MỤC LỤC
Mục lục
Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẸO
I. PHÂN LOẠI KẸO : 2
1. Phân loại theo hàm lượng nước 2
2. Phân loại theo đặc trưng của thành phần kẹo 2
II. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA KẸO: 5
1.Carbon hydrat 6
2. Chất béo 6
3. Albumin 6
Phần2 BAO BÌ KẸO
I. CHỨC NĂNG BAO BÌ 7
1. Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm 7
2. Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng 10
3. Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng 12
II. VẬT LIỆU BAO BÌ KẸO 14
1. Giấy và giấy bìa 14
2. Plastic 22
3. Thép tráng thiếc 36
4. Nhôm 38
5. Màng ghép nhiều loại vật liệu. 42
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4047 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bao bì kẹo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÙT (Wet Strength Paper)
Những bao tải giấy được sử dụng trong điều kiện ẩm ướt cần duy trì ít nhất 30% độ bền khi khô của chúng. Để đạt được độ bền ướt cần thêm vào bột giấy các chất urea formaldehyde và melamine formaldehyde. Những hợp chất hóa học này sẽ tạo thành những liên kết chéo đặt lên bề mặt sợi cellulose trong suốt quá trình sấy làm cho chúng có khả năng chống thấm nước.
GIẤY KHÔNG THẤM DẦU (Greaseproof Paper)
Giấy không thấm dầu được làm từ bột giấy xử lý bằng phương pháp hóa học (chemical pulp), sau đó được lọc nhẹ để phá vỡ kết cấu bó sợi. Những sợi nhỏ xếp chặt lại với nhau, tạo thành một cấu trúc ít hấp thu chất lỏng.
Giấy không thấm dầu dùng cho bánh snack, cookies, bơ, kẹo có hàm lượng béo cao ( kẹo dừa, kẹo lạc)… Khi được xử lý thêm với polyethylene đậm đặc sẽ làm tăng khả năng không thấm dầu và nước.
GLASSINE
Đây là loại giấy không thấm dầu siêu mỏng. Quá trình cán mỏng tạo nên một tấm rất chắc với độ dày và độ bóng cao. Nó không xốp, không thấm dầu, có thể được cán mỏng lên giấy bìa và có thể được phủ silicone để tháo sản phẩm dễ dàng hơn. Glassine có nhiều màu sắc khác nhau.
GIẤY NHIỀU LỚP (Laminating Paper):
Loại giấy này có thể được phủ hay không phủ ngoài bề mặt (có khối lượng 40 – 80 g/m2) được làm từ bột kraft hay bột sulphite. Chúng có thể được cán mỏng lên lá nhôm và được phủ PE.
HỘP CARTON GẤP (Folding Carton)
Được sử dụng phổ biến trong việc đóng gói những sản phẩm bán lẻ.
Loại giấy được sử dụng để làm loại hộp này được chọn tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm trong quá trình đóng gói, phân phối, bảo quản, sử dụng, và còn phụ thuộc vào bề mặt và cấu trúc của hộp. Những loại giấy thường được sử dụng là: giấy tẩy trắng SBB (solid bleached board), giấy không tẩy SUB (Solid Unbleached Board), giấy boxboard gấp (Folding Boxboard) hay White Lined Chipboard (WLC). Ngoài ra để tăng khả năng bảo vệ cho giấy người ta có thể tráng mỏng, phủ giấy hay nhựa, hay sử dụng những phương pháp xử lý khác để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của sản phẩm.
Hộp carton đáp ứng đuợc nhiều yêu cầu của quá trình bao gói và có thể có nhiều hình dạng. Phần lớn các hộp có tiết diện hình vuông hay chữ nhật.
Kích thước và cấu trúc của hộp phụ thuộc vào :
Loại sản phẩm
Phương pháp nhập liệu
Cách phân phối, sử dụng hộp.
Các hộp có hình chữ nhật thường dễ vận chuyển, đặc biệt khi đóng gói với thể tích lớn và vận tốc cao.
Người ta có thể đưa thêm vào bên trong hộp một túi lót làm từ những vật liệu có khả năng bảo vệ tốt, có thể ghép mí bằng nhiệt như giấy/lá nhôm/PE hay nhiều lớp phim nhựa được tráng mỏng. Loại hộp này thường được sử dụng cho café xay, thực phẩm khô, trà, chất lỏng.
Các cách gấp hộp:
BAO BÌ BẰNG GIẤY DỢN SÓNG (Corrugated Fibreboard)
Cho đến nay đây là lĩnh vực sử dụng giấy và giấy bìa nhiều nhất. Mục đích của quá trình bao gói này là để vận chuyển và bảo quản.
Ưùng dụng : làm hộp hay khay giấy, bao gói những đơn vị sản phẩm nhỏ hơn.
Cấu tạo :
Loại thành đơn (single wall): gồm 3 lớp, lớp dợn sóng nằm ở giữa, được kẹp giữa hai lớp ngoài. Các lớp ngoài được dán dính vào gờ của gợn sóng.
Đặc điểm : có độ dai cao khi uốn, có độ bền nén cao khi được làm thành dạng hộp có các đường biên dán keo hay dán băng dính (thùng dợn sóng có đường nối biên hay nắp bấm kim thường không cho phép sử dụng cho đóng gói thực phẩm).
Loại thành đôi (double wall): gồm 3 lớp bọc và 2 lớp dợn sóng. Tuy nhiên để đóng gói dạng những đơn vị nhỏ thì không cần đến loại bền như vậy.
Loại tripple wall: rất dày và bền, được sử dụng với túi đệm bảo vệ bên trong, làm bằng PE.
SINGLE FACE
SINGLE WALL
DOUBLE WALL
TRIPLE WALL
Vật liệu giấy dợn sóng :
Lớp bọc ngoài lớp dợn sóng: phổ biến nhất là loại giấy kraft màu nâu. Giấy kraft có thể thuộc loại sợi mới chưa được tẩy, loại 100% tái chế, hay hỗn hợp của cả hai loại này. Khi sử dụng giấy là hỗn hợp của sợi đã được tẩy và sợi chưa được tẩy, giấy sẽ có màu lốm đốm trắng/nâu. Khối lượng giấy trên một đơn vị diện tích khoảng 115 – 400 g/m2. Giá trị thường được sử dụng để đóng gói thực phẩm là 125, 150, 175 g/m2.
Lớp dợn sóng: một số loại sợi như sợi xử lý cơ học, hóa học hay tái chế. Khối lượng giấy trên một đơn vị diện tích khoảng 100 – 220 g/m2. Nếu dùng sợi xử lý cơ học nó cũng phải được xử lý hóa học một phần để làm tăng độ bền, khả năng chịu lực.
Phân loại giấy dợn sóng
Theo độ cao của dợn sóng và số luợng dợn sóng trên một đơn vị chiều dài giấy dợn song được chia làm các loại:
loại A : thô.
loại B : mịn.
loại C : trung bình.
loại E : mịn hơn loại B.
Trong đó, loại B có khả năng chống chà xát lớn nhất, được sử dụng trong đóng gói lon, chai khi chính khối lượng bên trong cũng đóng góp vào độ bền của thùng; loại C được sử dụng khi khối lượng bên trong không giúp làm tăng độ bền của thùng vì loại nàycó độ bền cao hơn khi chịu cùng một khối lượng. Loại C còn được sử dụng cho chai thủy tinh vì có dợn sóng cao hơn, tạo lớp đệm tốt hơn.
Ngoài các tính chất như độ bền nén, tính đệm, khả năng chống chà xát, chống thủng, người ta còn quan tâm đến những chi tiết khác như chất lượng in, hiệu quả của quá trình cắt.
Quá trình in đuợc tiến hành sau hoặc trước khi gắn lớp dợn sóng, tuy nhiên nếu in trước thì sẽ thu được chất lượng in cao hơn.
Độ bền nén của hộp có thể được tính toán dựa theo khối lượng bên trong và điều kiện không khí của quá trình bảo quản. Các nhà sản xuất giấy gợn sóng có những công thức tính toán độ bền nén dựa trên từng loại vật liệu, loại dợn sóng, kích thước hộp, khối lượng bên trong.
Từ đó, dựa vào độ bền của một loại thùng cho trước chúng ta sẽ tính được khối lượng vật liệu tối đa hay loại dợn sóng.
Loại thùng dợn sóng được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghệ thực phẩm là RSC (regular slotted container).
2. PLASTIC:
2.1 Định nghĩa:
“Plastics” là thuật ngữ thường dùng để chỉ hai loại polymer là nhựa nhiệt rắn (thermosetting polymers) và nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic polymers). Các polymers này gồm nhiều đơn phân tử (monomer) hữu cơ liên kết với nhau tạo thành một chuỗi có khối lượng phân tử lớn, dao động trong khoảng 5000 đến 100000. Các đơn phân tử cấu tạo nên chuỗi có thể là mạch thẳng hoặc mạch vòng. Polymers được tạo thành từ các monomer cùng loại hoặc khác loại và thường có những nhánh ngắn. Một số mạch nhánh có tác dụng làm cho polymers bền với các tác nhân hóa học. Nhiều loại polymers là thành phần chính tạo nên một số loại bao bì dùng để bao gói thực phẩm và được biết đến như là nhóm bao bì “plastics”. Các loại polymers khác nhau sẽ được đề cập ở những phần tiếp theo trong bài và những ứng dụng của chúng trong sản xuất bao bì thực phẩm.
2.2 Ưu điểm của bao bì plastic
Trong suốt, có thể nhìn thấy được.
Tỷ trọng thấp Nhẹ, vận chuyển dễ dàng.
Bao bì plastic có thể chịu áp lực, va chạm cơ học, chịu áp lực chân không tốt tùy theo loại plastic.
Khả năng in ấn tốt nên việc ghi nhãn hiệu và trang trí dễ dàng, che ánh sáng.
Ghép mí dễ dàng.
Có khả năng tái sinh.
2.3 Các loại plastic dùng làm bao bì.
POLYETHYLENE
Polyethylene và các hợp chất đồng trùng hợp của ethylene là loại plastic được sử dụng làm bao bì phổ biến nhất hiện nay. Nhóm các chất này được chia làm 4 loại:
Low Density Polyethylene (LDPE).
Ethylene Copolymer.
High Density Polyethylene (HDPE).
Linear Low Density Polyethylene (LLDPE).
è Low Density Polyethylene:
LDPE là loại plastic đầu tiên trong nhóm Polyethylene được ứng dụng làm bao bì và nó bắt đầu được bán ra thị trường sau thế chiến thứ 2.
LDPE có cấu trúc đơn giản nhất trong các loại polymer, chỉ là một chuỗi dài phân nhánh bao gồm các đơn vị ethylene.
LDPE được tạo ra từ phản ứng trùng hợp ethylene dưới điều kiện nhiệt độ cao (100-350oC) và áp suất cao (1000-3000atm). Nếu nhiệt độ cao hơn sẽ xảy ra sự thoái hóa cấu trúc của polyethylene. Ở điều kiện đó, khả năng kết tinh của LDPE chỉ có 60-70%.
Tính chất của LDPE:
LDPE dai, dễ bị kéo giãn, bền nén và vẫn giữ được tính chất đó ở nhiệt độ -50oC.
Khối lượng riêng: 915 – 939Kg/m3.
Lớp film mỏng LDPE có màu trắng và trong suốt.
Tính chịu nhiệt:
Tmax: 82 – 93oC.
Tmin: -57oC.
Thàn: 100-110oC.
Khả năng chống lại các tác nhân:
Chống thấm nước tốt.
Chống thấm các khí O2, CO2, N2 kém.
Chống thấm dầu mỡ kém.
Bền đối với acid, kiềm, muối vô cơ.
Dễ bị hư hỏng trong các dung môi hữu cơ.
Khả năng in ấn trên bao bì LDPE kém.
Khi bị chiếu xạ thì LDPE trở nên vàng, trong suốt, cứng giòn hơn.
Ưùng dụng
Bao bì ghép nhiều lớp cùng với các loại plastic khác. Thường dùng làm lớp trong cùng của bao bì nhiều lớp để dễ dàng hàn dán nhiệt.
Được dùng làm các túi xách đựng thực phẩm.
è High Density Polyethylene:
Cấu tạo của HDPE:
Tính chất của HDPE:
HDPE có cấu trúc mạch thẳng nhiều hơn LDPE và 90% cấu trúc HDPE tồn tại ở dạng tinh thể.
Khối lượng riêng: 941 – 965 Kg/m3.
Có tính chất cơ lý cao nhất so với LDPE và LLDPE.
Tính chịu nhiệt:
Tmax: 121oC.
Tmin: -46oC.
Thàn: 140-180oC.
Khả năng chống lại các tác nhân:
Chống thấm nước.
Khả năng chống thấm khí và hơi nước cao hơn hẳn LDPE và LLDPE.
Khả năng chống dầu mỡ được cải thiện nhiều so với LDPE và LLDPE.
Bền với acid, kiềm, muối vô cơ.
Dễ bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
Khả năng in ấn trên HDPE tốt hơn trên LDPE.
Ứng dụng:
Tạo hình dạng dùng làm các khay, hộp.
Làm lớp ngoài của bao bì dạng túi ghép nhiều loại vật liệu.
è Linear Low Density Polyethylene:
Nếu các hợp chất đồng đẳng của ethylene như butane, hexene hoặc octane được cho vào cùng với ethylene trong quá trình tạo ra HDPE với cùng điều kiện áp suất nhưng thay đổi điều kiện nhiệt độ và xúc tác thì dạng thứ 3 của polyethylene được hình thành. Tỉ trọng của chất này xấp xỉ LDPE nhưng mức độ phân nhánh của mạch polymer rất thấp. Kết quả là loại polymer này có cả tính chất của LDPE lẫn HDPE. Việc sản xuất linear LDPE (LLDPE) được bắt đầu từ những năm 1960.
Tính chất của LLDPE:
Ít bị giãn, khó đứt.
Tính chịu nhiệt:
Tmax: 95 – 180oC.
Tmin: -57oC.
Thàn: 120-200oC.
Khả năng chống lại các tác nhân:
Chống thấm nước.
Khả năng chống thấm khí và hơi nước cao hơn hẳn LDPE.
Khả năng chống dầu mỡ được cải thiện nhiều so với LDPE.
Bền với acid, kiềm, muối vô cơ.
Dễ bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
Khả năng in ấn trên bao bì LLDPE cao hơn LDPE.
Ứng dụng:
Làm lớp ngoài cùng cho lớp bao bì giấy để chống thấm nước.
Cùng với một số polymer khác tạo thành multi-layer film, thường là lớp trong cùng.
POLYPROPYLENE.
è Polypropylene (PP).
Polypropylene được tạo thành do phản ứng trùng hợp các monomer là các tiểu đơn vị propylene.
Khi các phân tử propylene kết hợp với nhau để tạo thành mạch dài ở áp suất khoảng 200 psi có mặt các chất xúc tác, các nhóm -CH3 thường theo mẫu đều, trật tự, trong đó các phân tử polymer xếp thẳng hàng từ đầu đến cuối đuôi, gần như song song và cùng tập hợp lại trong cấu trúc tinh thể với mức độ trật tự cao.
Nếu một lượng lớn các phân tử không theo trật tự sắp xếp này, polymer sẽ mềm dẻo và có tính dính, nên chỉ dùng để làm chất kết dính.
PP dùng trong bao bì được định hướng theo một chiều dọc trong quá trình chế tạo màng.
Tính chất:
Tỉ trọng: 0.885 ÷ 0.905 g/cm3.
Tính chịu nhiệt:
Tmax = 132 ÷1490C.
Tmin = -180C.
Thàn = 1400C.
Màng có thể giãn dài khi chịu lực kéo, nhưng không đáng kể.
Khó bị rách, bền với tác động của lực cơ học (cao hơn PE).
Trong hơn LDPE hay HDPE, cứng và dai hơn LDPE.
Độ bóng bề mặt cao.
Khả năng chống lại các tác nhân:
Chống thấm khí và ẩm tốt hơn PE.
Chống thấm dầu mỡ rất tốt.
Bền hoá học với muối, axit và kiềm.
Bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
Khả năng in ấn cao (đẹp, rõ nét).
è Oriented Polypropylene (OPP).
OPP cũng được tạo thành do phản ứng trùng hợp các monomer là các tiểu đơn vị propylene.
OPP chính là sản phẩm của quá trình định hướng lại PP bằng cách kéo giãn theo phương ngang (vuông góc với chiều dọc).
Tính chất:
Tỉ trọng: 0.902 ÷0.907 g/cm3.
Tính chịu nhiệt:
Tmax = 140÷1460C.
Tmin = -500C.
Thàn = 1500C.
Màng không bị giãn dài khi chịu lực kéo, OPP luôn được chế tạo dạng màng.
Rất bền cơ nhưng dễ bị xé rách khi đã có một vết đứt nhỏ và đường xé rất thẳng
Trong suốt.
Độ bóng bề mặt cao hơn PP.
Khả năng chống lại các tác nhân:
Chống thấm khí và ẩm tốt hơn PP.
Chống thấm dầu mỡ rất tốt.
Bền hoá học với muối, axit và kiềm.
Bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
Khả năng in ấn tốt.
Tính bền cơ của OPP cao hơn PP.
Ứng dụng:
OPP được dùng làm lớp màng ngoài cùng của bao bì ghép vì nó có tính chịu nhiệt, bền cơ học, chống thấm khí, hơi nước tốt và dễ bị xé rách.
POLYETHYLENE TEREPHTHALATE (PET)
Cấu tạo.
Polyester quan trọng nhất được sử dụng trong thực phẩm là polyethylen terephthalate (PET). PET được tạo thành do phản ứng trùng ngưng ở áp suất thấp giữa giữa ethylen glycol và hoặc là dimethyl terephthalate (DMT) hoặc acid terephthalic (TPA).
Các phản ứng trùng ngưng:
Tính chất.
Tỷ trọng 1.38-1.41
Tmax = 225o C, Tg = 67-80o C, Tmin = - 60oC
Trong suốt.
Dạng màng có tính mềm dẻo.
Với độ dày cao để làm chai lọ chứa đựng thì có độ cứng vững cao.
Bền cơ học cao, không bị giãn dưới lực kéo (vì trong quá trình chế tạo đã được định hướng hai chiều).
Khả năng in ấn cao, đẹp, rõ nét.
Tính chống thấm khí và nước cao nhất trong các loại plastic.
Tính chống thấm dầu mỡ rất tốt.
Bền hóa học với muối, acid, kiềm, muối vô cơ.
Bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
Chịu được vi sóng.
Ứng dụng.
Làm bao bì chịu đựng áp lực, chống thoát hương.
Một số loại PET được cải tiến.
- PETG: Là loại PET mà trong khi chế tạo cho thêm 6% cyclohexan dimethanol được định hướng sẽ chịu nhiệt cao (115-121oC). Bao bì loại này được ứng dụng trong thực phẩm ăn liền mà việc gia nhiệt được thực hiện trong bao bì.
- CPET (PET kết tinh): chịu được nhiệt độ cao. PETG được sử dụng để làm các loại chai mà sử dụng để tiệt trùng thay thế cho chai thủy tinh.
- APET (PET vô định hình): được sử dụng để làm tấm (sheet) cứng trong suốt. APET vẫn giữ được khả năng chống thấm của PET.
Ngoài ra, nếu thay ethylen glycol bằng buthylen thì ta sẽ được buthylen terephthalate (PBT) cũng có tính chống thấm khí tốt và bền khi kéo căng. PBT vẫn giữõ được những tính chất này khi ở nhiệt độ cao nên nó được ứng dụng trong tiệt trùng trong bao bì. Mặc dù nhiệt độ hàn dính cao nhưng người ta có thể kết hợp (coextruded) với EVA để tăng khả năng hàn dính. Cả màng film đúc và phim thổi đều được sản xuất, nó có thể được sử dụng ở trạng thái không định hướng do ở trạng thái không định hướng của PBT chịu bền kéo căng hơn là PET không định hướng.
POLYSTYRENE (PS).
Được tạo thành do phản ứng trùng hợp các monomer là các tiểu đơn vị styrene.
Thường ở dạng isotactic.
Điều kiện polymer hoá: aÙp suất thấp, nhiệt độ khoảng 250-400OF
Tính chất:
Tỉ trọng: 1,05 ÷1,06
Tmax =79 ÷ 96OC
Tmin = 57÷70O C
Tchảy = 190 OF
Trong suốt.
Dạng màng có tính cứng.
Với độ dày cao để làm chai lọ chứa đựng thì có độ cứng vững cao hơn PET.
Dạng không định hướng chịu lực cơ thấp, dạng định hướng bền cơ học, không giãn dưới lực kéo.
Khả năng chống lại các tác nhân:
Màng ngăn khí và ẩm kém rất kém, chống thẩm thấu dầu mỡ kém.
Bền với axit thực phẩm, kiềm, muối; bị phân huỷ trong dung môi hữu cơ.
In ấn rõ nét, đẹp.
Ứng dụng:
Dùng trong cấu trúc nhiều lớp: một lớp mỏng PS sẽ cho bề mặt độ sáng bóng cao.
Dùng làm khay đựng kẹo để cố định vị trí trong bao bì chống thấm bao bên ngoài.
POLYCARBONAT.
Polycarbonat ít được sử dụng rộng rãi trong công nghệ sản xuất bao bì do những vấn đề về chế tạo và những tồn tại về mặt tính chất cơ học ở cả nhiệt độ cao và thấp. Do đó, giá thành của nó rất cao.
Cấu tạo.
Polycarbonat được tạo thành khi trùng hợp hai loại monomer là phosgene và Bisphenol A.
Phản ứng tạo Polycarbonat:
Tính chất.
Tỷ trọng 1.2.
Nhiệt độ nóng chảy 195oC.
Trong suốt.
Tính bền nhiệt: polycarbonat có khả năng chịu nhiệt cao.
Bền cơ học, chịu được các va chạm tốt. Ít bị giãn dưới tác dụng của lực.
Chịu được acid tuy nhiên tan mạnh trong kiềm.
Hoàn toàn trơ với thành phần của thực phẩm.
Tính chống thấm khí và ẩm kém nên thường kết hợp với các loại khác.
Khi định hướng không tăng khả năng chống thấm mà chỉ tăng độ bền kéo căng.
Ứng dụng.
Không thích hợp để làm bao bì dạng màng co.
Polycarbonat được ứng dụng trong một số loại bao bì cứng như khay trong các bao bì ngoài chống thấm để cố định vị trí sản phẩm.
Do nó có khả năng chịu nhiệt cao nên polycarbonat có thể được sử dụng để chế tạo các loại bao bì có quá trình thanh trùng thực phẩm. Tuy nhiên, do giá thành mắc, tính chống thấm khí và nước kém nên loại vật liệu này hiếm được sử dụng rộng rãi như PET, nylon, PP hoặc HDPE. Nó cũng kết hợp với các loại vật liệu khác để tạo nên bao bì phù hợp.
Xu hướng bao bì plastic:
Hướng sử dụng:
- Sản lượng bao bì plastic nhiệt dẻo ngày càng tăng cao.
- Kỹ thuật sản xuất màng bao bì plastic, bao bì bằng vật liệu plastic ghép ngày càng phát triển mạnh.
- Bao bì phải đáp ứng được 3 chức năng chính là bảo vệ hàng hĩa thực phẩm bên trong, thơng tin và thuận tiện trong quản lý, tiện dụng và hạn chế được sự ơ nhiễm mơi trường bởi bao bì phế thải. Do đĩ bao bì cần được cấu tạo bởi vật liệu:
Cĩ khả năng tái sinh
Được sản xuất theo các luật về bảo vệ mơi trường như bao bì được ghi tên lọai plastic cấu tạo dưới đáy để thuận tiện phân loại sau khi thu hồi và tái sinh.
Để đảm bảo cho việc tái sinh, cần ghép hai trong nhiều loại nguyên liệu cĩ thành phần giống nhau, tránh tối đa việc pha trộn các nguyên liệu plastic vào nhau.
Cấu trúc màng phổ biến nhất là ba lớp.
- Do sự gia tăng sản lượng bao bì nên lượng phế thải ngày càng tăng, làm cho vấn đề mơi trường càng trầm trọng. Hiện nay các ngành kỹ thuật đều rất quan tâm đến biện pháp tái sinh vật liệu bao bì từ phế thải
Hướng nghiên cứu
Bioplastics:
- Plactic sinh học là một phát minh mới cĩ thể bị phân hủy bởi vi khuẩn và cĩ thể làm phân trộn, cĩ nguồn gốc từ những nguyên liệu thơ như tinh bột (ví dụ: bắp, khoai tây, bột sắn), cellulose, protein đậu nành, axit lactic…, khơng nguy hiểm trong sản xuất và bị phân hủy tạo thàng CO2, nước, sinh khối…. trong mơi trường khi chúng bị lọai bỏ. Tinh bột bắp hiện nay là nguyên liệu chính đang được sử dụng trong sản xuất plastic sinh học. Mater Bi (thành phần chính của bột bắp) và polyActide(PLA - được làm từ tinh bột bắp) hiện nay là hai nguyên liệu chính đang được sử dụng trong trong sản xuất plastic dễ phân hủy và được chứng minh là cĩ khả năng làm phân trộn với tiêu chuẩn của tổ chức thế giới. Tuy nhiên những nguồn khác từ thị trường được làm từ bột khoai tây, protein đậu nành, cellulose…
- Hầu hết chúng hiện nay chưa được chứng nhận là cĩ khả năng làm phân bĩn, tuy nhiên chúng cĩ thể bị phân hủy bởi vi khuẩn. Lĩnh vực plastic sinh học liên quan đến những nguyên liệu mới và những kỹ thuật đang được thực hiện và tung ra thị trường. Dựa trên mục đích ứng dụng, các nhà khoa học cĩ thể thay đổi hỗn hợp polymer để nâng cao thuộc tính của sản phẩm cuối cùng…, ví dụ như: hầu hết các sản phẩm tinh bột nguyên chất hấu hết sẽ bị phân hủy khi tác dụng với nước và sau đĩ bị phân hủy với tốc độ nhanh.
- Các sản phẩm bioplastic cĩ khả năng bị phân hủy và làm phân độn cĩ thể khác nhau về thời gian phân hủy hịan tồn, dựa trên những nguyên liệu và tính chất để tạo thành phân độn trong điều kiện phân hủy, nơi mà nhiệt độ phân hủy cao cĩ thể đạt được và trong khoảng 90-180 ngày. Hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại đều địi hỏi những chất nhựa được coi là cĩ khả năng tạo phân độn phải bị phân hủy 60% trong 180 ngày. Cầ phân biệt giữa plastic bị phân hủy và plastic bị phân hủy bởi vi sinh vật. Plastic cĩ khả năng tạo phân độn là loại plastic cĩ khả năng bị phân hủy bởi vi sinh vật (khi bị phá hủy tạo CO2, nước, chất hữu cơ và sinh khối)
Tĩm lại, plastic được gọi là cĩ khả năng tạo phân độn cần phải đạt 3 tiêu chuẩn:
1. Cĩ khả năng bị phân hủy bởi vi sinh vật tạo CO2, nước, sinh khối với tốc độ như của cellulose (giấy).
2. Bị tan rã: nguyên liệu bị tan rã tạo thành phân.
3. Khơng độc: vi sinh vật khơng sinh ra độc tố và là phân bĩn cho cây phát triển. Plastic dễ bị phân hủy là plastic là plastic mà bị phân hủy nhanh bởi các vi sinh vật trong tự nhiên, như vi khuẩn, nấm …qua một thời gian.
3. Thép tráng thiếc
3.1. Cấu tạo và tính chất
Tùy theo yêu cầu sử dụng mà thép được tráng thiếc, với lượng thiếc tráng khác nhau. Thép được tráng thiếc theo phương pháp mạ điện hoặc phương pháp nhúng thép tấm vào thiếc nóng chảy. Hiện nay chỉ sản xuất thép tráng thiếc theo phương pháp mạ điện.
Thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt, các phi kim và các kim loại khác như C hàm lượng ≤ 2,14%, Mn ≤ 0,8%, Si ≤ 0,4%, P ≤ 0,05%, S ≤ 0,05%.
Có những loại thép có tỉ lệ carbon nhỏ 0,15 – 0,5%. Hàm lượng carbon lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính dòn (điển hình như gang). Để làm bao bì thực phẩm đặc biệt là bao gói kẹo, thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành tấm có bề dày 0,15 – 0,5mm. do đó, yêu cầu tỉ lệ carbon trong thép phải cao.
Để tránh ăn mòn lớp thiếc bởi môi trường thực phẩm cũng như không khí, H20, hơi nước tác động lên bề mặt ngoài bao bì, lớp thiếc được phủ lớp vecni bảo vệ. Nếu không có lớp vecni thì:
Môi trường axit, muối của thực phẩm sẽ ăn mòn thiếc và sinh ra khí H2, ngoài ra còn tiếp tục ăn mòn lớp thép nền.
Không khí ẩm và H20 từ môi trường ngoài hoặc hơi H20 của quá trình tiệt trùng có thể gây hư hỏng lớp thiếc mặt ngoài bao bì, đưa đến rỉ sét lớp sắt.
Sự tray xước bề mặt do sự cọ sát tiếp xúc của bao bì với giá, kệ, những bao bì kim loại khác.
Do đó, đa số bao bì thực phẩm bằng thép tráng thiếc cần thiết được tráng lớp vecni bằng nhựa nhiệt rắn ở mặt trong, và bề mặt ngoài được sơn in nhãn hiệu và được tráng lớp vecni trong suốt để bảo vệ lớp sơn không bị bong tróc, đồng thời bảo vệ cả lớp thiếc tráng thép.
Thép có màu xám đen không có độ bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường acid, kiềm. Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên, thiếc là một kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với acid, kiềm. Do đó ta cần tráng lớp vernis (nhựa nhiệt rắn) có tính trơ trong môi trường acid và kiềm.
3.2 Ứng dụng
Thép tráng thiếc được ứng dụng làm bao bì của nhiều loại thực phẩm trong đó có sản phẩm kẹo vì nó:
Có các ưu điểm sau:
Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển.
Đảm bảo đđộ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì không bị lão hóa nhanh theo thời gian.
Có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do đó thực phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAO BI KEO.doc