I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY 1
II. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THUỶ SẢN 3
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán 3
2. Phân tích cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh: 6
3. Các tỷ số về khả năng hoạt động 8
3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty 9
4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lời 11
5. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 13
6. Phân tích tỷ số quản lý nợ 14
7. Phân tích tỷ số giá thị trường 14
III. NHẬN XÉT TỔNG QUÁT 15
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THUỶ SẢN
Tên tiếng anh: INVESTMENT COMMERCE FISHERIES CORPORATION
Trụ sở chính: Lô số A77/I, Đường số 7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Quận Tân Bình, TP.HCM
Ngành nghề kinh doanh:
Nuôi trồng thuỷ sản;
Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản;
Dịch vụ thuỷ sản: dịch vụ thu gom, vận chuyển thuỷ sản sống, dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi thuỷ sản, ươm cá – tôm giống, chế biến cá và thuỷ sản trên tàu, dịch vụ cung cấp đá ướp lạnh, bảo quản thuỷ sản;
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt;
Chế biến, bảo quản rau quả và các sản phẩm từ rau quả;
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột;
Sản xuất nước uống tinh khiết; nước khoáng đóng chai;
Sản xuất nước đá;
Xây dựng công nghiệp – dân dụng - cầu đường;
Nhà hàng ăn uống, giải khát;
Mua bán và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi;
Mua bán hàng nông lâm thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ gia dụng;
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá
Đào tạo nghề
Sau hơn 7 năm hoạt động kinh doanh nhằm thăm dò thị trường và tìm kiếm khách hàng. Công ty đã định hướng mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài là sản xuất chế biến. Với mục đích đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản và sản phẩm đông lạnh với công suất ổn định là 14.400 tấn/năm đối với sản phẩm chế biến đơn giản hoặc 6.000 tấn/năm đối với sản phẩm có giá trị gia tăng.
Đến nay công ty đã từng bước cũng cố năng lực tổ chức bộ máy quản lý, cùng với việc áp dụng các chương trình kiểm soát nghiêm ngặt quá trình chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, chất lượng các sản phẩm của công ty ngày càng được các bạn hàng tin cậy, uy tín của công ty ngày càng gia tăng trên thị trường quốc tế.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Thuỷ Sản ( Incomefish) được thành lập vào cuối quý 3 năm 1999 với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp. Nhằm phục vụ chiến lược kinh doanh, Công ty đã điều chỉnh vốn điều lệ lên 36 tỷ đồng vào năm 2001. Bên cạnh tăng năng lực tài chính, Công ty cũng đã đang hoàn thiện dần bộ máy quản lý, tập trung đào tạo tay nghề cho công nhân nhằm chuẩn bị cho việc sản xuất và quản lý nhà máy sau khi dự án đầu tư hoàn thành
Sau khi hoàn tất xây dựng nhà máy đưa thiết bị vào vận hành sản xuất thử nghiệm cuối năm 2002, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào năm 2003. Trong thời gian này công ty cũng tăng vốn điều lệ lên 69 tỷ đồng năm 2002, đến năm 2006 Công ty đã góp đủ 118 tỷ đồng vốn điều lệ.
Ngày 18/12/2006, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch lần đầu tại Trung tâm GDCK Hà Nội
Ngày 18/12/2007, cổ phiếu của công ty chuyển niêm yết từ Trung tâm GDCK Hà Nội sang SGDCK TP.HCM
Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cơ hội mới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản, đồng thời mở ra một giai đoạn phát triển mới cho công ty. Công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 368 tỷ đồng theo Nghị Quyết Đại Hội Cổ Đông bất thường ngày 10/08/2007
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THUỶ SẢN
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán
STT
Các chỉ tiêu
2007
%
2006
%
2005
1
Tài sản ngắn hạn
199,710
50%
133,129
45%
92,123
2
Tiền và các khoản tương đương tiền
23,660
305%
5,838
-20%
7,317
3
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
486
-100%
0
-100%
0
4
Các khoản phải thu ngắn hạn
73,833
98%
37,271
59%
23,471
5
Hàng tồn kho
95,856
11%
86,473
44%
59,928
6
Tài sản ngắn hạn khác
5,875
66%
3,547
152%
1,407
7
Tài sản dài hạn
136,536
8%
125,932
17%
107,552
8
Các khoản phải thu dài hạn
0
-100%
0
-100%
0
9
Tài sản cố định
71,932
-4%
74,735
-7%
80,561
10
Bất động sản đầu tư
0
-100%
0
-100%
0
11
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
51,121
29%
39,600
162%
15,115
12
Tài sản dài hạn khác
13,483
16%
11,597
-2%
11,876
13
Tổng cộng tài sản
336,246
30%
259,061
30%
199,675
14
Nợ phải trả
191,259
41%
135,214
-8%
146,584
15
Nợ ngắn hạn
186,140
46%
127,190
-5%
133,978
16
Nợ dài hạn
5,119
-36%
8,024
-36%
12,606
17
Vốn chủ sở hữu
144,986
17%
123,848
133%
53,092
18
Vốn chủ sở hữu
0
-100%
0
-100%
0
19
Nguồn kinh phí và quỹ khác
2,107
-100%
0
-100%
-1,107
20
Tổng cộng nguồn vốn
336,245
30%
259,062
30%
199,676
@ Phần tài sản:
+ Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của Công ty hàng năm tăng dần. Năm 2006 tăng 45% so với năm 2005, đến năm 2007 tăng 50% so với năm 2006. Chủ yếu là do sự gia tăng các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty năm 2006 tăng 59% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 98% so với năm 2006. Tức việc sử dụng vốn chủ yếu nằm trong hàng hoá bán chịu, cần phải thu tuy nhiên nhu cầu thị trường tiêu thụ về sản phẩm này cao nên đây là điều không tốt ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty
Về tiền mặt và các khoản tương đương tiền, năm 2006 giảm 20% so với năm 2005 điều này làm Công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ các khoản nợ tức thời. Nhưng đến năm 2007 nó tăng lên 305% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có khả năng tự chủ về hoạt động tài chính của mình.
+ Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2006 tài sản dài hạn tăng 17% so với năm 2005, năm 2007 tăng 8% so với năm 2006. Chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác tăng
Tài sản cố định của Công ty giảm dần, năm 2006 giảm 7% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 4% so với năm 2006. Đây là do phần khấu hao máy móc, thiết bị của Công ty qua các năm.
@ Phần nguồn vốn
Từ bảng trên cho ta thấy Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng cao. Năm 2006 tăng 133% so với năm 2005 đó là do quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty. Năm 2007 tăng 17% so với năm 2006 đó là do phần lợi nhuận giữ lại không chia của Công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn của Công ty lại chủ yếu được tài trợ bằng các khoản nợ ngắn hạn là điều không hợp lý. Điều này đòi hỏi Công ty phải có chính sách thanh toán hợp lý, kịp thời. Tránh tình trạng để thành nợ quá hạn làm tăng chi phí về lãi vay. Tăng cường thu hút các nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn cho hoạt động của Công ty.
2. Phân tích cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Đơn vị: Triệu Đồng
STT
Các chỉ tiêu
2007
%
2006
%
2005
1
Doanh thu
326,128
15%
283,305
1%
281,222
2
Các khoản trừ doanh thu
0
-100%
151
695%
19
3
Doanh thu thuần
326,128
15%
283,154
1%
281,203
4
Giá vốn hàng bán
271,649
12%
241,545
-3%
249,524
5
Lợi nhuận gộp
54,479
31%
41,609
31%
31,679
6
Doanh thu hoạt động tài chính
3,698
6276%
58
-95%
1,104
7
Chi phí tài chính
8,978
-22%
11,517
51%
7,640
8
Chi phí bán hàng
16,352
60%
10,216
-11%
11,518
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
11,887
43%
8,323
8%
7,719
10
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
20,960
81%
11,611
97%
5,906
11
Thu nhập khác
186
-91%
1,991
206%
650
12
Chi phí khác
0
-100%
2,356
-51%
4,786
13
Lợi nhuận khác
186
-151%
-365
-91%
-4136
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
21,146
88%
11,246
535%
1,770
15
Tổng chi phí thuế TNDN hiện hành
0
-100%
0
-100%
0
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
-100%
0
-100%
0
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
21,146
88%
11,246
536%
1,768
Từ bảng trên cho ta thấy, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên cao hàng năm. Năm 2006 lợi nhuận của Công ty tăng lên 536% so với năm 2005, năm 2007 tăng lên 88% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất thuận lợi.
+ Các chỉ tiêu giá trị bình quân tổng tài sản, tài sản cố định và tài sản lưu động của công ty. Các chỉ tiêu đó được thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị: Triệu Đồng
Các chỉ tiêu
2007
%
2006
%
2005
1.Doanh thu thuần
326,128
15%
283,153
1%
281,202
2.Lợi nhuận trước thuế
21,145
88%
11,247
536%
1,768
3.Tổng tài sản bình quân
336,245
30%
259,062
30%
199,676
4.Tài sản cố định bình quân
71,932
-4%
74,735
-7%
80,561
5.Tài sản lưu động bình quân
199,709
50%
133,130
45%
92,123
6.Sức sản xuất của tổng tài sản (1/3)
0.97
-11%
1.09
-22%
1.41
7.Sức sản xuất của TSCĐ (1/4)
4.53
20%
3.79
9%
3.49
8.Sức sản xuất của TSLĐ (1/5)
1.63
-23%
2.13
-30%
3.05
9.Sức sinh lời của tổng tài sản (2/3)
0.06
45%
0.04
390%
0.01
10.Sức sinh lời của TSCĐ (2/4)
0.29
95%
0.15
586%
0.02
11.Sức sinh lời của TSLĐ (2/5)
0.11
25%
0.08
340%
0.02
12.Sức hao phí của tổng tài sản (3/1)
1.03
13%
0.91
29%
0.71
13.Sức hao phí TSCĐ (4/1)
0.22
-16%
0.26
-8%
0.29
14.Sức hao phí TSLĐ (5/1)
0.61
30%
0.47
44%
0.33
Qua bảng phân tích trên cho chúng ta thấy, sức sản xuất của tổng tài sản giảm dần qua các năm, năm 2006 là 1.09 lần giảm 22% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 11% so với năm 2006. Năm 2005 thì một đồng tài sản tạo ra 1.41 đồng doanh thu, năm 2006 thì một đồng tài sản tạo ra ít hơn so với năm 2005 là 0.32 đồng doanh thu và năm 2007 thì một đồng tài sản tạo ra ít hơn so với năm 2006 là 0.12 đồng doanh thu. Điều này là do sự giảm mạnh sức sản xuất của TSLĐ.
Sức sản xuất của tài sản cố định tăng dần qua các năm. Năm 2006 tăng 9% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 20% so với năm 2006. Có nghĩa là cứ một đồng tài sản cố định của năm 2007 sẻ tạo ra nhiều hơn doanh thu thuần tạo ra từ một đồng tài sản cố định của năm 2006 và năm 2005. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty tăng lên hàng năm.
Lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 11,247 triệu đồng tăng 536% so với năm 2005. Và năm 2007 tăng 88% so với năm 2006.
3. Các tỷ số về khả năng hoạt động
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản khác nhau. Do đó, các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn quan tâm đến cả hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của công ty.
+ Vòng quay tiền: Cho biết số vòng quay của tiền trong năm
Doanh thu
Vòng quay tiền =
Tài sản ngắn hạn
Năm 2007: 328,128/199,709 = 1.633016
Năm 2006: 283,153/133,130 = 2.126891
Năm 2005: 281,202/92,123 = 3.052462
Vòng quay tiền qua các năm của công ty giảm dần. Năm 2006 giảm 30.32% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 23.22% so với năm 2006. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt. Chính sách tài chính của công ty chưa hợp lý do tỷ lệ nợ phải thu của công ty tăng mạnh qua các năm.
+ Vòng quay hàng tồn kho: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Năm 2007: 271,649/95,856 = 2.833928
Năm 2006: 241,545/86,473 = 2.7933
Năm 2005: 249,524/59,928 = 4.16373
Số vòng quay dự trữ của năm 2006 giảm 137.04% so với năm 2005, chứng tỏ sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ của công ty. Năm 2007 tăng 1.45% so với năm 2006, chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn đến việc quản lý hoạt động dự trữ nhưng vẫn còn chưa thích đáng và hợp lý. Bên cạnh đó khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng cần được quan tâm một cách thích đáng
3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích tình hình thanh toán của công ty sau:
Đơn vị: Triệu Đồng
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
1. Tiền mặt và các khoản tương đương
23,660
5,838
7,317
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
486
0
0
3.Các khoản phải thu ngắn hạn
73,833
37,271
23,471
4.Tổng tài sản lưu động
199,710
133,129
92,123
5.Tổng tài sản
336,246
259,061
199,675
6.Nợ ngắn hạn
186,140
127,190
133,978
7.Tổng nợ phải trả
191,259
135,214
146,584
8.Hệ số thanh toán tổng quát ( 5/7)
1.76
1.92
1.36
9.Hệ số thanh toán nhanh (1+2+3)/6
0.53
0.34
0.23
10.Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (4/6)
1.07
1.05
0.69
11.Hệ số thanh toán tức thời (1/6)
0.13
0.05
0.05
12.Hệ số thanh toán vốn lưu động (1/4)
0.12
0.04
0.08
13. Vốn hoạt động thuần (4-6)
13,570
5,939
-41,855
Từ bảng trên cho thấy, hệ số thanh toán của Công ty tăng dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty gặp rất nhiều thuận lợi.
Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty năm 2006 tăng 41% so với năm 2005, năm 2007 giảm 8% so với năm 2006. Tuy nhiên, hệ số thanh toán qua các năm của Công ty vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ bằng tài sản của mình.
Hệ số thanh toán nhanh của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2006 tăng 48% so với năm 2005, năm 2007 tăng 56% so với năm 2006. Chứng tỏ
Hệ số thanh toán tức thời của Công ty năm 2007 tăng 160% điều này chứng tỏ tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt của Công ty tăng cao trong năm 2007. Còn năm 2006 có giảm so với năm 2005 nhưng không đáng kể.
Hệ số thanh toán vốn lưu động tăng giảm không đều. Năm 2006 giảm 50% so với năm 2005 do tiền mặt và các khoản tương đương tiền của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005, trong khi đó tổng tài sản lưu động của Công ty lại tăng dần qua các năm
4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời
2007
2006
2005
Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
17%
15%
11%
Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần
6%
4%
1%
Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
6%
4%
1%
+ Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu):
ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu và nó là thước đo tốt nhất về năng lực của một công ty trong việc tối đa hoá lợi nhuận từ mỗi đồng tiền vốn đầu tư của mình. Do đó, nó được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tư của mình vào công ty.
Năm 2007 : ROE = 21,145/144,986 = 14.58%
Năm 2006 : ROE = 11,247/123,848 = 9.08%
Năm 2005 : ROE = 1768/ 53,092 = 3.33%
ROE qua các năm của Công ty ngày càng tăng. Năm 2006 tăng 172.67% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 60.57%. Điều đó chứng tỏ Công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của các cổ đông là rất lớn. Nguyên nhân là do doanh thu của Công ty tăng qua các năm, chứng tỏ Công ty đang hoạt động có hiệu quả
+ Hệ số sinh lợi của tài sản ( Doanh lợi tài sản):
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng giá trị tài sản
ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2007 : ROA = 21,145/336,245 = 6.29%
Năm 2006 : ROA = 11,247/259,062 = 4.34%
Năm 2005 : ROA = 1,768/199,676 =0.89%
ROA qua các năm của Công ty cũng tăng lên. Năm 2005 là 0.89% thì đến năm 2006 đã tăng lên 387.64% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 44.93% so với năm 2006. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng hàng năm của Công ty tăng cao hơn so với giá trị tài sản tăng thêm hàng năm của Công ty. Điều đó chứng tỏ rằng, Công ty ngày càng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn do định hướng phát triển của Công ty là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( P/M):
Thu nhập ròng
PM =
Tổng doanh thu
Năm 2007: 21,145/326,128 = 0.06484
Năm 2006: 11,247/283,153 = 0.03972
Năm 2005: 1,768/281,202 = 0.0062873
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty trên một doanh thu tăng. Đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động của công ty
5. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
+ Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:
Đơn vị: Triệu Đồng
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
1. Các khoản phải thu
78,333
37,271
23,471
2. Hàng tồn kho
95,856
86,473
59,928
3. Nợ ngắn hạn
186,140
127,190
133,978
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
-11,951
-3,446
-50,579
+ Về Vốn lưu động thường xuyên:
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
1. Tài sản cố định
71,932
74,735
80,561
2. Vốn chủ sở hữu
144,986
123,848
53,092
3. Nợ dài hạn
5,119
8,024
12,606
Vốn lưu động thường xuyên
78,173
57,137
-14,863
+ Vốn bằng tiền:
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
1. Vốn lưu động thường xuyên
78,173
57,137
-14,863
2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
-11,951
-3,446
-50,579
Vốn bằng tiền
90,124
60,583
35,716
Từ các bảng trên cho ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn âm chứng tỏ Công ty không có khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi đó Vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2005 là âm nhưng lại dương vào năm 2006 và 2007. Điều đó có nghĩa là trong năm 2006 và 2007 toàn bộ TSCĐ của Công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Tình hình tài chính của Công ty không được tốt.
6. Phân tích tỷ số quản lý nợ
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
1. Tỷ số Nợ / Tổng tài sản (%)
140%
107%
136%
2. Tỷ số Nợ / Vốn chủ sở hữu (%)
132%
109%
276%
Nợ của Công ty rất cao so với Vốn chủ sở hữu, năm 2005 tỷ lệ này là 276%, năm 2006 tỷ lệ này giảm 60.51% so với năm 2005 nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao. Năm 2007 tỷ lệ này tăng 21.1% so với năm 2006. Kêt quả phân tích này cho ta thấy khả năng trả nợ của Công ty đang gặp phải khó khăn
7. Phân tích tỷ số giá thị trường
Các chỉ tiêu
2007
%
2006
%
2005
1.Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)
1,531
755%
179
-100%
0
2.Tỷ số P/E
29
-100%
0
-100%
0
Chỉ tiêu EPS phản ánh mức thu nhập từ hoạt động của công ty trong mỗi thời kỳ tính cho mỗi cổ phần. Chỉ số này của công ty năm 2007 tăng 755% so với năm 2006, chứng tỏ hiệu qủa hoạt động của công ty rất tốt. Nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng hoạt động của công ty trong tương lai.
III. NHẬN XÉT TỔNG QUÁT
Kết quả phân tích các báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Thuỷ Sản
+ Nhìn vào suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẻ thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty dường như vẫn ổn định và tiến triển tốt. Và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cũng có chiều hướng gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ chính sách quản lý tài chính của Công ty rất hợp lý
+ Nhìn chung việc quản trị tài sản, quản trị thanh khoản của Công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên việc sử dụng vốn của Công ty lại được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ ngắn hạn đó là điều không hợp lý. Công ty cần huy động các khoản tài trợ vốn trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty tăng cao qua các năm, tức việc sử dụng vốn của Công ty nằm trong hàng hoá bán chịu, cần phải thu hồi. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động của Công ty. Do đó, cần phải có chính sách thu hồi nợ hợp lý, đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính của Công ty.
+ Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Thuỷ Sản cần đánh giá kỹ các lĩnh vực kinh doanh mới mà Công ty có ý định tham ra vì trong rất nhiều trường hợp, bi kịch thường xảy đến khi Công ty có nhiều tiền, đầu tư tràn lan vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả hay không phù hợp với khả năng của Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24937.doc