm giá theo các hình thức kế toán
17
Phần II : Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện phương pháp tính và hạch toán các loại dự phòng trong doanh nghiệp
22
Kết luận
24
Danh mục từ viết tắt
26
Danh mục tài liệu tham khảo
27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1252.doc