Đề tài Bàn về xác định kết quả kinh doanh

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Phần 1: Nội dung: chế độ kế toán liên quan đến đề tài xác định kết quả kinh doanh 4

1 Khái niệm- ý nghĩa 4

2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4

2.2 Kết quả hoạt động khác 4

2 Kế toán doanh thu bán hàng 5

2.1 Khái niệm 5

2.2 Kết cấu và nội dung của tài khoản 511 5

2.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 6

3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 7

3.1 Chiết khấu thương mại 7

3.2 Hàng bán bị trả lại 8

3.3 Giảm giá hàng bán 10

4. Kế toán giá vốn hàng bán 11

4.1. Khái niệm 11

4.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 12

4.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 632 13

5. Kế toán chi phí bán hàng 15

5.1. Khái niệm 15

5.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 15

5.3. Sơ đồ phản ánh của tài khoản 641 15

6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 16

6.1. Khái niệm: 16

6.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642. 16

6.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 17

7. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chinh 19

7.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19

7.1.1. Khái niệm 19

7.1.2. Kết cấu và nội dung của tài khoản 515 19

7.1.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 20

7.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 21

7.2.1. Khái niệm 22

7.2.2. Kết cấu và nội dung của tài khoản 635 22

7.2.3. Sơ đồ phản ánh của tài khoản 635 23

8. Kế toán xác định hoạt động sản xuất kinh doanh 25

8.1.Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 911 25

8.2.Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911 25

8.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 26

Phần 2: Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành liên quan tới đề tài xác định kết quả kinh doanh 26

Kết luận. 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bàn về xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là giảm thiểu chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, sao cho sản phẩm của doanh nghiệp mang sức cạnh tranh lớn nhất.Khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lí, phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hang hoá, sản phẩm. Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài : “Bàn về xác định kết quả kinh doanh” Qua việc nghiên cứu đề tài trên ta thấy rõ ưu điểm và khuyết điểm của chế độ kế toán hiện hành về việc xác đibh kết quả kinh doanh. Phần 1: Nội dung: chế độ kế toán liên quan đến đề tài “Bàn về xác định kết quả kinh doanh” 1 Khái niệm- ý nghĩa 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất, kinh doanh phụ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa ê động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận của Lợi nhuận gộp Doanh thu Chi phí hoạt động = về bán hàng và + hoạt động hoạt động - chi phí – chi phí kinh doanh cung cấp dịch vụ tài chính tài chính bán hàng QLDN 1.2 Kết quả hoạt động khác Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, thu được khoản nợ khó đòi đã xoá sổ,… Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác –Chi phí hoạt động khác. 2 Kế toán doanh thu bán hàng 2.1 Khái niệm Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. 2.2 Kết cấu và nội dung của tài khoản 511 Bên Nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán; - Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp; - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; - Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. 2.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 511 TK 154,155 TK 632 TK111,112,138 Kết chuyển Trị giá vốn thực tế Hàng đã tiêu thụ TK 157 Trị giá Vốn hàng gửi bán Trị giá Vốn hàng gửi bán đã tiêu thụ Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ TK 33311 TK 911 TK 333 TK 511 Thuế TTDB Thuế XK, GTGT TT phải nộp TK 521,532,531 KC giảm Giá, DT hàng bị trả lại Thuế GTGT đầu ra phải nộp ( PP khấu trừ) Dthu bán hàng 3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 3.1 Chiết khấu thương mại - Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (Sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng). - Kết cấu và nội dung của tài khoản 521 Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ. - Một số phương pháp hạch toán chủ yếu + Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311) (Nếu có)      Có các TK 111, 112, 131,. . . + Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Chiết khấu thương mại 3.2 Hàng bán bị trả lại -Khái niệm: hàng bán bị trả lại là giá trị của số sản phẩm, hàng hoá bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo. -Kết cấu và nội dung của tài khoản 531 Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ -Một số phương pháp hạch toán chủ yếu Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại: : Nợ TK 134 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang Nợ TK 155 - Thành phẩm Nợ TK 156 - Hàng hoá Nợ TK 157 - Gửi tại kho của người mua Nợ TK 138(1381) – Giá trị chờ xử lý.      Có TK 632 - Giá vốn hàng bán. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại: + Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)      Có các TK 111, 112, 131,3388 + Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi: Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại      Có các TK 111, 112, 131,3838 Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng      Có các TK 111, 112, 141, 334,. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu nội bộ, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112) Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ      Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại. 3.3 Giảm giá hàng bán - Khái niệm: khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 532 Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ. - Một số phương pháp hạch toán chủ yếu +Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng: * Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, ghi: Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá)      Có các TK 111, 112, 131,. . . * Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi: Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán      Có các TK 111, 112, 131,. . . + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ      Có TK 532 - Giảm giá hàng bán. 4. Kế toán giá vốn hàng bán 4.1. Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ Các phương pháp tính giá xuất kho: - Giá thực tế đích danh - Giá bình quân gia quyền - Giá nhập trước xuất trước - Giá nhập sau xuất trước 4.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 Bên Nợ -Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá đơn -Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế tóan. -Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. -Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành. - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” -Trị giá vốn hàng hóa đã xuất bán nhưng chưa đựoc xác định là tiêu thụ - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. 4.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 632 TK 154,156,157, 155 TK 627 TK 152,153,,156,138 TK 632 TK 911 TK 155 TK 159 Sản phẩm tiêu thụ trực tiếp Không qua kho Hao hụt , mất mát Tiêu thụ Xuất kho thành phẩm Tiêu thụ TK 159 Hoàn nhập dự phòng giảm Giảm giá hàng tồp kho TK 157 Kết chuyển giá trị thành Phẩm đã gửi đi chưa côi tiêu thụ Đầu kỳ TK 157 Kết chuyển giá trị thành Phẩm chưa coi tiêu thụ Cuối kỳ Trích lập dự phòng giá hàng tồp kho 5. Kế toán chi phí bán hàng 5.1. Khái niệm Chi phí bán hàng là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,. . . 5.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 Bên Nợ: - Các chi phí phát sinh liên quan đến quá bán thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. - Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ 5.3. Sơ đồ phản ánh của tài khoản 641 TK 334,338 TK 641 TK111,112,138 Giá trị thu hồi Theo lương của nhân viên bán hàng Ghi giảm chi phí TK 152,153 Chi phí vật liệu,dụng cụ Kết chuyển chi phí bán hàng Chi phí khấu hao TSCĐ TK 1422 Kết chuyển Chờ kết chuyển TK 214 TK 311,111,112 Các chi phí liên quan khác TK 133 6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 6.1. Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ doanh nghiệp mà không tách riêng ra được bất kỳ một bộ phận nào. 6.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642. Bên Nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp. Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp Tài khoản 642 không có số dư 6.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 642 TK 334,338 TK 642 TK111,138 Chi phí nhân viên QL Giá trị thu hồi Chi phí vật liệu , dụng cụ Ghi giảm chi phí TK 152,153 Kết chuyển chi phí bán hàng Chi phí khấu hao TSCĐ TK 1422 Kết chuyển Chờ kết chuyển TK 214 TK 311,111,112 Thuế,phí,lệ phí TK 133 TK 139 Chi phí dự phòng Chi phí khác Chi phí theo dự toán 7. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chinh 7.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 7.1.1. Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoạch kinh doanh về vốn đưa lại Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;. . . - Cổ tức lợi nhuận được chia; - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; - Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác; - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; - Lãi tỷ giá hối đoái; - Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; - Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác 7.1.2. Kết cấu và nội dung của tài khoản 515 Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia; - Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết; - Chiết khấu thanh toán được hưởng; - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh; - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ; - Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh; - Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính; - Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. 7.1.3. Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 TK 642 TK111,112 Thu lãi tiền gửi, lãi cổ p Cổ phiếu, thanh toán C K Cuối kỳ kc thu nhập tài chính TK 111,112,138,152 Thu nhập được chia từ hoạt TK 911 TK121,221 Dùng lãi mua bổ sung cổ phiếu Trái phiếu Liên doanh Thu tiền bán BĐS Cho thuê BĐS Hoàn nhập dự phòng TK 111,112,131 TK 129,229 7.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 7.2.1. Khái niệm Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn: chi phí liên doanh, chi phí hoạt động tài chính. 7.2.2. Kết cấu và nội dung của tài khoản 635 Bên Nợ: - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; - Lỗ bán ngoại tệ; - Chiết khấu thanh toán cho người mua; - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện); - Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái chưa thực hiện); - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (Lỗ tỷ giá - giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính; - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. 7.2.3. Sơ đồ phản ánh của tài khoản 635 TK 111,112,141 TK 635 TK 911 Các chi phí hoạt động tài chính KC chi phí tài chính Lỗ về chênh lệch tỷ giá khi đánh TK 413 TK 129,229 TK 221, 222, 223 Lỗ kiên doanh chuyểnnhượng TK 242 Phân bổ dần lãi mua tái sản cố định Dự phòng giảm giá chứng khoán Phân bổ dần chiết khấu trái phiếu giá ngoại tệ chuyển nhượng vốn trả chậm , chênh lêch tỷ giá hối đoái TK 3432 TK 3433 Phân bổ dần trái phiếu phụ trội Hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính 8. Kế toán xác định hoạt động sản xuất kinh doanh 8.1.Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 911 Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 8.2.Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911 a) Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành. b) Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính. . .). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. c )Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. 8.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 TK 632,635 TK 911 TK 511,512,515 KC giá vốn hàng bán, chi phí tài chính KC doanh thu thuần Kết chuyển chi phí bán hàng TK 641,642 TK 142 Kết chuyển chi phí chờ kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 421 Kết chuyển lỗ Doanh thu hoạt động tài chính Kết chuyển lãi Phần 2: Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành liên quan tới đề tài xác định kết quả kinh doanh Nhìn chung , hệ thống CMKT Việt Nam là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao so với hệ thống CMKT quốc tế. Có thể khẳng định, tính thực thi của hệ thống CMKT Việt Nam trong thực tiễn là khá cao. Bởi vì, ngay khi bắt đầu việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống CMKT, chúng ta đã xác định quan điểm là các CMKT Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với CMKT quốc tế nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần. Tuy nhiên hiện nay hệ thống tài khoản chưa phù hợp đối với việc phân định các hoạt động nên dễ gây nhầm lẫn, sai phạm trong quá trình soạn thảo và trình bày báo cáo LCTT. Chẳng hạn, các dòng tiền từ hoạt động đầu tư hiện được ghi đối ứng trên các tài khoản "hoạt động tài chính" (515, 635), trong khi các khoản tiền từ thanh lý TSCĐ vốn được trong dòng tiền của hoạt động đầu tư thì được ghi đối ứng trên tài khoản "hoạt động khác" (711, 811). Do đó, để thuận lợi cho việc phân biệt các luồng tiền cũng như hỗ trợ việc tách riêng kết quả hoạt động đầu tư tài chính ra khỏi hoạt động kinh doanh, giải pháp để sửa đổi các tài khoản 515, 635, 711 và 811 như sau: Sửa đổi TK 515 hiện là “Doanh thu hoạt động tài chính” thành “Doanh thu hoạt động đầu tư, tài chính”, và được chia thành hai TK cấp hai là: (i) TK 515.1 -“Doanh thu đầu tư” để ghi nhận các khoản Lãi thuần từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư vốn, Lãi cho thuê tài chính, Lãi thuần từ việc mua bán chứng khoán, Lãi thu từ cho vay, đầu tư trái phiếu, gởi tiền, Lãi bán hàng trả chậm, trả góp vv… (ii) TK 515.2 - “Doanh thu tài chính” để ghi nhận các khoản Lãi thuần từ chênh lệch tỷ giá và mua bán ngoại tệ, Chiết khấu thanh toán được hưởng vv…  - Tương tự, sửa đổi TK 635 hiện là “Chi phí hoạt động tài chính” thành “Chi phí hoạt động đầu tư, tài chính” cũng được chia thành hai TK cấp hai là: (i) TK 635.1 - “Chi phí đầu tư” để ghi nhận các khoản Lỗ thuần từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Dự phòng tổn thất các khoản  đầu tư, Lỗ thuần từ việc mua bán chứng khoán, Lỗ thuần từ việc thanh lý các khoản đầu tư vốn vv… và (ii) TK 635.1 - “Chi phí tài chính” để ghi nhận các khoản Chi phí lãi vay, Lỗ thuần từ chênh lệch tỷ giá và mua bán ngoại tệ, Chiết khấu thanh toán phải trả  vv… - Loại trừ nội dung thanh lý, nhượng bán TSCĐ ra khỏi các TK 711 “Thu nhập khác” và 811 “Chi phí khác” (do đã chuyển vào các TK 515.1 và 635.1 như trên). Tất nhiên, việc sửa đổi các TK và khái niệm về doanh thu, thu nhập như trên phải được thực hiện đồng bộ với việc sửa đổi chế độ kế toán và chuẩn mực về doanh thu, thu nhập khác Kết luận. Nhìn chung, việc xác đinh kết quả klinh doanh trong một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp hạch toán được một cách đầy đủ, chính xác, chi phí, doanh thu, từ đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sao cho giảm chi phí tối đa, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21403.doc
Tài liệu liên quan