MỤC LỤC
Phần I: Lời mở đầu 2
Phần II: Nội dung 3
Chương I: Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng 3
I. Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế GTGT 3
II. Thuế giá trị gia tăng 4
1. Khái niệm giá trị gia tăng và thuế GTGT 4
2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 4
3. Giá tính thuế và thuế suất 6
4. Phương pháp tính thuế GTGT 8
5. Nộp thuế và quyết toán thuế 11
6. Hoàn thuế và miễn giảm thuế giá trị gia tăng 12
Chương II: Công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 13
I. Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp 13
1. Phương pháp kế toán quản lý thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp 13
II. Công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 15
1. Hạch toán thuế GTGT 15
2. Tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng 19
3. Thể hiện thuế GTGT trên sổ chi tiết và báo cáo tài chính 23
Chương III: Thực trạng tình hình quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện 26
I.Thuế GTGT, một sự lựa chọn đúng đắn trong cơ chế kinh tế của Việt Nam hiện nay 26
II. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT và phương hướng hoàn thiện thuế GTGT 26
1. Về phương pháp tính thuế GTGT 26
2. Về thuế suất GTGT 27
3. Về quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ 28
4. Về khấu trừ thuế 28
5. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu 29
6. Vấn đề hoàn thuế GTGT 30
7. Vấn đề miễn giảm thuế GTGT 30
Phần III: Kết luận 32
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược tổng cục thuế đồng ý , đồng thời phải gửi mẫu hoá đơn tự in đã đăng ký sử dụng với cục thuế tỉnh , thành phố về tổng cục thuế .Mẫu hoá đơn tự in phải có đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản như : Ký hiệu xểy, số nhảy hoá đơn, tên, địa chỉ , mã số thuế của đơn vị bán hàng ; tên địa chỉ của đơn vị mua hàng ...
- Các cơ sở kinh doanh khi bán lẻ hàng hoá có giá trị dưới 100.000đ, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn thì không phải lập hoá dơn bán hàng, nhưng phải lập bảng kê 05 - GTGT, do người bán lẻ trực tiếp lập, mỗi ngày lập một bảng, cuối mỗi ngày gửi về phòng kế toán để làm căn cứ tính thuế GTGT đầu ra.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng của người , tổ chức không kinh doanh , không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định thị phải lập bảng kê04-GTGT, do nguời thu mua ( hay trạm thu mua lập ), gửi về phòng kế toán để làm căn cứ tính thuế GTGT đầu vào .
- Đối với hàng chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất kinh doanh thì không phải viết hoá đơn GTGT đầu ra.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh cố định mua nguyên liêu, hàng hoá, vận chuyển hàng hoá của đơn vị bán, hoặc trao đổi... nhưng không có đủ chứng từ theo quy định, thị cơ sở phải nộp thuế GTGT tính trên giá trị hàng hóa, hàng nhập khẩu còn phải truy thu thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu.
5, Nộp thuế và quyết toán thuế.
a, Nộp thuế GTGT.
Những đối tượng phải nộp thuế GTGT khi có thông báo nộp thuế của cơ quan thuế thì phải nộp thuế GTGT đầy đủ đúng hạn vào ngân sách nhà nước.
- Về số thuế phải nộp: Căn cứ vào số thuế trong thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu kỳ này cơ sở kinh doanh nộp thừa thì số thuế nộp thừa đó được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào kỳ tiếp theo. Riêng đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra trong tháng, thì số thuế lớn hơn được trừ tiếp vào tháng tiếp theo :
- Về thời hạn nộp thuế: Số thuế của tháng nào thì phải nộp chậm nhất là không quá 25 ngày của tháng tiết theo. Đặc biệt đối với cơ sở có thuế nộp hàng tháng lớn, thì thực hiện tạm nộp số thuế phát sinh trong tháng định kỳ 10 ngày hoặc 15 ngày một lần. Khi kê khai số thuế cả tháng, trừ số thuế tạm nộp, cơ sở sẽ nộp số thuế còn thiếu.
Riêng cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu.
- Về địa điểm nộp thuế : Cơ sở có thể trực tiếp nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước (tại kho bạc nhà nước), hoặc trích tiền gửi ngân hàng (nếu cơ sở đó có) đẻ nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với các cá nhân kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế theo kê khai) ở xa kho bạc, luôn di động... thì cơ quan thuế tổ trức thu trực tiếp và nộp vào ngân sách nhà nước (chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày thu được tiền thiếu, riêng đối với vùng núi, hải đảo là 6 ngày).
Thời điểm nộp thuế được tính từ thời điểm nộp thuế tại kho bạc, hoặc được tính từ ngày ngân hàng trích chuyển tiền gửi của cơ sở kinh doanh vào ngân sách nhà nưóc.
- Về đơn vị tiền tệ dùng để nộp thuế: Đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ dùng đẻ nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước. Nếu đối tượng nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải qui đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỉ giá mua, bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốtại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ, để xác định số thuế GTGT phải nộp.
Nếu đã tới thời hạn nộp thuế mà cơ sở chưa nhận được thông báo nộp thuế thì căn cứ vào số thuế phải nộp theo kê khai, cơ sở chủ động nộp thuế vào ngân sách nhà nước .
b, Quyết toán thuế.
Sau khi kết thúc năm dương lịch, các đối tượng nộp thuế đều phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, thời gian chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày 30-12 của năm quyết toán thuế.
Nội dung quyết toán thuế là phải xác định số thuế GTGT phải nộp ; số thuế GTGT được khấu trừ, không được khấu trừ , còn được khấu trừ; số thuế GTGT được hoàn lại ; số thuế GTGT được giảm số thuế GTGT nộp thiếu số thuế GTGT nộp thừa.
Nơi nộp thuế quyết toán là cơ quan thuế địa phuơng nơi cơ sở đăng kí nộp thuế.
Dựa vào quyết toán thuế, cơ sở có trách nhiệm nộp số thuế GTGT còn thiếu vào ngân sách nhà nước (thời gian chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán ). Nếu còn thừa thì được trừ vào kỳ tiếp theo hoăc được hoàn thuế nếu cơ sở được hoàn thuế.
Nếu cơ sở kinh doanh có sát nhập , giải thể, chia tách ,phá sản... thì cơ sở đó cũng phải quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất không quá 45 ngày kể từ ngày có quyết định sát nhập , giải thể, chia tách , phá sản.
Kê khai đầy đủ ,đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế là trách nhiệm trước pháp luật của các đối tượng nộp thuế.
6, Hoàn thuế và miễn giảm thuế giá trị gia tăng.
a, Hoàn thuế GTGT.
Các trường hợp được xét hoàn thuế GTGT :
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp:
+ Nếu có số thuế đâù vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra trong thời gian 3 tháng liên tiếp trở lên.
+ Cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên sẽ được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm hoặc từng quý nếu số thuế đầu vào lớn.
+ Cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau 3 tháng mà số thuế chưa được khấu trừ vẫn còn lớn.
- Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế GTGT của hàng hoá xuất khẩu so với thuế đầu ra thì được xét hoàn vốn từng kỳ.
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế GTGT nộp thừa.
Các dự án sử dụng vốn ODA.
Tổ chức ở Việt nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt nam được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá để viện trợ.
Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b, Miễn giảm thuế GTGT.
Căn cứ vào Điều 28 Luật thuế GTGT và quy định tại Điều 20 nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ, Bộ tài chính quy định thủ tục và thẩm quyền xét miễn, giảm thuế như sau:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT mà bị lỗ do số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây thì được xét miễn giảm thuế GTGT phải nộp.
Cơ sở được xét giảm thuế GTGT trong trường hợp này là cơ sở kinh doanh hạch toán và xác định được kết quả kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức thuế GTGT được xét giảm đối với từng cơ sở kinh doanh tương ứng với số lỡ nhưng không quá số chênh lệch giữa thuế GTGT phải nộp với số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây của năm được xét giảm thuế. Số thuế phải nộp được xác định theo quy định mục B Thông tư số 122/2000/TT-BTC, không bao gồm số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Thời hạn được xét giảm thuế GTGT theo quy định trên đây được xét từng năm, tính theo năm dương lịch và chỉ thực hiện trong 3 năm đầu, kể từ năm 1999 đến hết năm 2001.
Cở sở thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT phải lập hồ sơ đề nghị giảm thuế gửi cơ quan thuế.
Chương II: Công tác quản lí và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay.
I, Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp.
1, Phương pháp kế toán quản lí thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp.
Kế toán thực hiện việc ghi chép, xử lý và tổng hợp cung cấp thông tin về thuế giá trị gia tăng bằng hệ thống các phương pháp kế toán như: Phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá, phương pháp tài khoản và phương pháp cân đối tổng hợp số liệu.
a, Phương pháp chứng từ.
Hệ thống hoá đơn chứng từ có liên quan đến thuế GTGT hiện nay đã đảm bảo tương đối khoa học, hợp lý. Song trên thực tế việc quản lí chứng từ hoá đơn vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại nhiều sai phạm, gian lận khó phát hiện do sự thiếu thống nhất về chính sách chế độ mà tạo ra kẽ hở, hoặc sự thông đồng của các tổ chức có liên quan. Để quản lý và kiểm soát được các chứng từ, hoá đơn GTGTđòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan đơn vị, kế toán phải có cách kê khai vạ trình bày thông tin liên quan đến chứng từ hoá đơn GTGT một cách minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm tra, kiểm soát.
b, Phương pháp tính giá .
Vận dụng phương pháp này đòi hỏi kế toán phải xác định được giá tính thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp ,bởi theo trường hợp này :
Số thuế GTGT của hàng Thuế
GTGT = hoá dịch vụ X suất thuế
phải nộp chịu thuế GTGT GTGT
trong đó:
GTGT của Giá thanh toán Giá thanh toán của
hàng hoá = của hàng hoá - hàng hoá dịch vụ
dịch vụ dịch vụ bán ra mua vào tương ứng
Như vậy, cơ sở để tính thuế GTGT (giá tính thuế GTGT) là phần GTGT được tính trên sơ sở giá thanh toán và hàng hoá dịch vụ bán ra và mua vào, là giá bao gồm cả thuế GTGT, và vô hình trung đã đánh thuế chồng lên thuế , điều này trái ngược với ưu điểm vốn có của thuế GTGT.
Để khắc phục tình trạng này , cuối mỗi kỳ cần phải tính ra gía trị hàng hoá dịch vụ bán râ mua vào dể tính GTGT từ giá thanh tóan hàng hoá dịch vụ bán ra và mua vào theo công thức:
Trị giá hàng hoá giá thanh toán hàng hoá
dịch vụ bán ra(mua = dịch vụ bán ra(mua vào)
vào)để tínhGTGT 1 + thuế suất thuế GTGT
Trong đó :
GTGT của Trị giá hàng hoá Trị giá hàng hoá
hàng hoá = dịch vụ bán ra - dịch vụ mua vào
dịch vụ để tính GTGT để tính GTGT.
c, Phương pháp tài khoản.
Xét từ khía cạnh để quản lý, kiểm soát thuế giá trị gia tăng cần phải có cách kê khai phù hợp, hơn nữa lại phục vụ cho việc tính giá tài sản hình thành và xác định giá tính thuế GTGT, cần thiết có một tài khoản để phản ảnh toàn bộ giá thanh toán của hàng mua vào tương tự hàng bán ra, nên chăng các doanh nghiệp sử dụng tài khoản 611”mua hàng” bất kể là hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, hàng mua về có qua kho hay sử dụng ngay. Căn cứ vào TK611 trước hết để tính gía vốn của tài sản để kết chuyển vào tài khoản có liên quan , mặt khác kế toán theo dõi chi tế mua hàng cho từng loại hàng hoá dịch vụ có thuế suất khác nhau cũng như theo dõi chi tiết phân tích vào giá vốn hàng mua nhưng không chịu thuế GTGT . Theo cách này , vừa dảm bảo chuẩn bị số liệu kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp , vừa đảm bảo tính dễ kiểm tra , kiểm soát trong quản lý thu thuế GTGT.
Ngoài ra , việc vận dụng TK 133 cần có sự nghiên cứu xem xét lại cách ghi chép của tài khoản. để phục vụ cung cấp số liệu lập mục 1, 2 của phần 3 “thuế giá trị gia tăng được khấu trừ được hoàn lại được miễn giảm” trên bá o cáo kết quả kinh doanh . Đặc biệt là mục 2 “ thuế giá trị gia tăng dược hoàn lại “ được lập dựa trên cơ sở số liệu của sổ chi tiết “ thuế GTGT được hoàn lại “ (mẫu số S02-doanh nghiệp), theo như cách ghi chép hiện nay thì số S02-doanh nghiệp chưa đúng nghĩa sổ kế toán, cần tổ chức lại TK1331 như sau:
+ TK1331: Thuế GTGT dược khấu trừ
trong đó:
TK13311: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
TK13312: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
+TK1332: Thuế GTGT được hoàn lại.
Và trình tự ghi chép đối với thuế GTGT được hoàn lại :
-Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về số thuế GTGT cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi chi tiết:
Nợ TK1332
Có TK 1331
-Khi thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại trong kỳ kế toán ghi
Nợ TK 111, 112
Có TK 133(2)
II, Công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay.
1, Hạch toán thuế GTGT.
a, Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước về các khoản phí, thuế, lệ phí... kế toán sử dụng tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”. Tài khoản này được mở chi tiết theo tình hình thanh toán từng khoản nghĩa vụ (phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa). Mọi khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định tính bằng VND. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra VND theo tỷ giá thực tế để ghi sổ. Tài khoản 333 có kết cấu như sau:
TK 333
- Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà nước.
- Các khoản phải nộp ngân sách.
- Các khoản trợ cấp, trợ giá được Ngân sách duyệt.
- Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận.
- Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp Ngân sách.
Dư Nợ: (nếu có) Số nộp thừa cho Ngân sách Hoặc các khoản trợ cấp trợ giá được ngân sách duyệt nhưng chưa nhân.
Dư Có: Các khoản còn phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh tài khoản 333, kế toán còn sử dụng tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”. Tài khoản này chỉ sử dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Nội dung phản ánh của tài khoản 133.
TK 133
- Tập hợp số thuế VAT đầu vào được khấu trừ thực tế phát sinh.
- Số thuế VAT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ.
- Các nghiệp vụ khác làm giảm thuế VAT đầu vào.
Dư Nợ: phản ánh số VAT đầu vào còn được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa nhận.
b, Trình tự hạch toán.
Hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ:
Hạch toán VAT đầu vào được khấu trừ:
+ Mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ trong nước:
Nợ TK 151,152,153,156: Giá mua chưa có thuế VAT
Nợ TK 133(1331) Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331, 111,112: Tổng giá thanh toán
+ Mua TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 211,241 Giá mua chưa thuế
Nợ TK 133 (1332) Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,331 Tổng giá trị thanh toán
+ Mua hàng nhập khẩu dùng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh số VAT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ.
Nợ TK 133(1331,1332) Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 3311 (33312): thuế VAT phải nộp
+ Mua hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, dự án... thì thuế VAT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào giá trị hàng mua:
Nợ TK 151,152,153 Trị giá mua hàng NK (cả thuế NKvà Thuế VAT)
Có TK 333 (333-TNK) Thuế nhập khẩu
Có TK 333 (33312) Thuế VAT của hàng nhập khẩu
Có TK 111,331 Giá mua hàng nhập khẩu
Hạch toán thuế VAT đầu ra:
+ Phản ánh thuế VAT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá:
Nợ TK 511
Có TK 333 (33311) Thuế VAT phải nộp
+ Trường hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trước, kế toán ghi nhận doanh thu là toàn bộ số tiền thu được chưa có thuế VAT và thuế VAT phải nộp:
Nợ TK 111,112: Tổng số tiền đã thu
Có TK 333(33311) Thuế VAT phải nộp
Có TK 338 (3387) Doanh thu bán hàng ghi nhận trước
+ Phát sinh các khoản thu nhập tài chính và hoạt động bất thường:
Nợ TK 111,131 Tổng giá thanh toán
Có TK 333(33311) Thuế VAT phải nộp
Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 Doanh thu khác
Hạch toán thuế VAT được khấu trừ, thuế VAT phải nộp , đã nộp và thuế VAT đầu vào không được khấu trừ:
+ Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế VAT phải nộp, kế toán kết chuyển toàn bộ số thuế VAT được khấu trừ:
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 133
+ Phản ánh số thuế VAT đã nộp trong kỳ:
Nợ TK 3331 (33311) Số thuế VAT đầu ra đã nộp
Nợ TK 3331 (33312) Thuế VAT của hàng nhập khẩu đã nộp.
Có TK 111,112,311
+ Trường hợp số thuế VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế VAT phải nộp thì kết chuyển bằng số phải nộp:
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 133
+ Trường hợp thuế VAT vừa phân bổ cho đối tượng chịu thuế VAT vừa phân bổ cho đối tượng không chịu thuế VAT:
Nợ TK 3331 (33311) Kết chuyển số thuế VAT được khấu trừ
Nợ TK 632 Kết chuyển số thuế VAT không được khấu
trừ cho đối tượng không chịu thuế VAT
Nợ TK 142 (1421) Kết chuyển số thuế VAT không được khấu trừ
cho đối tượng không chịu thuế VAT
Có TK 133 Kết chuyển số thuế VAT đầu vào.
+ Được hoàn lại thuế VAT:
Nợ TK 111,112 Số đã nhận
Có TK 133 Số đầu vào được hoàn lại
Có TK 333 (3331) Số nộp thừa được hoàn lại
+ Được giảm thuế (cơ sở lý luận ao mức thuế VAT phải nộp lớn hơn thuế doanh thu trước đây)
Nợ TK 3331 (33311) Trừ vào số phải nộp.
Nợ TK 111,112 Số được giảm đã ghi nhận
Có TK 711 Số thuế VAT được giảm trừ
Sơ đồ hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
TK 131,111,112
Thuế VAT được giảm nhận bằng tiền
Nộp thuế VAT cho Ngân sách
Thuế VAT được giảm trừ vào sổ phải nộp
Thuế VAT của hàng nhập khẩu phải nộp
TK 151,152,211
TK 511,512,515,711
Giá mua vật tư, Hàng hóa, tài sản chưa có thuế VAT
TK 133
Thuế VAT đầu vào
được khấu trừ
Doanh thu bán hàng và thu nhập hoạt động khác
TK 3331
Thuế VAT đầu ra
phải nộp trong kỳ
Kết chuyển thuế VAT khấu trừ trong kỳ
Số thuế VAT được hoàn lại bằng tiền
TK 111, 112
TK 711
Tổng giá thanh toán gồm cả thuế VAT
TK 331,111,112
Hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp:
Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, khi mua hàng hoặc bán hàng (trừ nhập khẩu hàng hoá), kế toán không phải xác định thuế VAT được khấu trừ hay phải nộp nộp. Cuối kỳ, căn cứ vào giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT và thuế suất từng loại để xác định số thuế VAT phải nộp của từng hoạt động. Cụ thể:
+ Phản ánh thuế VAT của hàng nhập khẩu và giá trị hàng nhập khẩu:
Nợ TK 151,152,156,211,153 Giá thực tế hàng nhập khẩu
Có Tk 333 (3333 – TNK) Thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 3331 (33312) Thuế VAT của hàng nhập khẩu phải nộp
Có TK 331,111,112 Giá mua và chi phí thu mua hàng
+ Phản ánh số thuế VAT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 642 (6425)
Có Tk 3331 (33311)
+ Phản ánh thuế VAT phải nộp của hoạt động tài chính và hoạt động bất thường:
Nợ TK 811,635
Có Tk 3331 (33311)
+ Phản ánh thuế VAT phải nộp
Nợ TK 3331(33311,33312)
Có Tk 111,112,311
+ Phản ánh thuế VAT được giảm trừ
Nợ TK 3331: Trừ số phải nộp trong kỳ
Nợ Tk 111,112 Nhận số giảm trừ bằng tiền
Có TK 711 Số thuế VAT được giảm trừ
TK 6425
TK 635,811
TK 331,111,121
Thuế VAT phải nộp của hàng nhập khẩu
TK 151,152,211
TK 333
Giá mua vật tư, hàng hoá, tài sản (cả thuế VAT)
TK 711
TK 111,112
Thuế VAT được miễn giảm nhận lại bằng tiền
Nộp thuế VAT
cho ngân sách
HĐSXKD
HĐTC&HĐBT
Thuế VAT phải nộp trong kỳ
Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp.
Thuế VAT được miễn giảm trừ vào số phải nộp
2, Tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng.
a, Tổ chức chứng từ kế toán.
Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp được những thông tin về hoạt dộng kinh tế – tài chính của doanh gnhiệp một cách đầy đủ, kịp thời, do đó cần phải tổ chức kế toán thuếGTGT theo đúng chế độ của kế toán hiên hành. Trước hết, kế toán trưởng cần hướng dẫn nhân viên kế toán nắm vững các khái niệm về doanh thu bán hàng ,thu nhập hoạt động tài chính , và thu nhập bất thường cũng như giá trị hàng hoá, vật tư và tài sản cố định mua vào. Hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ, bao gồm hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, hoá đơn tự in, các chứng từ đặc thù khác. Trường hợp doanh nghiệp trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì khi bán hàng phải lập ’’bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ’’ theo mẫu dưới đây:
Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ.
Ngày........ tháng....... năm .........
mã số.......
- Têncơ sở kinh doanh...............................
- Địa chỉ.....................................................
- Họ tên nguời bán hàng ...........................
- Địa chỉ nơi bán hàng................................
Số
TT
Tên hàng hoá,
dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
Tổng cộng tiền thanh
toán
Tổng số tiền bằng chữ..........................................................................
Người bán.
(ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng phải hướng dẫn nhân viên kế toán phân loại doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán lẻ theo từng nhóm hàng có thuế suất như nhau, tính thuế giá trị gia tăng phải nộp của từng nhóm hàng thuế suất như nhau, tính thuế giá trị gia tăng phải nộp của từng nhóm hàng hoá dịch vụ. Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn giá trị tăng do bộ tài chính phát hành ( trừ trường hợp được dùng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế gía trị gia tăng). Kế toán trưởng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm traviệc ghi chép đầy đủ các yếu tố của chứng từ, bao gồm:
Giá bán chưâ có thuế GTGT...............................................
Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có )......
Thuế suất thuế GTGT và số tiềnthuế GTGT.......................
Tổng giá thanh toán(đã có thuế GTGT)..............................
hóa đơn GTGT.
liên 1 (lưu)
Ngày.........tháng ...........năm................
Đơn vị bán hàng.........................................................................
Địa chỉ....................................................Số tài khoản................
Điện thoại............................MS:................................................
Họ tên người mua hàng..............................................................
Đơn vị:....................................................Số tài khoản................
Địa chỉ : .....................................................................................
Hình thức thanh toán ..............MS : ,..........................................
Số
TT
Tên hàng hoá,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
Cộng tiền hàng .................................................
Thuế suất thuế GTGT.................%, Tiền thuế GTGT..........................
Tổng cộngtiền thanh toán:................................
Số tiền viết bằng chữ:...........................................................................
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký , ghi rõ họ , tên) (Ký , ghi rõ họ , tên) (Ký , ghi rõ họ , tên)
Liên 1: Lưu.
Liên2: Giao cho khách hàng.
Liên 3: Dùng để thanh toán.
Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn bán hàng “do bộ Tài chính phát hành”. Kế toán trưởng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép các yếu tố chứng từ kế toán, bao gồm:
Trị gía bán .....
Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có )...
Tổng giá thanh toán ( Đã có thuế GTGT)....
Trường hợp các cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn , chứng từ khác với mẫu quy định chung cần phải có sự thoả thuận của tổng cục thuế bằng văn bản.
Để tạo thuận lợi cho việc tính toán thúe GTGT hàng tháng , kế toán trưởng hướng dẫn nhân viên kế toán mở “Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hóa , dịch vụ bán ra“ ( Mẫu số 02-GTGT). Bảng kê này được ghi theo thứ tự thời gian hoặc kết hợp theo từng nhóm hàng , loại hàng hoá , dịch vụ và theo từng mức thuế suất GTGT. Mẫu bảng kê như sau:
bảng kê hóa đơn , chứng từ hàng hoá , dịch vụ bán ra.
(Kèm theo tờ khai thuế GTGT).
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng)
Tháng....năm....
Tên cơ sở kinh doanh ..................Mã số.................................
Địa chỉ.....................................................................................
Chứng từ
Tên khách hàng
Doanh số bán chưa có thuế
Thuế giá trị
gia tăng
Ghi chú
Số
Ngày
1
2
3
4
5
6
Cộng
b, Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán .
Để kế toán thuế giá trị gia tăng , kế toán sử dụng các tài khoản sau đây:
- TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thúe GTGT đầu vào được khấu trừ , đã khấu trừ và còn được khấu trừ (TK 133 được bổ sung theo Thông tư số 100/1998/TT – BTC ngày 15 tháng 7 năm 1998).
Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ gồm hai tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 1331 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
+ TK 1332 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của tài sản cố định.
Nội dung kết cấu của TK 133 như sau:
Bên nợ : Ghi số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ .
Bên có : Ghi số thuê giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Số thuế GTGT của hàng trả lại.
Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Dư nợ : Phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ và số thuế GTGT đầu vào còn hoàn lại nhưng ngân sách Nhà Nước chưa hoàn lại.
TK 3331 – Thuế doanh thu được đổi thành “ Thuế GTGT phải nộp” và mở 2 tài khoản cấp 3 sauđây:
+ TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra , dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp , đã nộp , và còn phải nộp của hàng hoá , sản phẩm , dịch vụ , dịch vụ tiêu thụ.
+ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khảu , dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp , đã nộp , còn phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
Nội dung, kết cấu của tài khoản3331 - Thuế GTGT phải nộp như sau:
Bên nợ:
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ .
Số thuế GTGT được giảm trừ.
Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Bên có:
Số GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và hàng hóa dùng để trao đổi, biếu tặng ...
Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính , thu nhập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70257.DOC