Đề tài Bàn về rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Mở đầu . 3

Chương 1: Cơ sở lý luận của rủi ro lãi suất . 4

1. Rủi ro lãi suất . 4

1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất . 4

1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất . 4

1.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản, và chế độ lãi suất

cố định . 4

1.2. 2. Sự biến động của lãi suất thị trường . 5

1.3. Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất . 6

1.3. 1. Khía cạnh thu nhập . 6

1.3.2. Khía cạnh giá trị kinh tế . 7

2.Quản lý rủi ro lãi suất . 8

2.1. Nhận biết rủi ro và dự báo lãi suất . 8

2.2. Lượng hoá rủi ro lãi suất (các phép đo rủi ro lãi suất) . 8

2.2.1.Mô hình kỳ hạn đến hạn . 9

2.2.2. Mô hình định giá lại . 13

2.2.3. Mô hình thời lượng . 15

2.3.Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất . 19

2.3.1. Biện pháp phòng ngừa nội bảng . 19

2.3.2. Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng . 20

2.3.2.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn . 20

2.3.2.2. Sử dụng hợp đồng tương lai . 21

2.3.2.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn . 22

2.3.2.4. Sử dụng hợp đồng hoán đổi . 24

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM Việt Nam . 25

1. Tình hình quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM hiện nay

2. Đánh giá chung . 29

2.1. Những mặt được của quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM . 29

2.2. Những mặt còn tồn tại của quản lý rủi ro trong hoạt động NHTM . 29

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM Việt Nam . 32

1. Giải pháp đối với NHTM . 32

2. Một số kiến nghị đối với NHNN và Chính Phủ . 33

2.1. Đối với NHNN . 33

2.2. Đối với Chính Phủ . 33

Kết luận . 35

 

 

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng ảnh hưởng dài hạn của thay đổi lãi suất so với khía cạnh thu nhập. Cái nhìn toàn diện này là quan trọng vì những thay đổi trong thu nhập ngắn hạn - tâm điểm của khía cạnh thu nhập - có thể không phải là chỉ số chính xác về ảnh hưởng của biến động lãi suất với trạng thái tổng thể của ngân hàng. Các khía cạnh về thu nhập và giá trị kinh tế tập trung vào những thay đổi trong tương lai ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của ngân hàng. Khi đánh giá mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng sẵn sàng và có khả năng chấp nhận, ngân hàng cần cân nhắc cả ảnh hưởng của lãi suất trong quá khứ đối với tình hình tài chính trong tương lai. Đặc biệt, những công cụ không được định giá theo thị trường có thể có những tổn thất hay lợi nhuận ngầm do những biến động của lãi suất trong quá khứ. Những tổn thất hay lợi nhuận ngầm này có thể được phản ánh theo thời gian vào thu nhập của ngân hàng. Ví dụ, một khoản vay dài hạn có lãi suất cố định được ký kết khi lãi suất thấp và sau đó được tài trợ bằng các tài sản nợ có lãi suất cao hơn, trong thời hạn còn lại có thể làm giảm các nguồn lực của ngân hàng. 2. Quản lý rủi ro lãi suất 2.1. Nhận biết rủi ro và dự báo lãi suất Khi lãi suất thay đổi gây bất lợi cho ngân hàng, tức là làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, đó là rủi ro lãi suất. Để xác định ngân hàng có bị rủi ro lãi suất hay không, người ta sử dụng hệ số sau: Rủi ro lãi suất (R) = Hệ số trên chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động về lãi suất, nó thể hiện như sau: + Nếu R>1 tức là khi lãi suất tăng lên thì thu nhập ngân hàng (do thu lãi) >chi phí ngân hàng (do trả lãi). Do đó, ngân hàng không bị rủi ro lãi suất. Nếu lãi suất giảm thì thu nhập ngân hàng < chi phí ngân hàng, tức rủi ro lãi suất xảy ra. + Nếu R<1 thì khi lãi suất tăng, thu nhập ngân hàng < chi phí ngân hàng, rủi ro lãi suất xảy ra. + Nếu R=1 thì độ an toàn là cao nhất, tức là không có thay đổi khi có biến động về lãi suất. 2.2. Lượng hoá rủi ro lãi suất Ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Đó là việc áp dụng phương pháp lượng hoá các rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro kinh doanh...; đồng thời sử dụng các công cụ hiện đại vào việc phòng chống các rủi ro như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi. Do lãi suất biến động thất thường và khó dự đoán, nên quản lý rủi ro lãi suất trở thành vấn đề trọng điểm đối với các nhà quản lý ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là áp dụng phương pháp hiện đại để lượng hoá ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả kinh doanh là như thế nào. Hiện nay trên thế giới có 3 mô hình lượng hoá rủi ro lãi suất đang được các ngân hàng hiện đại áp dụng, đó là: + Mô hình kỳ hạn đến hạn (the maturity model). + Mô hình định giá lại (the repricing model). + Mô hình thời lượng (the duration model). 2.2.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn 2.2.1.1. Lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một tài sản Giả sử, ngân hàng nắm giữ một trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 1 năm, mức lãi suất coupon (C) là 10%/năm, mệnh giá thanh toán khi đến hạn (F) là 100 VND. Nếu mức lãi suất kỳ hạn 1 năm hiện tại trên thị trường (i) cũng là 10%/năm, thì thị giá trái phiếu () sẽ là: = = = 100 VND Giả sử rằng, Ngân hàng nhà nước (NHNN) áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, làm cho lãi suất thị trường tăng ngay lập tức từ 10% lên 11%, thì thị giá của trái phiếu sẽ giảm xuống như sau: = = 99.10 VND Như vậy, thị giá của trái phiếu bây giờ chỉ còn 99.10 VND trên 100 VND mệnh giá, trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là 100 VND. Thực tế, ngân hàng đã phải chịu lỗ rủi ro lãi suất là 0.9 VND trên 100 VND trên mệnh giá. Gọi là tỷ lệ % tổn thất tài sản, ta có: Khi lãi suất tăng 1%: = Hay: Một cách tổng quát (gần đúng) ta có: Từ công thức trên, ta có thể xác định được tỷ lệ % thay đổi thị giá trái phiếu khi lãi suất thị trường thay đổi như sau: Nếu lãi suất thị trường tăng từ 10% lên 12%, tức thì thị giá trái phiếu sẽ giảm xấp xỉ là: . Nếu lãi suất thị trường giảm từ 10% xuống 8%, tức thì thị giá trái phiếu sẽ tăng xấp xỉ là: =(-0.90)*(-2%)=+1.80% Với các nhân tố khác không đổi, đối với trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 2 và 3 năm, khi lãi suất thị trường tăng từ 10% lên 11%/năm thì thị giá của trái phiếu sẽ giảm nhiều hơn. + Thị giá trái phiếu trước khi tăng lãi suất: =+ VND = VND + Thị giá trái phiếu sau khi lãi suất tăng từ 10% lên 11%/năm: VND VND + Tỷ lệ tổn thất tài sản sẽ là: Qua ví dụ trên cho thấy, khi lãi suất thị trường tăng thì tài sản có kỳ hạn càng dài thì thị giá giảm càng nhiều. Tuy nhiên các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau thì tốc độ giảm giá lại không bằng nhau mà theo quy luật giảm dần như sau: Theo ví dụ trên ta có: 2.2.1.2. Lượng hoá rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản Để áp dụng phương pháp lượng hoá rủi ro lãi suất đối với danh mục tài sản có và nợ của ngân hàng, trước hết ta phải tính được kỳ hạn bình quân của danh mục tài sản. Gọi là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có; là kỳ hạn bình quân của danh mục tài sản nợ, ta có: ; Trong đó: - là tỷ trọng và là kỳ hạn đến hạn của tài sản có i. - là tỷ trọng và là kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ j. - là số loại tài sản có và nợ phân theo kỳ hạn. Những quy tắc chung trong việc quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng có giá trị đối với một danh mục tài sản, đó là: + Một sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản. + Khi lãi suất thị trường tăng (giảm), thì danh mục tài sản có kỳ hạn càng dài, sẽ càng giảm (tăng) giá càng lớn. Theo lý thuyết ta có: Vốn tự có của NH (E) = Giá trị tổng tài sản có (A) - Giá trị tổng tài sản nợ (L) Nếu , Nếu , Đối với các NHTM ngày nay, cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản thường ở trạng thái , nghĩa là kỳ hạn trung bình của tài sản có thường lớn hơn kỳ hạn trung bình của tài sản nợ. Điều này xảy ra là vì, một mặt, các ngân hàng ngày càng có xu hướng đầu tư vào các tài sản có kỳ hạn dài, mặt khác, vốn huy động lại thường là ngắn hạn. Giả sử trạng thái ban đầu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng như sau: Tài sản có (đơn vị: VND) Tài sản nợ (đơn vị: VND) Tài sản có (kỳ hạn dài): A= 100 Vốn huy động (kỳ hạn ngắn): L=90 Vốn tự có: E = 10 Tổng: 100 Tổng: 100 Như phân tích ở trên, khi lãi suất thị trường tăng, thì thị giá tài sản có và tài sản nợ đều giảm, nhưng do tài sản có có kỳ hạn dài hơn vốn huy động, nên thị giá tài sản có (A) sẽ giảm nhiều hơn so với vốn huy động (L). Mức thay đổi vốn tự có được xác định là chênh lệch giữa tài sản có và vốn huy động và được xác định: . Giả sử, tài sản có có kỳ hạn trung bình là 3 năm, mức sinh lời là 10%/năm; vốn huy động có kỳ hạn trung bình là 1 năm, mức lãi suất huy động là 10%/năm (trong thực tế, ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động, ở đây để đơn giản chúng ta giả thiết chúng bằng nhau). Nếu lãi suất thị trường tăng từ 10% lên 11% thì thị giá của tài sản có sẽ giảm 2.44%, trong khi đó vốn huy động chỉ giảm 0.90%. Rủi ro đối với ngân hàng như sau: Tài sản có (đơn vị: VND) Tài sản nợ (đơn vị: VND) Tài sản có: A = 97.56 Vốn huy động: L= 89.19 Vốn tự có: E = 8.37 (-2.44) - (0.81) = -1.63 VND Như vậy, do không cân xứng về kỳ hạn, thì chỉ cần lãi suất tăng 1% cũng đủ để các cổ đông phải chịu thiệt hại là 1.63 VND trên 10 VND vốn tự có, hay vốn tự có giảm 16.3%. Vậy câu hỏi đặt ra: lãi suất thay đổi đến mức độ nào thì đủ để cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cuối cùng, tức là ? Để trả lời câu hỏi này, ta cần giải bất phương trình sau: Giải bất phương trình trên ta có mức lãi suất thị trường phải tăng lên ở mức . Tại mức lãi suất thị trường là 17%, vốn tự có sẽ giảm xuống hơn 10VND, nghĩa là ngân hàng đã thực sự không còn khả năng thanh toán cuối cùng. Cụ thể theo ví dụ trên ta có: Tài sản có (đơn vị: VND) Tài sản nợ (đơn vị: VND) Tài sản có: A = 84.53 Vốn huy động: L = 84.62 Vốn tự có: E = -0.09 Hay Do đó ta thấy, nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất đối với các ngân hàng là sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có. Do đó, về mặt lý thuyết, phương pháp tốt nhất đề phòng rủi ro lãi suất đối với ngân hàng là làm cho tài sản có và tài sản nợ có kỳ hạn tương xứng nhau, nghĩa là làm cho . Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy, các ngân hàng thường sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, do đó rủi ro lãi suất luôn là yếu tố thường trực trong kinh doanh ngân hàng. Ưu và nhược điểm của mô hình: Ưu điểm: Mô hình kỳ hạn đến hạn là một phương pháp đơn giản, trực quan để lượng hoá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên được các ngân hàng sử dụng khá phổ biến. Nhược điểm: Mô hình kỳ hạn đến hạn không đề cập đến yếu tố thời lượng của các luồng tài sản có và tài sản nợ. 2.2.2. Mô hình định giá lại Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với mô hình kỳ hạn đến hạn và mô hình thời lượng. Sau đây là các bước thực hiện lượng hoá rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại: + Bước 1: Phân loại tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng thành các nhóm: nhóm tài sản nhạy cảm lãi suất và nhóm tài sản không nhạy cảm với lãi suất. Nhóm tài sản nhạy cảm lãi suất bao gồm: tài sản có nhạy cảm lãi suất () và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất (). Nhóm tài sản không nhạy cảm lãi suất bao gồm: tài sản có không nhạy cảm lãi suất (NRSAi) và tài sản nợ không nhạy cảm lãi suất (NRSLi). + Bước 2: Xác định khe hở nhạy cảm lãi suất : + Bước 3: Xác định mức độ thiệt hại thu nhập lãi ròng của ngân hàng. ó Trong đó: : biến động thu nhập lãi ròng của nhóm tài sản thứ i. : biến động lãi suất : chênh lệch tài sản có và tài sản nợ của nhóm i : số dư tài sản có nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i : số dư tài sản nợ nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i Ưu và nhược điểm của mô hình: Ưu điểm: + Mô hình định giá lại tương đối đơn giản và trực quan. + Cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ sẽ được định giá lại. + Dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi. Nhược điểm: + Hiệu ứng của giá trị thị trường: Như chúng ta đã biết, sự thay đổi của lãi suất ngoài ảnh hưởng lên thu nhập lãi suất thì còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ. Mô hình định giá chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập đến giá trị thị trường của chúng. Do đó, mô hình định giá lại chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thôi. + Vấn đề tài sản đến hạn: Chúng ta đã giả thiết rằng toàn bộ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đều đến hạn trong vòng 1 năm hoặc là toàn bộ khoản tín dụng dài hạn có thể thế chấp với lãi suất cố định được hoàn trả sau 10 năm. Trong thực tế thì ngân hàng thường xuyên cho vay mới và thanh toán những khoản vốn huy động đã đến hạn. Trong thực tế, những khoản tín dụng dài hạn có thể thế chấp thường được trả góp định kỳ hàng tháng (hoặc hàng quý). Do đó, ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản tiền thu được này trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa là các khoản tiền thu được trong năm thuộc loại tài sản có nhạy cảm với lãi suất. 2.2.3. Mô hình thời lượng 2.2.3.1. Phương pháp thời lượng của tài sản Do đề cập đến yếu tố thời lượng của tài sản, nên mô hình thời lượng tương đối hoàn hảo trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản đối với lãi suất. Chúng ta xét ví dụ với giả thiết: một khoản tín dụng có kỳ hạn 1 năm, lãi suất 15%/năm, gốc và lãi được thanh toán 6 tháng một lần. Để tính thời lượng của 2 luồng tiền và , trước hết ta phải qui giá trị của chúng về cùng một thời điểm, đó là thời điểm 0. Ta có: CF1/2 = $57,50 è CF1 = $53,75 è CF1/2 + CF1 = $111,25 è PV0 = PV1/2 + PV1 = $100,00 Trong đó: CF là ký hiệu luồng tiền PV là ký hiệu giá trị hiện tại. Căn cứ vào các luồng tiền suy ra, hợp đồng tín dụng đang xét là tương đương với hai hợp đồng tín dụng độc lập, gồm: + Hợp đồng thứ nhất có giá trị $53.49, thời hạn 6 tháng. + Hợp đồng thứ hai có giá trị $46.51, thời hạn 1 năm, trả lãi kép 6 tháng một lần. Từ phân tích, ta tính được thời lượng (D) của tín dụng bằng cách sử dụng tỷ trọng giá trị hiện tại của các luồng tiền như sau: = 0,7326 năm. Như vậy, trong khi kỳ hạn của tín dụng là 1 năm, thì thời lượng của nó chỉ là 0,7326 năm. Thời lượng nhỏ hơn kỳ hạn bởi vì xét từ góc độ giá trị hiện tại thì có tới 53,79% các luồng tiền được thu hồi sớm. Hay nói cách khác, hợp đồng tín dụng đang xét là tương đương với một hợp đồng tín dụng khác có giá trị $100 và thời hạn là 0,7326 năm. 2.2.3.2. Công thức tổng quát về thời lượng Một cách tổng quát, thời lượng của một chứng khoán có thu nhập cố định được tính theo công thức: Trong đó: N là tổng số luồng tiền xảy ra. n là số lần luồng tiền xảy ra trong một năm. M là kỳ hạn của chứng khoán tính theo năm (M= N/n). t là thời điểm xảy ra luồng tiền (t= 1,2,3....,N). là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t. là giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t. i là mức lãi suất thị trường hiện hành (%/năm). Để hiểu được công thức tổng quát nêu trên, chúng ta hãy tính thời lượng thông qua một số ví dụ sau đây: Ví dụ 1: Tính thời lượng của trái phiếu coupon, biết rằng kỳ hạn trái phiếu là 6 năm, lãi suất coupon 8%/năm, lãi trả hàng năm, mệnh giá trái phiếu 1000USD và lãi suất thị trường hiện hành là i= 8%/năm. Theo đề ra ta có: N = 6; n = 1; M = N/n = 6; t = 1,2,....,6; i = 8% Thay các thông số vào công thức tính thời lượng và biểu diễn kết quả tính như sau: t CFt (1 + i/n)t PVt PVt .t/n 1 2 3 4 5 6 80 80 80 80 80 1080 1,0800 1,1664 1,2597 1,3605 1,4693 1,5869 74,07 68,59 63,51 58,80 54,45 680,58 74,07 137,18 190,53 253,20 272,25 4083,48 N = 6 - - năm Ví dụ 2: Tính thời lượng của trái phiếu chiết khấu. Trái phiếu chiết khấu là trái phiếu không có coupon, lãi và gốc được thanh toán một lần khi đến hạn, điều này có nghĩa là trong suốt thời hạn của trái phiếu chỉ có một luồng tiền xảy ra duy nhất tại thời điểm trái phiếu đến hạn (tức tại thời điểm t = N), do đó, với t = 1,2,3.....N-1, thì ; và t = N thì =mệnh giá, nên công thức tính thời lượng của trái phiếu chiết khấu sẽ là: Như vậy, thời lượng của các chứng khoán chiết khấu trùng với kỳ hạn của chúng. 2.2.3.3. Đặc điểm của mô hình thời lượng Qua phân tích chúng ta thấy những đặc điểm quan trọng của mô hình thời lượng trong mối quan hệ với kỳ hạn của tài sản, lãi suất của thị trường, lợi tức Coupon như sau: + Giữa thời lượng và kỳ hạn của tài sản: Thời lượng tăng lên cùng với kỳ hạn của tài sản (có hoặc nợ) có thu nhập cố định, nhưng với một tỷ lệ giảm dần. Bằng toán học chúng ta biểu diễn như sau: và <0 Điều này hàm ý, khi M tăng thì D cũng tăng, nhưng D tăng chậm hơn M. + Giữa thời lượng và mức lãi suất thị trường hiện hành: Khi lãi suất thị trường tăng, thì thời lượng giảm, nghĩa là: + Giữa thời lượng và lãi suất Coupon: Lãi suất Coupon càng cao, thì thời lượng càng giảm, nghĩa là: . Điều này hàm ý, khi lãi suất Coupon càng cao thì luồng tiền thu hồi càng nhanh và do đó tỷ trọng giá trị hiện tại của các luồng tiền càng lớn được dùng để tính thời lượng. Ưu và nhược của mô hình thời lượng: Ưu điểm: Đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có nên nó hoàn hảo hơn mô hình kỳ hạn đến hạn và mô hình định giá lại trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản nợ đối với lãi suất. Nhược điểm: + Tính chính xác: Mô hình thời lượng chỉ có ý nghĩa phân tích khi biến động của lãi suất nhỏ. + Dự báo dòng tiền: Mô hình thời lượng dựa trên cơ sở thời gian đáo hạn trên hợp đồng. Trên thực tế thời hạn tài sản có, tài sản nợ khác với dự tính. 2.3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 2.3.1. Biện pháp phòng ngừa nội bảng Ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng biện pháp phòng ngừa nội bảng chủ yếu được thực hiện qua điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn bảng CĐTS. Trong thực tế thường kỳ hạn của tài sản có lớn hơn so với tài sản nợ vì phần lớn nguồn vốn tiền gửi là ngắn hạn trong khi nhu cầu vay trung dài hạn là rất lớn. Để điều chỉnh được kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ thì ngân hàng áp dụng các biện pháp: + Ngân hàng kéo dài kỳ hạn của tài sản nợ và rút ngắn kỳ hạn tài sản có bằng cách chủ động phát hành trái phiếu để huy động vốn và rút ngắn kỳ hạn danh mục đầu tư. + Ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hoá để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có. + Ngân hàng có thể phòng chống rủi ro lãi suất bằng cách áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với những khoản cho vay có giá trị lớn, kỳ hạn dài. 2.3.2. Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng 2.3.2.1. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn Nghiệp vụ kỳ hạn trái phiếu Trong trường hợp ngân hàng cần phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng (khi GAP <0 hoặc ), ngân hàng nên thực hiện nghiệp vụ bán kỳ hạn trái phiếu. Nếu thực tế lãi suất thị trường tăng, ngân hàng sẽ bị thiệt hại trong nội bảng. Tuy nhiên, về ngoại bảng, khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm giá trái phiếu giảm. Do đó, nghiệp vụ bán kỳ hạn trái phiếu kí kết tại thời điểm ban đầu sẽ mang lại cho ngân hàng một khoản thu nhập ngoại bảng để bù đắp cho những thiệt hại trong nội bảng. Ngược lại, khi ngân hàng cần phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm (khi GAP >0 hoặc <0), ngân hàng có thể thực hiện nghiệp vụ mua kì hạn trái phiếu. Nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi Nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi là sự thoả thuận giữa 2 bên tại thời điểm , theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian từ đến trong tương lai với một lãi suất nhất định. Tại thời điểm , ngân hàng đã biết được: + Tại , ngân hàng sẽ nhận được một lượng tiền gửi xác định. + Thời gian ngân hàng được phép sử dụng lượng tiền gửi đó là từ đến . + Lãi suất để có được lượng tiền gửi này là xác định từ thời điểm . Nghiệp vụ kỳ hạn lãi suất Nghiệp vụ kỳ hạn lãi suất là sự thoả thuận giữa hai bên tại thời điểm , theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định trong khoảng thời gian từ đến trong tương lai. Tại thời điểm : các bên kí kết hợp đồng tiến hành so sánh lãi suất đã ấn định với lãi suất hiện hành cho thời hạn đến để tiến hành thanh toán bù trừ. Cụ thể: - Nếu lãi suất so sánh > mức lãi suất ấn định tại thời điểm thì bên bán phải thanh toán cho bên mua phần chênh lệch. - Nếu lãi suất so sánh < mức lãi suất ấn định tại thời điểm thì bên mua sẽ phải thanh toán cho bên bán phần chênh lệch. 2.3.2.2. Sử dụng hợp đồng tương lai Các ngân hàng sử dụng hợp đồng tương lai để phòng chống rủi ro lãi suất khi có sự không cân xứng về thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ. + , để phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài sản khi lãi suất thị trường biến động tăng, ngân hàng cần tiến hành bán các hợp đồng trái phiếu tương lai với số lượng đủ để bù đắp thiệt hại nội bảng. + , để phòng ngừa rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài sản khi lãi suất thị trường biến động giảm, ngân hàng cần tiến hành mua các hợp đồng trái phiếu tương lai với số lượng đủ để bù đắp thiệt hại nội bảng. Bước 1: Trên cơ sở dự đoán mức biến động của lãi suất, ngân hàng xác định sự thay đổi giá trị ròng của ngân hàng (tức là xác định mức độ sụt giảm trong vốn tự có của ngân hàng). Bước 2: Xác định loại giao dịch tương lai cần thực hiện. + Trong trường hợp ngân hàng muốn phòng ngừa rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động tăng thì ngân hàng sẽ thực hiện bán các hợp đồng trái phiếu tương lai. + Trong trường hợp ngân hàng muốn phòng ngừa rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động giảm thì ngân hàng sẽ thực hiện mua các hợp đồng trái phiếu tương lai. Bước 3: Tính toán số hợp đồng cần tiến hành giao dich. Áp dụng công thức: Ta xác định được mức lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai: Trong đó: + : mức thay đổi giá trị của các hợp đồng tương lai (Đây chính là lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai) + : thời lượng của trái phiếu được sử dụng trong mua bán hợp đồng tương lai + : số lượng các hợp đồng tương lai + : mức giá của một hợp đồng tương lai + i: lãi suất thị trường + : mức độ biến động lãi suất thị trường 2.3.2.3. Sử dụng hợp đồng quyền chọn Hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai có chung một hạn chế đó là: khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng có lợi cho ngân hàng (tức là không gây nên rủi ro lãi suất) thì dù không muốn, ngân hàng vẫn bắt buộc phải thực hiện hợp đồng (tức là bắt buộc phải chịu lỗ ngoại bảng). Ngân hàng có thể sử dụng nghiệp vụ quyền chọn. Tuy nhiên, khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng lại phải chịu một mức phí gọi là phí quyền chọn. Quyền chọn trái phiếu Trong trường hợp ngân hàng cần phòng ngừa rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động tăng (khi hoặc khi GAP <0), ngân hàng sẽ tiến hành mua quyền chọn bán trái phiếu. + Nếu thực tế lãi suất thị trường thực sự tăng, ngân hàng sẽ sử dụng quyền bán trái phiếu với giá đã thoả thuận trong hợp đồng quyền chọn (mua giao ngay với giá thấp và bán với giá cao theo hợp đồng quyền chọn) để bù lỗ nội bảng. + Nếu thực tế lãi suất thị trường giảm xuống, ngân hàng sẽ không thực hiện quyền chọn bán và chỉ phải trả phí quyền chọn. Quyền chọn lãi suất: CAP, FLOOR + CAPS là giao dịch theo đó bên mua phải thanh toán một khoản phí quyền lựa chọn, đổi lại bên mua sẽ được nhận quyền cứ vào cuối một kì lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối đa đã thoả thuận và lãi suất so sánh nếu lãi suất so sánh này cao hơn mức lãi suất tối đa đã thoả thuận, tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu. Giao dịch CAPS được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng tức là khi ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất < 0 (hay GAP < 0) hoặc thời lượng tài sản có lớn hơn so với thời lượng tài sản nợ (). +Giao dịch FLOORS là giao dịch theo đó bên mua phải thanh toán một khoản phí quyền lựa chọn, đổi lại bên mua sẽ được nhận quyền cứ vào cuối một kì lãi nhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữa lãi suất tối thiểu đã thoả thuận và lãi suất so sánh nếu lãi suất so sánh này thấp hơn mức lãi suất tối thiểu đã thoả thuận, tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu. Như vậy, giao dịch FLOORS được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm tức là khi ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất > 0 (hay GAP > 0) hoặc thời lượng tài sản có nhỏ hơn so với thời lượng tài sản nợ (). 2.3.2.4. Sử dụng hợp đồng hoán đổi Giao dịch hoán đổi lãi suất là một giao dịch, trong đó bên mua và bên bán thoả thuận sẽ thanh toán lẫn cho nhau các khoản tiến lãi theo định kì trong một thời hạn nhất định. Tại những ngày giá trị giao dịch, bên mua sẽ thanh toán lãi suất cố định cho bên bán và bên bán sẽ thanh toán lãi suất thả nổi cho bên mua. Mục đích thực hiện: SWAP lãi suất giúp + Ngân hàng mua nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ tài sản có. + Ngân hàng bán nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM Việt Nam Tình hình quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động NHTM hiện nay Hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các Ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngõ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Đó là lí do vì sao, tỉ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay. Hiệu quả kinh doanh của NHTM tuỳ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro (quản trị rủi ro). Hoạt động tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60% - 70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp. Mặt khác, trong xu thế kinh doanh hiện đại, các NHTM sẽ giảm dần tỷ trọng tín dụng, tăng tỷ trọng dịch vụ. Như vậy, sự rủi ro trong hoạt động ngân hàng hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ nếu những nghiệp vụ đó không được quản lý theo một quy trình chặt chẽ. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5973.doc
Tài liệu liên quan