A_PHẦN MỞ ĐẦU 1
B_ PHẦN NỘI DUNG
I_ Những vấn đề chung về bảo hiểm 2
1. Khái niệm bảo hiểm 2
2. Bản chất của bảo hiểm 2
3. Các loại hình bảo hiểm 3
II_ Bảo hiểm kinh doanh 3
1. Những vấn đề chung về Bảo hiểm kinh doanh 3
a. Khái niệm bảo hiểm kinh doanh 3
b. Phân loại bảo hiểm kinh doanh 4
c. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh 5
d. Hợp đồng bảo hiểm kinh doanh 6
e. Giá trị BH và số tiền BH 7
2. Vai trò của bảo hiểm kinh doanh đối với quá trình tái sản xuất ở nước ta 8
3. Thực trạng BHKD và giải pháp phát triển BHKD. 9
a. Thực trạng BHKD 9
b. Giải pháp phát triển BHKD 10
C_ PHẦN KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
14 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình táI sản xuất xã hội ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A_PHầN mở ĐầU
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến đẻ vươn tới sự hoàn thiện. Bảo hiểm cũng vậy, đặc biệt là bảo hiểm kinh doanh là 1 ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kinh doanh không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngày nay, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm kinh doanh nói riêng đã len lỏi đến mọi cơ quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện.
Cũng chính những lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình táI sản xuất xã hội ở nước ta”.
Bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, em rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo để kiến thức về bảo hiểm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
B_ Phần nội dung
I_ Những vấn đề chung về bảo hiểm
1. Khái niệm bảo hiểm:
Có rất nhiều cách định nghĩa về bảo hiểm:
“Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng một khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên”
“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong tong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”. Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ,người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
2. Bản chất của bảo hiểm:
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôI phục và phát triển sản xuất, đời sống đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm.
Hoạt động của bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro.
Hoạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước. Bảo hiểm với nguyên tắc “số đông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên.
Hoạt động của bảo hiểmvừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội, vừa mang đặc trưng của ngành dịch vụ.
3. Các loại hình bảo hiểm:
Căn cứ tính chất hoạt động, bảo hiểm chia thành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương mại( bảo hiểm kinh doanh).
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ choc và quản lý thống nhất, thường do một cơ quan quản lý Nhà nước( Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Boọ Y tế…)chịu trách nhiệm. Bảo hiểm thương mại thường do Bộ Tài chính quản lý.
Tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam có sự kết hợp hài hoà giữa quản lý Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ. Quản lý Nhà nước do Bộ Lao động thương binh và xã hội đảm nhiệm, hoạt động nghiệp vụ do bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm nhiệm với trách nhiệm thu chi và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
II_ Bảo hiểm kinh doanh:
1. Những vấn đề chung về Bảo hiểm kinh doanh:
a. Khái niệm bảo hiểm kinh doanh:
“Bảo hiểm kinh doanh( bảo hiểm rủi ro) được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro ”.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm kinh doanh mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm khác nhau về bảo hiểm kinh doanh theo cac góc độ tiếp cận khác nhau. Nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyển giao rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng:“ Bảo hiểm kinh doanh là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tát cả những người được bảo hiểm”.
Cũng có thể hiểu :“Bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân để bồi thường tổn thất của các đối tượng bảo hiểm khi những rủi ro xảy ra”.
b. Phân loại bảo hiểm kinh doanh:
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại BHKD. Căn cứ vào phương thức quản ký có BH tự nguyện và BH bắt buộc. Căn cứ vào kĩ thuật BH có BH theo kĩ thuật phân chia và BH theo kĩ thuật tổn tích. Căn cứ vào đối tượng được BH, BHKD có thể phân loại thành BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự và BH con người. Đây là cách phân loại phổ biến nhất.
_ Bảo hiểm tài sản: có đối tượng được BH là tài sản( cố định hay lưu động ) của người được BH. Ngoài những nguyên tắc cơ bản như đã nêu, BH tài sản còn áp dụng một số nguyên tắc khác như nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp. Trong BH tà sản, khi thanh toán bồi thường BH, người ta thường xem xét việc bồi thường theo các chế độ: theo mức miễn thường có khấu trừ, theo mức miễn thường không khấu trừ, theo tỷ lệ số tiền BH/giá trị BH hoặc theo tỷ lệ số phí đã nộp/số phí lẽ ra phải nộp…
_ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: có đối tượng được BH là trách nhiệm dân sự của người được BH đối với người thứ ba theo luật định. Khác với BH tài sản và BH con người, đối tượng của BH trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng. BH trách nhiệm dân sự áp dụng một số nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp.
_ Bảo hiểm con người: Có đối tượng được BH là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khoẻ con người hoặc các sự kiện liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Nguyên tắc khoán được áp dụng chủ yếu khi thanh toán tiền BH, Tuy nhiên, có thể áp dụng kết hợp với nguyên tắc bồi thường.
c. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh:
_ Nguyên tắc “ số đông bù số ít ”: Hoạt động bảo hiểm kinh doanh chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, theo đó công ty bảo hiểm nhận một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả một khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kì một nghiệp vụ BHKD nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
_ Nguyên tắc “ rủi ro có thể được BH ”: Hoạt động BHKD cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp công ty BH đều chấp nhận các yêu cầu bảo đảm. Hiếm có công ty BH nào đồng ý thoả thuận bồi thường cho các trường hợp tổn thất gây ra do sự cố ý của người được BH. Cũng vậy công ty BH thật khó chấp nhận bảo đảm cho những thiệt hại vật chất của một chiếc xe ôtô ở trong tình trạng không an toàn về kĩ thuật hay không được phép lưu hành.
_ Nguyên tắc “ phân tán rủi ro ”: Có hai phương thức phân tán rủi ro được sử dụng: đồng BH và tái BH. Nếu trong đồng BH, nhiều nhà BH cùng nhận bảo đảm cho một rủi ro lớn thì tái BH lại là phương thức trong đó, một nhà BH nhận bảo đảm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng bớt một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà BH khác.
_ Nguyên tắc “ tuyệt đối trung thực ”: Nguyên tắc này đòi hỏi công ty BH phải có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm quyền lợi cho hai bên. Sản phẩm cung cấp của nhà BH là sản phẩm dịch vụ nên khi mua, người tham gia BH không thể cầm nắm nó trong tay như các sản phẩm vật chất khác để đánh giá chất lượng và giá cả…mà chỉ có thể có được một hợp đồng hứa sẽ bảo đảm. Chất lượng sản phẩm BH có bảo đảm hay không, giá cả(phí BH) có hợp lí hay không, quyền lợi của người được BH có đảm bảo đầy đủ, công bằng hay không…đều chủ yếu dựa vào sự trung thực phía công ty BH.
_ Nguyên tắc “ quyền lợi có thể được BH ”: Nguyên tắc này yêu cầu người tham gia BH phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng được BH gặp rủi ro. Nói cách khác, người tham gia BH phải có một số quan hệ với đối tượng được BH và được pháp luật công nhận. Chẳng hạn, chủ xưởng sửa chữa ôtô có quyền hợp pháp khi tham gia BH cho chiếc xe ôtô mà anh ta đang đảm nhận sửa chữa. Đó là quyền chiếm hữu. Đồng thời chủ xe ôtô cũng có thể tham gia BH cho chiếc xe này.
d. Hợp đồng bảo hiểm kinh doanh
Khái niệm: Hợp đồng BHKD là một văn bản pháp lý qua đó công ty BH cam kết sẽ chi trả hoặc bồi thường cho bên được BH khi có sự kiện BH xảy ra gây tổn thất, ngược lại bên mua BH cam kết trả khoản phí phù hợp với mức trách nhiệm và rủi ro mà công ty BH đã nhận.
Hợp đồng BH sẽ có hai bên: bên BH, chính là các công ty BH, sẽ được nhận phí BH để thiết lập quỹ tài chính và chịu trách nhiệm chi trả hoặc bồi thường BH. Bên mua BH là người tham gia BH, sẽ chịu trách nhiệm về việc ký kết và nộp phí BH. Người tham gia BH phải là người có tư cách pháp lý khi đi tham gia BH. Các hợp đồng BH có thể được ký kết một cách trực tiếp giữa người tham gia BH với công ty BH hoặc ký kết gián tiếp thông qua môi giói, đại lý.
_ Trách nhiệm các bên trong hợp đồng:
+ Đối với công ty BH: trách nhiệm chính là giải quyết bồi thường chi trả khi sự kiện BH xảy ra gây tổn thất. Việc thanh toán phải đảm bảo nhanh chóng kịp thời và hợp lý. Khi soạn thảo hợp đồng, công ty BH phải đảm bảo tính trung thực để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên, phải giải thích các điều kiện, điều khoản BH cho bên mua BH. Ngoài ra, công ty BH còn có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin mà bên mua BH đã cung cấp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty BH phải có trách nhiệm đề phòng hạn chế các tổn thất có thể xảy ra. Nừu có bất kì sự thay đổi nào ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng BH và quyền lợi của bên mua BH thì công ty BH phải thông báo cho bên mua biết.
+ Đối với bên tham gia BH: trước hết với tư cách là người đi mua sản phẩm BH nên phải phí đầy đủ, đúng kì hạn. Khi khai báo rủi ro, người tham gia BH phải trả lời một cách trung thực, chính xác các câu hỏi có liên quan đến đối tượng được BH mà công ty BH đã yêu cầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có những thay đổi nào liên quan đến đối tượng được BH, ví dụ như gia tăng giá trị, gia tăng rủi ro, phát hiện ra bệnh truyền nhiễm…mà có thể ảnh hưởng đến xác xuất xảy ra rủi ro hoặc công tác bồi thường thì người tham gia BH phải kịp thời thông báo cho công ty BH để điều chỉnh sửa đổi. Người tham gia BH phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để đề phòng hạn chế tổn thất. Nếu rủi ro được BH xảy ra thì người tham gia BH phải thông báo kịp thời và chính xác để thanh toán bồi thường.
e. Giá trị BH và số tiền BH
Giá trị BH chính là giá trị của các tài sản được BH và nó được lấy làm căn cứ để xác định số tiền BH và phí BH.
Số tiền BH là khoản tiền được xác định trong hợp đồng BH thể hiện giới hạn trách nhiệm của công ty BH. Điều đó có nghĩa là, trong bất kỳ trường hợp nào, số tiền BH hay số tiền chi trả cao nhất của công ty BH cũng chỉ bằng số tiền BH.
_ Trong BH tài sản, số tiền BH được xác định theo ba trường hợp:
+ Số tiền BH < giá trị BH : Dược gọi là BH dưới giá trị. Ví dụ: chủ một xe ôtô chỉ tham gia BH vật chất xe cơ giới cho phần thân vỏ xe, lúc này số tiền BH được xác định căn cứ vào phần thân vỏ xe nhỏ hơn giá trị của chiếc xe được BH.
+ Số tiền BH = giá trị BH: được gọi là BH ngang giá.
+ Số tiền BH > giá trị BH: được gọi là BH trên giá trị.
_ Đối với BH con người, số tiền BH được xác định dựa trên sự thoả thuận của hai bên và khả năng tài chính của người tham gia BH. Còn trong BH trách nhiệm dân sự, số tiền BH thường được xác định trên sự thoả hiệp.
Thời hạn BH là thời gian hợp đồng có hiệu lực, kể từ khi ký kết hợp đồng và có bằng chứng công ty BH đã chấp nhận BH và người tham gia BH đã đóng phí BH cho tới khi kết thúc trách nhiệm BH.
2. Vai trò của bảo hiểm kinh doanh đối với quá trình tái sản xuất ở nước ta.
Bảo hiểm kinh doanh đóng một vai trò quan trọng của kinh tế nước nhà trong quá trình tái sản xuất.
Trước hết BHKD góp phần ổn định tài chính cho người, doanh nghiệp tham gia. Rủi ro đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng dến thu nhập, sản xuất kinh doanh của các cá nhân doanh nghiệp tham gia BH, tổn thất đó sẽ được BH trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người, doanh nghiệp tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường.
Bảo hiểm kinh doanh góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách nhà nước. Với quỹ BH do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty BH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi BH cho người, doanh nghiệp để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gạp rủi ro. BHKD có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế, tức tăng thu cho ngân sách.
Bảo hiểm kinh doanh còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Dưới hình thức phí BH, BHKD đã đã huy động được một số lượng khá lớn từ các đới tượng tham gia. Số vốn đó ngoài chi trả trợ cấp hay bồi thường thiệt hại còn là nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế –xã hội.
Bảo hiểm kinh doanh góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.
Bảo hiểm kinh doanh thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời hoạt động BHKD cũng góp phần giải quyết đời sống cho bộ phận lao dộng làm việc trong ngành BH. Góp phần tạo ra một bộ phận tổng sản phẩm trong nước(GDP) của quốc gia.
Không những vậy bảo hiểm kinh doanh còn là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế-xã hội, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh.
3. Thực trạng BHKD và giải pháp phát triển BHKD.
a. Thực trạng BHKD:
Mặt được: Tính đến nay thị trường BHVN, đặc biệt là BHKD đã có những bước tiến nhanh, mạnh, an toàn và vững chắc. Trong năm 2004, tổng doanh thu của toàn ngành BH đạt khoảng 14.232 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2003, trong đó doanh thu phí BHKD đạt khoảng 5.763 tỷ đồng tăng 25%. Hiện có 5 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực BHKD ở VN: Allianz(Đức), Chinfon-Manulife(Canada), Groupama(Pháp), AIA(Mỹ), Prudential(Anh). Bên cạnh đó 5 công ty liên doanh hoạt động là VIA, UIC, Bảo Minh CMG, BIDV-QBE, Samsung-Vina. Thị phần lớn nhất vẫn thuộc về các “đại gia” là doanh nghiệp nhà nước: Bảo Việt, Bảo Minh, VINARE và PIVC. ở VN có đến 30 văn phòng đại diện của các tập đoàn BHKD và môi giới BHKD có tầm cỡ của thế giới. Khách hàng chủ yếu của những đại diện này là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những dự án xây dựng lớn.
Nhìn chung, kết quả hoạt động của thị trường BHKD trong năm 2004 là khả quan, phát triển ổn định, lành mạnh, vững chắc và an toàn đảm bảo khả năng tài chính, chất lượng dịch vụ được cải thiện một bước, người tham gia BHKD có thể lựa chọn sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khác nhau. Với kết quả đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao về tiềm năng và môi trường quản lý, kinh doanh của thị trường BH.
Mặt chưa được: song song với những thành tựu mà BHKD đã đạt được thì bên cạnh đó BHKD cũng có một vài yếu điểm. Sản phẩm BHKD của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn chưa đa dạng, chưa có sự kết gắn giữa sản phẩm BH với ngân hàng, chứng khoán, đầu tư. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp BH chỉ quen khai thác các sản phẩm trruyền thống, dành cho đối tượng khách hàng, địa bàn đem lại khả năng sinh lợi ngắn hạn. Các địa bàn thành phố, các công ty lớn và tầng lớp có thu nhập cao, được các doanh nghiệp BH quan tâm. Trong khi đó chưa chú trọng mở rộng hoạt động, phát triển các dịch vụ đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ có thời gian thu hồi vốn kéo dài. Năng lực về vốn của các doanh nghiệp BH còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến khả năng đầu tư thiết kế và triển khai các sản phẩm mới. Công nghệ của nhiều doanh nghiệp BH còn chậm được hiện đại hoá, áp dụng các phương pháp thủ công trong việc quản lý hợp đồng BH, cấp đơn và thu phí BH. Hỗu hết DN chưa thiết lập được hệ thống phần mềm tin học tính phí BH, trích lập dự phòng nghiệp vụ. Các doanh nghiệp BH còn thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thẩm định BH, quản lý rủi ro và đầu tư…
b. Giải pháp phát triển bhkd
Đối với doanh nghiệp BH: Giải pháp đầu tiên để phát triển BHKD đó là cần nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong ngành để đáp ứng những yêu cầu quá trình hội nhập, rút ngắn khoảng cách với BHKD Quốc tế. Các doanh ngiệp BH cần tăng cường hợp tác với nhau, cần xây dựng BHKD vững mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các công ty BH nước ngoài. Các sản phẩm cần được cải tiến để vừa phù hợp với nhu cầu trong nước, vừa phải hoà nhập với thị trường BH quốc tế.
Đối với bên tham gia BHKD: Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh cần có những biện pháp dể tránh những rủi ro có thể xảy ra, tức là loại trừ dẫn đến tổn thất. ở đây tôi muốn đề cập đến những rủi ro mà có thể tránh được, nhưng trong cuộc sống có rất nhiều rủi ro bất ngờ không thể tránh né được. Giảm thiểu tổn thất, người ta có thể giảm thiểu tổn thất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất xảy ra, ví dụ như khi có hoả hoạn, để giảm tổn thất người ta cố gắng cứu các tài sản còn dùng được…
Những biện pháp đó chắc hẳn sẽ làm cho BHKD bền vững hơn, phát triển mạnh hơn không những ở trong nước mà còn vươn xa hơn nữa.
C_ Phần kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngáy càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với con người, doanh nghiệp mà nó còn rất quan trọng với nền kinh tế của nước nhà. Bảo hiểm kinh doanh còn làm cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước ngà một tăng, thu nhập của doanh nghiệp, của người lao động cũng được nâng cao…Nhìn chung Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm kinh doanh nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với quá trình tái sản xuất ở nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO.
Bài viết của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Một lần nữa em rất mong sự góp ý, đánh giá của các Thầy, Cô giáo để em hiểu rõ hơn về hoạt động còn rất nhiều tiềm năng này ở Việt Nam.
Em xin chân thành các Thầy, Cô giáo !
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình bảo hiểm _ TS. Nguyễn Văn Định
Một số điều cần biết trong BHKD.
Sách bảo hiểm _ PGS.TS Hồ Sĩ Sà
Báo Thương mại
Thời báo kinh tế Việt Nam
Báo kinh tế Sài Gòn
Các wesite internet
mục lục
A_PHầN mở ĐầU 1
B_ Phần nội dung
I_ Những vấn đề chung về bảo hiểm 2
1. Khái niệm bảo hiểm 2
2. Bản chất của bảo hiểm 2
3. Các loại hình bảo hiểm 3
II_ Bảo hiểm kinh doanh 3
1. Những vấn đề chung về Bảo hiểm kinh doanh 3
a. Khái niệm bảo hiểm kinh doanh 3
b. Phân loại bảo hiểm kinh doanh 4
c. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm kinh doanh 5
d. Hợp đồng bảo hiểm kinh doanh 6
e. Giá trị BH và số tiền BH 7
2. Vai trò của bảo hiểm kinh doanh đối với quá trình tái sản xuất ở nước ta 8
3. Thực trạng BHKD và giải pháp phát triển BHKD. 9
a. Thực trạng BHKD 9
b. Giải pháp phát triển bhkd 10
C_ Phần kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0136.doc