Đề tài Bàn về chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ

Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

IAS: Phương pháp chuẩn: Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh

Phương pháp thay thế được chấp nhận: Đối với trường hợp chênh lệch tỷ giá là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà không có các công cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài sản bằng ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào giá trị còn lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu hồi được và chi phí thay thế tài sản.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ. - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Đối với nợ phải trả: - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ. - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp: Đối với nợ phải thu: - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp. - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp. Đối với nợ phải trả: - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp. - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ: - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ. - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ. b. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau: Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau: Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn: Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau: - Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm. - Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn: Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau: - Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm. - Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính. 1.3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ 1.3.1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS10) VAS 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 165/2009/TT-BTCngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán trong đó bao gồm chuẩn mực kế toán số 10 vè ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.Chuẩn mực kế toán số 10quy định những nội dung chính sau: Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác. Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp: Ghi nhận ban đầu Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch. Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó. Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán: Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ; Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan. Ví dụ hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực này. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau: (a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng Cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm. (b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính (c) Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó. Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳ giao dịch đó được thanh toán. Trình bày báo cáo tài chính Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính: a) Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận trong lãi hoặc lỗ thuần trong kỳ; b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái thuần được phân loại như vốn chủ sở hữu và phản ánh là một phần riêng biệt của vốn chủ sở hữu và phải trình bày cả khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đầu kỳ và cuối kỳ; 1.3.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Các nguyên tắc được áp dụng cho việc ghi nhận và tính toán các giao dịch ngoại tệ theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 như sau: Sử dụng tỷ giá giao ngay áp dụng vào ngày giao dịch Nếu không được thanh toán trong cùng kì kế toán có phát sinh thì các khoản bằng tiền có được ( tức là khoản nhận được hoặc được trả bằng tiền mặt) được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa Chênh lệch hối đoái khi thanh toán các khoản bằng tiền được ghi nhận trong thu nhập Các khoản mục không phải bằng tiền đã kết chuyển theo chi phí ban đầu sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch Các khoản không phải bằng tiền đã kết chuyển theo giá trị thực tế sẽ được báo cáo theo tỷ giá giao ngay vào ngày đánh giá Chênh lệch tỷ giá từ việc quy đổi các khoản bằng tiền vào ngày lập bảng tổng kết tài sản được ghi nhận vào thu nhập Theo phương pháp hạch toán thay thế cho phép, chênh lệch tỷ giá do giảm giá nghiêm trọng của một loại tiền tệ theo những điều kiện nghiêm trọng có thể tính được vào giá trị kết chuyển của tài sản. 1.3.3. So sánh VAS 10 và IAS 21 Về nội dung cơ bản, chuẩn mực kế toán việt nam số 10 đã thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế số 21, tuy nhiên vẫn còn một số điểm khác biệt: Đơn vị tiền tệ kế toán IAS: Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường sử dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại.   Nếu sử dụng đơn vị tiền tệ khác, chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày các lý do của việc sử dụng đơn vị tiền tệ đó.   Chuẩn mực cũng yêu cầu phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán VAS: Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái IAS: Phương pháp chuẩn: Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh Phương pháp thay thế được chấp nhận: Đối với trường hợp chênh lệch tỷ giá là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà không có các công cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài sản bằng ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào giá trị còn lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu hồi được và chi phí thay thế tài sản.  Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.  VAS: Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.  Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính. 1.4. Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ 1.4.1. Các tài khoản sử dụng Tài khoản 1112 – Tiền mặt ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam. Bên Nợ: Các khoản tiền mặt ngoại tệ nhập quỹ Các khoản tiền mặt ngoại tệ phát hiện thừa khi kiểm kê Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Bên Có: Các khoản tiền mặt ngoại tệ xuất quỹ Các khoản tiền mặt ngoại tệ phát hiện thiếu khi kiểm kê Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt Tài khoản 1122 – Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam. Bên Nợ: Các khoản tiền ngoại tệ gửi vào Ngân hàng Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Bên Có: Các khoản tiền ngoại tệ rút ra từ Ngân hàng Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại Ngân hàng. Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào ( Nguyên tệ) Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra ( Nguyên tệ) Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp Kế toán chi tiết TK 007 theo từng loại ngoại tệ. Tài khoản 413 Bên Nợ: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do danh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động); - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (Lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu hoạt động tài chính; - Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và danh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc doanh thu chưa thực hiện (Nếu phải phân bổ dần). Bên Có: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động); - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính; - Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào chi phí tài chính hoặc vào chi phí trả trước dài hạn (Nếu phải phân bổ dần). Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có. Số dư bên Nợ: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính; Số dư bên Có: Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm cuối năm tài chính; Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có hoạt động đầu tư XDCB). - Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động). 1.4.2. Phương pháp hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ Tk 152,153,156, 211… Mua chịu TS TK 1112,1122 TK 331 (2) TT công nợ TK 4132 Lỗ TK 635 TK 515 TK 3387 TK 242 P/B 5 năm P/B 5 năm Lãi Chuyển giai đoạn HĐ a. Trong giai đoạn đầu tư mới thành lập Thời kì đang hoạt động SXKD TK 511 TK 131 TK 1112,1122 TK 331 TK 152, 153… TK 515 TK 635 TK 515 TK 635 Lãi Lỗ (1a) (1b) (2a) (2b) Lãi Lỗ (1a) Doanh thu bán chịu (1b) Thanh toán công nợ (2a) Mua chịu TS (2b)Thanh toán công nợ Thời kì giải thể thanh lý doanh nghiệp TK 1112,1122 TK 331 TK 131 TK 515 TK 635 TK 515 TK 635 Lãi Lỗ 131 Lãi Lỗ 131 Chênh lệch do việc mua bán ngoại tệ TK 1112. 1122 TK 1111. 1121 Bán NT TK 515 TK 635 Lãi Lỗ Xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kì đối với khoản ngắn hạn CL lỗ TK1112,1122,131,331 TK 4134 (1a) Đánh giá CL lỗ (1b) Đánh giá CL lãi TK 1112. 1122. 131.331 TK 4131 (2) Xóa số dư cuối kì xxx Năm n Năm n +1 xxx CL lãi TK 1112,1122,131,331 (2) xóa số dư đầu kì T1112,1122,131,331 TK 4131 Năm N+1 Xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kì đối với khoản dài hạn Chênh lệch tỷ giá lãi TK 341.342 TK 4131 (1a) Đánh giá CL lỗ TK 515 (2) Lãi (1b) Đánh giá CL lãi Chênh lệch tỷ giá lỗ Tk 341,342 Tk 4131 Tk 635 (1a) k/c lỗ (2) K/c chi phí (1b) k/c lãi Văn bản hướng dẫn VAS 10 và thông tư 201/2009/TT-BTC Thông tư 201/2009/TT -BTC Thông tư số 201/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam trừ các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ. Theo đó, toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ. Nội dung xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ đã được chia ra làm 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu tư xây dựng, thời kỳ sản xuất kinh doanh, và thời kỳ giải thể trong đó chỉ rõ nếu trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của DN mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh khác hẳn với giai đoạn sản xuất, kinh doanh thì những chênh lệch trên sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư. Thông tư 161/2009/TT -BTC Thông tư 161 ra đời thay thế cho thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003. Thông tư 161 hướng dẫn cho 15 chuẩn mực kiểm toán trong đó có chuẩn mực kiểm toán số 10. Thông tư ra đời nhằm hướng dẫn các chuẩn mực một cách đồng nhất giảm thiểu mâu thuẫn giữa các thông tư hướng dẫn chuẩn mực cũ ban hành Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái và kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp PHẦN 2 CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ 2.1.Đánh giá chung về chế độ hạch toán tỷ giá ngoại tệ 2.1.1.Ưu điểm Trước khi có VAS 10, việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh tại Việt Nam được hướng dẫn theo các văn bản pháp quy như Thông tư 44, Thông tư 77... Những hướng dẫn trong văn bản này chưa theo kịp những quy định hiện hành và thông lệ quốc tế trong việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh. Trong đó, các khoản chênh lệch tỷ giá thực sự phát sinh trong các giao dịch thanh toán công nợ có gốc ngoại tệ được ghi nhận như là một khoản doanh thu/chi phí tài chính trong kỳ hoạt động. Trong khi đó, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực sự phát sinh như chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tài sản tiền tệ có gốc ngoại tệ, các khoản công nợ có gốc ngoại tệ được hạch toán lũy kế trên bảng cân đối kế toán ( Tài khoản 413) Hơn nữa, trong thực tế còn xảy ra một số trường hơp như doanh nghiệp còn xin cơ chế cho phép họ hạch toán theo một số khoản chênh lệch tỷ giá đã thực sự phát sinh trên bảng cân đối kế toán và thực hiện phân bổ dần vào lãi/lỗ kinh doanh. Những trường hợp này làm giảm khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp do áp dụng chính sách hạch toán khác nhau. Tuy nhiên khi VAS 10 ra đời, cùng các thông tư hướng dẫn đã tạo ra khung pháp lý hướng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh cho hầu hết tất cả các loại hình hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và đã theo kịp với các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo VAS 10 có 2 loại chênh lệch tỷ giá hối đoái: Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này đợc ghi nhận vào doanh thu/chi phí tài chính trong kỳ phát sinh trừ hai trường hợp được phép hach toán lũy kế trên Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định ( giai đoạn trước hoạt động) và chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ do hợp nhất báo cáo tài chính với cơ sở kinh doanh hoạt động ở nước ngoài. Cũng theo VAS 10, một giao dịch bằng ngoại tệ phải được thanh toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán với đơn vị tiền tệ tại ngày giao dịch. Việc qui đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ đến ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế gọi tắt là tỷ giá giao dịch, để ghi sổ kế toán doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái ngoại tệ để ghi các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ Thông tư 161/2007/TT-BTC ra đời nhằm hướng dẫn các chuẩn mực kế toán một cách đồng nhất, giảm mâu thuẫn giữa các thông tư hướng dẫn chuẩn mực cũ đã ban hành. Từ đó đưa ra các hướng dẫn hạch toán tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). 2.1.2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm của chuẩn mực kế toán và các thông tư nêu trên, tuy nhiên chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái hiện nay của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vướng mắc. Thứ nhất, về khối lượng ghi sổ: Do việc ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế mà tỷ giá hối đoái biến động hàng giờ, hàng ngày, nên khối lượng tính toán và ghi sổ kế toán tăng lên đáng kể. Kế toán phải theo chi tiết cụ thể sự biến động về tỷ giá từng loại ngoại tệ theo thời gian tại các thị trường khác nhau và theo từng đối tượng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp có áp dụng phần mềm kế toán phù hợp, khối lượng tính toán này có thể giải quyết không mấy khó khăn. Tuy nhiên ở Việt Nam số lượng các doanh nghiệp này không nhiều. Ngay bản thân các phần mềm kế toán hiện đang áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam, cơ sở xây dựng và cách thức xây dựng phần mềm kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ cũng chưa hẳn là khoa học và có căn cứ. Thứ 2, về xác định tỷ giá hối đoái ngoại tệ xuất dùng: Theo qui định đối với ngoại tệ xuất sử dụng trong kỳ báo cáo cho các mục đích kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính tỷ giá thực tế tương tự như tính giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng (phương pháp giá đơn vị bình quân, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước,..). Những qui định này, theo tôi là hoàn toàn cứng nhắc và máy móc. Bởi vậy, bản thân ngoại tệ không phải là hàng hóa đơn thuần mà là một loại hàng hoá đặc biệt, vừa được sử dụng để thanh toán nhưng cũng có thể đem trao đổi, mua bán trên thị trường. Hơn nữa, khác với các loại vật tư, hàng hoá, tỷ giá của ngoại tệ không ổn định mà biến động thường xuyên, lên xuống thất thường nên việc xác định tỷ giá ngoại tệ xuất dùng theo các phương pháp trên không phản ánh chính xác giá trị thật của ngoại tệ. Từ những lý do đó nếu mà trên thực tế, mặc dầu đã có hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nhưng hầu hết các doanh nghiệp – nhất là các doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ – vẫn lúng túng và khó khăn ghi sổ kế toán. Nhiều doanh nghiệp bỏ qua qui định phải ghi sổ kế toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, họ cứ ghi theo tỷ giá hối đoái cố định mà không hề điều chỉnh. Có doanh nghiệp ghi sổ theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1863.doc
Tài liệu liên quan