MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG 3
1. Định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng 3
2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng 5
II. BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM 6
1. Các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng 6
2. Về căn cứ xác lập quyền 8
3. Về thời hạn bảo hộ 9
4. Các trường hợp được xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng 10
III. BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUI ĐỊNH CÁC NƯỚC KHÁC 11
1. Theo quy định của Cộng đồng châu Âu 12
2. Theo quy định pháp luật Hoa Kỳ 13
3. Sự khác biệt so với quy định của pháp luật Việt Nam 15
IV. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG 16
1. Mất bò mới lo làm chuồng 16
2. Những giải pháp kiến nghị 22
LỜI KẾT 25
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 26
PHỤ LỤC 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo qui định pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu số lượng quốc gia.
2. Về căn cứ xác lập quyền
Vấn đề về xác lập quyền đối với NHNT được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, theo quy định tại điều này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tức theo cơ chế bảo hộ tự động.
Việc quy định về việc xác lập quyền như trên là phù hợp với thực tiễn quốc tế về NHNT. Theo quy định của luật pháp Hoa Ký cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia thì NHNT cũng không cần phải xác lập quyền bằng thủ tục đăng ký mà sẽ xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng. Tiêu chí thực tiễn sử dụng là một tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là một NHNT. Chính nhờ quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu mới được người tiêu dùng biết đến. Nếu luật các quốc gia có quy định việc đăng ký cũng như công nhận của một cơ quan sở hữu trí tuệ là điều kiện để xác lập quyền đối với một NHNT là điều không hợp lý. Bởi vì việc công nhận hoặc đăng ký sẽ tạo ra một nhãn hiệu bất biến, trái với nguyên tắc sử dụng liên tục (khoản 4, điều 75, Luật SHTT) của NHNT. Trước đây, đã có một số cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia yêu cầu WIPO tiến hành nhận đơn công nhận NHNT, tuy nhiên, WIPO đã từ chối với lý do nêu trên.
Việc quy định việc xác lập quyền đối với NHNT theo quy định trên, chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:
- Thứ nhất: Sẽ chỉ có hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục SHTT.
- Thứ hai: Cục SHTT và Toà án sẽ chỉ xem xét và công nhận một NHNT khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể. Cục SHTT sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận NHNT. Vì vậy, sẽ không tồn tại, một đăng bạ quốc gia nào về NHNT.
- Thứ ba: Yêu cầu xem xét NHNT có thể diễn ra trong các trường hợp sau:
+ Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh NHNT.
+ Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với NHNT.
+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ chế bảo hộ NHNT. Các quy định mới của Luật SHTT Việt Nam hiện hành về cơ chế bảo hộ NHNT. Các quy định mới của Luật SHTT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phù hợp với quy phạm quốc tế, cụ thể là điều 6bis của Công ước Paris và phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế.
3. Về thời hạn bảo hộ
Về thời hạn bảo hộ, pháp luật cũng dành cho những nhãn hiệu loại này một ưu đãi đặc biệt: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy vậy, ta cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiêng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu, phần này sẽ được giải thích cụ thể ở phần quy định về nhãn hiệu nổi tiếng của pháp luật Hoa Kỳ). Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng của Việt Nam chưa đề câp đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu.
4. Các trường hợp được xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng
Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại điểm i, khoản 1, điều 74 Luật SHTT. Trong đó, nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là “trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu nổi tiếng.
Khắc phục điều này, Nghị định 105/2006 có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
- Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng kí, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ;
- Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;
- Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng.
III. BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO QUI ĐỊNH CÁC NƯỚC KHÁC
Hầu hết các nước trên thế giới là thành viên của Công ước Paris hoặc thành viên của WTO đều có quy định và thực tiễn bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng nội dung, cách thức công nhận và bảo hộ có khác nhau. Định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng không đồng nhất ở các nước, nhưng đa phần các nước áp dụng theo các tiêu chí đánh giá do WIPO đưa ra. Đa số các nước đều sử dụng một khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng”, riêng Cộng đồng châu Âu sử dụng hai khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” và “nhãn hiệu rất nổi tiếng”. Cơ quan quốc gia có thẩm quyền công nhận nhãn hiệu nổi tiếng thường là cơ quan SHCN quốc gia và toà án, tại một số nước chỉ là cơ quan SHCN hoặc toà án. Nói chung, các nước không lập một danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng của mình mà giải quyết theo từng vụ việc một trong quá trình cấp đăng ký nhãn hiệu hoặc xét xử tranh chấp tại toà. Chỉ có Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan là lập danh sách nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng chỉ là của các doanh nghiệp trong nước, nhằm phục vụ cho mục đích xúc tiến thương mại hoặc trao đổi thông tin với nước khác.
1. Theo quy định của Cộng đồng châu Âu
Các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ở Cộng đồng Châu Âu được ghi nhận trong hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa.
Văn bản hướng dẫn 89/104/EEC đã đề cập một số vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua việc quy định những căn cứ làm cơ sở cho việc từ chối hay hủy bỏ đăng ký đối với những nhãn hiệu hàng hóa được coi là xung đột với các nhãn hiệu hàng hóa trước đó. Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng là một trong những căn cứ quan trọng mà các cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc, xem xét khi tiếp nhận và đánh giá đơn đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Châu Âu. Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có thể được bảo hộ ngay cả khi chúng chưa được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều này có nghĩa rằng, đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, việc bảo hộ không chỉ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc “quyền ưu tiên đăng ký” (first - to - file) mà còn dựa trên nguyên tắc “quyền ưu tiên sử dụng” (first - to – use. Theo những quy định tại Điều 4 của Văn bản hướng dẫn 89/104/EEC, một nhãn hiệu hàng hóa sẽ không thể được đăng ký, hoặc nếu đã được đăng ký sẽ có thể bị tuyên bố vô hiệu ở các quốc gia Châu Âu nếu nó bị coi là giống hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được đăng ký được sử dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ tương tự, hoặc nó có thể gây ra sự nhầm lẫn với những nhãn hiệu Cộng đồng trước đó.
Căn cứ về nguy cơ gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu hàng hóa trước đó là một căn cứ quan trọng cho việc từ chối yêu cầu đăng ký đối với một nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, việc xác định thuật ngữ “nguy cơ gây nhầm lẫn” (likelihood of confusion) là rất khó khăn trên thực tế, nhất là trong việc phân biệt nó với những thuật ngữ tương tự khác. Ngoài ra, còn có một nguyên tắc quan trọng khác liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Châu Âu quy định rằng việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ không chỉ bị giới hạn trong phạm vi những hàng hóa và dịch vụ tương tự. Theo đó, phạm vi bảo hộ sẽ được mở rộng cho cả những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho những loại hàng hóa hay dịch vụ không tương tự khi những sự sử dụng như thế có thể gây thiệt hại hoặc tạo ra những điều kiện bất lợi cho danh tiếng của nhãn hiệu trước đó. Và khi một nhãn hiệu đã được công nhận là nổi tiếng tại một trong những nước thành viên của Liên minh, nó sẽ đương nhiên trở thành nhãn hiệu nổi tiếng trong toàn Liên minh.
Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng ở Châu Âu sẽ được bảo hộ chủ yếu thông qua các Điều ước quốc tế và các Văn bản pháp luật thống nhất của Liên minh. Bên cạnh đó, các hệ thống pháp luật độc lập của các quốc gia thành viên cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các tiêu chí và quy định cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên lãnh thổ quốc gia mình.
2. Theo quy định pháp luật Hoa Kỳ
Khác với các quốc gia Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, Hoa Kỳ chưa phải là thành viên của Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như một số các cam kết quốc tế khác về lĩnh vực này. Do vậy, về nguyên tắc Hoa Kỳ sẽ không chịu sự ràng buộc bởi các quy định của các điều ước quốc tế này. Điều này cũng có nghĩa rằng Hoa Kỳ sẽ không thể kế thừa và tận dụng được những thành tựu pháp lý quốc tế liên quan đến lĩnh vực này một cách chính thức như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ở Hoa Kỳ hiện nay lại thật sự tỏ ra khá hoàn chỉnh và hiệu quả ở cả cấp độ liên bang lẫn tiểu bang.
Việc thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu dựa trên những quy định của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa năm 1946 mà nó còn được biết đến với tên gọi Đạo luật Lanham. Thế nhưng Đạo luật này lại không đề cập một cách cụ thể đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Đến năm 1995, Nghị viện Hoa Kỳ mới thông qua một Đạo luật mới, Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa (FTDA). Đạo luật này được ban hành nhằm bổ sung, sửa đổi Đạo luật về Nhãn hiệu hàng hóa năm 1946, cụ thể là sửa đổi nội dung của Điều 43, quy định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Đạo luật sửa đổi này đã mô tả các yếu tố để xác định một nhãn hiệu hàng hóa là phân biệt và nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ “sự lu mờ” (dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn. Bằng việc đưa ra những quy định mới này, lần đầu tiên nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng được pháp điển hóa trong hệ thống lập pháp Hoa Kỳ. Theo những quy định tại Điều 3 của Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa năm 1995, chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ có quyền, phù hợp với nguyên tắc của Luật công bằng và tuỳ thuộc vào sự xem xét của Tòa án, yêu cầu một Lệnh của Tòa án chống lại mọi sự sử dụng nhằm mục đích thương mại của người khác đối với nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại, nếu sự sử dụng như thế được bắt đầu sau khi nhãn hiệu hàng hóa của chủ sở hữu trở nên nổi tiếng và những sự sử dụng đó có thể làm lu mờ hay làm giảm chất lượng hay khả năng phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Và để có thể xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, Tòa án sẽ phải cân nhắc, xem xét đến các yếu tố sau đây:
Mức độ của tính phân biệt vốn có hay được yêu cầu của nhãn hiệu.
Khoảng thời gian và mức độ sử dụng nhãn hiệu trong mối liên hệ với hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng.
Khoảng thời gian và quy mô của các hoạt động quảng cáo hay phổ biến nhãn hiệu.
Các kênh lưu thông đối với hàng hóa hay dịch vụ mà qua đó nhãn hiệu được sử dụng.
Mức độ công nhận nhãn hiệu trong các khu vực thương mại và các kênh lưu thông hàng hóa hay dịch vụ được sử dụng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu.
Bản chất và mức độ của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống hay tương tự của bên thứ ba.
Nhãn hiệu đã được đăng ký theo Đạo luật ngày 03/03/1881 hoặc Đạo luật ngày 20/02/1905, hoặc đăng ký nguyên tắc hay chưa.
3. Sự khác biệt so với quy định của pháp luật Việt Nam
Trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiếng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu). Ở Hoa Kỳ, có Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu (FTDA) vào năm 1995. Đạo luật này có những quy định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, các yếu tố để xác định một nhãn hiệu là phân biệt và nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ “sự lu mờ” (dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của nhãn hiệu nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu. Lịch sử đã từng có những trường hợp như vậy mà điển hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN. Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng của Việt Nam chưa đề câp đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu.
Tại điều 129 khoản 1 điểm d Luật nhãn hiệu của Anh quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho bất kỳ hàng hoá hay dịch vụ, không xét đến bản chất hàng hoá hay dịch vụ đó trùng hay tương tự đều bị coi là hành vi xâm phạm nếu việc sử dụng đó có thể gây ra một trong các hệ quả sau:
Tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng
Gây tổn hại đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng
Gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng
Như vậy, mặc dù Luật SHTT Việt Nam cũng có quy định giống với luật nhãn hiệu của Anh về tiêu chí nhãn hiệu song lại rất khác về mặt hệ quả : theo luật nhãn hiệu của Anh, hệ quả của hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là xuất phát từ bản chất của nhãn hiệu đó là tính phân biệt, xuất phát từ lợi ích thực tiễn là khả năng cạnh tranh và xuất phát từ giá trị vô hình của quyền SHTT và đặc thù của nhãn hiệu nổi tiếng đó là danh tiếng của nhãn hiệu. Còn theo khoản 4, điều 11, Nghị định 105/ 2006, hai hệ quả của hành vi xâm phạm được quy định rất sơ sài. Thứ nhất, xuất phát từ hệ quả chung của hành vi xâm phạm nhãn hiệu bất kỳ, đó là không dễ dàng phân biệt và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thứ hai, cũng chỉ là sự mở rộng của hệ quả thứ nhất, đó là khả năng gây ấn tượng sai lệch mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng với người sử dụng. Nội hàm của sự sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng cũng đã hàm chứa sự sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ và từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn.
Anh và Mỹ là nước theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ, cho nên các quy định thường được áp dụng dựa vào án lệ. Tuy nhiên, do đặc thù của pháp luật Việt Nam, không thừa nhận án lệ, điều này có thể lý giải cho trường hợp trên.
IV. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
1. Mất bò mới lo làm chuồng
Thực trạng thứ nhất: Như chúng ta đã biết, nhãn hiệu hàng hoá là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu trở thành nổi tiếng và được đông đảo người tiêu dùng biết đến.
Khi nhắc đến những nhãn hiệu như TRUNG NGUYÊN, VINATABA, PETRO VIỆTNAM, DUY LỢI ..., người tiêu dùng trong từng lĩnh vực sẽ biết rõ những nhãn hiệu này được dùng cho sản phẩm gì. NHNT là một trong những thành quả đầu tư và là một tài sản vô hình có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi khi, NHNT còn tạo ra thương hiệu cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Vì vậy, việc bảo hộ NHNT đang là một vấn đề được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm và dày công xây dựng. Điều này còn đặc biệt quan trong khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng lắm những thử thách chông gai. Ngày càng nhiều những doanh nghiệp Việt Nam có nhãn hiệu nổi tiếng bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng qua đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh .
Xuất phát từ đặc điểm của nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng là có uy tín, danh tiếng trên toàn thế giới sau một thời hạn nhất định kể từ thời điểm đăng kí bảo hộ lần đầu tiên. Cho nên đối với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, thủ tục đăng ký bảo hộ bắt buộc chỉ đặt ra lần đầu tiên với ý nghĩa là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Các văn bản pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật quốc gia đều không quy định: Chủ sở hữu/ nhà sản xuất phải tiếp tục đăng kí tại bất kỳ quốc gia nào có sử dụng nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng. Như vậy, việc chủ sở hữu có muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của họ. Tuy nhiên trong thực tế, chủ sở hữu/ nhà sản xuất vẫn tiến hành thủ tục đăng kí cho nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng để đảm bảo quyền lợi chắc chắn của mình. Bởi lẽ mỗi quốc gia có những tiêu chí để xác định nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng khác nhau dẫn đến tình trạng cùng một nhãn hiệu hàng hoá nhưng quốc gia này công nhận là nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng và cho hưởng quy chế pháp lý của nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng nhưng quốc gia khác lại không công nhận. Chẳng hạn như hãng Coca-cola vẫn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng Coca-Cola tại Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam; Công ty Walt Disney Productions (Mỹ) vẫn đăng ký cho các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của mình là Mickey Mouse và Snow White taị Trung Quốc.
Nhưng điều đáng nói là thực trạng này đang rất phổ biến đối với các doanh nghiệp có nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì trước khi gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhận thức cao về bảo hộ tài sản trí tuệ vô hình này của mình họ mà chỉ lo đầu tư sản xuất nhằm đem lại chất lượng tốt cho sản phẩm và đến khi Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu nghĩ đến việc chinh phục sân ngoài nhưng lúc này họ mới nhận ra rằng các đối thủ cạnh tranh của họ đã đăng kí chính nhãn hiệu của họ ở thị trường nước ngoài và để lấy lại được thành quả mà mình đã dày công xây dựng chỉ còn cách họ phải chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng và đã có sự vi phạm nhãn hiệu của mình nhưng điều này là rất khó bởi lẽ nhãn hiệu đó chỉ nổi tiếng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà không nổi tiếng ở các quốc gia khác.
Câu chuyện về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị vi phạm có lẽ Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ điển hình. Cà phê trung nguyên một thương hiệu nổi tiếng đã được xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát triễn, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và trở thành một thương hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người và trong ngoài nước biết đến.Thế nhưng vào tháng 7/2000, Công ty Cà phê Trung Nguyên sang Mỹ để tiếp cận Rice Field với mục đích đưa sản phẩm của mình vào thị trường Mỹ. Mặc dù vẫn đang trong quá trình thương thảo, nhưng nhãn hiệu Trung Nguyên đã bị phía Rice Field nhanh chân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO). Cuối cùng, sau 2 năm ròng rã thương thảo, Trung Nguyên mới đòi lại được quyền bảo hộ thương hiệu, nhưng đổi lại công ty này phải chấp nhận để Rice Field làm nhà phân phối sản phẩm của Trung Nguyên tại Mỹ. Không chỉ thương hiệu sản phẩm bị đe dọa, ngay cả tên miền của Trung Nguyên (trungnguyen.com) cũng bị một Việt kiều ở tận... Cộng Hòa Séc đăng ký và rao bán.
Nhãn hiệu Trung Nguyên lại tiếp tục phải chịu trận khi cà phê Mêhycô ra đời và cố ý "cầm nhầm" nguyên xi mẫu mã và màu sắc, kiểu dáng của Trung Nguyên, buộc cà phê Trung Nguyên phải lên tiếng. Ngày 13/6/2000 Cục Sở hữu Công nghiệp đã có ngay văn bản phúc đáp, trong đó nêu rõ: "Việc cơ sở Mêhycô sử dụng nhãn hiệu có tập hợp các dấu hiệu trên có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và là hành vi xâm phạm quyền của chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và phải xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp".
Tên thương mại Vinataba đã xuất hiện ở Việt Nam năm 1985 cùng với sự ra đời của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Vinataba được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ năm 1990. Đến năm 2001, khi Tổng Công ty muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài và bắt đầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài. Lúc này mới biết nhãn hiệu Vinataba đã bị công ty Putra Satbat Industry của Indonexia đăng ký tại 13 nước. Trong đó có Lào, Camphuchia, Trung Quốc. Nếu không dành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu, Vinataba không thể xuất khẩu sang các nước mà Putra Satbat đã đăng ký, và thuốc lá Vinataba giả có thể thẩm lậu vào Việt Nam qua các nước làng giềng như Lào, Trung Quốc và Camphuchia. Vinataba không chỉ là sản phẩm chủ lực của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam mà còn là sản phẩm chủ lực của ngành thuốc lá Việt Nam. Đến nay sau rất nhiều công sức đấu tranh giành lại nhãn hiệu, mới thành công ở Camphuchia.
Hay Bài học của Công ty Vifon Việt Nam là ví dụ tiếp theo. Khi xuất hàng sang Mỹ bị ách lại vì đăng ký nhãn hiệu Vifon Nhật Bản. Nhãn hiệu Vifon được đăng ký ở Việt Nam năm 1990, năm 1995 công ty nộp đơn đăng ký tại Balan thì bị từ chối vì đã có Công ty Kim Lân đăng ký nhãn hiệu khác với hình ảnh giống của Vifon. Kim Lân chính là bạn làm ăn của Vifon. Bài học của việc không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài rất nhiều như Bia Sài gòn tại Mỹ và Canada, bánh phồng tôm Sagiang tại Pháp và Châu Âu hay kẹo dừa Bến tre tại Trung Quốc... và chẳng mấy ai có thể ngờ rằng phương pháp sản xuất chả giò rế của người Việt Nam lại bị người Nhật đăng ký bảo hộ độc quyền, mỳ ăn liền lại do người Nga...
Tất cả những vụ chiếm đoạt nhãn hiệu trên nhằm mục đích ép chính chủ phải mua lại bản quyền của chính mình với giá cắt cổ. Nếu không, sẽ không xuất khẩu sang những thị trường đã bị c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.doc