Đề tài Bảo hiểm y tế sinh viên cơ hội và thách thức

 

LờI Mở ĐầU 1

PHẦN I :TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 2

PHẦN II :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 4

1. Khái niệm và vai trò của bhyt. 4

2. Phương thức BHYT: 5

3. Những nội dung cơ bản của BHYT: 6

3.1. Đối tượng bảo hiểm: 6

3.2. Phạm vi bảo hiểm: 6

3.3. Quỹ BHYT: 7

3.4. Phương pháp tính phí BHYT: 8

II. KINH NGHIỆM BHYT Ở MỘT SỐ NƯỚC: 9

1. BHYT ở trung quốc: 9

2. BHYT ở Hàn Quốc: 10

3. Bảo hiểm y tế ở Philippin: 12

4. BHYT ở Singapore: 13

III THỰC TRẠNG BHYT Ở VIỆT NAM 14

1. Thực trạng BHYT thuộc BHXH 14

2. BHYT thuộc BHTM 17

3. BHYT học sinh sinh viên 20

PHẦN 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

I. LÝ DO CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 26

1. Đáp ứng quy luật số lớn 26

2. Đáp ứng nguyện vọng học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. 26

3. Nhân rộng mô hình tới các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. 27

II. MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

1. Phương pháp điều tra chọn mẫu 28

2.Phương pháp thống kê mô tả 30

2.1. Khái niệm 30

2.2. Kết quả của phiếu điều tra 31

2.3. Tình hình tham gia BHYT sinh viên tại trường ĐH KTQD 33

2.4. Ý kiến của một số sinh viên . 34

PHẦN IV: KIẾN NGHỊ 36

I) PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 36

II) MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN BHYT SINH VIÊN 38

1. Đối với nhà nước 38

2. Một số kiến nghị giải pháp đối với trường 41

3. Một số định hướng mang tính giải pháp đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, các công ty bảo hiểm 43

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hiểm y tế sinh viên cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 năm nữa nước ta tiến tới BHYT toàn dân , đây là khoảng thời gian không còn dài vì vậy cần có những chính sách thoáng ngỡ những vướng mắc hiện nay của BHYT thì lộ trình tiến tới BHYT toàn dân mới có tính khả thi được . 2. BHYT thuộc BHTM Hiện nay trong hoạt động của ngành bảo hiểm được chia thành hai hệ thống đó là BHXH và BHTM. Trong đó BHXH được coi là một trong những chính sách xã hội, không vì mục đích kinh doanh. Còn BHTM với đầy đủ đặc điểm của hoạt động bảo hiểm nói chung là sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm với nhau thông qua việc lập quỹ tài chính nói chung, nhưng quỹ này chỉ được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm mà không có sự hỗ trợ của nhà nước như BHXH. Hoạt động của các công ty bảo hiểm dựa trên nguyên tắc cân bằng thu chi và có lãi. Vì thế mục đích chính của các công ty bảo hiểm cũng như tất cả các doanh ngiệp khác là đến tìm kiếm lợi nhuận. Việt Nam, kể từ ngày thành lập (17/12/1964) đến cuối năm 1993, chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất đó là tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) chỉ sau khi chính phủ ban hành nghị định 100/CP (18/12/1993), nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập tạo nên một thị trường bảo hiểm sôi động, chấm dứt thời kỳ độc quyền của Bảo Việt. Đặc biệt khi có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, thị trường bảo hiểm Việt Nam đa dạng hơn, sôi động hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ, con nguời luôn được coi là lực lượng sản suất chủ yếu, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Song trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống hàng ngày, những rủi ro: tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc làm, già yếu… vẫn luôn tồn tại và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con người. Vì vậy vấn đề mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được hậu quả của rủi ro nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người. BHXH, BHYT thực chất cũng là bảo hiểm con người (BCCN) và đã xuất hiện từ lâu, xong phạm vi đảm bảo cho các rủi do là vẫn còn hạn hẹp. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì người ta càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài BHXH, BHYT, các dịch vụ BHCN trong BHTM ra đời hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội. BHCN là một trong ba loại hình của BHTM, là hình thức bổ xung cho BHXH và BHYT, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sự giảm sút hoặc mất thu nhập và đáp ứng một số nhu cầu khác của người tham gia. BHCN trong BHTM có hai loại đó là bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểmphi nhân thọ (BHPNT). Bảo hiểm học sinh sinh viên nằm trong bảo hiểm con người phi nhân thọ. Thực chất bảo hiểm học sinh sinh viên là sự kết hợp giữa hai nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm ốm đau bệnh tật. Quá trình triển khai loại hình bảo hiểm học sinh sinh viên này lại tỏ ra rất phù hợp và có hiệu quả ở nước ta. Người được bảo hiểm là tất cả mọi học sinh từ nhà trẻ mẫu giáo đến sinh viên đại học. Đối tượng này hẹp hơn so với bảo hiểm trẻ em vì nó chỉ giới hạn với trẻ em đến trường. Những học sinh ở tuổi thanh niên, bản thân các em đã là người tham gia bảo hiểm. Còn đối với học sinh vị thành niên, người tham gia có thể là bố mẹ, anh chị hoặc người đỡ đầu. Người tham gia bảo hiểm ở đây không bị hạn chế bởi tuổi tác, mức độ thân thích hay mức độ tàn tật. Mục đích của bảo hiểm học sinh sinh viên là trợ giúp cho học sinh sinh viên và gia đình các em một số tiền nhất định để nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sưc khoẻ và sớm trở lại trường lớp khi không may các em gặp rủi ro, tai nạn. Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và nhà bảo hiểm để từ đó làm tốt hơn công tác đề phòng hạn chế và ngăn ngừa tai nạn, nhanh chóng khắc phục hậu quả của tai nạn rủi ro xảy ra đối với học sinh và thông qua hoạt động bảo hiểm giúp các em nâng cao được ý thức cộng đồng ngay khi còn nhỏ tuổi. Phạm vi của bảo hiểm học sinh sinh viên đó là: bị chết trong mọi trường hợp, tai nạn thương tật, ốm đau bệnh tật phải nằm viện điều trị và phẫu thuật. Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm học sinh sinh viên cũng có một số trường hợp sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm: Học sinh đến tuổi thành niên bị chết do tự tử tiêm trích ma tuý. Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (trừ những người được bảo hiểm ở tuổi vị thành niên). Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, them mỹ, làm răng giả, chân tay giả… Chiến tranh, phóng xạ.. Thời hạn bảo hiểm cũng giống như BHYT thuộc BHXH thường là một năm (có thể là một năm học hoặc tính theo dương lịch). Do đây là một loại hình bảo hiểm tự nguyện nên số tiền bảo hiểm cũng được ấn định thành nhiều mức để người tham gia dễ lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của bản thân họ. Tuy nhiên bảo hiểm học sinh sinh viên thuộc BHTM bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhann chính là do đây là một loại hình bảo hiểm kinh doanh nên nó không thể hiện được tính ưu việt như BHYT trong BHXH. Đó là khi học sinh sinh viên tham gia loại hình bảo hiểm này, khi không may gặp tao nạn, ốm đau, bệnh tật thì công ty bảo hiểm chỉ trả một khoản tiền nhất định, nhưng còn đối với BHYT học sinh sinh viên không chỉ được KCB tại cơ sở y tế mà còn được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế trường học và nếu như học sinh sinh viên mắc những bệnh nan y cần điều trị lâu dài tốn kém hàng chục, thậm trí hàng trăm triệu cũng được BHYT thanh toán. Hơn nữa bảo hiểm học sinh sinh viên thuộc BHTM vì mục đích kinh doanh nên mức phí rất cao. Với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay chỉ một số ít học sinh sinh viên mới có khả năng tham gia. Chính vì vậy loại hình bảo hiểm học sinh sinh viên thuộc BHTM sẽ không chiếm giữ một thị phần lớn mà nó chỉ khai thác đựơc ở các thành phố, thị xã, những đối tượng có thu nhập cao. Đây cũng chính là mộ ưu thế rất lớn cho BHYT. Vì vậy BHYT cần có những quyết sách hợp lý và đúng đắn triệt để khai thác lợi thế này. 3. BHYT học sinh sinh viên Chăm sóc bảo vệ và giáo dục sức khoẻ học sinh sinh viên là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp trồng người của đảng và nhà nước, là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. “ Sức khoẻ là vốn quý nhất của cong người” điều đó đã được hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương đảng khoá VIII khẳng định:” Giáo dục và đào tạo phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện, đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học.” Để phục vụ mục tiêu trên, bên cạnh loại BHYT bắt buộc, ngay từ năm 1994 liên bộ giáo dục đào tạo và y tế ban hành thông tư số 14/TT-LB ngày 19/9/1994 hướng dẫn BHYT tự nguyện học sinh sinh viên. BHYT học sinh sinh viên đã được triển khai tự năm 1995, số lượng học sinh viên tham gia từ 650.000 em năm học 1994-1995 đã tăng lên 5.078.730 em trong năm học 2003-2004. Chiếm 25% số học sinh sinh viên cả nước. So với năm 1994-1995 tăng gấp 8 lần, so với năm 1998-1999 tăng 49,5% . Đến nay tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước đều thực hiện BHYT học sinh sinh viên. Một trong những ưu điểm nổi bật của BHYT học sinh sinh viên là giành 35% kinh phí để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh ngay tại trường học. Vì vậy BHYT cho học sinh sinh viên đẫ làm “ sống lại “ y tế trường học. Nếu như năm học 1994-1995 số thu của BHYT là 8,33 tỷ đồng thì cho đến năm học 2003-29004 số thu đã lên đến 170,781tỷ đồng tăng 20,5 lần tương ứng với mức kinh phí giành cho y tế trường học. Trong năm 1998-1999 là 20,626 tỷ đồng tăng lên 33,8 tỷ năm học 2002-2003. Quỹ BHYT học sinh đã huy động được nguồn tài chính đáng kể giúp các nhà trường khôi phục, xây dựng và phát triển mạng lưới y tế trường học . Vấn đề này đã được thông tư số 03/2000/TTLB-BHYT-BGDĐ ngày 01/03/2000 khẳng định : nguồn kinh phí hoạt động y tế trường học :” chủ yếu là nguồn quỹ BHYT học sinh để lại trường “ . Bằng nguồn kinh phí BHYT học sinh để lại trường, công tác y tế trường học đã có thêm điều kiện để thực hiện tốt các việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh sinh viên ngay tại trường học: chi mua thuốc, mua sắm dụng cụ y tế thông thường, chi trả lương phụ cấp cho cán bộ y tế trường học. Bảng 3: Số lượng học sinh sinh viên tham gia BHYT và số thu tri quỹ BHYT qua các năm. Năm học Số HS - SV tham gia (người) Số thu (triệu đồng) Số chi KCB (triệu đồng) Số tiền để lại y tế trường học (triệu đồng) Số KCB nội trú (Người) Số KCB ngoại trú (Người) Tổng số người KCB (Người) 1998-1999 3.396.400 58.933 35.360 20.626 232.630 1.213.000 1.445.630 1999-2000 2.955.160 61.044 36.626 21.365 179.160 450.204 629.364 2000-2001 3.101.123 66.337 39.802 23.218 146.972 352.400 499.372 2001-2002 4.201.514 89.978 51.927 30.457 195.097 525.189 720.286 2002-2003 4.910.640 114.842 67.898 33.800 236.546 892.843 1.123.389 2003-2004 5.078.730 170.781 67.898 33.800 236.546 892.843 1.123.389 Nguồn: Báo cáo của các địa phương Quyền lợi của học sinh sinh viên tham gia BHYT về cơ bản được đảm bảo, quỹ BHYT học sinh sinh viên đã thanh toán tri phí KCB ngoại trú trong trường hợp cấp cứu và tai nạn, thanh toán tri phí khám và điều trị nội trú theo quy định. Do nhu cầu của học sinh sinh viên và cha mẹ của học sinh sinh viên, một số địa phương đã thực hiện thí điểm KCB ngoại trú cho học sinh sinh viên. Từ tháng 9 năm 2003 đến nay, thực hiện thông tư 77 của liên bộ học sinh sinh viên tham gia BHYT được hưởng KCB ngoại trú và điều trị nội trú. Nhiều trường hợp học sinh sinh viên bị bệnh nặng hiểm nghèo có tri phí KCB lớn tới hàng choc triệu, hàng trăm triệu đồng cũng được quỹ BHYT thanh toán. Một số trường hợp học sinh sinh viên KCB theo yêu cầu riêng cũng được quỹ BHYT thanh toán tri phí KCB theo tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp theo quy định của bộ y tế. Chất lượng KCB ngày càng được cải thiện, các xét nghiệm phục vụ tiên tiến phục vụ cho chuẩn đoán và điều trị đều được cơ quan BHXH thanh toán theo chỉ định của thày thuốc. Trường hợp học sinh sinh viên tham gia BHYT không may bị tử vong vì bất kỳ lý do gì, gia đình các em đều được quỹ BHYT tri trả trợ cấp tử vong, mức tri trả theo quy định là 1triệu/trường hợp (trước khi thông tư số 77 ban hành) có địa phương thực hiện mức tri trả cao hơn quy định từ 2 đến 4 triệu đồng /trường hợp. Việc chi trả trợ cấp tử vong được cơ quan BHXH thanh toán kịp thời. Ngoài ra, hàng năm quỹ BHYT học sinh sinh viên còn dành một phần kinh phí từ nguồn kết dư để mua thẻ BHYT cho học sinh sinh viên nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù nhiều người thừa nhận BHYT học sinh sinh viên mang tính xã hội, có ý nghĩa thiết thực trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục sức khoẻ học sinh sinh viên, góp phần thực hiện một nền giáo dục toàn diện trong nhà trường và có ý nghĩa về kinh tế xã hội. Mức đóng còn thấp chỉ bằng 1/7 mức phí bình quân của đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, nhưng đến nay số lượng học sinh sinh viên tham gia BHYT cũng chưa cao(mới đạt 25%) so với tổng số học sinh sinh viên cả nước, đặc biệt hiện nay có đến 17/63 tỉnh thành phố số học sinh sinh viên tham gia BHYT đạt tỷ lệ dưới 10% trên tổng số học sinh sinh viên của địa phương. Số trường học đạt tỷ lệ cao thường tập trung vào các trường của thành phố, thị xã. Còn các trường thuộc khu vực nông thôn, đặc biệt là các trường thuộc vùng sâu, vùng xa dân tộc ít người thì thì tỷ lệ đạt còn thấp. Thậm chí có những trường chưa có một em học sinh nào tham gia BHYT. Những khó khăn tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện BHYT học sinh sinh viên là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của ngành giáo dục và đào tạo mà số lượng học sinh sinh viên tham gia BHYT còn thấp. Có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: Sự yếu kém trong việc đảm bảo quyền lợi KCB BHYT và sự phiền hà trong quá trình thực hiện dịch vụ y tế cho người tham gia BHYT đã hạn chế vào lòng tin vào BHYT. BHXH một số địa phương chưa thực sự tích cực, năng động, chưa quyết tâm vượt qua khó khăn, trở ngại trong triển khai BHYT học sinh sinh viên, chưa tranh thủ được sự chỉ đạo giúp dỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Nhiều địa phương chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo, lúng túng trong định hướng, sự phối hợp của các ngành BHXH, giáo dục và đào tạo, y tế chưa nhịp nhàng, đồng bộ, thậm trí có nơi không có sự phối hợp. Nhận thức về BHYT học sinh sinh vên, về quyền lợi và trách nhiệm cộng đồng của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Nhiều địa phương, gia đình kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu năm học, học sinh sinh viên phải đóng góp nhiều khoản tiền cùng một lúc dẫn đến không có khả năng tham gia BHYT học sinh sinh viên cho con em họ. Công tác thông tin tuyên truyền còn thiếu cụ thể, thiết thực. Phí thu hộ BHYT học sinh sinh viên thấp so với các tổ choc bảo hiểm khác nên không khuyến khích các đại lý nhiệt tình vận động, mở rộng tham gia BHYT học sinh sinh viên. Cá biệt, có nơi học sinh sinh viên tham gia loại hình bảo hiểm nào lại không do các em hoàn toàn lựa chọn. Hệ thống y tế trương học hoạt động được là nhờ có sự góp phần của nguồn kinh phí từ quỹ BHYT trích lại cho nhà trương. Do đó các trường học sinh sinh viên tham gia BHYT ít hoặc không tham gia BHYT thì y tế trưòng học hoạt động rất khó khăn hoặc không có y tế trường học. Đội ngũ những người làm công tác y tế trường học còn thiếu về số lượng cũng như yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ( chủ yếu là kiêm nghiệm, cán bộ chuyên trách tỷ lệ thấp). Chất lượng phục vụ KCB chưa đáp ứng được nhu cầu của người đến khám. Do đó hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động của BHYT học sinh sinh viên. BHYT học sinh sinh viên là một thị trường đày tiềm năng, chưa được khai thác dúng mức. Học sinh sinh viên là những đối tượng tiềm năng của BHYT bắt buộc ở nước ta hiện nay. Vì vậy để tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 chúng ta cần có những chính sách phù hợp cải cách và nâng cao chất lượng của BHYT nói chung và BHYT học sinh sinh viên nói riêng. Vì số lượng học sinh sinh viên rất lớn chỉ sau đối tượng là nông dân thì khả năng tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2010 mới có thể thực hiện được. Phần 3 : phương pháp nghiên cứu I. Lý do chọn trường đại học Kinh tế quốc dân 1. Đáp ứng quy luật số lớn Trong bảo hiểm có một nguyên tắc đặc trưng là “số đông bù số ít” được áp dụng trong việc tính phí bảo hiểm, nhằm có được xác suất rủi ro sát với thực tế nhất, đảm bảo số phí bảo hiểm thu được đủ để chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Với đề tài nghiên cứu khoa học “BHYT học sinh – sinh viên cơ hội và thách thức, ví dụ tại trường đại học Kinh tế quốc dân” chúng tôi tiến hành điều tra tại trường ĐH KTQD cũng nhằm đảm bảo quy luật số lớn, tuy không phải để tính phí bảo hiểm nhưng góp phần thu được những ý kiến chung nhất về BHYT. Trường ĐH KTQD hàng năm có từ 3000->3500 sinh viên nhập trường, hiện nay số lượng sinh viên hệ chính quy là 13389, được đánh giá là trường đầu ngành khối kinh tế và là trường trọng điểm quốc gia về giáo dục - đào tạo. Với số lượng sinh viên đông đảo như trên đã đáp ứng được quy luật số lớn khi tiến hành điều tra thống kê về tình hình thực hiện BHYT học sinh – sinh viên. Mặt khác, cũng như hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, ĐH KTQD là nơi học tập của các sinh viên đến từ mọi miền của Tổ quốc, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi và khu vực KV , điều này cũng đảm bảo cho việc thu thập ý kiến mang tính đại diện và chính xác cao. Số lượng sinh viên lớn thực sự tạo điều kiện cho việc thu thập tài liệu phát triển đề tài dễ dàng và thuận tiện hơn. 2. Đáp ứng nguyện vọng học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khi nền kinh tế ngày một phát triển thì nhu cầu về sức khoẻ và đảm bảo cuộc sống con người ngày một cao hơn. Đồng thời, bảo hiểm cũng sẽ là một ngành dịch vụ- đảm bảo sức khoẻ mũi nhọn trong tương lai. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, hiện nay trong cả nước chỉ có một số ít trường đào tạo cán bộ bảo hiểm chuyên nghiệp: ĐH KTQD, Học viện Tài chính, ĐH Công đoàn. Trong đó ĐH KTQD là cái nôi đầu tiên và phát triển nhất về đào tạo cán bộ bảo hiểm chuyên nghiệp. Bộ môn Bảo hiểm cũng đang ngày một hoàn thiện, không ngừng nâng cao về chất lượng giảng dạy và trình độ chuyên môn, lượng sinh viên trong bộ môn luôn đạt từ 400-500 sinh viên, hàng năm có khoảng từ 100-130 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Bảo hiểm ra trường. Với số lượng sinh viên lớn như vậy, nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học là rất cao, đòi hỏi lượng thông tin về kiến thức chuyên ngành bảo hiểm luôn cập nhật và đổi mới. Để có thể đi sâu vào từng vấn đề, từng chuyên mục nhỏ của bảo hiểm thì việc tìm tòi và nghiên cứu khoa học là rất cần thiết và đáp ứng được nguyện vọng hiểu biết của sinh viên. Vấn đề BHYT học sinh- sinh viên thực sự quan trọng và gần gũi đối với mọi sinh viên nói chung, đặc biệt đối với sinh viên bộ môn Bảo hiểm, thì lợi ích thiết thân gắn BHYT là rất rõ ràng. Vì vậy nhóm sinh viên chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề BHYT học sinh- sinh viên, đồng thời qua đề tài nghiên cứu chúng tôi mong muốn được góp sức mình vào việc phát triển mảng nghiên cứu khoa học của nhà trường nói riêng, vào công cuộc xây dựng và phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới nói chung, đặc biệt việc làm cho sức khoẻ của sinh viên trong trường ngày một đảm bảo hơn, cha mẹ sinh viên có thể an tâm hơn khi con em họ theo học tại trường. 3. Nhân rộng mô hình tới các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Bên cạnh việc giúp ích cho nhà trường, cho sinh viên, mục đích của đề tài không chỉ dừng lại tại đó, chúng tôi thực sự mong muốn nó sẽ được nhân rộng và áp dụng ở nhiều trường đại học cao đẳng trong cả nước, có thể dưới hai giác độ: Thứ nhất: Các trường có thể tiến hành khảo sát và nghiên cứu với đề tài nghiên cứu khoa học giống như đề tài này, qua đó thấy được thực trạng tham gia BHYT của sinh viên và những lợi ích do thẻ BHYT mang lại, góp phần hoàn thiện chương trình giáo dục và đào tạo đi đôi với việc đảm bảo sức khoẻ cho thế hệ tương lai của đất nước. Thứ hai: Qua đề tài nghiên cứu của chúng tôi các trường có thể hoàn thiện thêm và áp dụng chương trình cải cách và đổi mới về BHYT cho học sinh- sinh viên trường mình qua hệ thống kiến nghị của nhóm sinh viên trường ĐH KTQD . Tất cả những lý do trên không nằm ngoài mong muốn đề tài có tính thiết thực cao và có khả năng áp dụng vào thực tiễn. Trường ĐH KTQD đã và đang là trường trọng điểm quốc gia về giáo dục và đào tạo cử nhân kinh tế, việc chọn trường KTQD làm đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thích hợp và đúng đắn, điều đó được thể hiện qua kết quả thực tế chúng tôi thu được. II. Mô tả phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp điều tra chọn mẫu Để nghiên cứu số lượng sinh viên tham gia BHYT tại trường ĐH KTQD, chúng tôi có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu toàn bộ tập hợp đó và phân tích từng phần tử của nó theo dấu hiệu nghiên cứu. Tức là chúng tôi sẽ tiến hành tổng điều tra toàn bộ số lượng sinh viên của trường và phân tích từng sinh viên theo các dấu hiệu như có tham gia BHYT hay không? Nếu có thì có sử dụng thẻ BHYT hay không? Thái độ của cơ sở khám chữa bệnh, mức chi trả, mức đóng… từ đó tổng hợp thành dấu hiệu chung cho toàn bộ sinh viên của trường. Tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng phương pháp này gặp phải những khó khăn chủ yếu sau: + Quy mô sinh viên lớn nên việc nghiên cứu toàn bộ đòi hỏi nhiều chi phí về vật chất và thời gian. + Quy mô sinh viên lớn nên có thể xảy ra trường hợp tính trùng hoặc bỏ sót. + Quy mô sinh viên lớn mà khả năng nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lại còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thu thập thông tin ban đầu, hạn chế độ chính xác của kết quả phân tích. Vì thế chúng tôi không sử dụng phương pháp nghiên cứu toàn bộ mà dùng phương pháp điều tra chọn mẫu. - Khái niệm phương pháp điều tra chọn mẫu: Phương pháp điều tra chọn mẫu chủ trương từ tập hợp cần nghiên cứu chọn ra một số các phần tử, phân tích các phần tử này và dựa vào đó mà suy ra các kết luận về tập hợp cần nghiên cứu. Việc chọn mẫu phải đảm bảo vừa mang tình ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện và được xử lý bằng các phương pháp thống kê nên sẽ thu được các kết luận một cách nhanh chóng, đỡ tốn kém mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết. Để thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu chúng tôi thực hiện ba loại công viêc chủ yếu sau: * Thứ nhất: Chọn mẫu như đã trình bày ở trên với những cách thức tiến hành phép thử khác nhau, ta sẽ thu được những mẫu cụ thể khác nhau từ cùng một mẫu ngẫu nhiên, song phải đảm bảo yêu cầu mẫu phải đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Vì vậy căn cứ vào đặc điểm của tổng thể nghiên cứu chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp giản đơn. Mẫu giản đơn là loại mẫu được chọn trực tiếp từ danh sách đã được đánh số của tổng thể. Từ tổng thể kích thước người ta dùng cách rút thăm đơn giản ra n phần tử của mẫu theo một bảng số ngẫu nhiên nào đó. Cụ thể chúng tôi đã chọn ra 20 lớp trực tiếp từ danh sách hơn 200 lớp của trường thuộc các khoa, bộ môn khác nhau rồi tiến hành điều tra 500 sinh viên thuộc 20 lớp đã chọn. * Thứ hai - Thiết kế phiếu điều tra:Trong quá trình thiết kế phiếu điều tra chúng tôi đặc biệt chú trọng đến hai nội dung đó là: Các loại câu hỏi: được xây dựng thành 7 câu, các câu hỏi đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, không quá khái quát nhưng vẫn đảm bả khai thác cao nhất ý kiến của cá nhân từng người được hỏi. Các câu hỏi bao gồm: * Câu hỏi kèm theo phương án trả lời “có” và “không” * Câu hỏi kèm theo nhiều phương án trả lời để mở rộng khả năng lựa chọn * Câu hỏi mở để người đièn phiếu trả lời theo ý kiến cá nhân (Phiếu điều tra kèm theo) Nội dung thứ hai: Phép suy luận được sử dụng trong quá trình tổ chức bộ câu hỏi. Điều này đã được chúng tôi quan tâm ngay từ khi thiết kế phiếu điều tra .Chúng tôi sử dụng phép suy luận diễn dịch bởi vì mục đích của cuộc điều tra đã được chúng tôi thông báo. “BHYT tự nguyện cho học sinh, sinh viên” Cơ hội và thách thức Ngoài ra phiếu điều tra không có mục đích nào khác. * Thứ ba: Xử lý kết quả điều tra Phiếu điều tra chọn mẫu với 500 sinh viên ở 20 lớp trong tổng sáchố hơn 200 lớp thuộc hệ chính quy của trường . Trong tổng sáchố 500 sinh viên được điều tra có đại diện của tất cả bốn khoá (43,44,45,46) của tất cả các khoa , bộ môn (khoa KT,QTKD,NH-TC,…) trong toàn trường. Khoá Khoa, bộ môn được điều tra Số lượng sinh viên được điều tra (người) Số lượng sinh viên tham gia trả lời (người) 43 1.BH 2.NH-TC 3.LĐ-DS 4.NN&PTNT 5.Kế Toán` 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 44 1.BH 2.Môi trường & đô thị 3. CN&XDCB 4.NH-TC 5.Thương mại 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 45 1.BH 2.CN&XDCB 3.NH-TC 4. Đầu tư 5.Kinh tế kế hoạch &phát triển 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 46 1.BH 2.Thống kê tin học 3.Toán kinh tế 4. Đầu tư 5.KT&KDBĐSách 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 2.Phương pháp thống kê mô tả 2.1. Khái niệm Thống kê mô tả là quá trình thu thập, sắp xếp và trình bày các số liệu của tổng thể hoặc một mẫu 2.2. Kết quả của phiếu điều tra Sau khi tiến hành điều tra và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của phiếu điều tra, khi thu hồi chúng tôi đã tổng hợp câu trả lời của sinh viên và thu đuợc kết quả sau: Số phiếu phát ra : 500 Số phiếu thu về : 500 Số phiếu thu về : 0 Số phiếu không hợp lệ: 0 Đây là một kết quả ngoàI dự kiến vì chúng tôi đặt ra mục tiêu thu về 80% số phiếu hợp lệ Câu hỏi Số sinh viên trả lời (người) Nội dung câu hỏi Kết quả Tỷ lệ (%) 1 500 Tài chính Thiếu thông tin Không cần thiết Chi trả thấp Lý do khác Không đưa ra lý do 287 213 16 11 31 27 36 92 57.4 42.6 7.5 5.26 14.8 12.96 16.62 42.81 2 287 Mức độ sử dụng thẻ BHYT 0 157 130 0 54.7 45.3 3 287 Đánh giá thái độ khám chữa bệnh của cơ sở y tế 3 125 159 0.6 43.5 55.9 4 287 Đánh giá múc chi trả của BHYT 9 152 156 3.1 53.1 43.4 5 287 Đánh giá khả năng tài chính của sinh viên so với mức phí BHYT 25 205 57 8.7 71.4 19.9 6 500 Lụa chọn múc phí hợp lý 361 93 46 72.2 18.6 9.2 Kết quả điều tra như trên không phản ánh được đầy đủ tình hình tham gia BHYT vì đây chỉ là một phiếu điều tra nên số lượng câu hỏi còn hạn chế 2.3. Tình hình tham gia BHYT sinh viên tại trường ĐH KTQD Từ kết quả tổng hợp của 500 phiếu điều tra mẫu ta có thể suy ra kết quả của tổng thể nghiên sinh viên trường ĐHKTQD Số lượng sinh viên tham gia BHYT hiên nay là 8027 sinh viên, số lượng sinh viên không tham gia BHYT là 5958 sinh viên. Trong sức khoẻ con người số 5958 sinh viên không tham gia BHYT có tới 447 sinh viên không tham gia vì lý do tài chính 313 sinh viên không tham gia vì cho rằng thiếu thông tin về BHYT, 881 sinh viên cho rằng không cần thiết, 772 sinh viên cho rằng mức chi trả hiện nay của BHYT là thấp, 993 sinh viên đưa ra lý do khác và có tới 2552 sinh viên không đưa ra lý do. Trong tổng số 8027 sinh viên tham gia BHYT thì không có sinh viên nào sử dụng thẻ BHYT thường xuyên, 4391 sinh viên đôi khi mới sử dụng thẻ BHYT và 3636 sinh viên chưa bao giờ sử dụng thẻ BHYT. Trong tổng số sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28884.doc
Tài liệu liên quan