Đề tài Bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán

MỤC LUC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 3

1. Khái niệm và ý nghĩa của bằng chứng kiểm toán 3

2. Các loại bằng chứng kiểm toán 3

2.1. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc 4

2.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình 5

3. Quyết định của kiểm toán viên về thu thập bằng chứng kiểm toán 6

3.1. Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng 6

3.2. Quyết định về quy mô mẫu cần chọn đối với một

thể thức nhất định 7

3.3. Quyết định về những khoản mục cá biệt

cần chọn từ tổng thể 7

3.4. Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức 7

4. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán 7

4.1. Tính thích hợp 8

4.2. Tính đầy đủ 10

5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt cần thu thập 12

5.1. Tư liệu của chuyên gia 12

5.2. Giải trình của giám đốc 13

5.3. Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ 14

5.4. Tư liệu của kiểm toán viên khác 16

5.5. Bằng chứng về các bên liên quan 16

6. Xét đoán và sử dụng bằng chứng kiểm toán 18

II- CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 19

1. Kiểm tra vật chất 19

2. Kiểm tra tài liệu 20

3. Quan sát 22

4. Lấy xác nhận 22

5. Phỏng vấn 23

6. Tính toán 24

7. Phân tích 25

III- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TẾ THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN HIỆN NAY 27

1. Thực tế thu thập bằng chứng kiểm toán hiện nay 27

2. Một số biện pháp đề xuất nâng cao chất lượng thu thập bằng chứng

kiểm toán 28

KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8186 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh. Bởi lẽ, một bằng chứng kiểm toán có thể có độ tin cậy cao nhưng vẫn không thích hợp với cơ sở dẫn liệu cần xem xét. Thí dụ, thư xác nhận của khách hàng tuy là một bằng chứng có độ tin cậy cao do được cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên, nhưng nó chỉ chứng minh rằng khoản phải thu đó có thật (cơ sở dẫn liệu hiện hữu, quyền) nhưng lại không thể chứng minh cho khả năng thu hồi của khoản phải thu (cơ sở dẫn liệu đánh giá). 4.2. Tính đầy đủ Thông thường, kiểm toán viên không kiểm tra toàn bộ các thông tin hiện có nhưng họ có thể kết luận toàn bộ các dữ liệu bằng cách chỉ kiểm tra trên cơ sở mẫu kiểm toán đã được lựa chọn. Đồng thời, do dịch vụ kiểm toán ở các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp là hoạt động sinh lợi nên các kiểm toán viên phải luôn luôn cân nhắc, so sánh giữa các chi phí phải bỏ ra để thu thập các bằng chứng kiểm toán và hữu ích của các thông tin thu thập được. Yêu cầu này liên quan đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thiết, chủ yếu là cỡ mẫu và thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán. Đây là một vấn đế thuộc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Sau đây là một số nhân tố có ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về yêu cầu đẩy đủ: 4.2.1. Tính trọng yếu: Bộ phận nào càng trọng yếu thì càng đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn và phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán hơn. Nếu xét dưới góc độ mức trọng yếu, nghĩa là số tiền sai lệch tối đa chấp nhận được, khi kiểm toán viên thiết lập mức trọng yếu càng thấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thiết càng phải tăng thêm. 4.2.2. Mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: Số lượng bằng chứng cần phải tăng lên ở những bộ phận, hay các trường hợp có mức rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro kiểm soát cao. Trong kiểm toán thường xét đến các loại rủi ro sau: + Rủi ro tiềm tàng (IR): Là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản thân các đối tượng kiểm toán (chưa tính đến sự tác động của bất cứ hoạt động kiểm toán nào kể cả kiểm soát nội bộ). + Rủi ro kiểm soát (CR): Là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. + Rủi ro phát hiện (DR): Là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng yếu. Quan hệ giữa các loại rủi ro được phản ánh qua mô hình sau: AR = IR Í CR Í DR DR = AR IR*CR Trong đó: AR là rủi ro kiểm toán mong muốn Theo công thức trên, rủi ro phát hiện được tính từ 3 loại rủi ro còn lại. Rủi ro phát hiện xác định lượng bằng chứng mà kiểm toán viên có kế hoạch thu thập. Số lượng bằng chứng thích hợp có quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro phát hiện. Giữa rủi ro kiểm toán mong muốn và rủi ro phát hiện có quan hệ trực tiếp, giữa rủi ro kiểm toán mong muốn với bằng chứng dự trù có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Rủi ro tiềm tàng có quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro phát hiện và quan hệ trực tiếp với bằng chứng kiểm toán. Quan hệ giữa các loại rủi ro và lượng bằng chứng thu thập được khái quát qua bảng sau: Trường hợp AR IR CR DR Số lượng bằng chứng cần thu thập 1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp 2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình 3 Thấp Cao Cao Thấp Cao 4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình 5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình 4.2.3. Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: Việc xác định xem bằng chứng kiểm toán thu thập được đã đầy đủ hay chưa điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng của bằng chứng này. Khi bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao thì số lượng ít cũng có thể đã đủ làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên. Việc xét đoán sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán không có một thước đo tuyệt đối nào không có một thước đo tuyệt đối nào mà phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Để xem xét bằng chứng kiểm toán đã đầy đủ và thích hợp hay chưa, người ta thường tính đến các yếu tố sau: - Mức độ trọng yếu của từng khoản mục trong báo cáo tài chính và các gian lận, sai sót đã phát hiện có liên quan đến các khoản mục này. - Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của từng khoản mục. - Các kinh nghiệm của kiểm toán viên đã thu thập được trong các kỳ kiểm toán trước về độ tin tưởng vào các nhà quản lý, các cán bộ nghiệp vụ, cũng như các ghi chép kế toán của doanh nghiệp. - Tình trạng tài chính của doanh nghiệp và các điều kiện có thể đẫn dắt các nhà quản lý mắc phải sai phạm. - Tính thuyết phục của các bằng chứng, mức độ nhất quán, tương hỗ của các bằng chứng khai thác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. - Các chi phí phải chi ra để thu thập các bằng chứng tiếp theo. 5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt cần thu thập 5.1. Tư liệu của chuyên gia Do kiểm toán viên không thể am tường tất cả mọi lĩnh vực của xã hội, vì vậy các chuẩn mực kiểm toán cho phép họ được sử dụng ý kiến của những chuyên gia có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, ngoại trừ lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Sử dụng tư liệu của chuyên gia, chuyên gia có thể là: + Do đơn vị được kiểm toán mời tham gia + Do công ty kiểm toán mời tham gia + Là nhân viên của đơn vị được kiểm toán + Là nhân viên của công ty kiểm toán + Là tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài đơn vị được kiểm toán và bên ngoài công ty kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia, như: + Đánh giá một số loại tài sản như đất đai, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, tác phẩm nghệ thuật và đá quý. + Xác định thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc, thiết bị. + Xác định số lượng và hiện trạng của tài sản như quặng tồn trữ, vỉa quặng, trữ lượng dầu mỏ… + Đánh giá giá trị theo phương pháp hoặc kỹ thuật chuyên biệt, như đánh giá theo giá theo giá trị hiện tại. + Đánh giá công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc còn phải thực hiện đối với những hợp đồng dở dang. + ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp. Khi quyết định sử dụng tư liệu của chuyên gia đối với một khoản mục, kiểm toán viên cần cân nhắc về tính trọng yếu và sự phức tạp của khoản mục này, cũng như khả năng thu thập các bằng chứng khác cho khoản mục. 5.2. Giải trình của giám đốc Giải trình của giám đốc: Kiểm toán viên cần phải thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt báo cáo tài chính. Vì thế, kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Giải trình này thường do giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký, và ngày tháng thường được ghi trùng với ngày ghi trên báo cáo kiểm toán, trong đó trình bày tóm tắt các vấn đề quan trọng như: - Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. - Mọi sổ sách kế toán, tài liệu và các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị đã cung cấp đầy đủ cho kiểm toán viên. - Mọi vấn đề cần công bố theo yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán đều đã được khai báo đúng đắn trong phần thuyết minh. Kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân khi giải trình của giám đốc mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác và khi cần thiết thì phải xác minh lại độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của giám đốc. Cần lưu ý là kiểm toán viên không thể chỉ dựa vào thư giải trình để giảm bớt, hoặc không thực hiện các thủ tục kiểm toán. Việc kiểm toán viên không thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về một vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, trong khi có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đó sẽ dẫn đến sự giới hạn về phạm vị kiểm toán mặc dù vấn đề đó đã được giám đốc giải trình. Bởi lẽ thư giải trình là một loại bằng chứng có giá trị thấp và hoàn toàn không thể thay thế cho các thủ tục kiểm toán cần thiết. Thư giải trình có tác dụng chủ yếu là: - Nhắc nhở những nhà quản lý về các trách nhiệm của họ đối với báo cáo tài chính. - Lưu hồ sơ kiểm toán về những vấn đề quan trọng đã trao đổi giữa hai bên trong quá trình kiểm toán. - Là bằng chứng kiểm toán trong một số trường hợp nhất định. Thí dụ là bằng chứng duy nhất về ý định của giám đốc là sẽ thực hiện một khoản đầu tư trong tương lai. Tuy có giá trị thấp, nhưng thư giải trình của giám đốc vẫn là một thủ tục quan trọng. Do đó khi đơn vị từ chối cung cấp, kiểm toán viên có thể sẽ đánh giá là phạm vi kiểm toán bị giới hạn và đưa ra ý kiến từ chối, hoặc chấp nhận từng phần. 5.3. Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức là để phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích của đơn vị, tuy nhiên kết quả kiểm toán của bộ phận này có thể vẫn hữu ích cho kiểm toán viên độc lập khi kiểm toán báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên độc lập cần quan tâm đến kết quả kiểm toán nội bộ khi chúng có liên quan đến công việc của mình. Theo đoạn 12, VSA 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ, để tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về kiểm toán nội bộ thì kiểm toán viên độc lập cần xem xét về các tiêu chuẩn sau đây: a) Vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn vị Kiểm toán viên độc lập phải xem xét vị trí của kiểm toán nội bộ trong đơn vị và ảnh hưởng của vị trí này đến tính độc lập, khách quan của kiểm toán nội bộ. Tính độc lập, khách quan của kiểm toán nội bộ được bảo đảm khi kiểm toán nội bộ có quyền: (1) Báo cáo trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất (2) Không kiêm nhiệm những công việc liên quan đế hoạt động khác ngoài kiểm toán nội bộ (3) Được trao đổi trực tiếp với kiểm toán viên độc lập b) Chức năng của kiểm toán nội bộ Kiểm toán viên độc lập phải xem xét việc thực hiện chức năng của kiểm toán nội bộ, thái độ và quyết định của Ban giám đốc đối với những kiến nghị của kiểm toán nội bộ. c) Năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ Kiểm toán viên độc lập phải xem xét về trình độ chuyên môn được đào tạo, về năng lực, kinh nghiệm thực tế cũng như chính sách tuyển dụng và bồi dưỡng kiểm toán viên nội bộ của đơn vị. d) Tính thận trọng nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ Kiểm toán viên độc lập phải xem xét tính thích hợp, hiệu quả của việc lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, thu thập và lưu giữ tài liệu, lập sổ tay kiểm toán, chương trình làm việc và hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên nội bộ. e) Hoạt động và hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong năm tài chính trước Kiểm toán viên độc lập phải xem xét thực tế hoạt động và hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong năm tài chính trước, xem xét mức độ hoàn thành công việc, khả năng ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm, hiệu lực của báo cáo kiểm toán nội bộ… Bên cạnh sự đánh giá chung về các tiêu chuẩn nêu trên, nếu kiểm toán viên độc lập có ý định sử dụng các tư liệu đó để điều chỉnh về thời gian, phạm vi kiểm toán của mình, kiểm toán viên cần nghiên cứu cụ thể thêm về các khía cạnh sau đây: - Phạm vi và chương trình kiểm toán nội bộ có thích hợp với mục đích của kiểm toán viên độc lập hay không? - Công việc kiểm toán nội bộ có được giám sát, kiểm tra lại, và có được chứng minh bằng các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay không? - Các kết luận có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, và những báo cáo được trình bày phù hợp với kết quả kiểm toán hay không? Sau khi đã nghiên cứu và thu thập được những bằng chứng cần thiết, nếu tin cậy thì kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ để giảm bớt phạm vi và các thủ tục kiểm toán cần thiết. Còn nếu không tin cậy, kiểm toán viên độc lập có thể kiểm tra lại về những phần việc mà kiểm toán nội bộ đã kiểm tra. 5.4. Tư liệu của kiểm toán viên khác Việc sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác phát sinh khi kiểm toán báo cáo tài chính của một đơn vị có nhiều bộ phận (chi nhánh, công ty con, công ty liên doanh hay công ty thành viên của tập đoàn…) đã được kiểm toán bởi các kiểm toán viên khác. Trong trường hợp này, kiểm toán viên kiểm toán cho đơn vị đó (gọi là kiểm toán viên chính) phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình đối với báo cáo tài chính của toàn đơn vị. Thay vì phải thực hiện lại công việc kiểm toán tại các bộ phận, kiểm toán viên chính có thể sử dụng công việc của các kiểm toán viên khác. Để sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác, kiểm toán viên chính phải xác định ảnh hưởng của công việc do kiểm toán viên khác thực thi đến cuộc kiểm toán của mình. 5.5. Bằng chứng về các bên liên quan Bên liên quan và những mối quan hệ với các bên liên quan có ảnh hưởng lớn đến nhận định của người sử dụng báo cáo tài chính. Thông tin về các bên này cần phải được kiểm tra và công bố những vấn đề cần thiết để giúp người sử dụng hiểu được về bản chất của các mối liên hệ, và những nghiệp vụ mua bán giữa các bên liên quan. Sự hiểu biết về các bên liên quan cũng giúp cho người sử dụng hiểu được thực chất của các báo cáo tài chính hợp nhất. Theo đoạn 10, VSA 550 - Các bên liên quan, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét những thông tin do ban giám đốc và Hội đồng quản trị của đơn vị được kiểm toán cung cấp để xác định danh sách của tất cả các bên liên quan và phải kiểm tra tính đầy đủ của những thông tin bằng những thủ tục sau: - Xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước để nhận diện các bên liên quan đã biết. - Kiểm tra những thủ tục xác định danh sách các bên liên quan của đơn vị. - Thẩm tra về mối liên hệ của thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc với những đơn vị khác. - Kiểm tra sổ đăng ký thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông để xác định danh sách những cổ đông chủ yếu. - Nghiên cứu các biên bản họp Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị… Bên cạnh đó, kiểm toán viên phải tiến hành các thủ tục thích hợp để có thể nhận dạng được những nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên quan như trao đổi với người quản lý, tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ…Ngoài ra, kiểm toán viên cần phải chú ý đến những nghiệp vụ bất thường như: - Các giao dịch có những điều khoản không bình thường về giá cả, điều kiện thanh toán, hình thức bảo hành… - Các nghiệp vụ phát sinh không hợp lý. - Các nghiệp vụ được xử lý một cách khác thường so với những nghiệp vụ tương tự. - Số lượng hay giá trị giao dịch với một số đơn vị lớn hơn một số đơn vị khác… Các thủ tục kiểm toán sau đây cũng có thể giúp kiểm toán viên phát hiện những nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên quan: - Soát xét lại các biên bản họp cổ đông và ban giám đốc - Xem xét lại các tài liệu kế toán phản ánh những nghiệp vụ và số dư lớn hoặc bất thường, cần đặc biệt chú ý đến các nghiệp vụ được ghi vào cuối kỳ. - Xem xét lại các xác nhận về công nợ và xác nhận của ngân hàng. Qua đó, có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ của những người bảo lãnh và các nghiệp vụ với những bên liên quan khác. - Kiểm tra các nghiệp vụ đầu tư, chẳng hạn như những nghiệp vụ mua hoặc bán cổ phần của một đơn vị khác. - Xác minh, hay thu thập thông tin từ các ngân hàng, luật sư, người bảo lãnh… Khi phát hiện những nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên quan, kiểm toán viên cần xem những nghiệp vụ này có được ghi chép và công bố đúng đắn, đầy đủ trên báo cáo tài chính hay không? Trước khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên còn phải thu thập được giải trình của giám đốc xác nhận đã cung cấp đầy đủ thông tin về các bên liên quan, cũng như cam kết đã công bố đầy đủ những thông tin này trong thuyết minh của báo cáo tài chính. Như vậy, để đưa ra ý kiến nhận xét, kiểm toán viên cần cân nhắc ảnh hưởng của các bên liên quan và những nghiệp vụ giữa họ có ảnh hưởng đối với báo cáo tài chính. Nếu nhận thấy chúng không được thể hiện đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán thích hợp tùy theo từng mức độ. 6. Xét đoán và sử dụng bằng chứng kiểm toán Xét đoán độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán là biểu hiện trình độ nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên. Việc xét đoán này tùy thuộc vào quan điểm của từng người. Khó có thể đưa ra các căn cứ xét đoán cụ thể khả dĩ có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng đã gợi ý 5 căn cứ xét đoán bằng chứng kiểm toán là: - Bằng chứng ghi thành văn bản giá trị hơn bằng chứng miệng. Bằng chứng nguyên bản giá trị hơn bằng chứng sao chụp. - Bằng chứng thu thập được từ các nguồn độc lập bên ngoài giá trị hơn bằng chứng thu tại đơn vị được kiểm toán. - Bằng chứng do kiểm toán viên tự phân tích, tính toán tin cậy hơn bằng chứng do người khác cung cấp. - Khi nhiều nguồn thông tin cùng chứng minh cho nhận định sẽ tạo nên những bằng chứng có giá trị đáng tin cậy hơn một thông tin đơn lẻ. - Khi kiểm toán viên cảm nhận được tính trung thực và năng lực của các cán bộ quản lý và nghiệp vụ của đơn vị thì việc xét đoán bằng chứng tích cực sẽ dễ dàng hơn các bằng chứng tiêu cực và ngược lại. Cần đặc biệt lưu ý là khi bằng chứng kiểm toán chưa thật tin cậy thì tuyệt đối không được sử dụng, vì rất dễ dẫn đến kết luận sai lầm. Khi có các nguồn thông tin đối lập nhau về một bằng chứng thì kiểm toán viên phải mở rộng diện điều tra, xem xét để có sự khẳng định cuối cùng. Kiểm toán viên cũng cần hết sức thận trọng khi xét đoán những bằng chứng kiểm toán có tác dụng khẳng định điều kết luận này nhưng lại phủ nhận điều kết luận khác. Khi kiểm toán viên có lý do để nghi ngờ các thông tin tài chính của doanh nghiệp thì kiểm toán viên phải cố gắng tối đa để thu thập bằng được những bằng chứng đầy đủ, thích hợp để chứng minh hoặc phủ nhận điều nghi ngờ đó. Trường hợp không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên không thể ghi ý kiến nhận xét hoàn hảo (báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ) về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Một vấn đề hết sức quan trọng khi sử dụng bằng chứng mà kiểm toán viên phải lưu tâm là khi đã sử dụng bằng chứng dù từ bất kỳ người nào, kể cả do các chuyên gia cung cấp thì kiểm toán viên cũng phải chịu trách nhiệm đến cùng về các ý kiến rút ra từ các bằng chứng đó II- Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán: "Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán." Mỗi phương pháp thu thập các bằng chứng kiểm toán sẽ cung cấp những loại bằng chứng khác nhau với độ tin cậy khác nhua và từng phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng của mình. Do đó, trong nhiều trường hợp, kiểm toán viên cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp để đạt được các mục tiêu kiểm toán. Nói cách khác, trong từng trường hợp cụ thể, tùy theo sự xét đoán nghề nghiệp của mình, kiểm toán viên sẽ chọn lựa các phương pháp để thu thập bằng chứng kiểm toán. 1. Kiểm tra vật chất: Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất do vậy thường được áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, giấy tờ thanh toán có giá trị. Kiểm tra vật chất là một phương tiện trực tiếp của quá trình xác minh tài sản có thực sự hiện hữu hay không, được xem như là một trong những loại bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy và hữu ích nhất. Nói chung, kiểm tra vật chất là một phương tiện có tính khách quan của quá trình xác minh cả về lượng và loại tài sản. Trong một số trường hợp, nó cũng là một phương pháp hữu ích để đánh giá tình hình hoặc chất lượng của tài sản. Tuy nhiên, loại bằng chứng này có những hạn chế nhất định: Đối với một số tài sản cố định như nhà xưởng, đất đai, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị…, việc kiểm kê chỉ cho biết sự hiện có của tài sản đó mà không chứng minh được quyền sở hữu của đơn vị đối với chúng. Các tài sản đó có thể là tài sản đi thuê, hoặc đơn vị nhận thế chấp, bảo quản hộ… Đối với các loại tồn kho (vật tư, thành phẩm, hàng hóa…), việc kiểm kê chỉ cho biết sự hiện có về mặt số lượng, chưa nói lên được tình trạng chất lượng cũng như giá trị của chúng. Vì vây, việc kiểm tra vật chất thường phải đi kèm với một số bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị các tài sản đó. 2. Kiểm tra tài liệu Kiểm tra tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị. Tài liệu chứng minh là một hình thức bằng chứng được sử dụng rộng rãi trong mọi cuộc kiểm toán vì theo kiểm toán viên nó thường sẵn có với chi phí liên quan thấp. Đôi khi tài liệu chứng minh là loại bằng chứng sẵn có hợp lý duy nhất. Kiểm tra tài liệu bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ kế toán và chứng từ có liên quan. Việc kiểm tra tài liệu thường được thực hiện theo hai cách: Một là, từ một vấn đề cần kết luận đã được xác định trước, kiểm toán viên thu thập, kiểm tra tài liệu để làm bằng chứng cho kết luận này. Ví dụ, kiểm toán viên kiểm tra tài liệu, chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản. Hai là, kiểm toán viên kiểm tra các tài liệu của một loại nghiệp vụ từ khi phát sinh cho đến khi vào sổ kế toán. Quá trình này có thể được tiến hành theo 2 hướng: Từ chứng từ gốc lên sổ kế toán và từ sổ kiểm tra ngược về chứng từ gốc. Việc kiểm tra từ chứng từ gốc cho đến sổ kế toán cho thấy mọi nghiệp vụ phát sinh có được vào sổ kế toán hay không. Ngược lại, việc kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ quay về chứng từ gốc sẽ cho biết có phải mọi nghiệp vụ ghi trên sổ đều thực sự phát sinh hay không. Tùy theo mục tiêu kiểm toán mà kiểm toán viên lựa chọn hướng kiểm tra hoặc kết hợp kiểm tra theo cả hai hướng. Việc kiểm tra các ghi chép, các tài liệu sẽ cung cấp các bằng chứng kiểm toán với mức độ tin cậy khác nhau tùy thuộc vào bản chất, nguồn gốc và hiệu lực của các quy chế kiểm soát nội bộ. Nói chung, có 3 loại bằng chứng văn bản, mỗi loại có độ tin cậy khác nhau: a) Văn bản do bên thứ ba không có quan hệ với doanh nghiệp tạo ra và nắm giữ, như các tài liệu của cơ quan thuế, ngân hàng, tài chính, hải quan…Loại tài liệu này nằm ngoài phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp được kiểm toán nên thường được coi là có giá trị và đáng tin cậy hơn cả. b) Văn bản do bên thứ ba lập ra nhưng do doanh nghiệp nắm giữ, như các bảng sao kê của ngân hàng, hóa đơn của người bán, đơn đặt hàng của người mua…Độ tin cậy của các tài liệu này trước hết phụ thuộc vào việc xác minh xem tài liệu có đúng nguyên bản hay không, để ngăn ngừa khả năng giả mạo, xuyên tạc. c) Văn bản do doanh nghiệp lập ra và nắm giữ: Những tài liệu này nhìn chung có độ tin cậy thấp vì dễ có khả năng xuyên tạc, làm giả hoặc sửa chữa. Vì vậy khi sử dụng các văn bản này làm bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên cần xác minh, thẩm tra lại để loại trừ mọi sự giả mạo, xuyên tạc. Hạn chế của phương pháp này là kiểm toán viên có thể không phát hiện ra các chứng từ giả mạo, bị sửa chữa lại các chữ số hoặc bị làm lại, nhất là đối với các đơn vị có cơ cấu kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả, sự phân công, phân nhiệm không rõ ràng và không phù hợp. Kiểm toán viên cần chú ý để phát hiện ra các trường hợp chứng từ giả mạo để che đậy sự thiếu hụt, mất mát hoặc những tài sản đã bị biển thủ. Hơn nữa, phương pháp này chỉ chứng minh được tính chính xác của số liệu ghi chép lại từ sổ cái đến các sổ chi tiết, không phản ánh được tính chất và các mối quan hệ giữa các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế. Do đó, kiểm toán viên cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác để hỗ trợ cho phương pháp này. 3. Quan sát Quan sát là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Là sự xem xét tận mắt về các công việc, những tiến trình thực hiện công việc do người khác làm. Thí dụ như xem xét việc thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên phải biết quan sát tại hiện trường, nhìn tận mắt tại chỗ để ghi chép, phân tích, so sánh và đánh giá những điều nhìn được một cách cẩn thận, tỷ mỉ và sự cân nhắc kỹ lưỡng về các bước công việc trong tiến trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng. Phương pháp quan sát khác với phương pháp phân tích: Phân tích là để tìm ý nghĩa của số liệu, chứng từ, còn quan sát là trực tiếp nhìn bằng mắt, xem xét và kết luận bằng nhận thức của chính mình. Chất lượng bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng đều phải sử dụng phương pháp quan sát. Kết quả quan sát phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm của từng kiểm toán viên. Nếu kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm thì kết quả sử dụng phương pháp quan sát đạt hiệu quả cao, và ngược lại. Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bộ phận được kiểm toán nhưng tự nó không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng mà phải đi kèm với các thủ tục khác. Khi quan sát, kiểm toán viên cần chú ý rằng nó chỉ cho bằng chứng về cách thức thực thi công việc ngay tại thời điểm quan sát, chứ không chắc chắn cũng sẽ được thực hiện ở các thời điểm khác. 4. Lấy xác nhận Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể gửi phiếu yêu cầu ngân hàng xác nhận về số dư nợ của tài khoản tiền gửi, xác nhận của khách hàng về số nợ phải thu…Các thông tin hồi âm có thể cung cấp cho kiểm toán viên những bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25010.doc
Tài liệu liên quan