MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BHYT 3
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA BHYT 3
1. Khái niệm và bản chất của BHYT 3
1.1. Khái niệm về BHYT 3
1.2. Bản chất của BHYT 4
2. Vai trò của BHYT 11
3. Mối quan hệ giữa BHYT và chế độ chăm sóc y tế 12
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHYT 14
1. Đối tượng, đối tượng tham gia và phạm vi BHYT 14
1.1. Đối tượng BHYT 14
1.2. Đối tượng tham gia BHYT 14
1.3. Phạm vi bảo hiểm 15
2. Phương thức BHYT 16
3. Quỹ BHYT 17
3.1. Nguồn hình thành quỹ BHYT 17
3.2. Các khoản chi 18
III. KHÁI QUÁT VỀ BHYT VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ Ở VIỆT NAM. 19
1. Khái quát về BHYT ở Việt Nam 19
1.1. Đối tượng tham gia BHYT 20
1.2. Phạm vi KCB 21
1.3. Quỹ BHYT 21
1.4. Quy định thanh toán chi phí KCB 22
2. Các chương trình chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ở Việt Nam. 23
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO
Ở BHXH HẢI DƯƠNG 1999 -2005 25
I. VÀI NÉT VỀ BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM 25
1. Quy định KCB cho người nghèo ở Việt Nam 25
1.1. Chuẩn nghèo 25
1.2. Các chủ trương, Nghị định của Đảng hướng dẫn thực hiện BHYT cho người nghèo 27
2. BHYT cho người nghèo ở Việt Nam. 29
2.1. Sự cần thiết BHYT cho người nghèo. 29
2.2. Thực trạng BHYT cho người nghèo ở Việt Nam. 30
2.3. Kinh nghiệm BHYT cho người nghèo từ tỉnh Hà Tây và Bình Định. 33
II. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN BHXH TỈNH HẢI DƯƠNG 37
1. Sự hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương 37
1.1. Quá trình hình thành của BHXH tỉnh Hải Dương 37
1.2. Quá trình phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương 38
2. Kết quả hoạt động vài năm qua của BHXH tỉnh Hải Dương 41
2.1. Kết quả đạt được 41
2.2. Những hạn chế 52
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG, 1999-2005 53
1. Tình hình triển khai BHYT cho người nghèo 53
2. Đánh giá chung về công tác KCB cho người nghèo theo chế độ BHYT 61
2.1.Những ưu điểm 61
2.2. Những khó khăn trong quá trình thực hiện BHYT cho người nghèo. 63
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG 65
1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH KCB 65
2. THỰC HIỆN MUA THẺ BHYT CHO 100% NGƯỜI NGHÈO 66
3. MỞ RỘNG QUỸ KCB 67
4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KCB 68
5. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN 69
6. TẬP TRUNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 70
7. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
63 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phố, BHXH tỉnh đã được bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Sau khi BHYT chuyển sang BHXH đội ngũ cán bộ đã được bố trí, phân công, sắp xếp hợp lý để kiện toàn bộ máy tổ chức. Do vậy đến nay đã có đủ số lượng cán bộ theo biên chế được giao và đã bổ nhiệm đủ Trưởng phó phòng, Giám đốc, Phó giám đốc BHXH 12 huyện, thành phố.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của đơn vị đã được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ngày càng trưởng thành.
Bảng 5: Số cán bộ, nhân viên trong biên chế và làm việc theo hợp đồng tại BHXH Hải Dương
Đơn vị: Người
Thời gian
Tổng số cán bộ-nhân viên
Trong đó
Biên chế
HĐ dài hạn
HĐ có thời hạn
7/1995
124
124
-
-
9/1997
113
102
-
11
12/2004
196
143
49
4
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Hải Dương)
Bảng 6: Cán bộ, nhân viên được phân chia theo trình độ chuyên môn
tại BHXH Hải Dương
Đơn vị: Người
Thời gian
Tổng số cán bộ-nhân viên
Chia theo trình độ chuyên môn
Đại học
Trung cấp
Sơ cấp nhân viên
7/1995
124
31
90
4
9/1997
113
45
63
5
12/2004
196
129
61
6
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Hải Dương)
1.2.3 Về xây dựng cơ sở vật chất
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về cơ bản đã hoàn thành. Đã xây dựng được trụ sở làm việc của BHXH tỉnh, 11 trụ sở BHXH cấp huyện, chuẩn bị xây dựng trụ sở BHXH thành phố Hải dương và xây dựng mới trụ sở BHXH tỉnh.
2. Kết quả hoạt động vài năm qua của BHXH tỉnh Hải Dương
2.1. Kết quả đạt được
2.1.1. Thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH
Từ chỗ người lao động được hưởng các chế độ BHXH được Nhà nước bao cấp, chưa thực hiện nghĩa vụ đóng nộp BHXH, thói quen này đã đi vào tiềm thức của từng người, nay phải thay đổi hoàn toàn theo cơ chế người lao động, người sử dụng lao động phải đóng nộp BHXH sau đó mới được hưởng BHXH. Đây là một sự thay đổi hết sức khó khăn cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHXH và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia BHXH theo quy định mới đã tác động tích cực làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, đến nay hầu hết ngươì lao động và sử dụng lao động đã hiểu và quan tâm thực hiện chế độ BHXH.
Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Hải Dương không ngừng tìm biện pháp khắc phục đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, sự lãnh đạo của BHXH Việt Nam, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ngành như Báo Hải dương, Đài phát thanh truyền hình, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, Thanh tra Nhà nước tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn lao động tỉnh trong việc tuyên truyền chính sách BHXH và thanh tra việc thực hiện chế độ BHXH ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức tính thu theo tháng với các đơn vị làm cơ sở để đôn đốc thu, hàng năm đều tổ chức khảo sát nắm số lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp mới hoạt động để đôn đốc vận động tham gia BHXH. Thực hiện hướng dẫn triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định về chế độ BHXH, tiền lương đến các đơn vị sử dụng lao động.
Công tác đôn đốc thu đã bám sát đơn vị, nắm rõ khó khăn, vướng mắc về đóng nộp BHXH của từng đơn vị, kịp thơì bàn biệp pháp tháo gỡ, đến nay đã thực hiện thu hết số nợ tiền BHXH trên 8 tỷ đồng do ngành Thuế bàn giao sang tháng 7/1995 và không còn đơn vị nợ đọng tiền BHXH kéo dài.
Trong 10 năm, từ năm 1995 đến 2005 BHXH tỉnh Hải Dương đã thu vào quỹ BHXH được 754 tỷ đồng so với tổng kế hoạch được giao là 705 tỷ đồng, đạt 107%.
Công tác cấp sổ BHXH được triển khai từ năm 1996, quá trình triển khai đã có sự phối hợp của các đơn vị sử dụng lao động trong việc tháo gỡ thiếu mất hồ sơ, BHXH đã chủ động tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành chỉ đạo các đơn vị bổ sung hồ sơ, những đơn vị có vướng mắc nhất là đối với cán bộ xã, phường, thị trấn lãnh đạo BHXH tỉnh đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo huyện để bàn cách tháo gỡ. Đến nay đã cơ bản cấp kịp thời và xác nhận bổ sung sổ BHXH cho người lao động. Thực hiện ghi và xác nhận thời gian tham gia BHXH cho trên 5.200 người của 42 doanh nghiệp sắp xếp lại theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP và trên 700 người về theo Nghị quyết 09 của ngành giáo dục, tạo cho người lao động yên tâm, góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp của tỉnh.
Bảng 7: Kết quả thu BHXH từ năm 1995 đến 2004
Năm
Số đơn vị
Trong đó có
Số lao động
(người)
Trong đó có
Số thu
(tỷ đồng)
NQD
VĐTNN
NCL
NQD
VĐTNN
NCL
Kế hoạch
Đã thu
1995
401
-
-
-
69.688
-
-
-
15
25
1996
485
-
-
-
71.571
-
-
-
36,5
45
1997
437
4
8
-
52.604
71
407
-
42
51
1998
1.239
5
10
-
57.669
85
636
-
48
50
1999
1.248
7
14
-
59.979
305
1.176
-
50
52
2000
1.273
18
17
-
62.431
808
1.389
-
62
67
2001
1.299
28
15
-
64.910
2.705
1.270
59
76
83
2002
1.325
43
18
--
67.029
3.218
1.504
95
85
85
2003
1.451
118
22
-
69.873
3.975
3.129
1.786
142 ,5
144
2004
1.654
254
38
-
78.961
5.162
7.874
2.389
148
151,8
Cộng
705
753,8
(Nguồn: BHXH Hải Dương)
NQD: ngoài quốc doanh
VĐTNN: vốn đầu tư nước ngoài
NCL: ngoài công lập
2.1.2. Về thực hiện chế độ chính sách BHXH
Công tác giải quyết chế độ BHXH là một trong những công tác quan trọng của BHXH, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đối tượng tham gia BHXH, căn cứ chế độ chính sách hiện hành, BHXH đã làm tốt nhiệm vụ giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật, đúng chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia BHXH.
Tổng kết từ tháng 9/1995 đến hết năm 2004 BHXH tỉnh Hải Dương đã xét duyệt, giải quyết chế độ thường xuyên cho 15.776 người lao động, trong đó chế độ hưu trí 7.579 người; cán bộ xã hưởng trợ cấp hàng tháng 119 người; trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng 286 người; trợ cấp tuất định suất cơ bản 7.774 định suất; tuất nuôi dưỡng 18 định suất.
Đã giải quyết chế độ BHXH một lần cho 6.906 người, trong đó hưu trí 1 lần theo điều 28- Điều lệ BHXH cho 4.470 người; trợ cấp tuất 1 lần cho 1.934 người; trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp 1 lần cho 307 người; trợ cấp 1 lần cho cán bộ xã 195 người.
Điều chỉnh kịp thời chế độ tiền lương theo Chính sách của Nhà nước cho đối tượng, trong đó chế độ lương hưu cho 2.860 cán bộ quân đội khi nghỉ hưu có giữ chức vụ lãnh đạo theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ. Thực hiện Chỉ thị số 15 CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 09 CT/TW của Tỉnh uỷ và chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã rà soát đối chiếu hồ sơ với chế độ đang hưởng thực hiện điều chỉnh lại các trường hợp có sai lệch theo đúng chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước đảm bảo công bằng, được sự đồng tình ủng hộ cao của đông đảo đối tượng.
Giải quyết chế độ cho trên 400.000 lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, trên 16.000 người hưởng trợ cấp thai sản và gần 10.000 hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
Công tác giải quyết các chế độ BHXH đã thực hiện theo đúng hướng cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các loại giấy tờ, thủ tục không càn thiết cho người lao động và đơn vị trên cơ sở sử dụng cơ chế "Một cửa” việc giải quyết chế độ đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng chế độ BHXH tạo cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động không mất nhiều thời gian khi giải quyết chính sách góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành và ổn định tình hình kinh tế - chính trị, xã hội tại địa phương.
2.1.3. Về BHYT
2.1.3.1. Thực hiện BHYT cho đối tượng thuộc diện bắt buộc
BHYT được thực hiện từ năm 1993, tuy những năm đầu thực hiện thí điểm còn nhiều khó khăn, với kết quả thực hiện trên 10 năm qua cho thấy số người tham gia BHYT ngày càng tăng, năm 1993 mới chỉ có 121.000 người tham gia và được đảm bảo chế độ BHYT theo loại hình BHYT bắt buộc, năm 2002 có trên 220.000 người, đến tháng 12/2004 toàn tỉnh đã có 321.000 người, tăng so với năm 1993 gần 3 lần, so vơí năm 2002 tăng gần 1,5 lần. Người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, người hưởng các chế độ hưu trí hàng tháng, người có công với nước, người nghèo, thân nhân sĩ quan quân đội tại ngũ, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp và nhiều người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân đã được tham gia và hưởng chế độ BHYT bắt buộc theo quy định.
2.1.3.2. Thực hiện BHYT tự nguyện
BHYT tự nguyện là một công tác mới của ngành BHXH sau khi có sự chuyển giao BHYT Việt Nam về BHXH Việt Nam.
Từ năm 1992 căn cứ vào Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 và văn bản số 509/CV-UB ngày 17/7/1995 của UBND tỉnh Hải Hưng về việc chỉ đạo thực hiện BHYT tự nguyện, BHYT tỉnh Hải Hưng đã thực hiện BHYT tự nguyện cho đối tượng là học sinh phổ thông ở các cấp và các trường chuyên nghiệp song chưa thực hiện được loại hình BHYT tự nguyện nhân dân. Đến năm 1998, thực hiện Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ đã thực hiện BHYT tự nguyện với đối tượng là học sinh, năm 2002 được UBND tỉnh đồng ý thực hiện thí điểm BHYT tự nguyện với đối tượng là Hội viên hội cựu chiến binh và thân nhân ở huyện Nam Sách và Thanh Miện, tháng 8/2002 được nhân rộng mô hình này lên 12 huyện, thành phố.
Năm 2003 thực hiện Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT ngày7/8/2003 của liên bộ Tài chính-Bộ y tế về việc hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, BHXH tỉnh Hải dương đã tham mưu để UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo triển khai công tác BHYT tự nguyện toàn tỉnh,Tỉnh uỷ Hải Dương ban hành Chỉ thị số CT-TU ngày 18/3/2004 về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH - BHYT, BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai BHYT tự nguyện trong học sinh, sinh viên. Thực hiện văn bản số 2343/BHXH - TN ngày 9/7/2004 của BHXH Việt Nam về chương trình điểm BHYT cộng đồng. BHXH tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Cẩm Giàng thực hiện tại xã Tân Trường, Cẩm Hoàng, Cẩm Đông huyện Cẩm Giàng.
Kết quả triển khai vận động nhân dân thực hiện BHYT tự nguyện trong 10 năm qua đã khẳng định được sự phát triển khả quan của công tác BHYT tự nguyện của tỉnh Hải Dương.
Năm 2004 đã thu BHYT tự nguyện được trên 2,6 tỷ đồng đạt 228% kế hoạch được giao.
Bảng 8: Số người tham gia BHYT tự nguyện
từ năm 1995 đến năm 2004
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Số người tham gia
10.571
25.340
16.946
5.055
6.927
5.307
25.000
13.855
13.553
63.495
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Hải Dương)
2.1.4. Công tác kế hoạch-tài chính-chi trả các chế độ BHXH
Ngay từ những năm đầu thành lập ngành, cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương luôn quản lý được nguồn kinh phí và phân bổ nguồn kinh phí cho chi hoạt động, chi các chế độ BHXH cho BHXH huyện, thành phố đảm bảo đúng nguyên tắc, đủ nguồn chi, đúng chế độ, công khai tài chính. Chuyển tiền thu về BHXH Việt Nam luôn kịp thời đúng quy định. Công tác thẩm định quyết toán cho BHXH các huyện, thành phố luôn đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra giúp BHXH các huyện- thành phố thực hiện đúng các nghiệp vụ quản lý tài chính, hạch toán, kế toán theo chế độ hiện hành.
Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH những năm qua luôn đảm bảo chi trước ngày 15 hàng tháng và thực hiện theo phương châm đúng kì, đủ số an toàn, từng bước đến tay đối tượng, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, tạo cho đối tượng yên tâm, phấn khởi tin tưởng vào ngành BHXH, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Kết quả qua những năm thực hiện công tác kế hoạch- tài chính cho thấy sự tăng trưởng lớn mạnh của ngành BHXH. Nếu năm 1996 BHXH tỉnh Hải Hưng có tổng chi lương hưu và trợ cấp BHXH là 232 tỷ đồng, đến năm 1998 sau khi đã tách tỉnh, BHXH tỉnh Hải Dương chi trả số tiền là 180 tỷ đồng. Năm 2004 có tổng chi BHXH - BHYT là 435,3 tỷ đồng (không tính chi khám chữa bệnh) tăng 2,6 lần so với năm 1998.
Bảng 9: Kết quả chi trả các chế độ BHXH
từ tháng 10/1995 đến năm 2004
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng chi
Trong đó
Chi thường xuyên
Chi ốm đau
Chi thai sản
Chi
dưỡng sức
1995
59
58
0,3
0,7
-
1996
233
230
1
2
-
1997
256
252
1,3
2,7
-
1998
180
176,9
1,2
1,9
-
1999
182
178,6
1,2
2,2
-
2000
230
126,1
1,2
2,7
-
2001
279
272,7
1,7
3,6
1
2002
279
279,2
1,7
3,7
2,3
2003
393,7
381,7
2,7
6,7
2,6
2004
435,3
422,5
2,4
7
3,4
Cộng
2.527
2.469,8
14,7
33,2
9,3
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Hải Dương)
2.1.5. Công tác giám định BHYT
Năm 2003 tiếp nhận nhiệm vụ BHYT, BHXH Hải Dương đã tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở y tế để đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT, mặc dù trong điều kiện số người tham gia BHYT đi KCB tăng nhanh, ngành phải bố trí, sắp xếp cán bộ, tổ chức nhưng vẫn đảm bảo thanh toán kịp thời với các cơ sở KCB cho người có thẻ BHYT theo quy định.
Qua 10 năm, từ năm 1995 đến 2004 BHXH tỉnh Hải Dương đã chi KCB BHYT với số tiền là 157 tỷ đồng cho 3.392.077 lượt người đi KCB trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt hiện nay có 47 trường hợp được duy trì cuộc sống bằng chạy thận nhân tạo, hàng năm quỹ BHYT phải thanh toán trung bình 50trđ/người/năm và trên 1.000 mắc bệnh tiểu đường được điều trị theo chế độ quy định.
Hoạt động giám định BHYT góp phần đẩy mạnh đưa KCB BHYT về cơ sở. Năm 2001 Hải Dương có 40 trạm y tế có đủ điều kiện tổ chức KCB BHYT đến cơ sở. Năm 2004 đã có trên 200 trạm y tế xã (đạt 80% số xã trong tỉnh) đã tạo điều kiện đưa dịch vụ y tế về gần dân, giúp người có thẻ BHYT giảm được thời gian khi đi KCB.
Đội ngũ giám định viên đã có trình độ chuyên môn nhất định, có phẩm chất năng lực đủ để đáp ứng yêu cầu đặt ra, đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho người bệnh, quản lý được quỹ và chống lạm dụng quỹ từ các phía, giúp cân đối quỹ BHYT.
Năm 2004 đã phối hợp với một số cơ sở KCB thực hiện tư vấn sức khoẻ, khám và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh có thẻ BHYT tự nguyện ở một số trường học, bước đầu tạo được niềm tin của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh khi tham gia BHYT tự nguyện cho con em mình.
Thời gian qua công tác KCB BHYT đã thu được những kết quả hết sức quan trọng, đánh dấu một bước phát triển về chất trong chính sách xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, là chỗ dựa tin cậy cho nhân dân đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách xã hội, giúp họ vượt qua được những khó khăn về tài chính khi ốm đau, bệnh tật.
2.1.6. Các hoạt động khác
* Công tác công nghệ thông tin: Với ưu thế ứng dụng được công nghệ kỹ thuật cao và không ngừng được cải tiến, công nghệ thông tin đã góp phần tích cực trong công tác quản lý, lưu trữ, in cấp sổ, thẻ BHYT-BHXH và nhiều lĩnh vực khác của ngành. Năm 2003 phòng CNTT chính thức được thành lập.
Công tác quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BHXH bằng CNTT đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao để phục vụ cho việc kiểm tra, rà soát chế độ hưởng BHXH, điều chỉnh tiền lương theo quy định của Nhà nước, hồ sơ được quản lý chặt chẽ khắc phục tình trạng mất mát, thất lạc hồ sơ.
Từ năm 2003 đã chủ động trong việc in danh sách chi trả thường xuyên, đảm bảo tính chính xác tiền lương, trợ cấp cho đối tượng thay cho trước đây phải ký hợp đồng với Trung tâm tính toán thuộc Tổng cục Thống kê.
Trong công tác in, cấp phiếu KCB BHYT, CNTT đã đảm bảo được tiến độ cấp thẻ BHYT, phiếu KCB kịp thời cho đối tượng, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
CNTT đã không ngừng được phát triển đến nay đã đưa vào ứng dụng các chương trình công nghệ tin học và quản lý như phần mềm theo dõi, quản lý đối tượng, thời gian, mức đóng BHXH của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, phần mềm về quản lý cấp thẻ BHYT, phiếu KCB. Đặc biệt năm 2004 đã đưa vào ứng dụng phần mềm theo dõi, thanh toán giám định tại các cơ sở KCB giúp cho việc thực hiện rút ngắn thời gian tiếp nhận, thanh toán cho bệnh nhân và đáp ứng yêu cầu kiểm soát việc KCB chặt chẽ.
* Công tác tiếp dân, trả lời đơn thư: Từ tháng 7/1995 đến 2004 đã thực hiện được việc kiểm tra 37 lượt các đơn vị BHXH huyện, thành phố, kiểm tra 758 đaị lý chi trả, 493 đơn vị sử dụng lao động về thực hiện các chế độ đóng nộp và giải quyết các chế độ BHXH cho ngươì lao động, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng KCB tại 24 cơ sở KCB trong tỉnh.
Phối hợp với Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ, Sở lao động, Liên đoàn lao động kiểm tra theo chỉ thị 15/TW của Bộ Chính trị tại 3 BHXH huyện thành phố và 29 đơn vị sử dụng lao động. Phối hợp với Thanh tra Nhà nước tỉnh kiểm tra được 10 đơn vị sử dụng lao động về việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.
BHXH từ tỉnh đến huyện đã có phòng tiếp dân, phân công cán bộ làm công tác tiếp dân, công tác tiếp dân được thực hiện theo đúng luật định. Đã tiếp nhận 763 đơn các loại, trong đó 51 đơn tố cáo, khiếu nại 40 đơn, 672 đơn đề nghị và hỏi. Đơn thư đã được xác minh trả lời kịp thời theo đúng thẩm quyền và luật định, trả lời dứt điểm không có đơn thư vượt cấp kéo dài.
Kết quả công tác kiểm tra trong những năm qua đã giúp cho công tác chi trả các chế độ BHXH - BHYT đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách, tạo được sự công bằng xã hội góp phần hết sức quan trọng vào việc khẳng định tính đúng đắn ưu việt của các chế độ BHXH - BHYT, đặc biệt đã đem lại lòng tin cho nhân dân đối với cơ qua BHXH, với sự lãnh đaọ của Đảng và sự nghiêm minh của pháp luật, điều đó khẳng định vai trò hết sức quan trọng và cần thiết của công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
* Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH - BHYT luôn được quan tâm, mỗi khi có thay đổi về chính sách BHXH - BHYT đã kịp thời thông báo triển khai đến các đơn vị sử dụng lao động và người hưởng chế độ BHXH -BHYT.
BHXH tỉnh Hải Dương đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Hải Dương, Đài phát thanh truyền hình Hải Dương, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, các Tạp chí và với liên đoàn lao động tỉnh để tuyên truyền về chính sách BHXH - BHYT với nhiều hình thức đa dạng như tổ chức hội nghị, báo cáo viên, tuyên truyền miệng tại các đơn vị doanh nghiệp, in cấp hàng trăm ngàn tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, phát thanh trên hệ thống truyền thanh của huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn về quyền lợi,trách nhiệm liên quan đến chế độ BHXH -BHYT đến nhân dân, học sinh, xuất bản tập san 5 năm xây dựng và trưởng thành của BHXH tỉnh Hải Dương.
Năm 2004 BHXH tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh uỷ xây dựng cuốn những điều cần biết về chính sách BHXH - BHYT, làm phóng sự, tổ chức toạ đàm trực tiếp trên truyền hình, trả lời phỏng vấn, trả lời hỏi đáp trên báo, đài truyền hình, mua thẻ tặng BHYT tự nguyện cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường tháo gỡ, giải quyết chế độ chính sách BHXH - BHYT để tạo lòng tin cho nhân dân về chính sách BHXH - BHYT.
Công tác thông tin tuyên truyền đã thực sự có tác dụng làm chuyển biến nhận thức về công tác BHXH - BHYT của chủ sử dụng lao động, cơ quan, đơn vị, người lao động, nhân dân.
*. Công tác hoạt động xã hội: BHXH tỉnh Hải Dương còn thực hiện tốt công tác phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng và vận động cán bộ công chức tham gia ủng hộ nhân dân vùng bị bão lụt, thiên tai, nhân dân trong khu vực bị động đất, sóng thần, tham gia các quỹ ủng hộ nạn nhân bị chất độc hoá học, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ khuyến học…
Có được kết quả trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của BHXH Việt Nam, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố. Nhờ đó đã có tác động đến trách nhiệm thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người lao động ở các đơn vị.
Chính sách BHXH, BHYT được Đảng và Nhà nước bổ sung sửa đổi đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo người dân tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan thông tin đại chúng các cấp đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tăng thêm sự hiểu biết cho người lao động, nhân dân, học sinh, người hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
Cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn đoàn kết thống nhất, chủ động tham mưu và triển khai thực hiện nhiệm vụ, bám sát nhiệm vụ chính trị, có những giải pháp hợp lý để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Các phong trào thi đua khơi dậy được tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức; tập trung hướng vào giải quyết các chỉ tiêu nhiệm vụ khó khăn, bức xúc với các mục tiêu và thời gian thi đua cụ thể, công tác thi đua khen thưởng được thực hiện đúng mục đích, kịp thời, hàng năm có tổng kết, sơ kết; qua đó có tác dụng khuyến khích các đơn vị tham gia BHXH, BHYT thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT và cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhất là những năm gần đây toàn ngành đang tích cực thực hiện khẩu hiệu " Kỷ cương, dân chủ, năng động, sáng tạo, đoàn kết, tiết kiệm".
2.2. Những hạn chế
2.2.1. Về triển khai BHYT tự nguyện
Tuy đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, công tác tuyên truyền đã được tăng cường nhưng việc triển khai BHYT tự nguyện vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự được tất cả các đoàn thể, chính quyền các xã, phường, thị trấn, thôn, xóm, nhà trường vào cuộc do đó chưa thu hút được đông đảo nhân dân, hội đoàn thể, học sinh tham gia.
2.2.2. Về năng lực chuyên môn, phương pháp làm việc
Năng lực chuyên môn, phương pháp làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức trong ngành còn hạn chế, giải quyết công việc còn mang tính hành chính cứng nhắc, chưa thực sự đạt mục đích phục vụ người lao động và đối tượng làm mục đích phấn đấu trong thực thi nhiệm vụ, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang tác phong phục vụ còn chậm, hiệu quả công việc chưa cao và chưa đồng đều, có nơi, có lúc, có cán bộ còn chưa giải thích, hướng dẫn chu đáo, tỷ mỷ, tận tình cho đối tượng.
Như vậy, trong thời gian tới BHXH tỉnh Hải Dương sẽ phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố, các đơn vị sử dụng lao động, ngành chủ động nâng cao chất lượng hoạt động vì quyền lợi của người tham gia và người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT mà phục vụ phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
2.2.3. Công tác thông tin tuyên truyền
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách BHXH đến đơn vị sử dụng còn hạn chế vì vậy còn một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người lao động trong các doanh nghiệp này chưa nhận thức được đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi, một số doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện chế độ BHXH, BHYT cho người lao động, vì thế người lao động trong các đơn vị này chưa được hưởng quyền lợi BHXH, BHYT.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO Ở BHXH HẢI DƯƠNG, 1999-2005
1. Tình hình triển khai BHYT cho người nghèo
* Đối tượng được cấp thẻ BHYT
Đối tượng được cấp thẻ BHYT cho người nghèo là các đối tượng được KCB theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về khám chữa bệnh cho người nghèo, cụ thể như sau:
Các hộ nằm trong chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 1143 ngày 1/11/2000 của Bộ LĐ-TB&XH.
Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về “Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên” và nhân dân các dân tộc thiểu số tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186 ngày 7/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
* Mệnh giá thẻ BHYT cho người nghèo
Với hình thức mua thẻ BHYT cho người nghèo, người nghèo được hưởng quyền lợi KCB theo chế độ BHYT công bằng, bình đẳng như các đối tượng có thẻ BHYT khác. Để đảm bảo tốt hơn quyền lợi KCB bằng thẻ BHYT cho người nghèo và cũng là phù hợp hơn với tình hình đất nước, mệnh giá thẻ BHYT cho người nghèo đã thay đổi qua các năm.
Giai đoạn đầu từ năm 1999-2002 thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05 /1999/TTLT ngày 29/1/1999 của Bộ LĐ-TB&XH, Tài chính, Y tế hướng dẫn việc thực hiện KCB miễn nộp một phần viện phí đối với những người thuộc diện quá nghèo quy định tại Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ mệnh giá thẻ BHYT là 30.000đ/ người /năm.
Từ năm 2003 đến nay thực hiện theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về KCB cho người nghèo mệnh giá thẻ là 50.000 đ/người/năm.
* Nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo
Nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo lấy từ dự toán chi đảm bảo xã hội đã được bố trí hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương. Để hỗ trợ cho ngân sách mua thẻ BHYT cho người nghèo, có thể huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội, hội chữ thập đỏ, hội từ thiện...
Đến cuối năm kinh phí KCB cho người nghèo kết dư tại quỹ BHYT sẽ được chuyển sang năm sau để mua tiếp thẻ BHYT cho người nghèo.
* Cơ quan cấp thẻ BHYT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BHYT cho người nghèo ở Thanh Hoá Thực trạng và giải pháp.doc