Đề tài Bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU . . . .

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN. .

1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán . . 1

1.1 Cơ sở ra đời của bao thanh toán. . . . 1

1.2 Khái niệm, bản chất bao thanh toán. . 1

1.2.1 Quan điểm của FCI . . . 1

1.2.2 Theo công ước UNIDROIT . . 1

1.2.3 Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN . . 2

1.2.4 Theo quan điểm của người nghiên cứu . . 2

2. Phân loại bao thanh toán. . . . 2

2.1 Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán . . 2

2.1.1 Bao thanh toán truy đòi . . . 2

2.1.2 Bao thanh toán không truy đòi . . 2

2.2 Phân loại theo tính chất có thông báo hay không thông báo . 2

2.2.1 Bao thanh toán có thông báo . . 2

2.2.2 Bao thanh toán không thông báo . . 3

2.3 Phân loại theo phạm vi thực hiện . . . 3

2.3.1 Bao thanh toán trong nước . . 3

2.3.2 Bao thanh toán quốc tế . . . 3

2.4 Phân loại theo phương thức bao thanh toán . . 3

2.4.1 Bao thanh toán từng phần . . 3

2.4.2 Bao thanh toán theo hạn mức . . 3

2.4.3 Đồng bao thanh toán . . . 3

3. Quy trình thực hiện bao thanh toán . . . 3

3.1 Hệ thống một đơn bị BTT . . . 3

3.2 Hệ thống hai đơn vị BTT . . . 5

4. Các hình thức bảo đảm BTT. . . . 6

4.1 Thế chấp. . . . . 6

4.2 Cầm cố tài sản . . . 6

4.3 Bảo lãnh của bên thứ ba. . . . 7

4.4 Các hình thức bảo đảm khác . . . 7

5. Các khoản phải thu không được áp dụng BTT. . . 7

6. Lợi ích của BTT . . . . 7

6.1 Đối với người bán. . . . 8

6.2 Đối với người mua. . . . 10

6.3 Đối với đơn vị BTT. . . 11

6.4 Đối với nền kinh tế. . . 12

7. Rủi ro khi thực hiện BTT. . . . 12

7.1 Rủi ro từ phía khách hàng . . . 12

7.2 Rủi ro từ phía đơn vị BTT. . . . 13

8. Các điều kiện vĩ mô để thực hiện BTT . . 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NHTM TRÊN

ĐỊA BÀN TP.HCM . . . .

1. Thực trạng BTT trên thế giới. . . 14

2. Thực trạng BTT tại NHTM Việt Nam . . 18

2.1 Môi trường pháp lý; đối tượng, điều kiện thực hiện . . 18

2.1.1 Các văn bản pháp luật hiện hành . . 18

2.1.2 Đối tượng thực hiện, sử dụng BTT . . 22

2.2 Các khó khăn khi triển khai thực hiện BTT tại VN . . 23

2.2.1 Về sản phẩm . . . 23

2.2.2 Về thông tin và thẩm định thông tin . . 24

2.2.3 Quy mô ngân hàng. . . 25

2.2.4 Tâm lý của các doanh nghiệp . . 25

2.2.5 Trình độ nhân viên. . . 25

2.3 Tình hình BTT tại Việt Nam . . . 25

2.4 Tình hình BTT cụ thể tại các NHTM . . 28

2.4.1 NHTMCP Á Châu . . . 28

2.4.1.1 Điều kiện thực hiện BTT tại ngân hàng Á Châu. 28

2.4.1.2 Phương thức BTT Á Châu cung cấp . 29

2.4.1.3 Các khoản phải thu không được thực hiện BTT . 29

2.4.1.4 Đối tượng khách hàng được ACB thực hiện BTT . 29

2.4.1.5 Mặt hàng áp dụng BTT . . 30

2.4.1.6 Lãi và phí nghiệp vụ BTT. . . 30

2.4.1.7 Hạn mức BTT của bên bán hàng . . 30

2.4.1.8 Giá mua bán khoản phải thu. . . 30

2.4.1.9 Quy trình thực hiện BTT tại ACB . . 31

2.4.1.10 Doanh thu BTT tại ACB qua các năm. 32

2.4.2 NH Kỹ thương Việt Nam (TCB) . . 33

2.4.2.1 Điều kiện thực hiện BTT trong nước . 33

2.4.2.2 Các ngành mà TCB thực hiện BTT trong nước . 34

2.4.2.3 Mức phí áp dụng tại TCB . . 34

2.4.2.4 Tình hình thực hiện BTT tại TCB . 34

2.4.3 NH Xuất nhập khẩu Việt Nam . . 35

2.4.3.1 Điều kiện thực hiện BTT . . 35

2.4.3.2 Phương thức áp dụng . . 35

2.4.3.3 Lãi và phí thực hiện BTT . . 35

2.4.3.4 Mức và giới hạn BTT. . 35

2.4.3.5 Tình hình thực hiện BTT tại TCB . 36

2.5 Những hạn chế cần khắc phục tại các NHTM trong quá trình thực hiện . 36

2.6 Nguyên nhân của những hạn chế . . 37

2.4.4 Nguyên nhân khách quan . . 37

2.4.5 Nguyên nhân chủ quan của các đơn vị BTT . 37

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ CHẤT VÀ LƯỢNG CỦA

NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. . .

1. Giải pháp vĩ mô . . . . 37

1.1 Đối với ngân hàng nhà nước. . . . 37

1.1.1 Ban hành chuẩn mực kế toán cụ thể khi thực hiện BTT . 37

1.1.2 Phối hợp cơ quan hữu ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ hoạt động

BTT 37

1.1.3 Cần phải quy định rõ ràng về thuế đối với hoạt động BTT . 38

1.1.4 Ban hành các quy định cụ thể rõ ràng về gia hạn, chuyển nợ quá hạn áp

dụng có hoạt động BTT. . . 38

1.1.5 Xây dựng trung tâm điều tiết quản lý thông tin tín dụng, đánh giá chất

lượng các bên mua, bên bán nhằm cung cấp những thông tin xác thực cho các

đơn vị BTT. . . . 39

2. Giải pháp vi mô . . . . 39

2.1 Đối với ngân hàng . . . 39

2.1.1 Marketing toàn diện về nghiệp vụ BTT. . 39

2.1.1.1 Phải có chiến lược đúng đắn để quảng bá rộng rãi sản phẩm

BTT đến khách hàng. . . 40

2.1.1.2 Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của

khách hàng . . . 40

2.1.1.3 Thành lập bộ phận tư vấn khách hàng BTT. 41

2.1.1.4 Chính sách giá cả hợp lý . . 41

2.1.2 Xác định ngành nghề, khách hàng mục tiêu hướng tới phục vụ đạt hiệu

quả cao nhất. . . . 42

2.1.3 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại . 42

2.1.4 Quản lý rủi ro tốt nhất. . . . 42

2.1.4.1 Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên bán. . 42

2.1.4.2 Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên mua . 45

2.1.5 Đào tạo và phát triển nhân viên thực hiện nghiệp vụ BTT. 47

2.1.6 Mở rộng quan hệ đại lý . . . 48

3. Các kiến nghị . . . . 50

pdf68 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng những nguyên tắc tiêu chuẩn kiểm soát chung các đối tượng trên. Tổng kết chương I: Từ những điểm khái quát nhất về nghiệp vụ BTT như đã phân tích ở chương I, cùng với sự phát triển lâu đời của BTT, chúng ta đã thấy được những lợi ích mà BTT đã đem lại cho người mua, người bán cũng như đơn vị BTT – đa số là các ngân hàng. Sản phẩm này đem lại những lợi thế nhất định đối với các ngân hàng thực hiện nó. Do đó, việc hiểu rõ định nghĩa, quy trình thực hiện, các rủi ro có thấy thấy được cũng như các điều kiện thực hiện BTT sẽ là cơ sở nền tảng cho việc ra đời và phát triển nghiệp vụ này ở mỗi ngân hàng. Với những hiểu biết về BTT như trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo tài liệu để thấy được thực trạng BTT trên thế giới, Việt Nam và một số NHTM tiêu biểu sẽ được trình bày ở chương II. 3. Thực trạng BTT trên thế giới Hiện nay trên thế giới BTT đã được hầu hết các nước áp dụng và đặc biệt phát triển ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật... Điển hình các nước có doanh số lớn như Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Cho đến nay số nước thực hiện BTT và tham gia hiệp hội BTT thế giới đã là 72 quốc gia với doanh số thực hiện năm 2007 lên đến 1.299.127 triệu EUR (số liệu của FCI) tăng 14,53 % so với năm 2006. Đây là một con số không nhỏ, chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của các nước. Tuy nhiên doanh số BTT vẫn tập trung chủ yếu ở các nước phát triển thuộc Châu Âu với tỷ trọng BTT năm 2007 là 71.57% chiếm gần 2/3 doanh số BTT trên thế giới, tiếp sau đó là Châu Á với 13.44% và Châu Mỹ với 11.56 %. Bảng 2.1: Doanh số BTT thế giới phân chia theo châu lục (Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR xxviii Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ trọng năm 2007 Tăng 2007/2006 Châu Âu 468.326 522.851 546.935 612.504 715.486 806.983 929.756 71,57% 15,21% Châu Mỹ 127.157 115.301 104.542 110.094 135.630 140.944 150.219 11,56% 6,58% Châu Phi 5.801 6.203 5.840 7.586 6.237 8.513 10.705 8,2% 25,75% Châu Á 76.078 69.850 89.096 111.614 135.814 149.995 174.667 13,44% 16,45% Châu Úc 8.320 9.992 13.979 18.417 23.380 27.853 33.780 2,60% 21,28% Toàn TG 685.682 724.197 760.392 860.215 1.016.547 1.134.288 1.299.127 100% 14.53% Để thấy rõ hơn về tỷ trọng lớn của BTT ở châu Âu như thế nào chúng ta có thể xem biểu đồ hình tròn sau đây: Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng BTT phân chia theo châu lục năm 2007 (Nguồn: www.factors-chain.com) Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Á Châu Úc Một thực tế hiện nay là: bao thanh toán trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu là bao thanh toán trong nước với tỷ trọng BTT trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn. Sau đây là số liệu về BTT thế giới chia theo BTT trong nước và BTT quốc tế. Năm 2001 doanh số bao thanh toán trong nước mới có 664.659 triệu EUR nhưng con số này đã tăng gần gấp hai lần lên con số 1.153.131 triệu EUR vào năm 2007. Tuy nhiên bao thanh toán quốc tế trên thế giới tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng lại phát triển nhanh chóng năm 2007 so với năm 2001 gấp 3.5 lần từ 41.023 triệu EUR năm 2001 lên con số 145.996 triệu EUR năm 2007. Ta có thể thấy rõ doanh số BTT thế giới được phân chia theo trong nước và quốc tế ở bảng dưới đây. Bảng 2.2: BTT thế giới qua các năm. (Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR xxix Biểu đồ 2.2 : BTT thế giới qua các năm. (Nguồn: www.factors-chain.com) 685,682 724,197 760,392 860,215 1,016,547 1,134,288 1,299,127 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm T ri ệu E U R Các các nước có doanh số BTT lớn nhất năm 2007 bao gồm: Anh (286.496 triệu EUR),Ý (122.800 triệu EUR), Pháp (1210660 triệu EUR), Mỹ (97.000 triệu EUR), Nhật (89.000 triệu EUR)… Bảng 2.3: Doanh số các nước dẫn đầu BTT (Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng 2007/2006 Anh 136,080 156,706 160,770 184,520 237,205 248,769 286,496 15.17% Ý 124,823 134,804 132,510 121,000 111,175 120,435 122,800 1.96% Pháp 67,660 67,398 73,200 81,600 89,020 100,009 121,660 21.65% Mỹ 101,744 91,143 80,696 81,860 94,160 96,000 97,000 1.04% Đức 29,373 30,156 35,082 45,000 55,110 72,000 89,000 23.61% Biểu đồ 2.3: Doanh số các nước dẫn đầu BTT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng 2007 so với 2006 Trong nước 644,659 681,281 712,657 791,950 930,061 1,030,598 1,153,131 11.89% Quốc tế 41,023 42,916 47,735 68,265 86,486 103,690 145,996 40.80% Toàn TG 685,682 724,197 760,392 860,215 1,016,547 1,134,288 1,299,127 14.53% xxx (Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm T ri ệu E U R Anh Ý Pháp Mỹ Đức Từ biểu đồ trên ta thấy, trong khi các nước khác phát triển chậm hoặc đi xuống như Ý thì Vương quốc Anh đã phát triển một cách vượt bậc nghiệp vụ BTT. Còn đối với các nước đang phát triển, BTT cũng phát triển không ngừng điển hình là Đài Loan và Braxin. Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển của hai nước này qua biểu đồ 4 dưới đây. Biểu đồ 2.4: Doanh số BTT các nước đang phát triển (Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Đài Loan Braxin Chilê Nam Phi Mêxicô Thái Lan BTT đã không ngừng phát triển ở các nước phát triển mà còn đang lan rộng qua các nước đang phát triển cho thấy một quy luật tất yếu, BTT sẽ càng ngày được sử dụng trong thanh toán trong nước cũng như xuất – nhập khẩu. 4. Thực trạng BTT tại NHTM Việt Nam Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã phát triển vượt bậc. Tăng trưởng kinh tế các năm gần đây luôn khoảng 7 – 8%. Năm 2007 tăng trưởng kinh tế đạt 8.48%, là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng. Hệ thống tài chính ngày càng được mở cửa, do đó các tổ chức tài chính đang đối mặt với thách thức cạnh tranh xxxi rất lớn với các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về quản lý, nguồn nhân lực, khả năng tài chính... Yêu cầu bắt buộc của hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng ở nước ta hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Các phân tích về lợi ích của BTT ở trên cho thấy BTT rất cần thiết, không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam. 2.7 Môi trường pháp lý, đối tượng thực hiện. 2.7.1 Các văn bản pháp luật hiện hành Đối tượng thực hiện BTT là các NHTM và các TCTD với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kiếm lời. Hiện nay hệ thống NHTM, các TCTD chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật sau đây: - Luật các TCTD số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997. - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các TCTD số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004. - Quyết định của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. - Quyết định của thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005. - Quyết định của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế thực hiện BTT của các TCTD số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004. - Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 26/06/2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động BTT của các TCTD. Các văn bản pháp luật trên, chỉ có quy chế thực hiện BTT của thống đốc NHNN là điều chỉnh trực tiếp các hoạt động BTT, mà những quy định trong quy chế này thì rất chung chung Do đó, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện BTT đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Có thể nêu ra các hạn chế của quy chế này là: ○ Thứ nhất: Quy chế không nêu rõ phương thức hạch toán kế toán của nghiệp vụ BTT như thế nào. Chính vì vậy hiện nay có rất nhiều ngân hàng phải tự xây dựng cho mình quy chế và các phương thức hạch toán kế toán cho đơn vị của mình. xxxii ○ Thứ hai: quy định gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn cho sản phẩm BTT còn quá chung chung, các ngân hàng không biết là sẽ thực hiện theo điều 17 của quy chế này hay theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004. ○ Thứ ba: theo điều 18 của quy chế này, các khoản thuế đối với hoạt động chuyển nhượng các khoản phải thu được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Quy định như thế cũng quá chung cho đối với ngân hàng và ngay cả cơ quan thuế. Theo quan điểm của người nghiên cứu thì không nên áp dụng thuế chuyển nhượng đối với các khoản phải thu được chuyển nhượng trong BTT bởi vì điều đó cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. ○ Thứ tư: theo khoản 2 điều 20 của quy chế này quy định: “Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài". Quy định như vậy có hợp lý không khi theo quy định của pháp luật thì tổng mức dư nợ tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng đó, như vậy theo quy định mới này, chúng ta có thể hiểu tổng dư nợ tín dụng và số dư bao thanh toán cộng lại tối đa khoảng 30% vốn tự có của NH, hay TCTD đó. Ta thấy, quy định như vậy là chưa hợp lý. ○ Thứ năm: về vấn đề chuyên sâu khi thực hiện BTT, các NH không thể dựa vào quy chế để xác định “giá mua của các khoản phải thu” nhu thế nào là hợp lý. Các ngân hàng và các TCTD tùy vào tình hình thực tế, mức độ chấp nhận rủi ro sẽ có các mức phí khác nhau. Do đó sẽ hạn chế khả năng cung cấp vốn cho bên bán trong thực hiện BTT vì bên bán với cùng một hợp đồng BTT có mức độ rủi ro như nhau nhưng có thể phải chịu các mức phí khác nhau của các ngân hàng, TCTD khác nhau. Chính vì vậy, điều này tạo sự không nhất quán trong hoạt động BTT. ○ Thứ sáu: tuy hợp đồng kinh tế giữa bên mua và bên bán có quy định rõ thời gian thanh toán cụ thể nhưng thời hạn kết thúc quá trình thanh toán hợp đồng có thể kéo dài hơn do những hạn chế về khoảng cách địa lý, dịch vụ ngân hàng hay những thỏa thuận ngoài hợp đồng. Do đó, ngày đáo hạn của hợp đồng đôi khi không trùng khớp với ngày đến hạn của hợp đồng BTT. Quy chế BTT không quy định rõ biên độ thời gian tối đa của khoản BTT đến hạn là bao nhiêu. Vì vậy làm cho các đơn vị thực hiện BTT buộc phải chuyển các khỏan phải thu phát sinh trễ hạn sang nợ quá hạn hay truy đòi bên bán. Tuy nhiên, chuyển nợ quá xxxiii hạn hay thủ tục tiến hành truy đòi bên bán như thế nào thì quy chế cũng không quy định rõ, làm cho các đơn vị BTT rơi vào vòng luẩn quẩn khi thiếu cơ sở pháp lý khi hoạt động. ○ Thứ bảy: tại Điểm a khoản 2 Điều 25 và điểm đ khoản 1 Điều 13 Quy chế bao thanh toán quy định người mua có nghĩa vụ xác nhận về việc đa nhận được thông báo về hợp đồng bao thanh toán và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Vấn đề đặt ra là tuy có cam kết như vậy nhưng người mua có quyền khấu trừ khoản tiền phải thanh toán cho đơn vị bao thanh toán hay không, và nếu có thì giới hạn của quyền khấu trừ này là đến đâu để vẫn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị bao thanh toán. ○ Thứ tám: khái niệm bao thanh toán theo quy định của điều 2 và điều 4 quy chế bao thanh toán như vậy là chưa đầy đủ, chỉ dừng lại đối với khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, không đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa bên cung ứng và bên mua. Pháp luật các quốc gia có hoạt động bao thanh toán phát triển cũng như Điều 2 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyển nhượng khoản phải thu năm 2001 đều không có sự phân biệt này. Khoản 2 Điều 1 Công ước Ottawa về bao thanh toán quốc tế năm 1988 tuy chỉ đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng khoản 3 Điều này lại đề cập khái niệm “hàng hóa” và “mua bán hàng hóa” ở đây bao gồm cả dịch vụ và cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, Quy chế bao thanh toán không đề cập đến “khoản phải thu trong tương lai”, tức khoản phải thu sẽ hình thành khi người bán chuyển giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng đa giao kết. Ngoài ra, quy trình hoạt động bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế này cho thấy đơn vị bao thanh toán chỉ có thể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại. Điều này sẽ hạn chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại (nhưng không có sự hiện diện của thương phiếu) hay khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định, và đơn vị bao thanh toán có thể chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ lúc nào sau khi hợp đồng bao thanh toán được giao kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng này. Như vậy, BTT là một hình thức cấp tín dụng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế hiện nay với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn. Tạo khung pháp lý nhằm giúp các xxxiv TCTD cũng như các doanh nghiệp có thể mua bán các khoản phải thu dưới hình thức hợp đồng bao thanh toán là một việc phải làm. Nhưng các quy định về bao thanh toán cần phải phù hợp với các thông lệ quốc tế bởi hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển hiện nay chủ yếu liên quan đến các khoản phải thu trong các thương vụ xuất nhập khẩu. Quy chế bao thanh toán vừa mới được ban hành nhưng như đã phân tích như trên cho thấy quy chế này còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ khi so sánh với chế định pháp luật về bao thanh toán của các quốc gia phát triển và thông lệ quốc tế. Nhưng Quy chế này cũng cần phải có thời gian vận dụng thực tế và cần có nhiều nghiên cứu sâu trên cơ sở phân tích toàn diện pháp luật kinh tế dân sự của Việt Nam cũng như thực tế khi áp dụng để sớm hoàn thiện. 2.7.2 Đối tượng thực hiện, sử dụng BTT Thứ nhất, các TCTD, ngân hàng để được thực hiện nghiệp vụ BTT phải có sự đồng ý của NHNN Việt Nam. Các điều kiện đó là: - Có nhu cầu hoạt động BTT. - Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng (tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có) - Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm. - Đối với hoạt động bao thanh toán xuất - nhập khẩu: ngoài các điều kiện như trên, TCTD xin hoạt động bao thanh toán xuất - nhập khẩu phải là TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Thứ hai, các doanh nghiệp nào nên áp dụng BTT trong quá trình sản xuất kinh doanh? Các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng. Cụ thể: - Các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. xxxv - Các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động cao trong khi đó hạn mức tín dụng do các ngân hàng cung cấp lại hạn chế. - Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM. - Doanh nghiệp kinh doanh có tính chất thời vụ cần tiền mặt để dự trữ hàng hoá. - Doanh nghiệp tập trung vào phát triển sản xuất hơn là theo dõi và thu nợ. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu phát triển sản xuất nhưng khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. 2.8 Các khó khăn khi triển khai thực hiện BTT tại VN 2.2.1 Về sản phẩm Sản phẩm BTT đã được các nước trên thế giới áp dụng khá lâu, chiếm doanh số lớn trong GDP. Việc thực hiện BTT trở thành thói quen trong thanh toán của nhiều quốc gia trên thế giới, doanh số của thế giới gia tăng mỗi năm. Đối với Việt Nam, nền kinh tế của chúng ta phát triển sau các quốc gia khác, nghiệp vụ BTT còn rất mới mẻ trong kinh doanh tài chính, các tổ chức kinh tế và cá nhân chỉ biết đến các dịch vụ ngân hàng như: gửi tiền, chuyển tiền, cho vay, thanh toán L/C, nhờ thu…. nhưng chưa biết đến sản phẩm BTT là gì. Đây là khó khăn khi triển khai thực hiện BTT ở Việt Nam. Trên lý thuyết, BTT khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế ở Việt Nam thì chưa hẳn vậy. Các ngân hàng Việt Nam thậm chí các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vẫn còn coi trọng tài sản đảm bảo. Và ngay trong quy chế thực hiện BTT của NHNN cũng quy định về vấn đề này. Về vấn đề này, cũng không thể trách các ngân hàng vì đặc điểm của thị trường tài chính – tín dụng Việt Nam non trẻ còn đầy rẫy những rủi ro khó có thể lường trước. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các báo cáo tài chính không thể tin tưởng được. Mặt khác, như đã phân tích ở phần các quy định pháp lý, Khái niệm bao thanh toán theo quy định của Điều 2 và Điều 4 Quy chế bao thanh toán như vậy là chưa đầy đủ, chỉ dừng lại đối với khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, không đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa bên cung ứng và bên mua. Pháp luật các quốc gia có hoạt động bao thanh toán phát triển cũng như Điều 2 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyển nhượng khoản phải thu năm 2001 đều không có sự xxxvi phân biệt này. Khoản 2 Điều 1 Công ước Ottawa về bao thanh toán quốc tế năm 1988 tuy chỉ đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng khoản 3 Điều này lại đề cập khái niệm “hàng hóa” và “mua bán hàng hóa” ở đây bao gồm cả dịch vụ và cung ứng dịch vụ. 2.2.2 Về thông tin và thẩm định thông tin BTT không chỉ tham gia vào công doạn đầu là cho vay đối với người bán, mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị BTT có thể kiểm soát được cả bên mua và bên bán, nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Trong khi đó, tâm lý các doanh nghiêp Việt Nam vẫn chưa muốn công khai tình hình hoạt động, tình hình tài chính của mình, chưa có thói quen thực hiện kiểm toán, chính điều này làm cản trở đơn vị BTT tiếp xúc với các doanh nghiệp. Hơn nữa, mội trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hóa, cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn còn thiếu, yếu và chưa được tập trung. Hiện nay,mới chỉ có trung tâm tín dụng CIC của NHNN là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, thông tin từ CIC vì một số lý do vẫn chưa phản ánh đúng mức độ an toàn tín dụng của khách hàng. Để thu hút được nhiều khách hàng và phát huy được khả năng vượt trội của BTT các ngân hàng, nên thực hiện BTT dưới hình thức miễn truy đòi giống như trên thế giới, thế nhưng trong môi trường thông tin hạn chế như ngày nay thì NH sẽ gặp nhiều rủi ro. 2.2.3 Quy mô ngân hàng Việc sử dụng nghiệp vụ BTT đòi hỏi các tổ chức BTT phải nắm rõ được khách hàng cả người mua lẫn người bán. Đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu, là hoạt động xuyên biên giới nên rất khó cho đơn vị BTT thẩm định khách hàng ngoài lãnh thổ. Trong khi các ngân hàng nước ngoài có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên thế giới sẽ thẩm định được khách hàng thông qua các chi nhánh ngân hàng tại các quốc gia mà người mua cư trú. Vì vậy, việc thẩm định khách hàng của họ ít gặp khó khăn và rủi ro. Còn ở Việt Nam quy mô của các ngân hàng, hiện nay chỉ hoat động trong nước, chưa có chi nhánh hoạt động ở nước ngoài; do đó rất khó khăn cho việc thực hiện BTT quốc tế khi mà việc thẩm định thông tin khách hàng là rất hạn chế. Chính vì vậy hiện nay đa số các ngân hàng chỉ đăng kí với NHNN thực hiện BTT trong nước chứ chưa mở rộng sang BTT xuất nhập khẩu. xxxvii 2.2.4 Tâm lý của các doanh nghiệp Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn quen dùng các phương thức thanh toán truyền thống hiện nay như chuyển tiền T/T đặc biệt làL/C. Nhận thức của phần lớn các doanh nghiệp lớn và nhỏ ở Việt Nam cộng với môi trường kinh tế không ổn định khiến rất khó thuyết phục họ nhận biết được những lợi ích mà BTT đem lại cho họ trong lâu dài qua các dịch vụ đa dạng phong phú, đa dạng của nó như tư vấn về khách hàng, thu nợ hộ, quản lý các khoản phải thu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro. Chính tâm lý dè dặt trước sản phẩm mới, không có thói quen tiếp cận cái mới của các doanh nghiệp đã góp phần làm thui chột sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng trong đó có sản phẩm mới là BTT. 2.2.5 Trình độ nhân viên: BTT là một nghiệp vụ mới nên chúng ta rất thiếu kinh nghiệm, mặc dù các ngân hàng vẫn đang tích cực đào tạo nhân viên. Nên chúng ta không thể một sớm một chiều có thể thực hiện thông thạo qui trình BTT được. Nhân viên trực tiếp thực hiện cũng chưa có một nền tảng kiến thức vững vàng về nghiệp vụ này. 2.9 Tình hình BTT tại Việt Nam Từ những năm đầu của thế kỷ 21, nghiệp vụ BTT đã được các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Deutsche Bank, Citi Bank, Far East National Bank, Bank of Tokyo, Mitsubishi Bank, HSBC,… giới thiệu cho các ngân hàng trong nước và cho các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, nghiệp vụ này còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng, các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên trước khi có quyết định ban hành “Quy chế thực hiện BTT của các TCTD một ngân hàng trong nước là ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã thực hiện BTT phi truyền thống. Đơn vị mà Techcombank thực hiện BTT duy nhất là Foocosa và chỉ với một sản phẩm là mì tôm. Techcombank chỉ thực hiện BTT có truy đòi và hợp đồng tài trợ được tiến hành ba bên trên cơ sở hợp đồng ngoại thương. Ngoài ra Techcombank chỉ áp dụng BTT cho hợp đồng trả ngay, thời gian tài trợ từ 30 – 45 ngày, bằng khoảng thời gian vận chuyển từ cảng Việt Nam sang Nga. Phí thực hiện của Techcombank lại quá cao, từ 6 – 7% năm. Do đó, qua một thời gian thực hiện, BTT không những không phát huy những lợi ích vốn có của nó mà còn gây trở ngại khó khăn cho các doanh nghiệp xxxviii Cho đến khi có “Quy chế thực hiện BTT của các TCTD” thì hàng loạt các ngân hàng, tổ chức tài chính đã đăng kí với NHNN thực hiện BTT. Đi đầu trong khối các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là : Deutsche Bank (chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu tiên đăng kí thực hiện), Citi Bank, Far East National Bank, Bank Of Tokyo, Misubishi Bank, HSBC…Các ngân hành thương mại trong nước cũng đã tham gia, và đến nay đã có các ngân hàng trong hệ thống NHTM của Việt Nam đăng kí tham gia. Tuy nhiên, đã thực hiện nghiệp vụ này thì chỉ rất ít ngân hàng thực hiện, điển hình như NHTM cổ phần Á Châu, ngân hàng Kỹ thương, ngân hàng ngoại thương Việt Nam,..Ba ngân hàng này đã tham gia hiệp hội BTT quốc tế (FCI). Cho đến nay các đơnvị BTT đã được triển khai áp dụng tại Việt Nam khoảng 4 năm nhưng xét về bình diện chung, doanh số cũng như hiệu quả của nó vẫn chưa thật rõ rệt. Các ngân hàng chủ yếu thực hiện BTT trong nước, doanh số cũng rất thấp. + Techcombank: doanh thu năm 2006 đạt 138 tỷ VND, 6 tháng đầu năm 2007 đạt 430 tỷ VND. Dư nợ năm 2006 đạt 50 tỷ VND, 6 tháng đầu năm 2007 đạt 239 tỷ VND. + ACB: doanh thu năm 2005 đạt 27,6 tỷ VND, 6 tháng đầu năm 2006 đạt 59 tỷ VND, cả năm 2006 đạt 220 tỷ đồng. BTT xuất khẩu năm 2006 đạt 1000 USD. Theo số liệu của hiệp hội BTT quốc tế, doanh số BTT của các thành viên Việt Nam như sau. Bảng 2.6 : Doanh số BTT của Việt Nam (theo thống kê của FCI) (Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR Năm Tổng doanh thu Trong nước Xuất nhập khẩu 2005 2 2 0 2006 16 15 1 2007 43 41 2 Biểu đồ 2.5: Doanh số BTT của Việt Nam (Nguồn: www.factors-chain.com) Đơn vị tính: triệu EUR xxxix 2.10 Tình hình BTT cụ thể tại các NHTM 2.4.6 NHT MCP Á Châu 2.4.6.1 Điều kiện thực hiện BTT tại ngân hàng Á Châu (Nguồn: NHTMCP Á Châu)  Điều kiện đối với bên bán hàng: Bên bán hàng phải là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hóa có đủ điều kiện cấp tín dụng và phải thỏa mãn thêm các điều kiện sau: - Là chủ sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi đối với khoản phải thu. - Có giấy chứng nhận tiêu chuẩn ngành vừa với quy định của ngành hàng (nếu có). - Thời gian quan hệ mua bán đối với bên mua hàng tối thiểu là ba tháng và đã có ít nhất hai lần giao hàng.  Điều kiện đối với bên mua hàng: Thỏa mãn các điều kiện sau: () - Về quy mô: Quy mô bên mua hàng Hạn mức BTT + Vốn chủ sở hữu >= 50 tỷ đồng + Doanh thu thuần của năm gần nhất >= 150 tỷ đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp Hồ Chí Minh.pdf
Tài liệu liên quan