1. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội:
- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
- Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người LĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người LĐ lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
- Người LĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
- Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
22 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của bảo hiểm thương mại:
Hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (nên còn gọi là bảo hiểm tự nguyện)
Sự tương hổ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong một "cộng đồng có giới hạn", một "nhóm đóng"
Bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm dân sự.
Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại:
Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít
Hoạt động BHTM chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận các khoản tiền gọi là phí bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Xét trên khía cạnh với một người tham gia bảo hiểm, khoản tiền chi trả hoặc bồi thường này lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí đóng bảo hiểm. Chính vì vậy nguyên tắc quan trọng nhất đó là hoạt động BHTM phải dựa trên nguyên tắc: SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT – tức là rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được bảo hiểm
Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên nguyên tắc bù đắp thiệt hại tài chính cho người tham gia bảo hiểm và luôn theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy không phải với bất kì loại rủi ro nào, doanh nghiệp bảo hiểm cũng chấp nhận các yêu cầu bảo đảm.
Người ta phân chia ra làm 2 loại rủi ro dựa trên tính chất, nguyên nhân gây ra rủi ro và tính chất đồng nhất của rủi ro.
Rủi ro có thể được bảo hiểm: là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể được bảo hiểm là nguyên nhân khách quan và không cố ý.
Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn xảy ra như hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử. Nguyên nhân gây ra những rủi ro không được Bảo hiểm là nguyên nhân chủ quan và do sự cố ý của người được Bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chấp nhận bồi thường các rủi ro có thểbảo hiểm và từ chối bảo hiểm trong các trường hợp rủi ro không được bảo hiểm.
Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các rủi ro loại trừ tùy thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro được bảo hiểm lại được sắp xếp, phân loại và áp dụng các mức phí thích hợp. Thông thường đối với các rủi ro có mức xác suất lớn hơn, mức phí đóng sẽ là lớn hơn.
Nguyên tắc rủi ro có thể bảo hiểm:
Tránh cho doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất thấy trước mà nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản.
Giúp các doanh nghiệp tính được các mức phí chính xác, trên cơ sở đó giúp cho hoạt động bảo hiểm diễn ra dễ dàng hơn, đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội trên cơ sở chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng.
Đảm bảo công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm.
Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro
Điều quan trọng nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đó là khả năng chi trả bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Trên thực tế việc thu phí bảo hiểm trên nguyên tắc số đông bù số ít và chỉ áp dụng đối với các loại rủi ro được bảo hiểm đôi khi vẫn không đảm bảo được khả năng này của doanh nghiệp bảo hiểm trong các trường hợp sau:
Giá trị bảo hiểm là rất lớn trong khi quy mô doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ hoặc mới thành lập nên quỹ bảo hiểm chưa huy động được nhiều.
Các rủi ro liên tiếp, đồng loạt cùng xảy ra khiến cho doanh nghiệp
Bảo hiểm phải chi trả nhiều cho người tham gia bảo hiểm.
Một điều thận trọng trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đó là không nhận những rủi ro quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty. Tuy nhiên tránh tình trạng từ chối các hợp đồng bảo hiểm này, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ sử dụng nguyên tắc phân tán rủi ro theo 2 cách .
Đồng bảo hiểm: nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho cùng một hợp đồng bảo hiểm.
Tái bảo hiểm: Một doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo đảm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng lại một phần rủi ro cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối
Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuyệt đối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Hợp đồng bảo hiểm sẽ không còn hiệu lực nếu chỉ cần một trong hai bên vi phạm. Hai bên trong hợp đồng bảo hiểm có bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo. Yếu tố quan trọng là bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chấp nhận bảo hiểm và giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Nguyên tắc này đưa ra yêu cầu đối với người tham gia bảo hiểm. Đó là nếu đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro, người tham gia bảo hiểm phải có tổn thất về mặt tài chính.
Cụ thể: người tham gia bảo hiểm phải có quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hay cấp dưỡng.
Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năng bảo hiểm cho tài sản của người khác hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ đơn bảo hiểm.
Mức phí:
Bảo hiểm thương mại có mức phí, mức chi trả bồi thường phụ thuộc vào thỏa thuận phù hợp theo nhu cầu (xuất phát từ giá trị tài sản được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lựa chọn, mức độ quan trọng của rủi ro,...) và khả năng của người được bảo hiểm, thông thường nghĩa vụ và quyền lợi trên Hợp đồng bảo hiểm là tương xứng nhau.
Được xác định là số tuyệt đối, trên cơ sở xác suất rủi ro của đối tượng tham gia, phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Định nghĩa:
Bảo hiểm xã hộilà biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phầnthu nhập của người lao động do mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.
Lợi ích của bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở mà họ đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội đã và đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với người lao động.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Đối tượng của bảo hiểm xã hội:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
Cán bộ, công chức, viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.
Đặc điểm của bảo hiểm xã hội:
Chính sách Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội
Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm Bảo hiểm xã hội cho người lao động
Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Bảo hiểm xã hội
Mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào các yếu tố
Nhà nước quản lý thống nhất chính sách Bảo hiểm xã hội, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội.
Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội:
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người LĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người LĐ lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Người LĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
Mức phí:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ) khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
BẢO HIỂM Y TẾ
Khái niệm:
Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
Nội dung:
BHXH bảo đảm cho các rủi ro về tình trạng sức khoẻ của con người. Thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Lợi ích của bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn, là loại hình bảo hiểm đặc biệt, mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bảo hiểm y tế mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh và toàn dân tham gia.
Từ khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí BHYT đối với người nghèo đã góp phần giúp các đối tượng này có cơ hội được khám-chữa bệnh bằng thẻ BHYT, làm giảm bớt gánh nặng kinh tế lên những bệnh nhân vốn đã không có khả năng tự chi trả chi phí khám-chữa bệnh. Người nghèo và cận nghèo thường chịu nhiều rủi ro, yếu thế và dễ có nguy cơ lâm bệnh nặng hơn so với người có điều kiện kinh tế tốt hơn. Khi lâm bệnh, người nghèo thường tự chạy chữa, chỉ vào bệnh viện khi bệnh đã nặng hoặc thậm chí nằm nhà chờ chết… Vì thế, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo của Nhà nước đã giúp họ tiếp cận đến các dịch vụ y tế có chất lượng.
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHYT.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về BHYT.
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHYT tại địa phương.
Đặc điểm:
Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn;
Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ.
Nguyên tắc hoạt động:
Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính.
Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả.
Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Đối tượng của bảo hiểm y tế:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người có công với cách mạng.
Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.
Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.
Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
Học sinh, sinh viên.
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
Mức phí:
Đối với người lao động: mức đóng hằng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3 (Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 15 Luật BHYT và Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 62). Phương thức đóng thực hiện như sau:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
Ba tháng hoặc 6 tháng một lần đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
Đối vớiđối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp, người lao động được hưởng chế độ ốm đau và thanh niên xung phong
Mức đóng hằng tháng của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 4,5% mức tiền lương hưu, tiền trợ hằng tháng và do tổ chức BHXH đóng. Hằng tháng, tổ chức BHXH đóng BHYT cho các đối tượng vào quỹ BHYT.
Mức đóng hằng tháng của công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30 tháng 5 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ); người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành bằng 4.5% mức lương tối thiểu. Hằng tháng, tổ chức BHXH đóng BHYT cho đối tượng vào quỹ BHYT.
Mức đóng hằng tháng của Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ bằng 4.5% mức lương tối thiểu. Hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, đóng bảo BHYT cho các đối tượng này vào quỹ BHYT.
Đối với người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam: Mức đóng hằng tháng của người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam bằng 3% mức tiền lương tối thiểu và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng. Hằng tháng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng BHYT cho đối tượng người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam vào quỹ BHYT
Đối với đối tượng phải đóng toàn bộ mức đóng khi tham gia BHYT:
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp:
Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2011, tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện, mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Định kỳ sáu tháng hoặc một năm một lần, người tham gia đóng BHYT cho BHXH.
Từ ngày 01/01/2012, thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT và mức đóng là 4,5% mức lương tối thiểu. Nếu là người thuộc hộ có mức sống trung bình được NSNN hỗ trợ 30%. Định kỳ sáu tháng hoặc một năm một lần. Người tham gia tự đóng phần phải đóng cho BHXH; phần còn lại, NSNN sẽ đóng vào quỹ BHYT.
Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể:
Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/10/2013, tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện, mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Định kỳ sáu tháng hoặc một năm một lần, người tham gia đóng BHYT cho BHXH.
Từ ngày 01/01/2014, thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT và mức đóng là 4,5% mức lương tối thiểu. Định kỳ sáu tháng một lần.
Đối với BHYT học sinh, sinh viên: Mức đóng BHYT đối với HSSV bằng 3% mức lương tối thiểu. Định kỳ sáu tháng một lần hoặc một năm, tổ chức quản lý học sinh, sinh viên thu tiền đóng BHYT của đối tượng để nộp vào quỹ BHYT (Điều 3, Điều 5, Nghị định số 62). Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo và hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng đối với học sinh, sinh viên từ ngày 01/01/2010 (Khoản 5, Điều 3, Nghị định số 62).
Phạm vi của bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm;
Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế;
Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo quy định; cơ quan bảo hiểm y tế không phải chi trả trong trường hợp này.
SO SÁNH:
Giống nhau: giữa BHTM, BHXH và BHYT là: cùng có mục đích hoạt động là bù đắp tài chính để ổn định đời sống cho người tham gia Bảo hiểm khi gặp rủi ro. Và quỹ Bảo hiểm này chủ yếu được tạo lập từ những đối tượng tham gia Bảo hiểm.
Khác nhau:
Các tiêu chí
BHTM
BHXH
BHYT
1
Nội dung
BHTM không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người như BHXH mà còn đảm bảo các rủi ro của các đối tượng khác như tài sản (công trình, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện sản xuất kinh doanh và sinh họat) và trách nhiệm (trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm,...);
BHXH bảo đảm cho các rủi ro về con người. Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc không hoàn toàn ngầu nhiên như tuổi già, thai sản.
BHXH bảo đảm cho các rủi ro về tình trạng sức khoẻ của con người. Thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2
Mục đích
Kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận
Lấy thu bù chi, không nhằm mục đích lợi nhuận
Lấy thu bù chi, không nhằm mục đích lợi nhuận
3
Cơ quan thực hiện bảo hiểm
Được thực hiện bởi các doanh nghiệp Bảo hiểm nhằm mục đích cung cấp cho xã hội một loại hàng hóa, dịch vụ “an tòan”. Trên cơ sở đó, nhà Bảo hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh Bảo hiểm.
Được thực hiện bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội − một tổ chức sự nghiệp của nhà nước nhằm chăm lo phúc lợi xã hội. Là loại hình Bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận.
BHYT Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT, tổ chức thu chi BHYT
4
Cơ quan quản lý
Cơ quan quản lý nhà nước: do Bộ tài chính quản lý hoặc ngân hàng đảm nhận
Cơ quan quản lý nhà nước: thường do bộ lao động và thương binh xã hội đảm nhận
Cơ quan quản lý nhà nước: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHYT
cơ quan quản lý sự nghiệp: các doanh nghiệp bảo hiểm tự trực tiếp đứng ra kinh doanh theo pháp luật nhà nước
Cơ quan quản lý sự nghiệp: thường do một tổ chức của chính phủ đảm nhận
Cơ quan quản lý sự nghiệp: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
5
Đối tượng bảo hiểm
Tính mạng, tình trạng sức khỏe của con người, trách nhiệm dân sự
Thu nhập của người lao động
Tình trạng sức khoẻ của con người
6
Đối tượng tham gia bảo hiểm
Tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội
Người lao động và người sử dụng lao động
Tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội
7
Nguồn hình thành quỹ
Chủ yếu là phí bảo hiểm do người tham gia bao hiểm đóng góp, ngoài ra còn có tái đầu tư từ nguồn quỹ BHTM, dự phòng BH..
Có 3 nguồn đóng góp chính là nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra còn có các nguồn khác như: đóng góp hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, tái đầu tư,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo hiểm thương mại.docx