MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP 2
1-/ Quá trình ra đời và phát triển của thuế GTGT trên thế giới: 2
2-/ Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế: 3
3-/ Căn cứ tính thuế GTGT: 3
4-/ Hoàn thuế GTGT: 4
5/ Phương pháp tính thuế GTGT: 5
6/ Chứng từ kế toán: 6
7/ Hạch toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp: 7
7.1 Phương pháp hạch toán thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. 7
PHẦN II. 17
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN
THUẾ GTGT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
VÀ Ý KIẾN HOÀN THIỆN 17
I. Quản lý thuế gtgt trong các doanh nghiệp hiện nay 17
1. Đăng ký thuế: 17
2. Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế GTGT 17
3. Hoàn thuế GTGT. 18
II. ý kiến hoàn thiện 19
1-/ Về đối tượng chịu thuế GTGT: 19
2-/ Về thuế suất thuế GTGT: 19
3-/ Về phương pháp tính thuế GTGT: 20
4-/ Hoàn thuế GTGT: 22
25 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về công tác quản lý và hạch toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công + t x lợi nhuận
- Phương pháp trừ trực tiếp: theo phương pháp này thuế GTGT phải nộp được tính dựa trên cơ sở tính trị giá tăng thêm là chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào, cụ thể là:
Thuế GTGT phải nộp = t x (giá đầu ra - giá đầu vào)
- Phương pháp trừ gián tiếp: còn gọi là phương pháp hoá đơn hoặc phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này, thuế GTGT phải nộp được xác định trên cơ sở lấy thuế tính trên giá đầu ra trừ đi thuế tính trên giá đầu vào, cụ thể:
Thuế GTGT phải nộp = (t x giá đầu ra) - (t x giá đầu vào)
Trong 4 phương pháp tính thuế GTGT nói trên thì 3 phương pháp đầu hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết, ít được áp dụng trong thực tế. Riêng phương pháp trừ gián tiếp (hay phương pháp khấu trừ) được áp dụng phổ biến vì việc tính thuế phải nộp dựa vào hoá đơn - bằng chứng của nghiệp vụ kinh doanh - gắn nghĩa vụ nộp thuế với nghiệp vụ kinh doanh của cơ sở cho nên có ưu điểm nổi trội hơn hẳn những phương pháp khác về mặt kỹ thuật và luật pháp. Mặt khác phương pháp tính thuế dựa vào hoá đơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý, thu thuế và người ta có thể tính được nghĩa vụ nộp thuế một cách kịp thời và tương đối chính xác cho một năm tài chính.
ở nước ta, theo thông tư số 89/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành chi tiết luật thuế giá trị giá tăng thì việc tính thuế giá trị gia tăng phải nộp được áp dụng theo 2 phương pháp: phương pháp trừ gián tiếp (hay phương pháp khấu trừ) và phương pháp trừ trực tiếp.
Theo phương pháp trừ:
Số thu GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
= x
Theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT:
= -
Trong đó:
= -
Việc tính thuế GTGT theo từng phương pháp được áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể: phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, mua bán hàng có hoá đơn, còn phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn và các cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý.
6/ Chứng từ kế toán:
Để thực hiện kế toán thuế GTGT các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan:
Hoá đơn giá trị gia tăng: Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn giá trị gia tăng” do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ghi rõ: giá bán (chưa thuế), các phụ thu và tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT và tổng giá thanh toán.
Hoá đơn bán hàng: Do Bộ Tài chính phát hành, được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khi lập hoá đơn cơ sở kinh doanh cũng phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ giá bán, các phụ thu (nếu có) và tổng giá thanh toán.
Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù: Các hoá đơn này muốn được sử dụng phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Loại hoá đơn này cũng phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các thông tin quy định của hoá đơn, chứng từ.
Với các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé sổ xố,... giá trên vé là giá đã có thuế GTGT.
Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ: Trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp cung ứng, dịch vụ, hàng hoá cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì phải lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo mẫu quy định.
Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất: Trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của sản xuất trực tiếp bán ra thì phải lập “Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người sản xuất trực tiếp” theo mẫu quy định.
7/ Hạch toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp:
7.1 Phương pháp hạch toán thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
7.1.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào:
a/ Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
Bên Có: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư Nợ: VAT còn được khấu trừ được hoàn trả nhưng ngân sách chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
b/ Nguyên tắc hạch toán TK 133:
- TK 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ. Nếu số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra kỳ kế toán sau.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc biệt ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế từ đó xác định thuế GTGT đầu vào.
Công thức:
=
= x
- Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến nguyên vật liệu là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó.
Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ thuế sau hoặc xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
c/ Nguyên tắc hạch toán giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.
d/ Phương pháp hạch toán:
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuế kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế NVL, công cụ, hàng hoá mua vào.
Nợ TK 211 : Nguyên giá tài sản cố định.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Có TK 111,112,311... Tổng giá thanh toán.
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động phúc lợi,... được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác.
Giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ là ồ số tiền thanh toán:
Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế, công cụ, hàng hoá + TVA đầu vào.
Nợ TK 211 : Nguyên giá + TVA đầu vào.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng không qua nhập kho, ghi:
Nợ TK 632 : Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152,156,211
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 111,112,331...
- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu:
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 (TK 33312) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi,... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi:
Nợ TK 152,156,211 : Giá mua cả thuế nhập khẩu, thuế VAT
Có TK 111,112,331 : Giá mua ngoài thuế.
Có TK 3333 : Thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 3331 (TK 33312) : Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Khi nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 (TK 33312) : Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Có TK 111,112
- Khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì giá trị vật tư hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người trả (giá cả thuế) và chi phí thu mua, vận chuyển:
Nợ TK 152,153,211 : Giá bao gồm cả thuế GTGT
Có TK 111,112,331...
- Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi:
Nợ TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111,112,331...
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ và ghi:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
ã Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
ã Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ sau, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn của hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 142 - Chi phí trả trước.
- Khi xuất hàng hoá dùng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này tương ứng với giá trị hàng hoá khuyến mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng với tỷ lệ % so với tổng chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp quy định đối với doanh nghiệp. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng hoá khuyến mại, quảng cáo vượt tỉ lệ % so với tổng số chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (chi tiết khuyến mại, quảng cáo)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Cơ sở sản xuất sắt, thép thuộc đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế khi thu gom sắt, thép phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất sắt, thép, được khấu trừ 5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ, bảng kê mua sắt thép, phế liệu, kế toán tính:
= x 5%
= -
và phản ánh:
Nợ TK 152 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
Đối với doanh nghiệp có tổ chức đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu để cung ứng cho đơn vị sản xuất thuộc doanh nghiệp theo giá chỉ định của doanh nghiệp thì đơn vị thu mua được khấu trừ 5% trên giá trị sắt thép phế liệu mua vào. ở đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt thép phế liệu, căn cứ vào chứng từ, hoá đơn mua sắt thép phế liệu để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT và kế toán như trên.
Đơn vị trực thuộc khi bán sắt, thép phế liệu cho cơ sở sản xuất, bên bán phải viết hoá đơn GTGT và kế toán doanh thu bán sắt, thép phế liẹu theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,136 : Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa có thuế GTGT).
- Các tổ chức, các doanh nghiệp thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất bán được khấu trừ 3% tính trên giá hàng hoá mua vào theo chế độ quy định. Kế toán căn cứ vào hoá đơn mua vào tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 3% trên giá thanh toán, tính giá mua chưa có thuế GTGT (cách tính đối với cơ sở mua sắt thép phế liệu), ghi:
Nợ TK 156,157,632 : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán
- Trường hợp cơ sở sản xuất chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất bán ra không có hoá đơn để phục vụ chế biến sẽ được khấu trừ thuế đầu vào 3% hoặc 5% quy định tính trên giá trị hàng hoá mua vào. Kế toán căn cứ vào bảng kê mua hàng, (cách tính như đối với cơ sở sản xuất mua sắt, thép phế liệu,...) tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tính giá mua chưa có thuế và hạch toán:
Nợ TK 152,621 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng phải trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
- Khi mua TSCĐ có hoá đơn GTGT dung chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chụi thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào TK 133. Cuối kỳ kế toán và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh thu không chịu thuế so với tổng doanh thu trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các chi phí có liên quan sử dụng tài sản cố định, ghi:
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí, ghi:
Nợ TK 627,641,642...
Có TK 142 - Chi phí trả trước
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ, ghi:
Nợ TK 627,641,642,...
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi phát sinh các khoản chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, chi bảo vệ môi trường, chi cho lao động nữ,... ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,331,...
7.1.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
a/ Tài khoản sử dụng:
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp:
TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Bên Nợ phản ánh: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
Số thuế, giá trị GT của hàng bán bị trả lại.
- Bên Có p hản ánh: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính bất thường. Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
- Số dư bên Có: VAT còn phải nộp cuối kỳ.
- Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.
TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
TK 33311 : Thuế GTGT đầu ra.
Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
TK 3331 áp dụng cho cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
b/ Phương pháp xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp:
* Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
= -
= x
c/ Phương pháp hạch toán:
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 511,512 : Giá chưa có thuế GTGT
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán:
Nợ TK 111,112,133 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511,512 : Tổng giá thanh toán.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm thuê tài sản. Khi nhận trước, kế toán phản ánh doanh thu nhận trước là giá chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 111,112 : Tổng số tiền nhận trước.
Có TK 3387 : Doanh thu trước chưa có thuế GTGT.
Có TK 3331 : Thuế GTGT.
Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu kỳ kế toán:
Doanh thu của kỳ kế toán
Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán:
Số doanh thu của kỳ kế toán sau
Số tiền phải trả cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 : Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 531 : Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa thu.
Nợ TK 3331 : Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động thuê tài sản không thực hiện được.
Có TK 111,112,3388 : Tổng số tiền trả lại.
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 111,112,138 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331 (33311) : Thuế GTGT.
Có TK 711,721 : Giá chưa có thuế GTGT.
- Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả góp, doanh thu bán hàng là doanh thu là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,131 : ồ giá thanh toán.
Có TK 3331 : Thuế GTGT.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (ngoài thuế).
Có TK 711 : Lãi bán hàng trả chậm.
- Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
+ Nếu bán hàng đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, để phản ánh doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331 : Thuế GTGT.
Có TK 511 : Giá không có thuế GTGT.
Khi nhận được vật tư hàng hoá trao đổi, ghi:
Nợ TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 131 : ồ giá thanh toán.
phần II.
thực trạng về công tác quản lý và hạch toán
thuế gtgt trong các doanh nghiệp hiện nay
và ý kiến hoàn thiện
I. Quản lý thuế gtgt trong các doanh nghiệp hiện nay
1. Đăng ký thuế:
- Tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo quy định của luật thuế GTGT, kể cả các đơn vị, chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh chính, đều phải đăng ký với cơ quan thuế nơi cơ sở kinh doanh về các nội dung và các chỉ tiêu liên quan theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
- Đối với các cơ sở mới thành lập, phải tiến hành đăng ký nộp thuế ngay sau khi cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.
- Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, nếu chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán và tự nguyện đăng ký áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ, sẽ được cơ quan thuế xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ được chuyển sang tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
2. Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải kê khai thuế hàng tháng và nộp các tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế trong 10 ngày của tháng tiếp theo.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có văn phòng hay trụ sở chính tại Việt Nam, nhưng có cung ứng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT cho các đối tượng ở Việt Nam, thì các đối tượng này sẽ phải kê khai và nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài. Số thuế GTGT phải nộp được tính trên giá hàng hoá, dịch vụ trả cho phía nước ngoài.
- Các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT, phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT cùng với kê khai thuế nhập khẩu theo từng chuyến hàng nhập khẩu cho cơ quan thu thuế nhập khẩu.
- Cơ quan thuế sẽ thực hiện quyết toán thuế GTGT hàng năm đối với các đối tượng nộp thuế.
3. Hoàn thuế GTGT.
* Các trường hợp được xét hoàn thuế GTGT:
+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp:
- Nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra trong thời gian 3 tháng liên tiếp trở lên.
- Cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên sẽ được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm, hoặc từng quý, nếu số thuế đầu vào lớn.
- Cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau 3 tháng mà số thuế chưa được khấu trừ vẫn còn lớn.
+ Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế đầu ra thì được xét hoàn thuế từng kỳ.
+ Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sắp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế GTGT nộp thừa.
+ Các dự án sử dụng vốn ODA.
+Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn thuế GTGT khi mua hàng hoá để viện trợ.
+ Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
* Thủ tục hoàn thuế:
Các tổ chức, cá nhân thuộc diện được xét hoàn thuế phải gửi văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra xác định số thuế được hoàn và làm thủ tục hoàn trả thuế cho cơ sở.
II. ý kiến hoàn thiện
1-/ Về đối tượng chịu thuế GTGT:
Đặc điểm của thuế GTGT là có diện bao quát rộng, bao gồm hầu như toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, đó là mảng tiêu dùng thu nhập đã có.
Theo Điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 NĐ 28/1998/NĐ - CP thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh hàng hóa,... đều là đối tượng nộp thuế GTGT. Vấn đề đặt ra ở đây là việc thu thuế một cách bao quát như vậy có hiệu quả hay không. Số thuế thu được trong một số trường hợp có bù đắp được chi phí cho việc quản lý thu thuế của một số trường hợp cụ thể hay không? đó là việc thu thuế ở các hộ kinh doanh nhỏ. ở nước ta việc thu thuế ở các đối tượng này rất khó khăn và phức tạp nên chăng loại trừ một số hộ kinh doanh nhỏ ra khỏi đối tượng nộp thuế GTGT và dùng sắc thuế khác để điều chỉnh.
ở các nước, nhằm nâng cao tính hiệu quả của chính sách thuế họ quy định mức doanh thu bình quân tháng hoặc năm để giới hạn đối tượng nộp thuế. Cụ thể như Philippines quy định doanh th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1213.doc