Đề tài Bàn về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO VÀ DỰ PHÒNG PHẢI. 2

1.1. Bản chất dự phòng và dự phòng phải trả 2

1.1.1. Các khoản dự phòng và các khoản nợ tiềm tàng 2

1.1.2. Mối quan hệ giữa các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng 3

1.2. Nguyên tắc kế toán các khoản dự phòng và dự phòng phải trả. 3

1.2.1. Điều kiện để ghi nhận một khoản dự phòng và dự phòng phải trả 4

1.2.2. Các yếu tố trong điều kiện 4

1.2.2.1. Nghĩa vụ pháp lý 4

1.2.2.2. Nghĩa vụ liên đới 4

1.2.2.3. Sự kiện đã xảy ra 5

1.2.2.4. Nghĩa vụ nợ 6

1.2.2.5. Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra 6

1.2.2.6. Ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ nợ phải trả 7

1.2.2.7. Nợ tiềm tàng 7

PHẦN II 8

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG HÀNG TỒN KHO VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ 8

2.1. Lịch sử kế toán thế giới về dự phòng giảm giá hang tồn kho và dự phòng phải trả 8

2.1.1. Giai đoạn trước CMKT VN số 18 ra đời 8

2.1.2. Giai đoạn sau CMKT VN số 18 ra đời 8

2.2. Chế độ về kế toán dự phòng hàng tồn kho và dự phòng phải trả. 9

2.2.1. Kế toán dự phòng hàng tồn kho 9

2.2.1.1. Đối tượng áp dụng 9

2.2.1.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 10

2.2.1.3. Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 11

2.2.2. Kế toán dự phòng phải trả 12

2.2.2.1. Đối tượng 12

2.2.2.2. Quy định cụ thể 12

2.3. Cách ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản kế toán. 14

2.3.1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 14

2.3.1.1. Tài khoản sử dụng : 14

2.3.1.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 15

2.3.1.3. Sơ đồ kế toán 15

2.3.2. Hạch toán dự phòng phải trả 16

2.3.2.1. Tài khoản sử dụng : 16

2.3.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 17

2.3.2.3. Sơ đồ kế toán 21

2.4. Trình bày báo cáo tài chính 22

PHẦN III 23

THỰC TRẠNG CÙNG MỘT SỐ SUY NGẪM NHẦM HOÀN THIỆN CÁC KHOẢN MỤC DỰ PHÒNG 23

3.1. Đánh giá 23

3.1.1. Ưu điểm 23

3.1.2. Những tồn tại 23

3.2. Giải pháp 25

3.2.1. Về điều kiện lập dự phòng đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dung cho sản xuất sản phẩm 25

3.2.2. Về công thức tính mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 27

3.2.3. Phương pháp hạch toán khoản trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho 28

3.2.4. Về xử lý các khoản dự phòng khi hoàn nhập 29

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

7. Tạp chí kế toán 33

8. Các trang web 33

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản và nợ tiềm tang ban hành theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005. Góp phần đưa kế toán Việt Nam xích lại gần kế toán thế giới, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong nước. Tiếp đó vào ngày 20/03/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006, thay thế Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT. Trong Chế độ kế toán mới này, các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng được qui định rõ: Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng. Cách xác định giá trị Việc áp dụng các nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị. 2.2. Chế độ về kế toán dự phòng hàng tồn kho và dự phòng phải trả. 2.2.1. Kế toán dự phòng hàng tồn kho Hiện nay chế độ kế toán quy định tại các doanh nghiệp có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và coi đây như một khoản chi phí hợp lý của doanh nghiêp trong quan hệ với thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là quy định phù hợp với nguyên tắc thận trọng của kế toán vì việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực chất là đánh gía lại giá trị hàng tồn kho, xem xét lại tình hình hàng tồn kho cuối năm, tránh việc phóng đãng tài sản của doanh nghiệp trên bảng khai tài chính,và, làm cho các con số trên báo cáo tài chính chính xác, trung thực và đáng tin cậy hơn cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.2.1.1. Đối tượng áp dụng ë Đối tượng lập dự phòng bao gồm: nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất , vật tư hàng hoá, thành phẩm tồn kho mà trên thị trường tại thời điểm khoá sổ kế toán thấp hơn giá ghi sổ kế toán. ë Trường hợp vật tư hàng hoá tồn kho có giá trị bị giảm so với giá trị ghi trên sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được sán xuất từ vật tư hàng hoá này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng tồn kho. ë Vật tư hàng hoá tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán bao gồm: vật tư hàng hoá tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt hàng chung trên thị trường. ë Điều kiện vật tư hàng hoá tồn kho được trích lập dự phòng phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định hoặc các bằng chứng chứng minh giá vốn hàng hoá vật tư tồn kho. ë Vật tư hàng hoá tồn kho phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc gía thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. 2.2.1.2. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ë Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. ë Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối thể kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán 02 “hàng tồn kho” và quy định của chế độ kế toán hiện hành. Đối với các doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ như công ty niêm yết thì khi lập báo cáo tài chính giữa niên độ có thể xem xét và điều chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cho phù hợp với tình hình thực tế theo nguyên tắc giá trị thuần có thể thực hiện được ( nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc ) của hàng tồn kho. ë Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. ë Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dịch vụ, xác định khoản dự phòng giảm gía hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo ë Theo chuẩn mực kế toán số 02 theo quyết định số 149 ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho phỉa lập theo công thức sau: Mức dự phòng giảm gía vật tư hàng hoá cho năm kế hoạch = Lượng vật tư hàng hoá tồn kho giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x Giá hạch toán trên sổ kế toán - Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm ­ Trong công thức này chúng ta cần quan tâm đến gía thực tế trên thị trường tại thời điểm cuối năm. Dựa trên nguyên tắc thận trọng có liên quan tới việc đánh giá hàng tồn kho khi có dấu hiệu cho rằng : giá trị thị trường của hàng tồn kho đã giảm thì giá trị của hàng tồn kho cần được tính giảm. ­ Giá thị trường là hiện tại mà công ty bán hàng phải trả để mua hàng, không phải giá bán, giá này còn được gọi là giá để thay thế hàng tồn kho trong những điều kiện mua bán bình thường. å Nếu giá thị trường thấp hơn giá ghi sổ thì giá được chọn là giá thị trường. å Nếu giá thị trường cao hơn giá ghi sổ thì giá được chọn là giá ghi sổ. Như vậy giá thực tế trên thị trường tại ngày cuối năm chính là giá thấp hơn giữa giá thị trường và giá ghi sổ hàng tồn kho. 2.2.1.3. Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối năm, doanh nghiệp có vật tư hàng hoá tồn kho, bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán, thì phải trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho theo các quy định sau đây ë Nếu số dự phòng giảm gía phải trích nộp cho năm kế hoạch bằng số dư khoản dự phòng năm trước đã trích thì không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho. ë Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích năm trước thì doanh nghiệp trích thêm vào giá vốn hàng bán phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước. ë Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào giá vốn hàng bán để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc hoặc theo gía trị có thể thực hiện được. ë Thời điểm hoàn nhập dự phòng giảm gía vật tư hàng hoá đã lập và lập dự phòng mới, được tiến hành tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. 2.2.2. Kế toán dự phòng phải trả Đây là một khoản mục mới được ban hành theo quyết định số 12/2005/ QĐ – BTC ngày 15/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2.2.2.1. Đối tượng Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm: ë Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm ë Dự phòng phỉa trả tái cơ cấu doanh nghiệp ë Dự phòng phỉa trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phỉa trả cho các nghĩa vụ có liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. ë Dự phòng phải trả khác. 2.2.2.2. Quy định cụ thể ë Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, riêng đối với khoản dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm được ghi nhận vào chi phí bán hàng, đối với khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. ë Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải là giá trị được tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại ngày kết thúc kỳ kế toán. ë Khoản dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vàp cuối niên độ kế toán.Trường hợp đơn vị phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán) thì được điều chỉnh dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ kế toán nếu có sự biến động lớn. Nếu số dự phòng phải trả phải lập vào ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chêch lệch dự phòng phải trả cần lập thêm được hạch toán vào chii phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhơ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chêch lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó. Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trìng xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chêch lệch được hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác. ë Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng những khoản phải trả đó. ë Không được ghi nhận khoản dự phòng phải trả cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thoả mãn điều kiện ghi nhận là một khoản dự phòng phải trả. ë Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì giá trị của nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được xác định và ghi nhận như một khoản dự phòng. Trong trường hợp này phải lập dự phòng riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn. ë Một khoản dự phòng cho các chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng theo nguyên tắc chung để ghi nhận dự phòng đã trình bày ở phần I _ mục 2b ë Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi doanh nghiệp: ­ Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau: å Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan å Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng å Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ứoc tính sẽ được nhân bồi thường khi họ buộc phải thôi việc åCác khoản chi phí sẽ phải chi trả å Khi kế hoạch được thực hiện ­ Đưa ra được một dự định chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng và tiến hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó hoặc thông qua những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu. ë Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thoả mãn hai điều kiện ­ Cần phải có hoạt động tái cơ cấu ­ Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. ë Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như: ­ Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có ­ Tiếp thị ­ Đầu tư vàp những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối. 2.3. Cách ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản kế toán. 2.3.1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2.3.1.1. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho “ ­ Tài khoản này phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho, ­ Kết cấu của tài khoản : å Bên Nợ : Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Bên Có : Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dư bên Có : Giá trị dự phòng giảm giá tồn kho hiện có cuối kỳ 2.3.1.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu u Cuối kỳ kế toán năm hoặc quý , khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đàu tiên, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho v Cuối kỳ kế toán năm hoặc quý tiếp theo: ­ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trứơc chưa sử dụng hết thì số chêch lệch lớn hơn ghi : Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết ) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ­ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhở hơn khoản sự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chêch lệch nhỏ hơn ghi: Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết ) 2.3.1.3. Sơ đồ kế toán Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 632 159 - Dự phòng giảm giá HTK 632 Hoàn nhập chêch lệch giá trị dự Lập dự phòng giảm giá hàng tồn phòng phải lập năm nay nhỏ hơn kho cho năm nay ( số lập mới số dự phòng đã lập năm trước hoặc số chêch lệch giũa giá trị dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dự phòng đã lập năm trước ) 2.3.2. Hạch toán dự phòng phải trả 2.3.2.1. Tài khoản sử dụng : TK 352 “ Dự phòng phải trả “ ­ Tài khoản này phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của doanh nghiệp. ­ Kết cấu: å Bên Nợ: - ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh chi phí liên quan đén khoản dự phòng đã được lập ban đầu. - ghi giảm ( hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ. - ghi giảm dự phòng phải trả về số chêch lệch giữa số dự phòng phải trả năm nay nhơ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết. å Bên Có : Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí. å Số dư bên Có : Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ. 2.3.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu u Khi doanh nghiệp xác định chắc chắn một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp và thoả mãn các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng, khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, ghi Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 352 - dự phòng phải trả  Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo các điều kiện của hợp đồng như khoản bồi thường hay đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, khi xác định chắc chắn một khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn, ghi: Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 352 - dự phòng phải trả Ž Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sữa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo đảm cho sản phẩm, hang hoá, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức chi phí sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành. Khi xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phái sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá ghi: Nợ TK 641 – chi phí bán hàng Có TK 352 - dự phòng phải trả Khi xác số dự phòng phải trả cần lập về chi phí bảo hành công trình xây lắp, ghi: Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung  Khi xác định số dự phòng phải trả khác cần lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 352 - dự phòng phải trả  Khi phát sinh các khoản chi phí có liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu: ­ Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến thanh toán các nghĩa vụ nợ đã được lập dự phòng phải trả, ghi: Nợ TK 352 - dự phòng phải trả Có TK 111,112,331... ­ Khi phát sinh các khoản chi phí về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định… ñ Trường hợp không có bộ phận độc lập về bảo hành sán phẩm,hàng hoá, công trình xây lắp - Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng, ghi: Nợ các TK 621,622,627… Nợ TK 133 – thuế GTGT đươc khấu trừ (nếu có) Có các TK 111,112,152,214,331,334,338… - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hang hoá, công trình xây lắp thực hiện phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 – chi phí SXKD dở dang Có các TK 621,622,627… - Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi: Nợ TK 352 - dự phòng phải trả Nợ TK 641 – chi phí bán hàng ( Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu) Có TK 154 – chi phi SXKD dở dang ñ Trường hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp, - Số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành hàng hoá, sản phẩm, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi Nợ TK 352 - dự phòng phải trả Nợ TK 641 – chi phí bán hàng ( chêch lệch nhỏ hơn giữa dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hoá so với chi phí thực tế bảo hành) Có TK 336 - phải trả nội bộ - Khi trả tiền cho bộ phận bảo hành, ghi: Nợ TK 336 - phải trả nôị bộ Có TK 111,112 ‘ Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần lập ­ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lậpở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chêch lệch lớn hơn được ghi nhận vào chi phí trong kỳ: Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) Nợ TK 641 – chi phí bán hàng (Đối với dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá) Có TK 352 - dự phòng phải trả ­ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhở hơn số dự phòng phải lập đã nộp ở kỳ kế toán năm trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chêch lệch nhỏ hơn phải hoàn nhập ghi giảm chi phí trong kỳ, ghi: Nợ TK 352 - dự phòng phải trả Có TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) Có Tk 641 – chi phí bán hàng (dự phòng phải trả về bảo hành sp hàng hoá ) ­ Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp phải lập cho từng công trình, ghi: Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung Có TK 352 - dự phòng phải trả { Hết hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành, hoắc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì chêch lệch phải hoàn nhập, ghi: Nợ TK 352 - dự phòng phải trả Có TK 711 – thu nhập khác | Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay thoan bộ chi phí cho khonả dụ phòng. Bên thứ 3 có thể hoàn trả lại những gì mà doanh nghiệp đã thanh toán. Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng, ghi: Nợ các TK 111,112… Có TK 711 – thu nhập khác } Doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản tiềm tàng trong các báo cáo tài chính vì nếu ghi nhận sẽ dẫn đến các khoản thu nhập đã ghi nhận nhưng có thể không bao giờ thu được.Tuy nhiên, khi việc thu được những khoản này gần như chắc chắn thì tài sản liên quan đến nó không còn được gọi là tài sản tiềm tàng ( vì doanh nghiệp gần như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế) thì tài sản và thu nhập liên quan phải được ghi nhận trong báo cáo tài chính, ghi: Nợ các TK 111,112,331… Có TK 711 – thu nhập khác ~ Khi thực hiện Chuẩn mực kế toán số 18 “ các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” mà trên TK 355 “ chi phí phải trả” có Số dư Có “ Chi tiết số dư trích trước về chi phí bảo hành sản phẩm,hang hoá,công trình xây lắp” thì đơn vị kế toán chuyển số dư Có TK 335 của khoản trích trước này sang TK 352 “ dự phòng phải trả 2.3.2.3. Sơ đồ kế toán Kế toán dự phòng phải trả 111,112,331... 352- dự phòng phải trả 642 (3)Các khoản chi phí phát sinh bằn tiền liên (1) số dự phòng phải trả quan đến các khoản dự phòng phải trả đã lập phải lập kỳ này > số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết 154 641 641 chi phí bảo hành sản (2) Số dự phòng phải trả phẩm, hàng hoá về chi phí sửa chữa bảo sp, hh phải lập trong kỳ này > số dự phòng đã Kết chuyển chi phí bảo hành công trình lập kỳ trước chưa sử dụng hết xây lắp 711 627 Số chêch lệch giữa số dự phòng phải trả về Số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp > chi phí thực bảo hành công trình xây tế bảo hành phát sinh lắp cần lập cho từng công trình (4) Số dự phòng phải trả lập kỳ này < số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sd hết 2.4. Trình bày báo cáo tài chính Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính từng loại dự phòng theo các khoản mục : - Số dư đầu kỳ và cuối kỳ - Số dự phòng tăng do các khoản dự phòng trích lập bổ sung trong kỳ, kể cả việc tăng các khoản dự phòng hiện có. - Số dự phòng giảm giá trong kỳ do phát sinh chi phí liên quan đến khoản dự phòng đó đã được lập từ ban đầu. - Số dự phòng không sử dụng đến được ghi giảm ( hoàn nhập) trong kỳ. - Số dự phòng tăng trong kỳ so giá trị hiện tại của khoản dự phòng tăng lên theo thời gian và do ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ chiết khấu dòng tiền. Doanh nghiệp không phải trình bày thông tin so sánh về các khoản dự phòng Đối với mỗi loại dự phòng có giá trị trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông sau: - Tóm tắt bản chất của nghĩa vụ nợ và thời gian chi trả dự tính. - Dấu hiệu cho thấy sự không chắc chắn về giá tri hoặc thời gian của các khoản chi trả. Khi cần đưa ra thông tin đầy đủ thì doanh nghiệp phải trình bày những giả định chính liên quan đến các sự kiện xảy ra trong tương lai - Gía trị của khoản bồi hoàn dự tính nhận được nếu giá trị của tài sản đã được ghi nhận liên quan đến khoản bồi hoàn dự tính đó Khi xác định các khoản dự phòng hoặc các khoản nợ tiềm tàng có thể tập hợp thành một loại để trình bày trên báo cáo tài chính cần phải cân nhắc xem liệu bản chất của các khoản mục đó có tương đồng với nhau đử để trình bày chung một khoản mục trên báo cáo mà vẫn thoả mãn các quy định. Ví dụ, hoàn toàn có thể nhóm chung các khoản dự phòng liên quan đến việc bảo hành các sản phẩm khác nhau, nhưng lại không thể nhóm chung dự phòng bảo hành thông thường và các khoản phải trả liên quan đến vụ kiện. PHẦN III THỰC TRẠNG CÙNG MỘT SỐ SUY NGẪM NHẦM HOÀN THIỆN CÁC KHOẢN MỤC DỰ PHÒNG 3.1. Đánh giá 3.1.1. Ưu điểm Vậy ưu điểm của những quy định về dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải trả hiện nay là: đã kế thừa, cập nhật những thay đổi của CMKTQT về tính giá để góp phần tạo ra sự đồng bộ giữa CMKTQT và CMKTVN; các quy định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng; khi áp dụng thực hiện nhìn chung đạt được sự thống nhất và hiệu quả; việc duy trì các phương pháp giúp doanh nghiệp tránh khỏi những biến động về giá cả trên thị trường. Đặc biệt là trong giai đoạn giá cả liên tục tăng thì việc kế toán lập dự phòng càng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết... chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng cần có thay đổi trong từng giai đoạn để ngày càng hoàn thiện hơn. 3.1.2. Những tồn tại Sự không thống nhất giữa quy định của Thông tư dự phòng và quy định của Chế độ kế toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng. Theo Thông tư dự phòng số 13/2006, việc hoàn nhập các khoản dự phòng được ghi tăng doanh thu (thu nhập) tương ứng với các hoạt động có liên quan đến đối tượng dự phòng; chẳng hạn như, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm vào thu nhập khác, hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính vào thu nhập khác. Trong khi đó, theo Chế độ kế toán 2006, hoàn nhập các khoản dự phòng bằng cách ghi giảm chi phí của các hoạt động có liên quan đến các đối tượng lập dự phòng (hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán, hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, hoàn nhập dự phòng bảo hành sản phẩm ghi giảm chi phí bán hàng, hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ghi giảm chi phí tài chính. Câu hỏi được đặt ra ở đây cho những nhà hoạch định chính sách: thực hành công tác kế toán về dự phòng tuân theo qui định nào.   Chưa nhận diện đầy đủ các khoản dự phòng. Dự phòng phản ánh việc ghi nhận trước một khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai. Theo cách hiểu này, các khoản trích trước có được xem là một khoản dự phòng? Cũng đều là dự phòng nhưng tại sao mã hóa các tài khoản phản ánh dự phòng là không tuân theo một quy tắc chung, chẳng hạn các tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá khoản đầu tư tài chính luôn mang số 9 ở vị trí cuối cùng, trong khi các tài khoản phản ánh các khoản dự phòng còn lại thì không? Việc mã hóa như vậy có gây ra rào cản trong trong việc tìm hiểu và thực hành kế toán? Câu hỏi được đặt ra ở đây là, lý do nào chi phối nguyên tắc mã hóa tài khoản của hai loại dự phòng này? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn bản chất của các loại dự phòng. Thực tế hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng trong các doanh nghiệp thì việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ mang tính hình thức và thường là không ghi. Sở dĩ như vậy vì viêc ghi giảm giá trị hàng tồn kho đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận hàng tồn kho không còn nguyên giá trị, điều này xét về khía cạnh như uy tín doanh nghiệp, chất lượng hàng hoá, hay thị phần của doanh nghiệp …trên thị trường có thể xem như không tốt. Trong khi đó, việc không ghi dự phòng giảm giá hàng tồn kho sễ giúp cho hàng tồn kho trong doanh nghiệp không bị giảm giá trị, làm tăng giá trị tài sản góp phần cho bức tranh tài chính của doanh nghiệp thêm sinh động và sáng sủa. Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp chỉ thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi nhận thấy khả năng bảo quản hàng hoá không tốt hay khi các công nghệ kỹ thuât khoa học trong doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc15.doc
Tài liệu liên quan