Mục lục
Lời nói đầu
I. Lý luận chung về BHXH
1. Sự cần thiết của BHXH
2. Khái niệm, nội dung và tính chất của BHXH
3. Vai trò của BHXH
4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH.
II. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây.
1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây.
1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây
1.2 Giới thiệu khái quát về BHXH Hà Tây.
2. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây.
2.1 Công tác thu BHXH.
2.2 Công tác chi trả BHXH.
2.3 Công tác chế độ chính sách.
2.4 Công tác kiểm tra.
2.5 Công tác tuyên truyền.
III. Một số giải pháp và kiến nghị đối với BHXH Hà Tây.
1. Định phát triển của BHXH Hà Tây trong những năm tới
2. Các giải pháp
2.1 Công tác thu BHXH.
2.2 Công tác chi trả BHXH.
2.3 Công tác chế độ chính sách.
2.4 Công tác kiểm tra.
2.5 Công tác tuyên truyền.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3781 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm xã hội Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân nói chung.
Thứ tư, BHXH góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập này được tiến hành qua hai cách: phân phối lại theo chiều ngang giữa người khoẻ và người già, người đang làm việc và người đã nghỉ hưu, người trẻ tuổi và người lớn tuổi, giữa nam và nữ, người đang hưởng trợ cấp và người chưa hưởng trợ cấp; phân phối lại theo chiều dọc là mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội, giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. BHXH không bao hàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của người giàu chia cho người nghèo một cách võ đoán. ý tưởng của BHXH là nhiễu điều phủ lấy giá gương, là đoàn kết giữa các nhóm, các giới hạn trong cùng cộng đồng với nhau mà vốn là tiềm lực của dân tộc ta đã được lịch sử chứng minh.
4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH.
4.1. Sự hình thành và phát triển BHXH trên thế giới.
Ngay từ thời xa xưa, thời cổ đại con người đã biết vừa tự lực vừa biết kết hợp đoàn thể để đi săn bắn, lao động để kiếm sống, vật lộn với thiên nhiên. Khi gặp rủi ro tai biến họ vừa tự mình chịu đựng, khắc phục vừa được các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ cưu mang. Ở thời đó sự tương trợ mang tính tự phát, theo bản năng và mới được thực hiện trong phạm vi nhỏ (trong cộng đồng, bộ tộc, bộ lạc).
Đến giai đoạn có sự phân công lao động sản xuất xã hội phát triển, quan hệ xã hội càng trở nên phức tạp, quan hệ tác động giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng cũng trở nên đa dạng hơn. Tôn giáo xuất hiện, các thánh địa, hội nhà chùa, hội nhà thờ, trại bảo dưỡng được thiết lập, trong đó có mục đích từ thiện, trợ giúp tín đồ, các con chiên gặp khó khăn, nghịch cảnh, mà trước hết là người nghèo, trẻ mồ côi. Đối với bản thân mình cha ông ta đã tự chủ là "tích thóc đề phòng thiếu thốn, trữ áo bông khi giá lạnh". Trong quan hệ xã hội nhiều tổ chức hoạt động nhân ái mang tính chất tự nguyện tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp rủi ro, tai biến được hình thành một cách tự phát và ngày càng phát triển. Chính những hoạt động này đã thức tỉnh tính bản thiện trong các nhà cầm quyền và hơn thế nữa cũng là lợi ích của chính giai cấp mình là để ngăn chặn những rối loạn xã hội có thể nảy sinh do cuộc sống của con người lao động bị lâm vào cảnh khốn cùng, làm lung lay địa vị thống trị của mình, không ít vua quan đã tham gia hoạt động từ thiện trích công quỹ để tế bần, phát trần cho những người túng đói.
Khi ngành công nghiệp hình thành, hàng loạt dân nông thôn di cư từ nông thôn ra thành thị, Trong khoảng thể kỷ XVI - XVIII một số đoàn thợ thủ công ra đời. Tính đoàn kết tương thân giữa những người làm thuê nảy nở dần. Ở một số Châu Âu, trong thời kỳ này có khá nhiều quỹ tương trợ được thành lập, ở Anh 1973 có hội "Bằng Hữu" giúp trợ hội viên trong các trường hợp ốm đau, thương tật.
Đặc biệt, khi giai đoạn công nghiệp phát triển, số công nhân công nghiệp đông dần. Giai cấp công nhân công nghiệp gồm những thị dân, dân nông thôn thoát ly nông nghiệp, từ những người sản xuất tự cấp tự túc thành những người làm công ăn lương, dựa vào lương là nguồn sống chủ yếu. Có làm việc thì mới có lương để sống dù đồng lương là ít hay nhiều. Nếu ốm đau, thương tật, thai sản phải nghỉ việc mà không có lương nghĩa là cuộc sống của họ lập tức bị đe doạ.
Đến giai cấp này, những rủi ro, tai biến đe doạ người công nhân không chỉ là sinh bệnh, tử mà không ai thoát khỏi trong đời thường, những rủi ro, tai biến còn là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp. Để giảm tối thiểu nỗi âu lo của người làm công ăn lương, nhiều hệ thống trợ giúp xã hội nối tiếp nhau ra đời, bên cạnh những khoản tiền khiêm tốn của hội tương tế, còn có những quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chu cấp cho người thuộc quyền quản lý khi họ bị ốm đau, tai nạn lao động.
Đáng chú ý là trong quá trình phát triển, trước cục diện mới, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của các quốc gia. Chính phủ các nước, nhất là các nước công nghiệp, không thể quan tâm đến tình cảnh của người lao động. Họ buộc phải từng bước cải thiện điều kiện lao động, rút ngắn thời gian làm việc, có chế độ thích hợp hơn để tỏ ra có chăm sóc đến đời sống của người lao động. Điển hình là năm 1850, dưới thời Thủ tướng Bis -Mắc, nhiều bang của nước Đức đã giúp đỡ các địa phương lập quỹ bảo hiểm ốm đau, do các công nhân phải đóng tiền để bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc chính là bắt nguồn từ đây và người được bảo hiểm phải đóng bảo hiểm.
Chế độ ốm đau được phổ cập trong toàn nước Đức vào năm 1883, do các hội tương tế lúc bấy giờ của công nhân quản lý. Năm 1884 xuất hiện các chế độ bảo hiểm về rủi ro nghề nghiệp do các hiệp hội chủ doanh nghiệp quản lý. Năm 1889 lại xuất hiện chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật do chính quyền các tỉnh quản lý.
Trong khoảng từ năm 1883 đến năm 1884, một hệ thống bảo hiểm xã hội lớn đầu tiên ra đời với sự tham gia bắt buộc của những người làm công ăn lương, theo nguyên tắc người được hưởng bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm xã hội và 3 thành viên của của xã hội là: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều có vị trí trong việc quản lý hệ thống Bảo hiểm xã hội. Từ đó nhiều nước đã sử dụng cơ chế này trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội của nước mình.
Sáng kiến về bảo hiểm xã hội của chính quyền Bis- Mac được nhiều nước Châu Âu chấp nhận. Từ thập kỷ 30 của thế kỷ XX liên tiếp các nước Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ, Canada đều áp dụng; từ sau đại chiến thế giới thứ II và sau khi giành được độc lập nhiều nước Châu Phi, Châu Á và vùng Caribê cũng lần lượt áp dụng cơ chế bảo hiểm xã hội tương tự. Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng các nước áp dụng cơ chế bảo hiểm xã hội chủ yếu là áp dụng các đặc trưng có sự đóng bảo hiểm xã hội của những người được bảo hiểm. Còn về chế độ phụ cấp thì cụ thể mỗi nước tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội cụ thể và truyền thống riêng của nước mình để thêm bớt, không máy móc sao chép những chế độ của nước này, nước khác.
Có thể nói bảo hiểm xã hội được hình thành và phát triển gắn liền với sự phân công lao động xã hội à sự phát triển của ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp công nhân nhận lương trong các xí nghiệp công nghiệp sống hoàn toàn dựa vào tiền lương. Khi họ gặp rủi ro trong quá trình lao động như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản thì ngay lập tức cuộc sống của họ bị đe doạ. Điều này nếu không được các giới chủ sử dụng lao động quan tâm sẽ làm cho quan hệ giữa chủ và thợ vốn đã được căng thẳng và có thể là nguyên nhân của của các cuộc bãi công biểu tình. Để hài hoà mối quan hệ này thì việc hình thành bảo hiểm xã hội là tất yếu.
4.2. Quá trình hình thành và phát triển BHXH tại Việt nam:
Việt nam cũng như các nước trên thế giới. Sau khi Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tháng 12/1946, Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân. Trong hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già.
Ngày 12/3/1947, Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29SL Quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.
Ngày 20/5/1950, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh số 76 và 77 quy định thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ công nhân viên chức.
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, thực hiện hiến pháp 1959, Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội đối với chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước kèm theo nghị định 218/CP ngày 27/11/1961. Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm 6 loại trợ cấp: ốm đau, thai sản, tử tuất. Đáng chú ý là đến lúc này, quỹ bảo hiểm xã hội được chính thức thành lập là quỹ độc lập thuộc ngân sách; các cơ quan, doanh nghiệp chỉ nộp bằng một tỉ lệ % so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức, còn công nhân viên chức thì không phải đóng bảo hiểm xã hội..
Điều lệ tạm thời này được thực hiện trong suốt thời gian gần 32 năm. Trong quá trình này, có một số điểm bổ sung sửa đổi, nhưng chỉ là tỷ lệ nộp của cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, điều kiện và mức hưởng trợ cấp, cách tính thời gian công tác, tiền lương căn cứ tính trợ cấp, cơ quan quản lý quỹ BHXH.
Ở giai đoạn này có thêm cơ chế bảo hiểm xã hội đối với khu vực ngoài quốc doanh. Trong khu vực tiểu thủ công nghiệp, liên hiệp xã, Trung ương ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã và các tổ sản xuất tiểu thủ công nghệp. Về cơ bản, chế độ này phỏng theo mô hình bảo hiểm xã hội trong khu vực Nhà nước, đã có tính đến một số đặc điểm của ngành tiểu thủ công nghiệp.
Điểm khác quan trọng là nguồn thu dựa trên cơ sở tiền đóng góp của người lao động nhưng do sản xuất tiểu thủ công nghiệp không ổn định nên người lao động đóng góp không thường xuyên, quỹ Bảo hiểm xã hội lại không có sự bảo trợ của Nhà nước. Vì vậy, điều lệ chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn ngủi, đến năm 1989 phải chấm dứt.
Trong khu vực nông nghiệp, tuy chưa có bảo hiểm xã hội chính thống, nhưng do nhu cầu bảo đảm cuộc sống của người lao động trong khu vực nông nghiệp, một số nơi đã tự phát lập ra chế độ bảo hiểm tuổi già trong phạm vi xã thôn là chính. Quỹ bảo hiểm tuổi già được hình thành chủ yếu bằng số thóc nộp của những người tham gia, trợ cấp tuổi già cũng bằng thóc. Cho nên đây cũng chỉ là hình thức sơ khai có tính chất bảo hiểm xã hội, phạm vi và tác dụng còn nhiều hạn chế.
Kể từ Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu. Trong các chính sách xã hội thì việc cải cách, đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội trở thành một vấn đề bức bách đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
Ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành nghị định tạm thời chế độ BHXH. Nội dung cải cách trước hết nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, mở ra hai loại hình bảo hiểm xã hội đó là: Bảo hiểm xã hội đối với người được bảo hiểm ; trong loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động phải đóng phí bảo hiểm nhân danh những người lao động được sử dụng.
Quỹ Bảo hiểm xã hội được Nhà nước hỗ trợ thêm, quy định tại 5 chế độ trợ cấp: ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất, xoá bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã biểu hiện nhiều tiêu cực và bất hợp lý; thống nhất hoá tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội trong cả nước. Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm xã hội, điều kiện hưởng trợ cấp, tiền lương làm căn cứ và mức hưởng trợ cấp đều được sửa đổi căn bản. Tuy vậy đối với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa có những quy định chi tiết cụ thể.
Trên cơ sở thực tiễn thực hiện bảo hiểm xã hội từ trước đến nay nhất là căn cứ vào những kinh nghiệm thực hiện nghị định 43/CP, cơ chế bảo hiểm xã hội đã được chế định lại thành một chương trong Bộ luật lao động thông qua ngày 23/6/1994 và được cụ thể hoá Điều lệ Bảo hiểm xã hội mới kèm theo nghị định 12/CP ngày 26/1/1995. Chương BHXH trong Bộ luật lao động gồm những quy phạm có tính chất nguyên tắc. Điều lệ BHXH mới được ban hành, căn cứ vào Bộ Luật lao động đã mở ra một trang mới đối với BHXH ở nước ta trong điều kiện và bối cảnh: nền kinh tế nhiều thành phần, vận dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ quan BHXH Hà Tây là một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam được thành lập theo quyết định 13A/TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt nam và quyết định số 314/GĐ của UBND tỉnh Hà Tây và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/7/1995.
II. THỰC TRẠNG CỦA BHXH HÀ TÂY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây.
1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây
1.1.1 Đôi nét về tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động BHXH Hà Tây.
Hà Tây là một tỉnh đồng bằng với diện tích 214.703 Km2. Dân số trên hai triệu người, gồm 12 huyện và 2 thị xã. (Hà Tây có; một phần nhỏ diện tích là bán sơn địa có dân tộc ít người sinh sống như dân tộc Mường, dân tộc Dao)...
Địa bàn Hà Tây tiếp giáp phía Tây bắc và Nam thành phố Hà Nội. Với vị trí như trên Hà Tây trở thành áo giáp bảo vệ cửa ngõ ra vào thủ đô Hà Nội. Mọi diễn biến xã hội ở Hà Nội đều tác động mạnh mẽ, mau lẹ tới Hà Tây và ngược lại.
Có rất nhiều doanh nghiệp Trung Ương và Liên doanh với nước ngoài có số lao động khá lớn đóng trên địa bàn tỉnh.
Là một tỉnh có nguồn nhân lực đồi dào, nhiều ngành nghề truyền thống có nhiều thuận lợi. Song cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Kinh tế còn chậm phát triển so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa mạnh, nông nghiệp vẫn là chủ yếu, công nghiệp quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, hạ tầng cơ sở kém, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ dân trí thấp và chủ yếu sống ở nông thôn do đó phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều lao động còn thiếu việc làm nên số lao động tham gia BHXH còn hạn chế.
1.1.2 Tác động của cơ cấu kinh tế đến BHXH Hà Tây
Hà Tây là tỉnh có số dân trong độ tuổi lao động chiếm cao, trình độ của lao động vẫn còn ở mức hạn chế đặc biệt là lao động chưa có tay nghề, chưa qua trường lớp đào tạo dạy nghề (nếu có chỉ chiếm rất ít trong số người ở độ tuổi lao động), Tỉnh chưa có chính sách thu hút vốn đầu tư vào tỉnh cao, chính sách kinh tế chưa phù hợp, phân công lao động còn hạn chế chưa thích ứng với tình hình do đó làm chậm sự phát triển kinh tế của tỉnh. ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu kinh tế dưới góc độ (ngành vùng, thành phần kinh tế) đến phát triển BHXH có những nét chung và được thể hiện ở chỗ:
Mọi biến đổi cơ cấu đều dẫn đến sự thay đổi của số lượng và chất lượng lao động, mức đóng góp bảo hiểm và mức chi bảo hiểm. Chính vì sự thay đổi này tác động làm thay đổi quy mô của hoạt động BHXH trên cả ba phương diện ngành vùng và thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành và thành phần kinh tế biểu hiện rõ hơn cả.
Dưới góc độ ngành, nền kinh tế được phân chia theo các khối ngành: nông nghiệp, công nghiệp (bao gồm cả xây dựng và dịch vụ).
Thu nhập của người lao động cũng như số lượng người bắt buộc phải tham gia BHXH ở trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ bao giờ cũng gấp nhiều lần so với ngành nông nghiệp.
Theo sự phát triển ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, vấn đề có tính quy luật chung là tốc độ phát triển của hai ngành công nghiệp và dịch vụ bao giờ cũng lớn hơn tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp xét trên phương diện số lượng lao động cũng như thu nhập bình quân đầu người.
Trong điều kiện đó, sự phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ là nhân tố rất quan trọng, có tác động làm tăng trưởng các hoạt động BHXH. Với xu thế tất yếu này, số lượng lao động của hai ngành công nghiệp và dịch vụ tham gia BHXH cũng như phần đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ cho quỹ BHXH sẽ ngày một tăng lên theo sự phát triển của hai ngành này. Trong khi đó, ngành nông nghiệp với đặc điểm kinh tế hộ là chủ yếu, lao động theo vụ mùa, thì tác động của ngành này đối với sự phát triển của BHXH không lớn.
1.2. Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Hà Tây.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Hà Tây là một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam được thành lập theo quyết đinh số 13A/TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và bắt đầu hoạt động từ 01/07/1995. Toàn ngành hiện có 130 cán bộ công nhân viên chức thuộc hai ngành: Sở Lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh bàn giao theo thông tư số 125/TT ngày 24/6/1995 của Liên Bộ (Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh Xã Hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) được hoạt động theo hệ thống quản lý ngành dọc từ trung ương đến cấp huyện.
Bộ máy hoạt động của BHXH Hà Tây được tổ chức theo mô hình: Văn phòng BHXH tỉnh và 14 BHXH huyện, thị xã ký hợp đồng với 411 đại lý chi trả ở xã, phường. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tây gồm có 6 phòng chức năng:
Phòng Quản lý thu BHXH
Phòng Kế hoạch tài chính (bao gồm QL chi BHXH)
Phòng Quản lý chế độ chính sách BHXH
Phòng Quản lý hồ sơ
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kiểm tra
Các phòng trực thuộc có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức quản lý quỹ BHXH, thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của phòng. Các phòng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH tỉnh và sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các Ban chức năng tương ứng thuộc BHXH Việt Nam.
BHXH tỉnh Hà Tây thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện các tổ chức thu BHXH theo quy định của Chính phủ bao gồm các nguồn thu sau:
Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương
Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng
+ Tổ chức quản lý và xét duyệt chính sách BHXH cho người lao động hưởng chế độ BHXH.
+ Thực hiện chi trả 5 chế độ: Trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Bảo hiểm xã hội Hà Tây có trách nhiệm thu và cấp sổ BHXH cho 1.771 cơ quan đơn vị, doanh nghiệp trên điạ bàn với số lao động là 74.388 người với số tiền hàng năm phải thu trên 70 tỷ đồng, quản lý và giải quyết chính sách, chi lương hưu và trợ cấp cho gần 7,5 vạn người hưởng BHXH với tổng số tiền trên 300 tỷ đồng.
2. Thực trạng của BHXH Việt Nam trong những năm qua.
2.1 Vai trò của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đông dân (77 triệu người, đứng hàng thứ 12 trên thế giới), nhưng lại là một trong những nước nghèo nhất thế giới (với thu nhập bình quân đầu người chưa đến 300 USD/năm). Vì vậy an ninh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng có ý nghĩa rất to lớn đối với người dân và người lao động. Ngay từ khi thành lập nước, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng đến phát triển chính sách bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội (bảo trợ xã hội ở Việt Nam có sự đan xen giữa Social Security và Social Protection).
Riêng lĩnh vực bảo hiểm xã hội đã phát huy dần từng bước, từ chỗ đối tượng bảo hiểm xã hội chỉ là công nhân viên chức nhà nước đến nay đã mở rộng cho người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tính đến nay, đã có khoảng 4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội và gần 2 triệu người đang hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên.
Chính sách bảo hiểm xã hội đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội; góp phần ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, so với lực lượng lao động cả nước thì tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp. Những người lao động trong khu vực phi kết cấu, lao động nông nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động chưa được tham gia bảo hiểm xã hội, chưa được sự bảo vệ của bảo hiểm xã hội. Điều này đã làm tăng nguy cơ cho gánh nặng của hệ thống an sinh xã hội (tầng thứ nhất). Nghĩa là tăng nguy cơ cho các chi phí công cộng để trợ giúp cho các đối tượng này. Theo một số dự báo, dân số nước ta tiếp tục tăng trong 20 năm tới, mặc dù tốc độ tăng đã giảm. Có thể thấy điều này qua các số liệu sau:
Năm
Dân số (1000 người)
Dân số từ 15-49 tuổi (1000 người)
2000
77.700
21.066
2005
82.500
23.663
2010
87.400
25.501
2015
93.300
25.958
2020
97.100
26.237
(Nguồn: Chương trình mục tiêu Phát triển Dân số – Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
Như vậy đến những năm 30 của thế kỷ này, dân số nước ta sẽ đạt 100 triệu người và lực lượng lao động khoảng 49 triệu người. Đây là lực lượng lao động đông đảo có thể tham gia bảo hiểm xã hội nếu như chính sách bảo hiểm xã hội được mở rộng và như vậy sẽ có khoảng 50% số dân được sự bảo vệ ở tầng thứ hai của hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Hay nói cách khác nguy cơ rủi ro trong lao động của gần 50% dân cư đã được bảo vệ bởi các chế độ bảo hiểm xã hội. Điều này đã giảm chi phí công cộng để thực hiện các trợ giúp xã hội tối thiểu (tầng thứ nhất).
Xét dưới khía cạnh kinh tế, khi các chi phí công cộng cho trợ giúp xã hội giảm đi thì số tiền từ ngân sách và xã hội sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân làm cho đời sống của người dân được “an sinh” hơn. Đây là ý nghĩa rất lớn lao của sự mở rộng và phát triển bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Hệ thống BHXH được mở rộng góp phần giảm bớt những đối tượng cần trợ giúp rất nhiều như những người già cô đơn không nơi nương tựa (khoảng 300.000 người), người tàn tật (khoảng 4 triệu người), trẻ em mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (khoảng 200.000 người), người nghèo (chiếm 11% số hộ cả nước) …
Những đối tượng này (không phải tất cả) nếu được tham gia vào các hệ thống BHXH (hoặc bắt buộc hoặc tự nguyện), đặc biệt là nông dân và lao động nông thôn, mới chiếm đến 80% dân số và trên 70% lực lượng lao động cả nước, thì họ sẽ phần nào được sự bảo vệ của hệ thống, được sự san sẻ của những người cùng tham gia bảo hiểm và như vậy gánh nặng của ngân sách, của các quỹ công cộng và của cộng đồng sẽ được nhẹ bớt. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội quốc gia càng đảm bảo và phát triển.
Ngay sau khi Nghị định 12/CP có hiệu lực thi hành, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận sự bàn giao từ ngành lao động và Công đoàn 3,2 triệu người tham gia BHXH, trong đó có 2,2 triệu người đóng BHXH thuộc 18.656 đơn vị, cơ quan doanh nghiệp và từ đó tới nay, số người tham gia BHXH ngày càng một tăng với 2,5 triệu người thuộc 39.160 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt là số lao động khu vực ngoài quốc doanh tham gia BHXH tăng nhanh.
Điều đó đã đảm bảo quyền được trợ cấp, quyền được Nhà nước và xã hội chăm lo khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... sự quan tâm đó đã tạo điều kiện để mọi người lao động phấn khới, phát huy khả năng lao động, tự do di chuyển việc làm và từng bước khắc phục được sự phân biệt về việc làm trong và ngoài biên chế của Nhà nước, góp phần thúc đẩy cho các loại doanh nghiệp phát triển.
Trong 6 năm qua, BHXH Việt nam đặc biệt chú trọng tới công tác thu chi và cân đối quỹ, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý quỹ, đảm bảo quỹ BHXH là nguồn chi trả các chế độ trợ cấp BHXH đối với người lao động. Để đảm bảo nguồn tài chính, ngay sau khi Nghị định 12/CP có hiệu lực, BHXH Việt Nam đã xây dựng kế hoạch thu và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Nhờ vậy công tác thu BHXH đã tăng nhanh, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng năm 1999, tổng số thu BHXH đạt 4.200 tỷ đồng tăng gấp 10 lần tổng số thu năm 1994 (420 tỷ). Do đạt được những kết quả cao trong công tác thu nên tính đến năm 1999, tổng số tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH tăng cao 12.000 tỷ đồng. Số tiền này được Chính phủ cho phép vào đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mua trái phiếu, công trái và gửi các ngân hàng Nhà nước để bảo toàn và phát triển giá trị của quỹ.
Những năm qua, vấn đề đối mới quy trình thủ tục lập hồ sơ xét hưởng các chế độ BHXH luôn được BHXH Việt Nam coi trọng. Trước đây, việc giải quyết các chế độ ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động... kéo dài từ 1 tháng thì cần nhiều loại giấy tờ làm căn cứ nhưng đến nay, việc giải quyết các chế độ này đã được rút ngắn xuống còn từ 5 đến 25 ngày và được nhiều đơn vị sử dụng lao động, người lao động hoàn nghênh. Tình từ 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã giải quyết hơn 3 triệu lượt người nghỉ ốm, 7 vạn người hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hơn 30 vạn người nghỉ thai sản, 51 vạn người nghỉ hưu hàng tháng và trợ cấp 1 lần và chưa kế để xẩy ra trường hợp nào vi phạm chế độ.
Cùng với việc giải quyết các chế độ BHXH là việc chi trả lương hưu và các trợ cấp BHXH cũng hết sức tiến bộ.
Với mức tiền chi trả lương hưu và các loại trợ cấp lớn 6000 tỷ đồng cho hơn 6 triệu người /năm, nhưng BHXH Việt Nam đã chi trả kịp thời, đầy đủ theo đúng chế độ. Đảm bảo cho người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng trong cả nước đều được nhận tiền một lần vào ngày15 hàng tháng.
Trước đây chính sách BHXH do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quyết định. Nhưng từ năm 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ đến từng đối tượng tham gia BHXH thông qua việc đăng ký tham gia BHXH và cấp số BHXH. Tính từ năm 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã cấp số cho 3,8 triệu người lao động tham gia BHXH.
Những kết quả mà BHXH Việt Nam đạt được trong 6 năm qua một lần nữa đã khẳng định những nội dung đổi mới chính sách BHXH của Nhà nước là đúng đắn, hợp với mong muốn của người lao động. Các quy định về thu chi, quản lý quỹ của BHXH rất có hiệu quả. Những kết quả này chứng minh và hứa hẹn những bước đi vững chắc để tiến tới mục tiêu của BHXH mà Nhà nước đã đề ra.
Những tồn tại hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 6 năm qua, ngành BHXH Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại hạn chế sau đây:
- Đối tượng tham gia BHXH hàng năm tuy tăng, nhưng so với tổng số lao động trong diện phải tham gia BHXH theo quy định mới đạt 86%. Số lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH mới đạt 40%; kết quả thu BHXH hàng năm đạt khoảng 90% với tổng số phải thu.
- Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, thì mỗi năm thất thu BHXH gần 3.000 tỷ đồng. Tình trạng nợ đọng tiền BHXH còn lớn; tính đến nay, khoảng 500 tỷ đồng chiếm 12% diện thu đã quản lý được.
- Tổ chức BHXH Việt Nam đã được thành lập để thực hiện việc thu chi và quản lý quỹ từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, tổ chức biên chế đông lại thiếu đồng bộ chất lượng còn hạn chế.
- Trong những năm qua việc tuyên truyền về chính sách BHXH thường xuyên nội dung chưa phong phú, nên nhận thức của người sử dụng lao động, n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BH01.docx