Đề tài Bàn về lãi suất và các chính sách lãi suất được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua

 

Lời mở đầu 1

Phần I: Lý luận chung về lãi suất. 2

I - lãi suất – khái niệm và bản chất.

1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất của lãi suất 2

1.1. Lý thuyết của C.Mác về lãi suất. 2

1.2 Lý thuyết của J.M. Keynes về lãi suất: 3

1.3 Lý thuyết của trường phái trọng tiền về lãi suất: 3

2 - Các phép đo lãi suất 3

2.1. Vay đơn: 4

2.2. Vay hoàn trả cố định: 4

2.3. Trái khoán coupon: 4

2.4. Trái khoán giảm giá. 4

3.Lãi suất thực với lãi suất danh nghĩa. 4

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 5

1. Của cải – tăng trưởng. 5

2. Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư 6

3. Lạm phát dự tính: 6

4. Thay đổi mức giá 7

5. Hoạt động thu, chi của Nhà nước 7

6. Tỷ giá hối đoái ` 8

7. Lượng tiền cung ứng 8

III. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 9

1. Lãi Suất với quá trình huy động vốn. 9

2. Lãi suất với quá trình đầu tư 9

3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm: 10

4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu 10

5. Lãi suất với lạm phát 11

6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực. 12

7. Lãi suất vai trò của nó đối với Ngân Hàng Thương mại 12

Phần II Các chính sách LS được thực hiện ở việt nam trong thời gian qua 13

I . Giai đoạn từ tháng 3/1989 trở về trước. 13

1. Đối với NHTM 13

2. Đối với doanh nghiệp. 13

II. giai đoạn cuối 1992 ,chuển Từ lãi suất âm sang lãi suất dương 13

1. Tác động tích cực của chính sách lãi suất thực dương. 14

2. Tác động tiêu cực của chính sách lãi suất thực dương quá cao đến

 hoạt động NHTM và DN. 14

III. giai đoạn 1993 đến 1996 15

1. Tác động tích cực 15

2. Tác động tiêu cực 15

IV. giai đoạn Thực hiện chính sách lãi suất trần (1996-2000). 16

1. Chính sách lãi suất trần tác động đến các NHTM. 16

2. Chính sách lãi suất trần đối với các doanh nghiệp. 18

V. Từ 2000 đến nay: thực hiện chính sách lãi suất cơ bản. 20

1. Định hướng điều chỉnh lãi suất cơ bản 20

2. Nội dung cơ chế điều hành lãi suất. 20

2.1 Đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam lãi suất cho vay cao 20

 nhất của TCTD = lãi suất cơ bản + %tỷ lệ.

2.2 Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ. 21

3. Tác động của lãi suất cơ bản đến hoạt động của NHTM và DN 21

3.1. Đối với NHTM 21

3.2. Đối với các DN. 21

Phần III: xu hướng hoàn thiện chính sách lãi suất ở việt nam 22

1.Hạn chế của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp. 22

2.Nguyên nhân thực hiện tự do hoá lãi suất. 22

3-Điều kiện tự do hoá lãi suất. 23

4.Một số giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. 23

5-Thực tế tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay 24

6. Một số giải pháp trong việc đổi mới chính sách lãi suất ở Việt Nam 24

Kết luận 26

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về lãi suất và các chính sách lãi suất được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy chính sách lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH nước ta hiện nay. Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể: + Tỷ lệ lạm phát< lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi nhuận bình quân. + Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay) 2. Lãi suất với quá trình đầu tư Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu tư và ngược lại. Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi một doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suất của nó cao Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư. Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất được thể hiện qua đồ thị sau: Lãi suất Đầu tư i1 I2 I1 I = I – b*i i2 _ Hình 1.8: Biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đầu tư và lãi suất. 3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm: Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hàng hoá lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó. Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu dùng hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng. 4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quy định và chịu ảnh ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả thuế quan, năng suất lao động…Ngoài ra trong ngắn hạn tỷ giá còn chịu ảnh hưởng của lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi) thì tỷ giá tăng. khi tỷ giá đồng ngoại tệ tăng đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Do vậy một sự biến động của lãi suất trong nước và ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK: + Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình Xuất Nhập Khẩu: khi lãi suất thực tế tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. tỷ giá hối đoái cao hơn làm hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn lên và hàng hoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu ròng. Mối quan hệ này được biểu thị bởi đồ thị sau: Lãi suất i1 NX2 NX1 NX = NX(i) i2 Hình 1.9: Với một mức lãi suất thực tế thấp, tỷ giá thấp và xuất khẩu ròng cao với mức lãi suất cao tỷ giá cao và xuất khẩu ròng thấp + Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng: Khi lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác. e(USD/VND) i1 Lợi tức dự tính RET1 i2 RET2 Hình 1.10: Lãi suất nước ngoài tăng, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang phải, và TGHĐ giảm 5. Lãi suất với lạm phát Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Fishes chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi xuất cao. lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông, khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát dược kiềm chế. như vậy lãi suất cũng góp phần vào việc khắc phục lạm phát. Tuy nhiên, dùng lãi suất để chốnglạm phát không thể duy trì lâu dài vì nó sẽ làm giảm đầu tư, tổng cầu, sản lượng. Do vậy phải kết hợp nó với các công cụ khác. 6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực. Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm. Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho thấy giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực giữa các ngành kinh tế. Như ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế một dự án hay một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem việc đầu tư này có mang lại lợi nhuận hay không và có đảm bảo hiệu quả kinh doanh để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Khi quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay một tài sản ta phải quan tâm tới chênh lệch giữa lợi nhuận đem lại và số tiền vay phải trả. Khi chênh lệch này là dương, thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó và là sự phân bổ hiệu quả. 7. Lãi suất vai trò của nó đối với Ngân Hàng Thương mại Lãi suất với vai trò là đòn bẫy kinh tế cực kỳ lợi hại,có ảnh hưởng trựct iếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của một NH và quan trọng hơn là công cụ điều hành cực kỳ nhạy bén trong hệ thống NH . Vai trò của lãi suất với NHTM thể hiện ở bốn khía cạnh: -Trước hết ,yêu cầu mức giá sản phẩm của NH (lãi suất) phải đảm bảo được sự duy trì và phát triển của hoạt động NH, nghĩa là lái suất phải đảm bảo bù đắp được mọi chi phí hợp lý và có lãi. Càng tiết kiệm được chi phí cho hoạt động kinh doanh và tổ chức hợp lý bộ máy tổ chức và lao động của đơn vị mình NH càng có lãi . -Thứ hai, lãi xuất còn là một trong các cầu nối giữa sản phẩm của NH với khách hàng,mà chủ yếu là các nhà sản xuất.Vì vậy lão suất thực của NH không nên vượt quá lãi suất thực mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ,từng giai đoạn phát triển một đất nước.Lãi suất tín dụng của các NHTM quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đi vay để đầu tư sản xuất kinh doanh ,NH có thể mất khách.Tự do hoá lãi suất tạo động lực thúc đẩy cạnh tranh trong các NHTM. Cạnh tranh thúc đẩy tiến bộ và dân chủ hoá hoạt động NHTM. -Thứ ba: lãi xuất tín dụng của NHTM phụ thuộc vào lãi suất của NHTW nhiều khi NHTM không tự định đoạt được giá mua, giá bán của mình -Cuối cùng ta nói đến mối quan hệ giữa lãi suất và doanh lợi chứng khoán. Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường tài chính. Nếu lãi xuất NH trả cho người tiết kiệm cao, người gửi tiết kiệm sẽ thích gửi tiết kiệm sẽ thích gửi vào NH để hưởng lãi suất cao và rủi ro thấp hơn là mua chứng khoán với lãi suất thấp, rủi ro lại cao. Phần II Các chính sách lãi suất được thực hiện ở việt nam trong thời gian qua I . Giai đoạn từ tháng 3/1989 trở về trước. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 và 2 pháp lệnh về NH (1/10/1990) NHNN qui định cụ thể các loại lãi suất TG và tiền vay để NHTM thực hiện lãi suất âm. Nghĩa là: + Lãi suất tiền gửi < mức lạm phát + Lãi suất cho vay < lãi suất huy động < mức lạm phát Chính sách lãi suất như vậy đã có tác động xấu đến hoạt động của NHTM và doanh nghiệp. 1. Đối với NHTM - Chính sách lãi suất cứng nhắc khiến cho các NHTM không linh hoạt trong hoạt động tín dụng trước mọi biến động của nền kinh tế. - Lãi suất tín dụng luôn ở mức quy định bắt buộc nên không khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM. - Lãi suất tiền gửi < lạm phát nên không khuyến khích người dân và các tổ chức gửi tiền vào ngân hàng. Do đó chỉ huy động được vốn ngắn hạn mà lại cho vay trung và dài hạn, kết quả là lỗ. - Lãi suất cho vay < lãi suất huy động vốn và mức lạm phát nên ngân hàng trong tình trạng bao cấp đối với doanh nghiệp vay vốn và thông qua hệ thống tín dụng lãi suất thấp luôn trong tình trạng lỗ hoạt động Ngân hàng không ổn định. 2. Đối với doanh nghiệp. - Vì lãi suất cho vay < lãi suất huy động nên các doanh nghiệp thị nhau vay vốn, tìm mọi cách , mọi cơ hội vay vốn để được hưởng bao cấp. - Doanh nghiệp vay nhiều nhưng lợi nhuận thu được không phải do sản xuất kinh doanh mà do hưởng bao cấp của NHTM tạo mức lợi nhuận giả cho các doanh nghiệp. II. giai đoạn cuối 1992 ,chuển Từ lãi suất âm sang lãi suất dương Khi lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi, có điều kiện để thực hiện laĩ suất dương tức là lãi suất cho vay > lãi suất huy động > mức lạm phát . Tháng 10/1992 NHNN từng bước thực hiện lãi suất dương và đến tháng 3/1993 thực hiện lãi suất dương hoàn toàn. NHNN vẫn qui định mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, lãi suất cho vay ngắn hạn lớn hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn đã phát huy hiệu quả, với lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn là 109% năm, lãi suất tiết kiệm 3 tháng là 12% tháng, tức là 144%/ năm, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. 1. Tác động tích cực của chính sách lãi suất thực dương. * Đối với NHTM Chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương tức là ngành ngân hàng đã từng bước thực hiện một cách nhất quán đẳng thức quan trọng trong cơ chế thị trường: lãi suất cho vay tín dụng> lãi suất tiền gửi tiết kiệm> tỷ lệ lạm phát. Do đó NHTM không còn phải bao cấp đối với các doanh nghiệp vay vốn thông qua tín dụng nữa. Lãi suất thực dương cao đã thu hút một số lượng tiền gửi lớn vào các ngân hàng làm lượng tiền dự trữ cuả các ngân hàng tăng cao đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. * Đối với doanh nghiệp. Lãi suất tiền gửi cao dẫn đến lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp buộc phải cân nhắc việc vay vốn đầu tư, phải xem xét và lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp được tổ chức một cách hợp lý hơn, giảm thiểu bộ phận quản lý cồng kềnh để giảm thiểu chi phí. Tuy có nhiều tác động tích cực nhưng nếu kéo dài tình trạng chênh lệch lớn lãi suất tiền gửi và lạm phát sẽ dẫn đến tác động xấu. 2. Tác động tiêu cực của chính sách lãi suất thực dương quá cao đến hoạt động NHTM và DN. * Đối với NHTM. Do lãi suất tiền gửi cao dẫn đến lãi suất cho vay cao nên càng khuyến khích gửi tiền hơn là vay tiền. Bên cạnh đó, lãi suất thực dương cao của ngân hàng đem lại khả năng thu được lợi nhuận lớn hơn là đưa tiền vào đầu tư mà rủi ro lại thâp nên cũng khuyến khích cac doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng vay giảm dẫn đến tài sản nợ trong bảng cân đối của NHTM lớn hơn tài sản có. Như vậy cho dù lãi suất thực dương thì chưa chắc chắn NHTM đã hoạt động kinh doanh có lãi, nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ bị lỗ. * Đối với doanh nghiệp. Lãi suất vay vốn không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mà các doanh nghiệp tích cực gửi tiền vào ngân hàng hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng giảm quy mô đầu tư dẫn đến một lực lượng lớn thất nghiệp không có lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, một phần lớn là đi vay của ngân hàng, bởi lãi suất vốn cao dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh lớn do đó giá thành phẩm cao, giá hàng hoá cao và như vậy hàng hoá sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường. III. giai đoạn 1993 đến 1996 Thời gian này NHNN vừa cầu lãi suất trần, vừa cầu lãi suất thoả thuận. + Trần lãi suất cho vay đối với DNNN là 1,8% tháng, kinh tế ngoài quốc doanh là 2,1% tháng. + Thoả thuận trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được cầu lãi suất thoả thuận. Lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng thời hạn là 0,2%/ tháng và cho vay cao hơn mức lãi suất trần là 2,1%/tháng. Thời kỳ cho vay theo lãi suất thoả thuận, các NH đạt mức chênh lệch lãi suất cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. 1. Tác động tích cực - Nhờ những định mức trần lãi suất mà hạn chế được phần nào tình trạng lãi suất thực dương quá cao trong thời kỳ trước và do đó trong các NHTM cũng dần cân bằng giữa tài sản nợ và tài sản có, đảm bảo được lợi nhuận. Các doanh nghiệp cũng cần có thêm cơ hội vay vốn kinh doanh và mở rộng quy mô vốn đầu tư. - Nhờ có lãi suất thoả thuận mà hoạt động tín dụng giữa NHTM và doanh nghiệp linh hoạt hơn phù hợp với các đặc điểm hoạt động và tình hình cung cầu vốn, chính sách khách hàng va cạnh tranh của từng tổ chức tín dụng và chủ động điều hoà quan hệ cung cầu về vốn kinh doanh bằng công cụ lãi suất. 2. Tác động tiêu cực *Đối với NHTM Nguyên lý phổ biến về mặt thời hạn sử dụng vốn tín dụng trong cùng một thời điểm cho vay cho thấy, mức lãi suất cao thường đáp ứng cho nhu cầu vay vốn dài hạn, lãi suất thấp cần cho việc huy động vốn ngắn hạn. Nhưng trong giai đoạn này lãi suất tín dụng ngắn hạn lại được quy định cao hơn dài hạn, do đó NHTM chủ yếu huy động được vốn ngắn hạn trong khi tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn rất nhỏ. Nếu lấy vốn ngắn hạn cho vay đầu tư trung và dài hạn thì NHTM phải chịu thua thiệt. Thời gian này, do thiếu nguồn vốn cho vay trung hạn, ngân hàng Đầu tư và Phát triển và ngân hàng nông nghiệp đã lần lượt phát hành trái phiếu dài hạn lãi suất 21%/năm trả lãi trước tương đương với 26,6%. Đây là trái phiếu có lãi cao hơn tất cả các loại lãi suất huy động vốn thời kỳ đó. Nếu từ chỉ số lạm phát năm 1994 là 14,4% thì lãi suất thực của trái phiếu NHTM là 12,6%. Đây là lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách hàng. - Việc quy định lãi suất trần vẫn mang dáng dấp quản lý hành chính đối với một công cụ vô cùng nhạy bén và mang đậm tính thị trường và do đó vấn hạn chế tính linh hoạt của NHTM trong hoạt động tín dụng, không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. - Sự chệnh lệch cao giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay đã đem lại cho các NHTM một số lợi nhuận đã khiến cho các ngân hàng không chú trọng việc tiết kiệm chi phí hoạt động. * Đối với doanh nghiệp. - Cơ chế lãi suất hiện hành thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn sản xuất nhất là đầu tư sản xuất trong trung và dài hạn do chính các ngân hàng cũng khó huy động và có thể cho vay ở mức lãi suất cao. - Lãi suất cao làm cho người kinh doanh chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất có lợi nhuận cao tức thời và thu hồi vốn nhanh như: dịch vụ , thương mại, sản xuất nhỏ mất cân đối trong nền kinh tế Thời gian này, NHNN đã liên tục điều chỉnh khung lãi suất: lãi suất cho vay vốn lưu động tối đa từ 2,7% tháng cuối năm 1992 hạ còn 2,3 % tháng 1993 và 2,1%tháng vào tháng 10 - 1993. Nhưng đến năm 1994 thì không hạ chút nào thậm chí lãi suất thoả thuận còn có phần tăng do lãi suất huy động của ngân hàng tăng. Mức lãi suất thoả cho vay vốn lưu động ngoài hạn mức thường tới 2,7 đến 2,9%tháng. Bởi vậy mới có tình trạng có những doanh nghiệp mà tiền lãi phải trả ngân hàng tính theo đầu người xấp xỉ tiền lương. Với mức lãi suất như thế là không thể chịu nổi đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Lãi suất cao như vậy thì chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực sản xuất có lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh và theo thời vụ mới chịu nổi dẫn đến mất cân bằng trong nền kinh tế. IV. giai đoạn Thực hiện chính sách lãi suất trần (1996-2000). Chính sách điều hành lãi suất vừa qui định trần lãi suất vừa khống chế chênh lệch 0,35% / tháng. Năm 1998 quyết định số 39/198/QĐ NHNN1: từ 17/1/1998 áp dụng trần lãi suất chung cho cả địa bàn thành thị và nông thôn, bỏ mức chênh lệch 0,35% / tháng ( từ 21/1/1998). Với lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN cũng khống chế lãi suất trần, kiểm soát chặt đối với sự biến động tỷ giá, chống hiện tượng đô la hoá. 1. Chính sách lãi suất trần tác động đến các NHTM. * Tích cực: Việc tổ chức quản lý lãi suất trần cho phép các tổ chức tín dụng được tự do ấn định các mức lãi suất cho vay và tiền gửi trong phạm vi trần do NHNN cho phép. Sự ra đời của chính sách lãi suất trần đã chấm dứt thời kỳ NHNN qui định các mức lãi suất do đó: + NHTM linh hoạt hơn trong môi trường kinh doanh – xây dựng chính sách khách hàng và cạnh tranh lành mạnh của từng tổ chức tín dụng; điều kiện kinh doanh tự chủ ấn định mức lãi suất phù hợp từng thời kỳ, địa bàn, đối tượng… + Để nâng cao lợi nhuận NHTM phải nâng cao mức dư nợ cho vay và huy động góp vốn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, tuỳ theo hình thức cụ thể mà các NHTM đã đưa ra các mức lãi suất phù hợp. + Sau một thời gian ngắn, các NH dường như đã thích nghi được với cơ chế trần lãi suất, tự điều chỉnh tối đa hoá cơ cấu tín dụng và cân đối tài chính để sẵn sàng thay đổi linh hoạt lãi suất theo sự tăng giảm lãi suất của NHNN. + Chính sách trần lãi suất kích thích hoạt động tín dụng buộc các ngân hàng thương mại chuyển hướng hoạt động đa năng: đổi mới cung cách phụ vụ, giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà; mở thêm các loại hình tín dụng ; nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng… * Hạn chế - ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn: + Tỷ lệ vốn trung và dài hạn trong tổng số vốn huy động của NHTM hiện tại là rất nhỏ. Do việc huy động vốn trung và dài hạn cần có lãi suất cao trong khi NHNN liên tục cắt giảm lãi suất; NHTM sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn vào trung và dài hạn. Hiệu quả là làm suy yếu khả năng an toàn thành toán khi có một dòng tiền gửi bị rút ra . + Khoảng cách chênh lệch lãi suất cho vay tiền gửi chỉ còn không đáng kể 0,15% tháng nơi nào cao lắm 0,2% tháng nên không đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. + Lãi suất cho vay trung hạn > vay ngắn hạn là 0,05% tháng. Mức chênh lệch tạo động lực khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay trung và dài hạn. -Xuất hiện khả năng tiềm tàng về rủi ro lãi suất bất khả kháng vì NHNN liên tục cắt giảm lãi suất. - Một thời kỳ NHNN đã quy định chênh lệch lãi suất 0,35% tháng gây ra nhiều khó khăn cho NHTM. + Mục đích khống chế chênh lệch lãi suất 0,35% đối với NHTM là nhằm quản lý chặt chẽ chi phí NHTM nhưng mối quan hệ giữa chênh lệch 0,35% - chi phí giảm - định lượng lãi suất huy động và cho vay của NHTM hầu như không có. + Lãi suất cho vay bị giới hạn bởi trần và phí bị giới hạn 0,35%. Do đó lãi suất huy động vốn bị khống chế cứng nhắc, giảm tính cạnh tranh giữa các ngân hàng + Chênh lệch lãi suất thực tế bình quân < 0,35% sẽ không khuyến khích các NHTM cạnh tranh bằng uy tín và hiệu quả kinh doanh để có được thu nhập và lợi nhuận cao mà thay vào đó là cạnh tranh bằng nâng lãi suất huy động vốn. - Các NHTMQD đang còn phải bao cấp lãi suất cho vay. Các NHTMQD vừa thực hiện cho bay bình thường với lãi suất kinh doanh vừa thực hiện cho vay theo chính sách ưu đãi. Do vậy mà không có sự tách bạch, và có nhiều mức lãi suất chồng chéo đặc biệt là làm mất ý nghĩa của NHTM. Nghị định 20/CP của chính phủ qui định việc cho vay đối với các đối tượng chính sách có mức lãi suất giảm 5%, 30% đối với khu vực III và khu vực VI; cho vay khắp phục hậu quả thiên tai theo chỉ thị của chính phủ với lãi suất 0,5% tháng(ngắn hạn), 0,6% tháng (trung, dài hạn.)… nên ngân hàng thương mại cho vay lỗ rủi ro cao nhất là cho vay các đối tượng chính sách. - Chính sách lãi suất chưa khai thác hết động lực giảm lãi suất huy động bình quân nhằm giảm lãi suất cho vay. + NHTM muốn có khách hàng nên tăng lãi suất tiền gửi lên quá cao so lãi suất huy động vốn bình quân, lãi suất các nước thấp. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước cũng như các nước trên thế giới diễn ra gay gắt. kết quả đó được giải quyết bằng giảm lãi suất. + Tổng số vốn của ngành ngân hàng không tăng mà nó chỉ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, sự bất ổn định trong kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho ngân hàng nhỏ, NHCP đã xảy ra do huy động vốn khó khăn nên phải tăng lãi suất tiền gửi lên 1,05%-1,1% tháng - Việc ban hành khung lãi suất tuy được thực hiện với mục đích mở rộng quyền tự ấn định lãi suất của ngân hàng so thực tế quyền này ít có giá trị vì khung lãi suất quá hẹp và thiếu các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với việc thực thi khung lãi suất. 2. Chính sách lãi suất trần đối với các doanh nghiệp. * Tích cực: - Đáp ứng tốt nhu cấu vốn sản xuất cho doanh nghiệp. + Doanh nghiệp được nhà nước bảo vệ, không phải vay với mức lãi suất vượt trần, tức là các doanh nghiệp không bị các ngân hàng ép khi đi vay tiền. Khi chính phủ quyết định giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa ra các biện pháp ưu tiên trong việc cho vay vốn sẽ khuyến khích doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển. Lãi suất là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, bù đắp chi phí và lợi nhuận cho ngân hàng + Do lãi suất trần được đưa ra các NHTM cạnh tranh dẫn đến giảm lãi suất: Doanh nghiệp tích cực vay vốn đầu tư phát triển sản xuất Doanh nghiệp tích cực hoạt động tái đầu tư thay vì gửi tiền vào ngân hàng Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tăng. Tín dụng ngân hàng đã tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong thời kỳ này cả nước có 6000 doanh nghiệp Nhà nước hơn 1000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23000 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn(1/1998), hầu hết 80-90% doanh nghiệp được ngân hàng hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cải tiến và đổi mới công nghệ. - Tạo cơ hội giảm chi phí bình đẳng đối với mọi thành phần doanh nghiệp, ở các vùng, tăng cường thêm động lực cho guồng máy tăng trưởng kinh tế phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng các ngành. - Hướng dẫn tiêu dùng ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm giá thành sản phẩm đắt hơn nên tiêu dùng giảm và dẫn đến sản xuất giảm. Khi lãi suất giảm làm giá thành sản phẩm rẻ tương đối, kết quả là tiêu dùng tăng và sản xuất tăng. * Hạn chế: - Việc giảm lãi suất là điều kiện cần nhưng không đủ để tạo vốn cho doanh nghiệp vì: + Lãi suất còn cao, khó khăn trong thủ tục vay Ngân hàng. Cho dù lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh song các doanh nghiệp vẫn không dám vay tiền vì tỷ lệ lãi suất cho vay ngân hàng vào khoảng 10%-11% năm. do vậy nếu tiếp tục vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận không đủ để trả lãi ngân hàng thì tình trạng nợ nần của doanh nghiệp càng nặng thêm. + Nhiều doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả do trang thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nhưng muốn cơ cấu lại sản xuất, đổi mới trang thiết bị phải có cơ cấu vốn lớn, bắt buộc phải đi vay. Với số vốn lớn doanh nghiệp phải trả lãi lớn trong khi lợi nhuận thu được lại chưa ổn định do vậy lãi suất giảm doanh nghiệp không dám vay. + Các ngân hàng cạnh tranh dẫn đến tăng mức lãi suất tiền gửi các doanh nghiệp cắt giảm tất cả những khoản đầu tư không đưa lại lợi nhuận cao bằng gửi tiếp vào ngân hàng. + Luật không ổn định còn có sự phân biệt giữa các vùng, ngành, thành phần kinh tế nên chưa thức đẩy được các ngành sản xuất, ngành ,nghề phát triển toàn diện. ở một số vùng nhất là nông thôn một số NH nông thôn còn bắt doanh nghiệp vay quá trần.ở khu vực nông thôn cho dù nhu cầu tiêu dùng nhất là tiêu dùng đối với những hàng tư liệu sản xuất là rất lớn, song không thể vay được vì gần như không có khả năng trả nợ vì lãi suất cho vay chưa hợp lý. + Việc vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp không thuận lợi vì các ngân hàng cho vay dễ gặp rủi ro từ việc huy động vốn NH cho vay trung và dài hạn trong khi mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn bị xoá bỏ. -Chỉ số lạm phát thấp làm cho hàng hoá bán chậm, khả năng thanh toán của nền kinh tế giám sát. - Việc cạnh tranh của NHTM tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vay tràn lan không quan tâm tới tính thời vụ, chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp - Có nhiều lần thay đổi lãi suất do vậy những khoản nợ cũ có mức lãi suất quá cao đó là chưa kể lãi suất nợ quá hạn. Vấn đề lãi suất cao làm doanh nghiệp và hộ vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất và khả năng trả nợ NH. Lãi suất được giảm nhiều lần gây tâm lý chờ đợi lãi suất tiếp tục giảm của doanh nghiệp. V. Từ 2000 đến nay: thực hiện chính sách lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Nó được ban hành theo quyết định 241/QĐ ngày 2/8/20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0617.doc
Tài liệu liên quan