MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Trang
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình v ẽ đồ thị
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
1) Khuôn khổ lý thuyết về bất cân xứng thông tin . 1
1.1) Thông tin là gì ? . . . 1
1.2) Lý thuy ết về bất cân xứng thông tin. . 1
1.2.1) Giới thiệu sơ lược thông tin bất cân xứng . . 1
1.2.2) Các khái niệm thông tin bất cân xứng . . 3
1.2.3) Các hình thức thông tin bất cân xứng . . 3
2) Bất cân xứng thông tin trong thị trường chứng khoán . . 10
2.1) Tổng quan về thị trường chứng khoán . . 10
2.2) Tác động của bất cân xứng thông tin . 10
2.2.1) Tác động đến doanh nghiệp . . 11
2.2.2) Tác động đến thị trường chứng khoán . . 15
2.2.3) Tác động đến nền kinh tế . . . 15
3) Bất cân xứng thông tin và thị trường hiệu quả. . 16
3.1) Thế nào là thị trường hiệu quả? . . 16
3.2) Các dạng của thị trường hiệu quả . 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . . 18
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY
1) Phân tích hiện trạng Thị trường chứng khoán Việt Nam . 19
2) Đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam . . . 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 31
CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1) Thiết lập mô hình kiểm định . . . 32
1.1) Kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi. . 32
1.2) Kiểm định quy tắc giao dịch . . . 32
2) Thu thập dữ liệu. . . . 33
3) Kết quả kiểm định. . . 33
3.1) Kết quả kiểm định thống kê về tính độc lập. . . 33
3.2) Kết quả kiểm định quy tắc giao dịch . . 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . . 36
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1) Nâng cao chất lượng thông tin được công bố . 37
1.1) Đối với cơ quan quản lý . . . 37
1.2) Đối với các chủ thể khác tham gia trên TTCK . 40
1.2.1) Đối với công ty niêm y ết . . . 40
1.2.2) Đối với công ty chứng khoán . . 41
1.2.3) Đối với các phương tiện truyền thông đại chúng . 42
1.3) Nâng cao chất lượng kiểm toán . . 43
2) Tăng cường và hoàn thiện hệ thống thông tin tại SGDCK. . 44
2.1) Xây dựng hệ thống công bố thông tin tự động . . 44
2.2) Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin qua mạng Internet. . 45
2.3) Nâng cấp website của SGDCK, TTGDCK và UBCKNN . 46
3) Một số giải pháp khác hạn chế bất cân xứng thông tin . . 46
3.1) Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm. . 46
3.2) Giải quyết vấn đề nội gián trên TTCK Việt Nam. . . 46
3.3) Nhà đầu tư chọn nhà quản lý có năng lực . . 48
3.4) Khuyến khích và chế tài . . . 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . . 49
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
81 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5983 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chúng. Người ta có thể dùng phân tích cơ
bản để biết chứng khoán đang được định giá thấp hay cao.
Thị trường hiệu quả dạng vừa phải
Thị trường hiệu quả dạng vừa phải giả định rằng giá cả không chỉ phản ánh giá cả
quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố khác. Trong thị trường hiệu quả
dạng vừa phải, không có nhà đầu tư nào có thể đạt được lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh
rủi ro trên mức trung bình từ các giao dịch của họ nếu việc mua bán dựa vào các số liệu
đã được công bố và những thông tin dự đoán mà cả thị trường đều biết
Thị trường hiệu quả dạng mạnh:
Thị trường hiệu quả dạng mạnh giá định rằng giá cả phản ánh tất cả thông tin có
thể có được bằng cách phân tích tỉ mỉ về công ty và về nền kinh tế. Điều này nói lên rằng
thị trường phản ứng rất nhanh với bất kỳ thông tin nào, kể cả những thông tin mang tính
chất nội bộ hay cá nhân, khả năng đạt được lợi nhuận siêu ngạch là không thể. Tuy nhiên,
thực tế có một bộ phận cá nhân có thể có được những thông tin quan trọng trước khi
chúng được công bố ra công chúng, do đó sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Đây được
xem là một trong những biểu hiện của tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông tin bất cân xứng là mức độ thông tin phản án không kịp thời, chính xác,
đẩy đủ về thị trường và diễn biến của nó. Thông tin bất cân xứng tạo ra những kỳ vọng về
giá khác nhau đối với mỗi chủ thể trên thị trường dẫn đến những hiếu quả về mặt kinh tế
khác nhau và thường là thiệt hại cho các nhà đầu tư có thông tin ít hơn hay thông tin
thiếu chính xác hơn. Hơn nữa, còn gây ra các hành vi tiêu cực như đầu cơ, giao dịch nội
bộ, giao dịch nội gián, tung tin đồn thất thiệt….làm cho thị trường kém hiệu quả, dễ chao
đảo, hoạt động đầu tư của nhà đầu tư cũng rủi ro hơn
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG
THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM HIỆN NAY
1) Phân tích hiện trạng Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch
đầu tiên tại TTGDCK TP. HCM vào ngày 28/07/2000. Từ đó đến nay, sau hơn bảy năm
hoạt động, thị trường đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm.
Để nhìn nhận rõ hơn sự biến đổi này, ta có thể chia thời gian hoạt động của Thị
trường chứng khoán Việt Nam thành năm giai đoạn như sau:
1.1) Giai đoạn 1: từ 28/07/2000 đến 25/06/2001
Đây là giai đoạn thị trường mới đi vào hoạt động. Nguồn cung cổ phiếu còn khá
hạn hẹp: chỉ có năm doanh nghiệp niêm yết là REE, SAM, HAP, TMS, LAF, giá trị niêm
yết chỉ đạt 466.9 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu được phép giao dịch thấp, chỉ khoảng 30-40%
lượng cổ phiếu phát hành. Trong khi đó, cầu cổ phiếu khá cao (giai đoạn này có khoảng
15.000 tài khoản được mở tại các công ty chứng khoán ). Điều này tạo nên một áp lực
cung cầu rất lớn, giá cổ phiếu tăng liên tục và tăng kịch trần qua các phiên giao dịch. Chỉ
số VN-Index từ 100 điểm trong ngày giao dịch đầu tiên, đến ngày 25/06/2001 đã tăng lên
đỉnh điểm 571.04 điểm với giá trị giao dịch mỗi phiên đạt khoảng 24 tỷ đồng, một con số
đáng kể so với thị trường mới và còn rất khan hiếm hàng hoá. Một điểm đáng nói, giá các
cổ phiếu biến động hầu như cùng chiều nhau và cùng chiều với chỉ số VN-Index.
Để giảm bớt áp lực cung cầu, UBCKNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch cổ phiếu.
Tuy nhiên, việc mở rộng biên độ lớn trong khi khối lượng hàng hóa đưa vào thị trường
không đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư nên giá chứng khoán vẫn còn tăng mạnh. Mặt
khác, do giá tăng liên tục nên những người nắm giữ cổ phiếu cũng không muốn bán ra.
Điều này càng đẩy giá lên cao hơn nữa ( mỗi phiên tăng 7% ).
Đồ thị 1: Chỉ số VN-Index giai đoạn 1
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.2) Giai đoạn 2: từ 25/06/2001 đến 24/10/2003
Giai đoạn này thị trường đã tuột dốc. Giá chứng khoán thường rớt ở mức sàn, một
số phiên đứng giá và khối lượng giao dịch giảm hẳn. Mặc dù UBCKNN đã tăng biên độ
giao dịch lên + - 5% từ đầu tháng 01/2003 ( sau khi hạ thấp biên độ xuống + - 3% từ
09/10/2001) đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát triển thị trường như giảm
lô giao dịch, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mở tài khoản giao dịch tại các công ty
chứng khoán…nhưng thị trường vẫn không có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số VN-Index giảm
liên tục và giảm đến mức “đáy” là 130.9 điểm vào ngày 24/10/2003, giảm hơn 440 so với
“đỉnh” của nó ở năm 2001. Ước tính mỗi phiên giao dịch, chỉ số VN-Index mất khoảng
0.29%. Cũng giống như giai đoạn trước, sự biến động của các cổ phiếu cũng không có sự
tách biệt. Các cổ phiếu cùng giảm theo chỉ số VN-Index. Nguyên nhân là do “ tâm lý bầy
đàn” của nhà đầu tư bất chấp những giá trị tính toán thực tế, triển vọng phát triển, tình
hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ thường đưa ra quyết định mua, bán
chứng khoán rất giống nhau. Hậu quả là gây ra những biến động lớn trên thị trường, khi
các cổ phiếu cùng nhau tăng giá, khi thì đồng loạt giảm giá. Thị trường còn biến động
như thế là do tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết rất thấp. Điều này là vì số lần
khớp lệnh trên thị trường còn rất thấp. Giai đoạn này thị trường chỉ áp dụng phương thức
khớp lệnh định kỳ. Độ thanh khoản thấp như vậy khiến nhà đầu tư rất khó bán cổ phiếu
khi giá đang giảm và cũng rất khó mua cổ phiếu khi giá đang tăng.
Đồ thị 2: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.3) Giai đoạn 3: từ 24/10/2003 đến 03/08/2006
Giai đoạn này thị trường đã có xu hướng phục hồi. Nhưng lại có dấu hiệu hoạt
động cầm chứng. Chỉ số VN-Index không có biến động nhiều. Ngoài mức cao nhất đạt
được là 632.69 điểm vào ngày 25/04/2006, nhìn chung VN-Index dao động quanh mức
200-350 điểm. Giá giao dịch của từng loại cổ phiếu niêm yết cũng không có sự biến động
mạnh. Tuy nhiên, các cổ phiếu vẫn còn cùng tăng, cùng giảm.
Đồ thị 3: Chỉ số VN-Index giai đoạn 3
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.4) Giai đoạn 4: từ 03/08/2006 đến 13/03/2007.
Đây có thể xem là giai đoạn thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi nhất. Thị
trường mở rộng cả về quy mô, chất lượng hàng hóa lẫn số lượng cổ phiếu. Số cổ phiếu
niêm yết đã tăng hơn 303% so với năm 2005 ; tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng
khoán đạt 16 tỷ USD, chiếm khoảng 22,7% GDP. Bên cạnh đó là sự ra đời của các định
chế tài chính: 23 quỹ đầu tư tài chính, hơn 40 công ty chứng khoán, 12 công ty quản lý
quỹ, 3 quỹ đầu tư và 6 ngân hàng hoạt động lưu ký chứng khoán. Ngoài ra, số tài khoản
của nhà đầu tư tăng gấp 3 lần năm 2005.
Chỉ số VN-Index tăng rất nhanh, đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay là
1170,67 điểm vào ngày 13/3/2007. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh mẽ và có vẻ bất
hợp lý này chủ yếu là do tính không chuyên nghiệp của các nhà đầu tư dẫn đến thái độ tin
tưởng một cách thái quá vào các tin đồn. Điển hình là việc tin tưởng vào đánh giá lạc
quan về thị trường chứng khoán Việt Nam của Merrill Lynch, một trong những tổ chức
kinh doanh chứng khoán hàng đầu thế giới. Ngoài ra, việc Việt Nam gia nhập WTO và tổ
chức thành công Hội nghị APEC vào tháng 11 cộng với dự báo về khả năng có một làn
sóng đầu tư mới vào Việt Nam góp phần tạo nên cơn sốt giá vào những ngày cuối năm
2006 đầu 2007.
Đồ thị 4: Chỉ số VN-Index giai đoạn 4
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.5) Giai đoạn 5: Từ 13/03/2007 đến nay ( 01/04/2008 )
Tiếp đà phát triển mạnh mẽ của giai đoạn trước, trong 3 quý còn lại của 2007 mặc
dù thị trường có dấu hiệu đi xuống nhưng nhìn chung vẫn tăng trưởng về quy mô và
thành phần tham gia ( đến nay có 528 loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường với
tổng giá trị niêm yết là 101.345.715,88 triệu đồng )
Bảng 1: Quy mô niêm yết tại SGDCK TP.HCM
Toàn thị
trường
Cổ phiếu
Chứng chỉ
quỹ
Trái phiếu
Số chứng khoán niêm yết
(CK)
528 150 3 375
Tỉ trọng (%) 100 28,41 0.57 71,02
Khối lượng niêm yết
( ngàn CK )
5.110.319,44
4.477.359,56 71.409,63 561.550,25
Tỉ trọng (%) 100 87,61 1,40 10,99
Giá trị niêm yết
( triệu đồng )
101.345.715,88 44.773.595,58 714.095,30
55.858.025,
00
Tỉ trọng (%) 100 44,18 0.70 55,12
Nguồn: SGDCK TP.HCM
Ghi chú: Số liệu tính đến ngày 01/04/2008
Tuy nhiên, bước sang năm 2008, thị trường đi xuống ngày một nhanh và trầm trọng
hơn. VN-Index giảm hơn 40% trong vòng chưa đầy 3 tháng đầu năm 2008 và giảm hơn
50% so với đỉnh điểm của giai đoạn trước. Nguyên nhân lý giải cho sự sụp đổ của thị
trường có thể là do thị trường đã trải qua giai đoạn tăng trưởng quá nóng, ảnh hưởng của
các biện pháp can thiệp hành chính của Chính phủ như ban hành Chỉ thị 03 hạn chế cho
vay đầu tư chứng khoán, luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực vào đầu năm 2009 ( trong
đó đánh thuế 20% thu nhập từ đầu tư chứng khoán ), biện pháp thắt chặt tiền tệ của
NHNN như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các NHTM và điều quan trọng là do tâm lý đầu
tư bầy đàn của nhà đầu tư cùng với tâm lý bi quan của họ vào khả năng phục hồi của thị
trường đã làm cho thị trường trở nên tồi tệ hơn. Khi các ngân hàng bị hạn chế cầm cố
chứng khoán, thị trường lại đi xuống, nhà đầu tư không thể trả tiền vay hay mua lại nên
phải bán ra để thu tiền về và điều này làm tăng áp lực cung trên thị trường dẫn đến thị
trường càng sụt giảm.
Đồ thị 5: Chỉ số VN-Index giai đoạn 5
Nguồn: www.vietstock.com.vn
NHẬN XÉT:
Qua phân tích các giai đoạn trên, có thể thấy TTCK nước ta biến động khá phức
tạp: giai đoạn 1 thị trường tăng, giai đoạn 2 thị trường giảm liên tục, giai đoạn 3 thị
trường tăng trở lại nhưng tăng không mạnh mẽ, bước sang giai đoạn 4 thị trường tăng
mạnh mẽ và sang giai đoạn năm thị trường giảm đáng kể. Mặc dù mỗi giai đoạn có đặc
trưng riêng nhưng điểm chung là những biến động phức tạp đó của chỉ số VN-Index
không bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết hay
tình hình của nền kinh tế mà do tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ số giá chứng khoán leo thang
không biết dừng khi nền kinh tế đang có biểu hiện của sự trì trệ và ngược lại nó lại suy
giảm nghiêm trọng dù các công ty niêm yết có dấu hiệu hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Đây là biểu hiện cho thấy TTCK Việt Nam còn khá non yếu.
Bên cạnh đó, hơn 90% nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán trên thị trường là cá
nhân, chiếm hơn 70% lượng cổ phiếu giao dịch. Trong đó, có khá nhiều cá nhân mới
tham gia thị trường, kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán còn hạn chế. Họ
chịu ảnh hưởng rất nặng tâm lý đám đông, bầy đàn. Thêm vào đó, đa số nhà đầu tư không
nhằm mục đích đầu tư lâu dài mà chủ yếu kinh doanh chênh lệch giá, đầu cơ gây ra hiện
tượng tranh mua, tranh bán giữa các nhà đầu tư làm cho thị trường điều chỉnh không kịp,
lúc thì giá bị đẩy lên rất cao, khi thì tụt xuống cực thấp.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý thị trường thất thường như vậy không chỉ do tâm lý
không ổn định của nhà đầu tư, quyết định theo cảm tính và tin đồn, mà một phần không
kém phần quan trọng là do thông tin trên thị trường chưa thông suốt, thông tin cung cấp
từ các doanh nghiệp chưa đầy đủ và còn chậm trễ tạo nên tình trạng bất cân xứng thông
tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, giữa các nhà đầu tư với nhau làm cho thị trường dễ
bị chao đảo, nhất là trước những tin đồn.
2) Đánh giá tình trạng bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay.
Mặc dù đến nay chưa có những nghiên cứu định lượng nhưng có thể khái quát
bức tranh toàn cảnh tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt
Nam khá hỗn độn. Luồng thông tin không minh bạch bùng phát tới mức có dấu hiệu
không kiểm soát được. Hiện tượng thông tin nói tốt về cổ phiếu này, lấp lửng về cổ phiếu
kia để nâng hoặc làm rớt giá xuất hiện ngày càng nhiều. Một số quan chức của cơ quan
quản lý chức năng còn công khai bình luận, chủ quan nhận định các cổ phiếu và hoàn
toàn không chịu trách nhiệm gì về hậu quả từ những phát ngôn ấy… Ngay cả cơ quan
quản lý thị trường cũng có những thông tin gây khó khăn cho nhà đầu tư. Như việc Trung
tâm Giao dịch chứng khoán TP. HCM ( mà nay gọi là Sở Giao dịch chứng khoán
TP.HCM ) thông báo chính thức trên các phương tiện truyền thông rằng việc khớp lệnh
liên tục sẽ được thực hiện vào ngày 7/5. Tuy nhiên, sau đó lại thông báo hoãn việc khớp
lệnh liên tục và vẫn sử dụng phương thức khớp lệnh định kỳ. Hay gần đây, Bản tin chứng
khoán của Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM đã công bố kết quả hoạt động của SAM
nhầm với kết quả hoạt động của VTC, điều này đã khiến cho không ít nhà đầu tư đã đổ
vốn vào đầu tư VTC. Thế nhưng ngày hôm sau khi thông tin trên được đính chính lại, giá
của VTC đã giảm xuống mức sàn và giảm liên tục trong khi có rất nhiều nhà đầu tư đã
mua ở mức giá trần. Thiệt hại nhà đầu tư gánh chịu đã rõ và trách nhiệm về công bố
thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng đã rõ. Thế nhưng việc này đã
được xử lý như thế nào ? Chỉ là những lời xin lỗi do “ sơ suất trong kỹ thuật”.
Qua các sự kiện trên có thể thấy được công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề
công bố thông tin chưa thực hiện được tốt. Nguyên nhân là do các quy định trong việc
công bố thông tin vẫn chưa hoàn chỉnh. Hiện tại, Luật chứng khoán đã có hiệu lực nhưng
các văn bản hướng dẫn vẫn đang trong quá trình dự thảo, các quy định quản lý về thị
trường, giao dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi cho phù hợp,
do vậy, chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về tính ổn định, rõ ràng, minh bạch.
Bên cạnh công tác quản lý nhà nước đối với thị trường còn hạn chế, nhìn chung,
ý thức minh bạch của doanh nghiệp còn rất thấp. Có doanh nghiệp đã niêm yết nhưng
vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về công bố thông tin. Hoạt động công bố thông tin của
doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Cụ thể:
Doanh nghiệp thường trì hoãn việc công bố thông tin, nội dung công bố không
đầy đủ, rõ ràng. Theo quy định, doanh nghiệp phải công bố định kỳ báo cáo tài chính
quý, sáu tháng, báo cáo tài chính năm và báo cáo thường niên; thời hạn công bố là trong
10 ngày kể từ khi có báo cáo. Tuy nhiên, thực tế số lượng doanh nghiệp tuân thủ quy
định này rất ít. Hầu hết các doanh nghiệp đều công bố chậm hơn nhiều so với quy định.
Ta có thể thấy đến thời điểm hiện nay ( quý 2/ 2008), trang web của UBCKNN,
SGDCK, TTGDCK, các công ty chứng khoán kể cả doanh nghiệp niêm yết chỉ mới cập
nhật các báo cáo tài chính đến năm 2006. Nhiều báo cáo chưa được kiểm toán độc lập,
một số còn ở dạng tóm lược, thiếu đi nhiều thông tin quan trọng, cần thiết cho việc ra
quyết định của nhà đầu tư.
Doanh nghiệp còn công bố thông tin theo kiểu” tốt khoe xấu che”, chỉ công bố
những thông tin có lợi mà phớt lờ đi hoặc không công bố những thông tin xấu ảnh hưởng
đến doanh nghiệp. Điển hình là trường hợp Công ty cổ phần đồ hộp Hạ long đã không
công bố sự kiện cơ quan công an tiến hành điều tra hành vi vi phạm Pháp luật về hoàn
thuế giá trị gia tăng của nhân viên, gây thiệt hại cho nhà nước hàng tỷ đồng.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cố tình công bố sai sự thật, bóp méo
báo cáo tài chính. Phổ biến nhất là doanh nghiệp biến lỗ thành lãi, hay còn gọi là tạo ra
tình trạng “ lãi giả lỗ thật” nhằm làm “ đẹp” báo cáo tài chính, đánh bóng tên tuổi của
doanh nghiệp. Thông qua các thủ thuật kế toán như: giảm tỷ lệ khấu hao, giả mức dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, tăng cường khuyến mãi… lợi nhuận của doanh nghiệp
được thổi phồng lên. Khi đó, giá trị cổ phiếu cũng được nâng lên nhưng đây chỉ là giá trị
“ ảo” để qua mặt nhà đầu tư. Như trường hợp Công ty bánh kẹo Biên Hoà cấu kết với
công ty kiểm toán đưa ra những thông tin không đúng về tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh của công ty trong năm 2002. Cụ thể, Công ty đã công bố kết quả hoạt động
kinh doanh 9 tháng đầu năm 2002 lãi 4.1 tỷ đồng nhưng sau 4 lần gia hạn thêm, kết quả
kinh doanh được công ty đưa ra lỗ đến 5.422 tỷ đồng. Điều này làm giá chứng khoán của
Công ty sụt giảm liên tục, tính từ phiên giao dịch đầu năm 2003 cho đến ngày 19/05/2003
giá cổ phiếu giảm khoảng 30%, còn so với thời điểm cổ phiếu này lên sàn trước đó một
năm thì giá giảm tới 60%. Hậu quả là kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng chỉ số VN-
Index trong giai đoạn này.
Ngoài ra, một quan điểm khá phổ biến của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay
là việc công bố thông tin chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ. Ngoài các thông tin
bắt buộc theo luật định phải công bố thì thường doanh nghiệp không chủ động cung
cấp các thông tin quan trọng khác.
Các thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như những dự án mở rộng và
phát triển trong tương lai hầu như được doanh nghiệp giữ kín. Nếu có thì chỉ thông báo
vào những buổi Đại hội đồng cổ đông thường niên. Chính điều này làm cho nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước chán nản và thờ ơ với việc đầu tư vì họ không có cơ sở cụ thể
nào để phân tích, nhận định triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết
định đầu tư của mình.
Giao dịch mua bán cổ phiếu quỹ của chính tổ chức niêm yết là một thông tin quan
trọng bởi thông tin này có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tổ chức và
ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, việc công bố những thông tin này
thường không đầy đủ và rõ ràng. Chẳng hạn, trường hợp của Công ty cổ phần chế biến
hàng xuất khẩu Long An ( LAFOOCO ), trước đây bản cáo bạch niêm yết ghi rõ cơ cấu
sở hữu của công ty không có cổ phiếu quỹ. Tuy vậy, công ty lại đăng ký và đã thực hiện
bán lại 30.470 cổ phiếu quỹ ; thông tin này được đăng trên bản tin của Trung tâm giao
dịch chứng khoán TP.HCM ngày 12/12/2000. Không chỉ riêng LAFOOCO mà tại nhiều
công ty, số lượng cổ phiếu quỹ tại thời điểm niêm yết thường khác xa so với thông tin
công bố trong bản cáo bạch. Điều này đem đến sự hoài nghi cho nhà đầu tư : liệu những
gì công bố trong bản cáo bạch đã thực sự tin cậy ? Nếu đúng như vậy thì các công ty này
đã mua lại cổ phiếu khi nào và tại sao việc mua bán này lại không được công bố?
Doanh nghiệp còn cung cấp thông tin không công bằng đối với nhà đầu tư: ưu
tiên cung cấp cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố
rộng rãi đến các nhà đầu tư cá nhân. Đến nay, một hiện tượng phổ biến là trong các cuộc
đấu giá thì người đấu giá thành công chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức. Loại trừ khả năng
các nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích và “ trường vốn” hơn thì người
ta cũng nghi ngờ các nhà đầu tư này nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn so với các
nhà đầu tư cá thể.
Thật vậy, quy chế đấu giá do UBCKNN ban hành chỉ yêu cầu các Trung tâm giao
dịch chứng khoán công bố tổng số nhà đầu tư tham gia đấu giá và tổng lượng cổ phiếu
đặt mua, còn các thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến việc đặt giá như cơ cấu nhà đầu tư
cũng như khối lượng đăng ký cụ thể của từng nhà đầu tư không được công bố. Tuy nhiên,
thực tế thông tin này lại không được bảo mật chặt chẽ mà được cung cấp cho những nhà
đầu tư lớn có tổ chức. Và nhờ nắm được chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường mà
các nhà đầu tư này có thể tính toán được hợp lý mức giá bỏ thầu. Còn các nhà đầu tư
khác không có thông tin phải mua cổ phiếu với giá bị đẩy lên cao rất nhiều lần. Kết quả
nhiều nhà đầu tư bỏ tiền đặt cọc, không mua cổ phiếu nữa.
Vấn đề thiếu minh bạch nữa trong công tác đấu giá cổ phần là Ban giám đốc
công ty có xu hướng che giấu thông tin để “ dìm giá”sao cho những người nội bộ công ty
có thể mua được cổ phiếu với giá thấp nhất. Theo quy định, thông báo về việc đấu giá
phải được đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên
tiếp. Tuy nhiên, để giấu thông tin, công ty đăng tải trên những báo/tạp chí không phổ biến
hay đăng tải vào thời điểm sát với hai ngày nghỉ cuối tuần làm cho nhà đầu tư có ít thời
gian để nghiên cứu. Ngoài ra, các bản cáo bạch cung cấp cho nhà đầu tư thường không có
đầy đủ thông tin về tình trạng tài sản, nhất là đất đai của doanh nghiệp. Thực tế này làm
cho việc định giá giá trị doanh nghiệp thường không chính xác. Điển hình cho tình trạng
thiếu minh bạch này là vụ giấu các quyết định thuê đất trong cuộc đấu giá cổ phần của
công ty Intimex ( thuộc Bộ Thương mại ). Thông tin này được giấu kín, chỉ có một số
người trong nội bộ công ty biết. Đến khi đấu giá xong, các nhà đầu tư mới biết công ty
đang nắm giữ một khối bất động sản khổng lồ vừa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê
và một dự thảo hợp đồng về việc chuyển nhượng toàn bộ khu cửa hàng siêu thị Intimex
cho một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài với giá khoảng 28 triệu USD.
Trong vấn đề này, ngoài ý thức thiếu minh bạch của doanh nghiệp, ta còn thấy
xuất hiện những kẽ hở trong trong quy định của pháp luật về vấn đề cổ phần hoá doanh
nghiệp để doanh nghiệp lợi dụng, đó là nhà nước chưa quy định phải tính giá trị quyền sử
dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, trong bản cáo bạch không bắt buộc phải công bố
những sự kiện sẽ xảy ra đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong tương lai gần. Vì
vậy, việc Intimex không đưa nội dung dự thảo hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng và giá
trị quyền sử dụng các khu đất nêu trên vào bản cáo bạch không có gì sai phạm. Điều đáng
nói là hành động này làm cho nhiều nhà đầu tư không tin tưởng vào các thông tin công bố
trong bản cáo bạch đấu giá cổ phiếu các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nói riêng và
bản cáo bạch của các doanh nghiệp niêm yết nói chung.
Một vấn đề đáng lưu ý là hiện nay tình trạng rò rĩ thông tin vẫn còn tồn tại dẫn
đến tình trạng tư lợi thông tin mà ta thường gọi là “ giao dịch nội bộ”, “ giao dịch nội
gián”. Đây là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức có được thông tin
nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin được công bố ra công chúng,
để mua, bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để hưởng hoa hồng , với
khoản thu trái pháp luật lớn hơn từ thông tin nội bộ có giá trị mà có được.
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời cho đến nay, có không ít giao dịch bị nghi
ngờ là sử dụng “ thông tin nội gián”. Các giao dịch này có thể nhận thấy từ sự điều chỉnh
mạnh của giá cổ phiếu, từ hành vi mua bán bất thường của nhà đầu tư trên thị trường.
Đơn cử là trường hợp cổ phiếu BBT đã được một số nhà đầu tư bán ra ồ ạt trước cả ngày
các công ty chứng khoán nhận được thông tin chính thức về báo cáo hoạt động kinh
doanh không mấy khả quan của CTCP Bông Bạch Tuyết. Hay giao dịch liên quan đến cổ
phiếu của Công ty bánh kẹo Bibica. Ở thời điểm công ty đang rối ren trong vụ biến lỗ
thành lời cho năm tài chính 2002, một thành viên Hội đồng quản trị đã bán ra hơn 40.000
cổ phiếu của công ty. Khi đó, giới đầu tư nghi ngờ rằng do biết được nội tình nên thành
viên này tiến hành bán trước cổ phiếu để tránh sự sụt giảm giá sau này. Và quả thật,
6/2003 thành viên này đã rời khỏi công ty.
Ngoài ra, những bất bình thường trong việc bán đấu giá cổ phần của Công ty
Xuất Nhập Khẩu Intimex ( thuộc Bộ Thương mại ) có thể coi là một sư kiện điển hình về
“ thông tin nội gián” trong đấu giá cổ phần. Bởi lẽ, bản cáo bạch cho thấy đến thời điểm
tổ chức đấu giá cổ phần, tình trạng tài chính của công ty không có gì sáng sủa nếu không
muốn nói là rất xấu. Từ năm 2004 đến tháng 9/2006, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn kinh
doanh liên tục giảm: năm 2004 là 1.65%, năm 2005 chỉ còn 0.76% và ba quý đầu năm
2006 rơi xuống số âm ( -18.01%). Số tiền bù lỗ và nợ phải trả gần 105 tỷ đồng. Thế
nhưng, giá đấu thành công của cổ phiếu lại cao gấp 16 lần mệnh giá ( mức giá sàn
10.000đ/CP, giá trúng cao nhất là 162.100đ/ CP, mức giá trúng thứ hai là 160.000đ/ CP ).
Điều đáng nói nữa là có 10 nhà đầu tư cá nhân đặt mua với giá hoàn toàn giống nhau
160.000đ/CP và số lượng mua của 10 nhà đầu tư này vừa đúng với số cổ phiếu bán ra là
1.682.800 CP. Và ngạc nhiên hơn, 10 nhà đầu tư cá nhân ấy không ai khác, đó là Tổng
giám đốc, vợ Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Phó trưởng phòng kế toán, Trưởng phòng
Tổ chức cán bộ và vợ…
Một thực trạng nữa là hiện nay các tin đồn thất thiệt xuất hiện ngày càng
nhiều. Các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng khoán, trên các sàn giao
dịch chứng khoán hoặc qua truyền miệng. Ví dụ như cách đây không lâu có một mẫu tin
đăng vu vơ trên trang web có địa chỉ www.tintuconline.saleoff.com.vn nhưng nội dung
rất đáng chú ý: UBCKNN không phản đối việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho
CTCP SX-TM-DV Phú Phong. Trong diễn biến thị trường lúc đó hết sức sôi động, thông
tin này đồng nghĩa với khả năng “ kích cầu” vì xu hướng săn lùng các cổ phiếu có tin
chia thưởng hay phát hành thêm rất thịnh hành. Tuy nhiên, điều bất ngờ là chính Công ty
Phú Phong ngày 24/05 lại gửi công văn đến TTGDCK Hà Nội để đính chính với nội
dung: Công ty chưa nộp bất kỳ một hồ sơ nào để đăng ký phát hành thêm cổ phiếu để trả
cổ tức cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi TTGDCK Hà Nội có thông báo
chính thức thì trên trang web www.tintuconline.sale
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf