Đề tài Bàn về công tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba đình

Cần phải quản lý chứng từ hoá đơn ở các khâu mua hàng, xuất hàng hoặc nhập nguyên vật liệu, bán sản phẩm cũng như ở các nghiệp vụ hạch toán khác. Đây là những điều mang tính chất quyết định đến việc có thể áp dụng thuế Giá trị gia tăng hay không.

- Mặt khác cần phải thúc đẩy hệ thống kế toán tư nhân áp dụng trên phạm vi cả nước và phải coi đó là một sắc lệnh của Nhà nước đối với các hộ cá thể, có như vậy mới áp dụng được thuế Giá trị gia tăng theo đúng như tính chất của nó. Tâm lý chung của các hộ cá thể là không muốn áp dụng chế độ sổ sách kế toán bởi vì một phần do trình độ của nhiều người còn hạn chế, phần nữa do sợ ghi chép phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán thì thuế sẽ phải nộp nhiều hơn. Do đó chúng ta phải thực hiện tốt điều này bởi vì thuế Giá trị gia tăng chỉ có tác dụng khi cơ sở kinh doanh nhận thức được quyền lợi trong việc ghi chép được sổ sách cũng như việc lưu trữ phát hành hoá đơn đầu vào, đầu ra.

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về công tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quý I năm 1999. Đặc điểm kinh tế- xã hội và tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn quận Ba Đình: Một số nét về đặc điểm kinh- tế xã hội: Quận Ba Đình là một trong 7 quận nội thành của thủ đô Hà nội. Trên địa bàn quận Ba Đình gồm 15 phường ( hiện nay là 12 phường), đây là một quận có nhiều cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ, các cơ quan ngoại giao, đại sứ, đồng trụ sở. Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn thành phố và nền kinh tế thị trường thì các thành phần kinh tế trên địa bàn quận cũng phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, do nguyên nhân thiếu việc làm mà một số lượng không nhỏ cán bộ công nhân viên chức ra buôn bán ngày càng tăng và có sự biến động liên tục. Trên địa bàn quận Ba Đình không có các trung tâm thương mại lớn, chỉ có một số chợ ở tầm cỡ trung bình như chợ Long Biên, chợ Ngọc Hà.., một số chợ xanh ở các khu nhà cao tầng, các khu vực đông dân cư. Các hộ buôn bán cá thể còn tập trung ở các dãy phố chính như trục đường Nguyễn Thái Học- Kim Mã, Giảng Võ- Đường La Thành.. Các hộ cá thể kinh doanh ở quận Ba Đình chủ yếu là những hộ nhỏ. Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các hộ được phát triển từ kinh tế phụ gia đình dần dần trở thành nghề kiếm sống của cả gia đình nhưng đây cũng chỉ là những hộ vừa và nhỏ. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, quận Ba Đình cũng đã đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Quý I năm 1999 toàn quận đã đạt được những thành tích sau: Sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh: giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 19.083 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,12%, trong đó khối HTX tăng 19,18%, khối cá thề tăng 7,45%, khối công ty TNHH tăng 48,88% . Hoạt động kinh doanh của khối chợ khá ổn định và có hiệu quả. Cải tạo nâng cấp chợ Châu Long và chợ Thành Công A chuẩn bị đưa vào hoạt động kinh doanh. Triển khai các thủ tục xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ Cống Vị. Công tác thu thuế: Tập trung chỉ đạo thực hiện hai luật thuế mới. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát chống sót hộ để tăng nguồn thu. Quý I năm 1999 Chi cục thu được 11.241 triệu đồng đạt 92,08% kế hoặch quý, đạt 22,10% so với kế hoạch năm, tăng 1,14% so với cùng kỳ( trong đó thu phí và lệ phí tăng 32% so với kế hoạch quý, tăng 35,97% so với cùng kỳ ). Cũng như tình hình chung của các chi cục thuế, việc phân cấp quản lý, thu thuế của chi cục thuế Ba Đình được dựa trên Thông tư 110/2000/TT/BTC. Cụ thể, Chi cục thuế được quyền quản lý các đối tượng : - Hộ cá thể kinh doanh công thương nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. - Hộ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Hộ nộp thuế nhà đất. Theo tinh thần của thông tư này thì tất cả các hộ nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sẽ do Chi cục thuế Quận Ba Đình quản lý. Còn những công ty, tập thể trên địa bàn quận trước đây nộp thuế tại Chi cục thuế Ba Đình, nay đăng ký nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sẽ do Cục thuế Hà nội trực tiếp quản lý, nhưng số thuế thu vẫn nộp vào kho bạc Nhà nước Quận Ba Đình. Như vậy, xét về khía cạnh sổ sách, báo cáo chi cục thuế Ba Đình vẫn gián tiếp quản lý loại đối tượng này thông qua giấy nộp tiền vào kho bạc được phô tô chuyển về kế toán kho bạc tại Chi cục hàng ngày. 2. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn Quận Ba Đình: Chi cục thuế quận Ba Đình được thành lập theo quyết định 315 TC/QĐ/TCCB ban hành ngày 21/8/1999 của Bộ Tài chính. Từ đây Chi cục chính thức đi vào hoạt động, thay thế cho tên gọi Phòng thuế Công Thương Nghiệp trước đây. Trong những năm gần đây được sự chỉ đạo của Cục thuế Hà nội và sự nhất trí trong lãnh đạo chi cục và cán bộ nhân viên trong toàn Chi cục, đồng thời cùng với sự thay đổi về việc phân cấp quản lý do áp dụng hai luật thuế mới nên bộ máy của cơ quan thuế Ba Đình được tổ chức như sau: Tổng số cán bộ công nhân viên chi cục là 140 người, trong đó có 131 biên chế, còn lại 9 hợp đồng được sắp xếp : - Ban lãnh đạo: 1 Chi cục trưởng Phụ trách chung. 1 Chi cục phó Phụ trách khối cá thể. 1 Chi cục phó Phụ trách về đất + phí. 1 Chi cục phó Phụ trách vấn đề nghiệp vụ. - Các bộ phận trực thuộc chi cục được tổ chức : + Phòng thanh tra, kiểm tra 10 người + Phòng ngiệp vụ 11 người + Phòng hành chính, tổ chức 5 người + Đội thuế Điện Biên- Kim Mã 13 người + Đội thuế Thành công-Giảng Võ 14 người + Đội thuế Ngọc khánh-Ngọc Hà 10 người + Đội thuế Đội Cấn-Cống Vị 14 người + Đội thuế Quán Thánh-Trúc Bạch 13 người + Đội thuế Trung trực-Phúc Xá 7 người + Đội thuế Chợ Long Biên 8 người + Đội thu khác 11 người Với việc tổ chức bộ máy thu thuế như vậy trong những năm qua Chi cục thuế Quận Ba Đình đã đạt những thành tích đáng khích lệ trong việc quản lý thu thuế đối với thành phần kinh tế cá thể. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều những hạn chế và thiếu sót cần được khắc phục. Tình hình quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với các hộ kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình trong những tháng đầu thực hiện luật thuế mới: 1. Quản lý đối tượng nộp thuế: Theo luật thuế Giá trị gia tăng quy định thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước. Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ và phân nghành nghề để có thể quản lý một cách chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Đồng thời theo quyết định số 75/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh chịu thuế đều phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và hệ thống mã số này được ứng dụng kể từ ngày 1/1/1999. Theo quyết định trên, cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng mã số đối tượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế , theo dõi số liệu nộp thuế của đối tượng nộp thuế và ghi mã số đối tượng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thuế như: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế.. Như vậy việc quản lý đối tượng nộp thuế trên mã số đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế và cho Chi cục thuế Quận Ba Đình nói riêng. Kể từ đây cán bộ thuế có thể ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý đối tượng nộp thuế, giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn, đỡ vất vả vì phải theo dõi ghi chép bằng tay trên sổ bộ hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình chung về sự thiếu tự giác của các hộ nộp thuế nên các cán bộ thuế quản lý địa bàn đã liên hệ phối hợp với UBND các phường, công an, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắm vững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các phường, các chợ. Các bộ thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua điều tra doanh thu, phân loại nghành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp. Sau khi đã thông qua Hội đồng tư vấn thuế phường đưa số hộ đó vào bộ để quản lý thu thuế Giá trị gia tăng nộp hàng tháng. Hàng tháng vào ngày 5 các cán bộ quản lý phải lập được danh sách hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn, hộ mới ra kinh doanh và làm tổng hợp ghi thu phân loại hộ nhằm áp dụng chế độ thu thích hợp. Cũng từ số liệu này của cán bộ quản lý mà văn phòng chi cục thuế mới có điều kiện để lập bộ quản lý các hộ kinh doanh. Vậy nhìn chung việc quản lý kiểm tra số hộ sản xuất kinh doanh tương đối sát. Sau đây là biểu số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài: Biểu 2: Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài. Với biểu số liệu trên, ta nhận thấy: Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn của năm 1999 đã tăng so với năm 1998 là: 480 hộ, tương ứng 13%. Trong tổng số hộ tư nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận số hộ bậc 5 chiếm tỉ trọng cao nhất : Năm 1998 chiếm 42,76%, năm 1999 chiếm 43,39%. Mức độ kinh doanh của các hộ có xu hướng tăng ở tất cả các bậc so với năm 1998: Bậc 1: tăng 52 hộ tương ứng 35% Bậc 2: tăng 21 hộ tương ứng 19% Bậc 3: tăng 145 hộ tương ứng 33% Bậc 4: tăng 468 hộ tương ứng 48% Bậc 5: tăng 231 hộ tương ứng 14% Riêng bậc 6 giảm 100%, như vậy các hộ đã chuyển hướng nâng cấp dần tình trạng kinh doanh của mình ổn định hơn, có sự đầu tư và thu nhập khá hơn. Qua biểu trên có thể thấy các hộ cá thể trên địa bàn đã phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của sự phát triển trên là do chính sách của nhà nước đã tạo cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Cơ chế thị trường kết hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước đã giúp cho thành phần kinh tế này phát triển. Để phân tích rõ hơn ta xét biểu quản lý cơ cấu các hộ tư nhân trên địa bàn quận Ba Đình. Biểu số 3: Cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình theo ngành nghề Qua biểu trên ta thấy: Với ngành sản xuất: Số hộ thuộc ngành này tăng đáng kể: năm 1999 tăng so với năm 1998 là 19 hộ tương ứng 6,1%. Nhưng xét về tỷ trọng số hộ trong ngành ta thấy tỷ trọng của ngành này năm 1998 giảm đi. Năm 1998 chiếm tỷ trọng 8,4% nhưng đến năm 1999 lại chỉ chiếm 7,89%. Mặt hàng chủ yếu của ngành này là sản xuất cơ kim khí, sản xuất các mặt hàng công nghiệp thực phẩm như: sản xuất bánh kẹo, sản xuất bánh cốm, sản xuất bún bánh.. Những mặt hàng này việc kinh doanh còn tương đối ổn định nhưng sản xuất cơ khí tiêu dùng thì ngày càng bị thu hẹp do sự tác động của nhiều mặt hàng trên thị trường. Nhìn vào cơ cấu ngành ta thấy tỷ trọng số hộ sản xuất chiếm trong tổng số ngày càng giảm mặc dù số hộ vẫn tăng. Điều này nói lên rằng sản xuất tiểu thủ công nghiệp khu vực cá thể ở địa bàn Quận Ba Đình là không thuận lợi bằng các nghành khác. Đối với hoạt động dịch vụ: Số người hoạt động trong ngành dịch vụ tăng về số tuyệt đối nhưng về số tương đối lại giảm. Năm 1998 có 514 hộ chiếm 14%. Năm 1999 có 546 hộ chiếm 13,1%. Từ đó ta thấy rằng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này không hiệu quả mặc dù số hộ có tăng lên về số tuyệt đối, bởi vì trong năm 1999 do thay đổi lại điều kiện cấp phép kinh doanh cho các hộ cho thuê băng hình mà nhiều hộ kinh doanh loại này đã phải chuyển hoặc thôi không kinh doanh nữa. Các hộ tư nhân sửa chữa lặt vặt và nhất là sửa chữa điện lạnh ở trên địa bàn Quận Ba Đình kinh doanh không ổn định và kém hiệu quả nên một số đã xin chuyển sang bán thương nghiệp, một số phải chuyển đi kinh doanh ở các nơi khác có hiệu quả hơn. Số hộ tăng lên tuyệt đối của ngành dịch vụ chủ yếu là loại hình rửa xe máy, photocopy, chụp ảnh nhưng không phải là sự tăng lên đáng kể. Hai nghành ăn uống và thương nghiệp: đều có xu hướng giảm mặc dù số hộ kinh doanh ở hai ngành này đều tăng lên về số tuyệt đối. Ngành thương nghiệp là ngành có số hộ kinh doanh cao nhất và tỷ trọng của nó là lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh. Ngành thương nghiệp: Năm 1998 có 1792 hộ chiếm 48,7%. Năm 1999 có 1904 hộ chiếm 45,78%. So sánh về số tuyệt đối thì tăng nhưng về số tương đối lại giảm, năm 1999 giảm so với năm 1998 là 2,92%. Điều đó chứng tỏ rằng ngành thương nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn các ngành khác, tuy nhiên có quá nhiều hộ kinh doanh nên số tăng không lớn. Mặt hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh thương nghiệp là bán tạp hoá, đồ điện dân dụng, ở các chợ là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đối với đời sống của nhân dân. Đặc biệt trên địa bàn Quận Ba Đình không có hộ kinh doanh điện máy, kinh doanh xe máy, kinh doanh các mặt hàng điện tử cao cấp. Trong số hộ kinh doanh thương nghiệp này chỉ có 20 hộ kinh doanh vàng bạc nằm rải rác trên toàn địa bàn. Các hộ kinh doanh vàng bạc này hàng tháng nộp thuế bình quân là 15.000.000 đ. Ngành ăn uống: Số hộ kinh doanh ăn uống tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối. Cụ thể năm 1998 có 1064 hộ chiếm tỷ trọng 28,9%, năm 1999 có 1162 hộ chiếm tỷ trọng 27,93% tuy tăng số hộ tuyệt đối là 98 hộ. Số hộ tăng này chủ yếu là những hộ kinh doanh ăn uống nhỏ bình dân, không phải là những nhà hàng, ăn uống cao cấp. Ngành vận tải: Sang năm 1999 Chi cục thuế mới đưa ngành này vào quản lý tuy nhiên số hộ quản lý chưa phải là nhiều, mới được 219 hộ chiếm tỷ trọng 5,3%. Các hộ vận tải này chủ yếu là xe tải, xích lô còn loại xe vận chuyển khách là không đáng kể. Qua biểu 2 và 3, ta có thể nắm được số lượng và cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn và từ đó có phương hướng quản lý các hộ kinh doanh từ khâu ra thông báo, điều chỉnh doanh thu tính thuế tới khâu thu nộp. Song chỉ qua biểu này chúng ta không thể nắm được thực trạng quản lý về hộ kinh doanh ở khu vực này ra sao. Để thấy được tình hình quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn ta xét đến biểu quản lý hộ kinh doanh Biểu 4: Quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình: Với kết quả như vậy có thể thấy rằng, Chi cục và các cán bộ quản lý đã có những cố gắng rất tích cực trong việc nắm bắt các hộ kinh doanh để đưa vào quản lý. Qua mỗi năm số hộ kinh doanh ngày càng tăng lên, công việc của các cán bộ quản lý ngày càng nặng nề, họ phải đi sâu đi sát đến từng ngóc nghách trên địa bàn mình quản lý nhằm thâm nhập một cách cặn kẽ tình hình thực tế, đưa các hộ mới ra kinh doanh vào diện quản lý. Tuy nhiên, số hộ chưa quản lý được vẫn còn lớn hầu như ở ngành nào, năm nào cũng có số lượng hộ chưa quản lý được. Theo số liệu năm 1998 thì số lượng hộ chưa quản lý được là 299 hộ với tỷ lệ 7,6%. Ta thấy hộ chưa quản lý được chủ yếu tăng ở ngành thương nghiệp (184 hộ), sản xuất (11 hộ), dịch vụ (17 hộ), ăn uống (90 hộ). Đến năm 1999, số hộ chưa đưa vào sổ bộ thực tế là 421 hộ với tỷ lệ hộ chưa quản lý là 9,3% và cũng tập trung ở ngành thương nghiệp (184 hộ), sản xuất (18 hộ), dịch vụ (34 hộ), ăn uống (178 hộ) và vận tải (11 hộ). Qua bảng số liệu đó chúng ta thấy được công tác quản lý của các cán bộ thuế thực tế chưa có hiệu quả lắm, số hộ chưa quản lý được tương đối lớn mặc dù các cán bộ thuế đã cố gắng hết sức để làm giảm được số lượng hộ chưa quản lý được này. Tuy nhiên, trong công tác này các cán bộ quản lý thuế của chi cục thuế Quận Ba Đình cũng đã có những nỗ lực và thu được các kết quả nhất định: Tuy số hộ chưa đưa vào quản lý năm 1999 cao hơn số hộ chưa đưa vào quản lý năm 1998 (từ 7,6% lên 9,3%) nhưng thực chất cán bộ quản lý đã có nhiều tích cực bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra số hộ nhưng cũng không thể kiểm tra hết được những hộ buôn bán lặt vặt, ngồi vỉa hè, cán bộ công nhân viên nhà nước đi làm ban ngày sớm tối ra bán hàng thêm. Đồng thời với số liệu điều tra của cơ quan thống kê là cao hơn so với số được cấp phép đăng ký kinh doanh. Cụ thể, năm 1999 theo số liệu điều tra của cơ quan thống kê trên địa bàn Quận Ba Đình hiện có 4530 hộ nhưng được cấp giấy đăng ký kinh doanh là 4159 hộ và số hộ đã đưa vào diện quản lý là 4109 hộ. Như vậy so sánh giữa số hộ hiện kinh doanh và số hộ đã đưa vào quản lý thu thuế thì chênh lệch là 421 hộ nhưng nếu so sánh giữa số hộ đã cấp đăng ký kinh doanh và hộ đã đưa vào quản lý thu thuế chênh lệch là 50 hộ, điều này chứng tỏ cán bộ quản lý thuế đã hết sức cố gắng trong công tác quản lý về hộ kinh doanh. Còn có sự chênh lệch 421 hộ khi so sánh giữa hộ thực tế kinh doanh và hộ đã đưa vào quản lý là do có nhiều hộ buôn bán kinh doanh nhỏ, thu nhập thấp và theo luật định thì cơ quan thuế cùng các cơ quan hữu quan đang xem xét giải quyết miễn thuế. Đồng thời trong số hộ này còn có những hộ kinh doanh sớm, tối mà thực sự ngành thuế đã có cố gắng trong công tác quản lý nhưng vẫn không quản lý được hết. Tuy đã có rất nhiều cố gắng như vậy nhưng nhìn chung hiệu quả của công tác quản lý đối tượng nộp thuế của các cán bộ quản lý chưa cao. Số lượng hộ chưa quản lý còn nhiều nên còn dẫn đến thất thu thuế. Có thể chia ra làm 2 dạng thất thu ở những hộ đã quản lý được và thất thu ở những hộ chưa quản lý được. A. Thất thu ở những hộ đã quản lý được: Những hộ đã quản lý được là những hộ có cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh cố định tại các địa điểm cố định và có hoạt động kinh doanh. Trên thực tế những hộ đã quản lý được chiếm một tỷ lệ rất lớn cho nên nếu thất thu ở những hộ này là thất thu lớn nhất. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất thu thuế ở những hộ đã quản lý được là do nhiều lý do : Do có nhiều hộ núp dưới hình thức bên ngoài là nộp đơn xin nghỉ kinh doanh tạm thời hoặc lâu dài nhưng trên thực tế vẫn kinh doanh. Hình thức nghỉ giả này là do tinh thần trách nhiệm chưa cao của các cán bộ thuế nên đã không kiểm soát thường xuyên hoặc do cán bộ thông đồng tiêu cực với chủ kinh doanh. Do có những hộ mới ra kinh doanh được cán bộ thuế đưa vào bộ quản lý nhưng những tháng đầu được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế. Nhưng trên thực tế những hộ mới ra kinh doanh lại là những hộ cũ nhưng đã đổi tên, chuyển địa điểm, thay đổi quy mô. Tuy nhiên số lượng hộ này rất ít. Do công tác thanh tra, kiểm tra của phòng thanh tra chưa thường xuyên sâu sát, đồng thời thủ tục chấp nhận cho nghỉ kinh doanh chưa chặt chẽ nên các hộ kinh doanh vẫn dựa vào đó nhằm trốn thuế. Tuy vậy nguyên nhân nghỉ giả của các hộ kinh doanh nhằm trốn thuế là vấn đề nan giải nhất.Thực tế cho thâý những hộ nghỉ giả đều thuộc các ngành thương nghiệp, ăn uống bởi lẽ kinh doanh ở các ngành này không phức tạp như các ngành khác, lại dễ di chuyển địa điểm kinh doanh, số hộ của 2 ngành này lớn nên gây khó khăn phức tạp cho quản lý. Xảy ra tình trạng trên là do việc lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, bộ máy nhà nước có sự biên chế lại dẫn đến nhiều người bị thiếu việc làm buộc họ phải ra đường tham gia vào kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Hiện tượng người người kinh doanh, nhà nhà kinh doanh đã trở nên phổ biến cho số lượng người bán nhiều lên, giá cả lại đắt đỏ, hàng ngoại tràn ngập lại rẻ nên muốn bán được hàng phải hạ giá dẫn đến xu hướng muốn kinh doanh có lãi thì người kinh doanh phải trốn lậu thuế. B. Thất thu đối với những hộ chưa quản lý được: Hộ chưa quản lý được là những hộ chưa có đăng ký kinh doanh nhưng lại vẫn kinh doanh. Những hộ này thường không thu được thuế, nếu có thu được chủ yếu vẫn ở các khoản tiền phạt, và số thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thuế. Những hộ thuộc loại này là những hộ hoạt động trong ngành thương nghiệp, ngành ăn uống nhỏ, buôn bán ở vỉa hè, bán hàng rong, người sửa chữa lặt vặt.. Theo tính chất nghề nghiệp những người này thường không ngồi cố định để kinh doanh và thời gian kinh doanh không thường xuyên. Thông thường những hộ này thường có thu nhập thấp, cũng có một số hộ kinh doanh có quy mô lớn song những trường hợp này mới ra kinh doanh chưa có đăng ký kinh doanh hoặc đã xin thôi kinh doanh nhưng vẫn còn nấn ná hoạt động thêm. Xét về mặt khách quan là như vậy nhưng xét về mặt chủ quan thì việc thất thu thuế từ những hộ chưa quản lý là do cán bộ thuế chưa quản lý chặt chẽ, không kiểm tra đều đặn thường xuyên và còn quá nhiều hiện tượng tiêu cực trong một số cán bộ thuế. Nói tóm lại, nguyên nhân việc không quản lý hết hộ kinh doanh ngoài nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan sau: Các cán bộ thuế chưa bám sát địa bàn, đa số mới chỉ quan tâm ở những ngành hàng, mặt hàng lớn mà quên mất những ngành hàng, mặt hàng nhỏ. Các cán bộ thuế mới chỉ làm trong giờ hành chính mà chưa quan tâm tới ngoài giờ hành chính. Việc đôn đốc thu nộp chưa linh hoạt, dồn vào cuối tháng nên còn mang tính quan liêu. Chưa có biện pháp xử lý kiên quyết với những hộ cố ý trây ỳ, còn mang nặng tính doạ nạt, thiếu tuyên vận động. Mặt khác số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn lớn nhưng với số lượng cán bộ thuế ít ỏi chưa đủ để quản lý hết nếu như chưa nói đến trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có sự quan tâm đúng mức của ngành, các cấp. Việc phối hợp giữa các ban ngành còn mang tính bị động, công tác tuyên truyền chưa cao. Có thể nói, thất thu về hộ hiện nay còn rất lớn trong khi đó để đảm bảo nguồn thu cho NSNN thì ngoài việc phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thì ta còn phải quản lý chặt chẽ đối với những hộ đã quản lý được và không có biện pháp nào khác là phải tăng cường công tác quản lý căn cứ tính thuế. 2. Quản lý căn cứ tính thuế: Theo luật thuế Giá trị gia tăng các hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp có thể đăng ký nộp thuế theo 1 trong 3 phương pháp sau: - Phương pháp kê khai trực tiếp trên Giá trị gia tăng. - Phương pháp trực tiếp trên doanh thu. - Phương pháp khoán. Để được nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên Giá trị gia tăng các hộ phải thực hiện việc mua, bán có đầy đủ hoá đơn chứng từ ghi chép sổ sách kế toán. Theo phương pháp này : Giá trị gia tăng Giá thực tế của hàng Giá thực tế hàng hoá của hàng hoá, dịch vụ = hoá, dịch vụ bán ra - dịch vụ mua vào tương ứng Đối với hộ đã thực hiện đầy đủ hoá đơn bán hàng( bán hàng lập đầy đủ hoá đơn bán hàng) xác định đúng doanh thu bán hàng nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì có thể nộp đăng ký nộp thuế theo pháp trực tiếp trên doanh thu. Giá trị gia tăng Doanh thu hàng Tỷ lệ giá trị gia tăng Của hàng hoá, dịch vụ= hoá, dịch vụ bán ra x (%) theo quy định Đối với hộ chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ việc mua, bán hàng có hoá đơn. Cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế ( phương pháp khoán) Giá trị gia tăng Doanh thu ấn định x Tỷ lệ giá trị gia tăng Của hàng hoá, dịch vụ = (%) theo quy định Trong thực tế, do đặc điểm tình hình kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình phần lớn là kinh doanh nhỏ nên hầu hết các hộ đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán, còn số lượng hộ đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai là rất nhỏ. Biểu số 5: Quản lý doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình: Đơn vị tính: 1.000 đồng Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tính thuế tăng. Năm 1999 doanh thu tính thuế 3 tháng đầu năm so với 3 tháng cuối năm 1998 tăng là: 28.909.345 - 19.077.576 = 9.831.769 nghìn đồng( tăng 51%). Cụ thể: Ngành sản xuất tăng: 601.924 nghìn đồng, tương đương 49% Ngành dịch vụ tăng: 4.181.197,5 nghìn đồng, tương đương 84% Ngành thương nghiệp tăng: 3.731.681 nghìn đồng, tương đương 38% Ngành ăn uống tăng: 130.797,5 nghìn đồng, tương đương 3% Ngành vận tải: 1.186.169 nghìn đồng, tương đương 100% Việc tăng doanh thu là do tăng về số hộ và quy mô kinh doanh. Nhìn vào số liệu đã tính toán ở trên trong 2 năm 1998 và 1999 ta thấy doanh thu ở các ngành đều tăng nhưng tốc độ tăng không đồng đều, tập trung vào các ngành ăn uống, thương nghiệp sau đó đến dịch vụ và cuối cùng là ngành sản xuất. ở Quận Ba Đình trong một vài năm gần đây có thêm loại dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà ở và do vậy ngành dịch vụ có diễn biến tăng một cách đáng kể. Ngoài ra cơ quan thuế đã có sự điều chỉnh doanh thu kịp thời trước sự biến động của thị trường. Mặc dù doanh thu tính thuế qua các năm đều tăng nhưng không phải là không xảy ra hiện tượng thất thu thuế ở Chi cục thuế Quận Ba Đình. Có thể quy về do các nguyên nhân chủ yếu sau: + Trường hợp 1: Thất thu do không điều chỉnh doanh thu kịp thời so với tốc độ trượt giá dẫn tới mức thuế thu được ở giai đoạn sau lạc hậu so với mức thuế thu ở giai đoạn trước về giá trị. Xảy ra tình trạng trên có thể do cán bộ chưa bám sát sự biến động của giá cả, hoạt động kinh doanh của các hộ. + Trường hợp 2: Thất thu về doanh thu do việc định doanh thu tính thu tính thuế chưa phù hợp với mức độ kinh doanh thực tế. Với hộ áp dụng doanh thu tính thuế là doanh thu khoán: Mức khoán doanh thu được xác định trên cơ sở đIều tra và hiệp thương giữa cán bộ thuế và người kinh doanh. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không chấp nhận hiệp thương thì cán bộ thuế có quyền ấn định doanh thu khoán trên cơ sở đã điều tra. Như vậy không có một cơ sở nào để xác định một cách chính xác doanh thu tính thuế là phù hợp với thực tế kinh doanh mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của cán bộ thuế. Chính vì mức doanh thu khoán không được xác định chính xác nên đã làm thất thoát tiền thuế. Để khắc phục việc này tại các phường đã có các hội đồng tư vấn thuế giám sát, đồng thời Chi cục cũng thường xuyên cho đội kiểm tra rà soát doanh thu tính thuế nhưng cũng không làm được một cách chính xác với tất cả các hộ. Tóm lại, có thể nhận thấy rất rõ thất thu doanh số là do các nguyên nhân: Khách quan: + Số hộ kinh doanh lớn, qui mô vốn nhỏ, nằm rải rác dẫn đến việc khó quản lý trong khi đội ngũ cán bộ thuế mỏng, một cán bộ quản lý quá nhiều đối tượng ( có cán bộ quản lý ở khu vực chợ Long Biên quản lý đến 106 hộ) vì vậy chưa thể sâu sát, nắm được hoạt động kinh doanh thực tế tại địa bàn. + Doanh thu khoán mang tính chủ quan nên chưa phản ánh đúng thực tế kinh doanh của đối tượng nộp thuế, thường thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế. + ý thức chấp hành luật thuế của các đối tượng chưa cao, thường có phản ứng chống đối khi cơ quan thuế điều chỉnh doanh thu khoán. Chủ quan: + Tuyên truyền, giải thích nội dung luật thuế cho các đối tượng thực hiện chưa tốt. + Công tác giám sát địa bàn thực hiện chưa đồng đều, thường xuyên. + Còn có sự thoả hiệp giữa cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế nhằm thương lượng để 2 bên cùng có lợi và chỉ có nhà nước là chịu thiệt thòi. + Công tác điều chỉnh doanh thu tiến hành chưa kịp thời, chưa bám sát sự biến động của thị trường..vv.. Với phương pháp quản lý doanh thu tính thuế của các hộ kê khai, việc tính thuế có cơ sở chính xác hơn nên việc xác định doanh số tương đối sát với thực tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6860.doc
Tài liệu liên quan