Đề tài Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LÝ

THUYẾT BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN . 13

I.1. Sơ lược về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán: . 13

I.1.1. Khái niệm Chứng khoán (Securities): . 13

I.1.2. Sơ lược về Thị trường chứng khoán: . 14

I.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán:

. 14

I.1.2.2. Thị trường tài chính và chức năng của Thị trường chứng

khoán: . 16

I.1.2.3. Các chủ thể tham gia Thị trường chứng khoán: . 18

I.2. Vai trò của thông tin tài chính trên Thị trường chứng khoán: . 18

I.3. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Ansymmetric Information): . 20

I.3.1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric

Information: . 20

I.3.2. Các khái niệm về bất cân xứng thông tin: . 21

I.3.3. Những nghiên cứu đầu tiên về bất cân xứng thông tin trên thế giới : . 22

I.3.3.1. G.A. Akerlof (1970): “Thị trường những quả chanh”: . 22

I.3.3.2. Michael Spence (1973): Phát tín hiệu . 22

I.3.3.3. Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc . 23

I.3.4. Hệ quả của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán . 24

I.3.4.1. Lựa chọn đối nghịch (Adverse Selection): . 24

I.3.4.2. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard): . 24

I.3.5. Những tác động của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán:

. 25

I.3.5.1. Tác động đến các nhà đầu tư: . 25

I.3.5.2. Tác động đến các Doanh nghiệp:. 26

I.3.5.3. Tác động đến sự phát triển của Thị trường chứng khoán: . 26

I.3.6. Giải pháp lý thuyết hạn chế bất cân xứng thông tin . 26

I.3.6.1. Phát tín hiệu (Signaling): . 27

I.3.6.2. Sàng lọc (Screening): . 27

I.3.6.3. Cơ chế giám sát: . 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 29

II.1. Sơ lược về TTCK Việt Nam: . 29

II.1.1. Các thành phần tham gia TTCK VN: . 30

II.1.2. Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam: . 31

II.2. Khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với các công ty đại

chúng tại Việt Nam . 32

II.2.1. Những văn bản pháp luật liên quan đến quy định công bố thông tin đối

với các công ty đại chúng tại Việt Nam . 32

II.2.2. Đánh giá chung về khung pháp lý . 35

II.3. Công bố thông tin của các công ty đại chúng: . 37

II.3.1. Thực trạng công bố thông tin theo quy định: . 37

II.3.1.1. Thông tin định kỳ: . 37

II.3.1.2. Thông tin bất thường: . 40

II.3.1.3. Thông tin theo yêu cầu: . 40

II.3.1.4. Công bố thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ . 41

II.3.2. Một số những tồn tại khác . 42

II.4. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty ( Corporate

Governance) nhằm tăng cường minh bạch thông tin: . 43

II.4.1. Khái niệm và những nguyên tắc về quản trị công ty: . 43

II.4.2. Giai đoạn hình thành và phát triển: . 44

II.4.3. Thực trạng về chế độ quản trị công ty của các công ty đại chúng Việt

Nam. 45

II.4.3.1. Hiện các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn thường áp

dụng theo kiểu truyền thống: . 46

II.4.3.2. Nhiều vi phạm trong công tác quản trị doanh nghiệp còn tồn

tại: . 47

II.4.3.3. Vai trò của Ban kiểm soát chưa thực tế, mới chỉ mang tính

hình thức: . 47

II.4.3.4. Một số ví dụ điển hình: . 48

II.4.4. Nguyên nhân: . 48

II.5. Thực trạng về hoạt động kế toán và kiểm toán của các công ty đại chúng:

. 49

II.5.1. Thiếu minh bạch từ tổ chức kế toán của DN: . 50

II.5.1.1. BCTC sai lệch: . 50

II.5.1.2. Hợp nhất BCTC: . 53

II.5.2. Kiểm toán vẫn chứa đựng sai phạm: . 55

II.6. Thực trạng sử dụng thông tin của nhà đầu tư: . 56

II.6.1. Kiến thức nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam qua các giai đoạn: . 56

II.6.2.Thực trạng sử dụng thông tin chứng khoán trong việc ra quyết định đầu tư

ở Việt Nam: . 59

II.6.2.1. Đa số nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư dựa trên những

nguồn thông tin không có nguồn gốc rõ ràng, ít dựa trên những thông

tin chính thức: . 59

II.6.2.2. Tâm lý bầy đàn và tìm kiếm lợi nhuận: . 60

II.6.2.3. Đa số nhà đầu tư cá nhân chưa đủ trình độ và kiến thức để

phân tích các nguồn thông tin chính thức để đầu tư: . 61

CHƯƠNG III . 62

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ BẤT CÂN XỨNG

THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU Tư TRÊN TTCK VIỆT NAM . 62

III.1. Kinh nghiệm hạn chế bất cân xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tư của

TTCK Mỹ: . 62

III.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả thông tin

trên TTCK Việt Nam: . 67

III.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin. Tăng cường cơ chế giám

sát và xử lý vi phạm công bố thông tin: . 67

III.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin: . 67

III.2.1.2. Tăng cường cơ chế giám sát:. 68

III.2.1.3. Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm về công bố thông tin: . 70

III.2.2. Tăng cường nhận thức và tính tự giác minh bạch thông tin của các công

ty đại chúng: . 72

III.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin trên TTCK: . 74

III.2.4. Hoàn thiện cơ chế kế toán, kiểm toán: . 74

III.2.5. Hoàn thiện các nguyên tắc về quản trị công ty (Corporate Governance)

trong các công ty đại chúng nhằm tăng cường minh bạch thông tin: . 76

III.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiến thức nhà đầu tư: . 78

KẾT LUẬN . 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82

 

pdf84 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp. Chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm còn thiếu linh hoạt và chưa thoả đáng xét trong mối tương quan với thu nhập từ chứng khoán, hậu quả mà bất cân xứng thông tin gây ra và mức phạt tối đa của các nước trên thế giới. Đối với một công ty chứng khoán, ví dụ như công ty SSI, lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 864 tỷ đồng, năm 2008 là 250 tỷ đồng, thì số tiền phạt 70.000.000 chưa đủ sức răn đe. Đối với các hành vi mua bán nội gian, bán khống, hay công bố thông tin sai sự thật, thiệt hại thị trường phải gánh chịu có thể lớn hơn con số 70.000.000 nhiều lần. Mức phạt tối đa trong luật chứng khoán của nước Nhật là 500 triệu Yên Nhật, tương đương với 95 tỉ đồng. 37 II.3. Công bố thông tin của các công ty đại chúng: II.3.1. Thực trạng công bố thông tin theo quy định: Theo mục IV của Thông tư số 38/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/07/2007 của Bộ Tài Chính về việc “Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK”, các công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố thông tin theo 4 nhóm sau: II.3.1.1. Thông tin định kỳ: Đây là những thông tin được cập nhật liên tục như báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính cả năm, báo cáo thường niên. Thứ nhất, nhiều công ty thường xuyên công bố thông tin chậm hơn quy định: Theo quy định trong Thông tư 38/2007/TT-BTC, thời hạn công bố báo cáo tài chính năm là 10 ngày kể từ khi có báo cáo tài chính kiểm toán, thời hạn công bố báo cáo quý là 5 ngày kể từ khi có báo cáo tài chính (không cần kiểm toán). Hiện nay, đa số các công ty đại chúng đều công bố thông tin chậm hơn quy định và dường như đã thành “thông lệ”. Đặc biệt là các công ty đại chúng chưa niêm yết (OTC), nhà đầu tư chủ yếu tìm thông tin qua các diễn đàn, qua các mối quan hệ có sẵn hoặc qua tin đồn. Tại hội nghị công ty niêm yết 2009 diễn ra tại TP.HCM ngày 10/04/2009, ông Nguyễn Thế Thọ, trưởng ban quản lý phát hành cho biết, tính đến 31.3.2009, có 72/177 công ty chiếm hơn 41% trên sàn Hà Nội và 91/181 với gần 50% trên sàn TP.HCM chưa công bố báo cáo tài chính có kiểm toán. Còn công bố báo cáo thường niên, mới chỉ có 33/177 sàn Hà Nội và 32/181 công ty sàn TP.HCM làm việc này.5 Ngược lại về những mùa báo cáo trước, số lượng công ty chậm công bố báo cáo tài chính quý 4/2008 chậm tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) là 37/168, tại HoSE là 66/170. 6 5 Mỹ Giang, “Còn nhiều bất cập trong quản trị công ty”, Sài Gòn Tiếp Thị 13/04/2009 6 Minh Đức, “Công bố thông tin: Chuyện cũ luôn mới”, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 09/04/2009 38 Đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn khi mà các nhà đầu tư chỉ có thể tìm hiểu thông tin qua các mối quan hệ sẵn có, qua các diễn đàn chứng khoán hoặc tin đồn. Thứ hai, báo cáo tài chính quý của nhiều công ty đại chúng chưa đầy đủ nội dung theo quy định: Theo Thông tư 38/2007/TT-BTC, nội dung công bố thông tin báo cáo tài chính quý bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy vậy, trong báo cáo tài chính quý của nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HaSTC, nay là HNX), mới chỉ gồm Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thứ ba, báo cáo tài chính của nhiều công ty đại chúng chưa chính xác, thậm chí là sai lệch, biến lãi thành lỗ: Có một hiện tượng trên TTCK Việt Nam là các công ty đại chúng thường sử dụng các nghiệp vụ kế toán để dồn số lỗ vào BCTC quý IV, việc này giúp cho kết quả kinh doanh của các quý I, II, III trở nên ấn tượng hơn, đẩy giá cổ phiếu của doanh nghiệp lên cao. Thực chất, có thể coi đây là một hành động đánh lừa nhà đầu tư khi không phản ánh đúng tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong BCTC. Đa số báo cáo tài chính cả năm của các doanh nghiệp sau khi kiểm toán khác biệt so với khác biệt so với công bố trước đó. Theo thống kê, gần 200 doanh nghiệp trên tổng số 357 doanh nghiệp niêm yết có BCTC cả năm 2008 kiểm toán sai lệch so với BCTC chưa kiểm toán.7 Trong đó, nhiều doanh nghiệp có mức chênh lệch ở các khoản mục trọng yếu lên tới hàng trăm tỷ đồng, biến “lãi thành lỗ”. Minh chứng rõ nét cho thực tế này là trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết (Mã CK: BBT). Sau khi kiểm toán BCTC cả năm 2007, công ty kiểm toán AISC đã 7 Minh Đức, “Cơ hội lớn để minh bạch hóa thông tin tài chính”, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 27/04/2009 39 điều chỉnh hồi tố và kết quả kinh doanh 2006 của BBT đã từ lãi 2,3 tỷ thành lỗ 8,5 tỷ.8 Sau vụ việc này, cổ phiếu của BBT đã bị đưa vào diện bị kiểm soát và bị hạn chế giao dịch, gây thiệt hại lớn cho nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra, BBT cũng đứng trước nhiều rắc rối như thay đổi bộ máy lãnh đạo, bị thanh tra và phát hiện những sai phạm, mất lòng tin của nhà đầu tư, v.v. Hay như trường hợp của CTCP Mai Linh công bố báo cáo tài chính cả năm 2007 đã kiểm toán có lãi, nhưng thực tế lại ngược lại khi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty này từ năm 2005 đến năm 2007 bị lỗ và có nhiều khoản bị loại trừ. Công ty đã giải thích là do công bố nhầm BCTC cả năm đã hợp nhất và chưa hợp nhất, đây thực sự là một lý lẽ rất kém thuyết phục. UBCKNN đã có thông báo không cho Công ty Cổ phần Mai Linh được phát hành cổ phiếu thưởng. Những nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa tự ý thức được quyền lợi và trách nhiệm trong việc công bố thông tin. Ngoài ra, việc xử phạt các doanh nghiệp chậm công bố thông tin định kỳ còn quá nhẹ (10.000.000đ đến 20.000.000đ theo mục 3b, điều 10 Nghị định 36/2007/NĐ-CP; hay như trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết sau khi bị thanh tra, mức phạt chỉ là 90.000.000đ 9), chưa đủ sức răn đe. Thêm vào đó, các nhà đầu tư chưa nắm đủ những hiểu biết về pháp luật, về chứng khoán để ý thức được quyền lợi của mình trong việc yêu cầu các công ty đại chúng cung cấp đầy đủ thông tin trong báo cáo tài chính nhằm phục vụ cho mục đích đầu tư của mình. Cũng không thể không kể đến trách nhiệm của những cơ quan quản lý khi chưa ban hành những đạo luật nhằm bảo vệ nhà đầu tư có tính pháp lý cao (Đạo luật Sarbanes – Oxley 2002 của Mỹ là một tham khảo hữu ích). 8 BCTC cả năm 2006 và 2007 của CTCP Bông Bạch Tuyết (Phụ lục 4) 9 Hoàng Vũ, “Bông Bạch Tuyết bị phạt 90 triệu đồng”, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 13/12/2008. 40 II.3.1.2. Thông tin bất thường: Đây là những thông tin bắt buộc công bố trong vòng 24 giờ hoặc 72 giờ tùy theo nội dung thông tin như tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; Tạm ngừng kinh doanh; Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm (30%) vốn thực có trở lên; Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; Quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng; v.v. (Thông tư 38/2007/TT-BTC) Nhìn chung các thông tin bất thường này chưa phổ biến tại TTCK Việt Nam nên thời gian qua số lượng các công ty đại chúng vi phạm các quy định này còn ít. Tuy nhiên, các công ty vẫn chưa chủ động trong việc công bố những thông tin bất thường. Theo bà Trần Anh Đào, Giám đốc quản lý và thẩm định niêm yết HoSE: “Nói đúng hơn là các công ty chỉ tự giác công bố thông tin tốt, còn thông tin xấu thì phải đợi đến khi HoSE gọi điện nhắc nhở mới chịu công bố”10. II.3.1.3. Thông tin theo yêu cầu: Là các thông tin phải công bố trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, bao gồm các thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. Đa số các công ty thường xuyên vi phạm hoặc lơ là không công bố những thông tin xấu gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Nguyên nhân là do quy định công bố về lĩnh vực này vẫn chưa rõ ràng, vẫn còn chung chung, ví dụ như “gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích nhà đầu tư” hoặc “gây ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán”. Đây là khe hở để các công ty đại chúng lợi dụng nhằm che đậy những thông tin bất lợi. Điều cần thiết là phải lượng hóa một cách chặt chẽ những “ảnh hưởng nghiêm trọng”, “ảnh hưởng lớn” trong quy định. 10 Huỳnh Duy, “ Vẫn chưa chủ động công bố thông tin bất thường”, CafeF.vn ngày 18/11/2008. 41 II.3.1.4. Công bố thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ Thành viên Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng của tổ chức niêm yết; Cổ đông lớn; và người có liên quan khi có ý định giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin giao dịch trước khi giao dịch. Thực tế, các cổ đông nội bộ và những người có liên quan, kể cả nhà đầu tư cá nhân hay nhà đầu tư có tổ chức, đều phớt lờ quy định này. Hiện tượng các nhà đầu tư giao dịch xong rồi mới báo cáo cho UBCKNN, Sở GDCK vẫn xảy ra thường xuyên. Theo thống kê trên HoSE và HNX, trong 10 tháng đầu năm 2008 trong tổng số 279 giao dịch có liên quan đến cổ đông nội bộ có 95 giao dịch vi phạm quy định công bố thông tin, chiếm 34% tổng số giao dịch. Đây mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, nếu tính đến những vi phạm chưa bị phát hiện thì con số thực tế có thể còn đáng ngại hơn nhiều. Một điển hình cho những vi phạm này là vụ việc vi phạm của các cổ đông nội bộ của CTCP Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre (FBT): Lợi dụng thông tin nội gián, 5 cổ đông nội bộ của công ty đã mua vào số lượng cổ phiếu lên đến 1.424.410 cổ phiếu (tương đương 10,56% số lượng cổ phiếu lưu hành thời điểm). Ngay sau khi hoàn tất việc mua vào cổ phiếu FBT, các cá nhân nói trên đã đăng ký bán ra trong thời gian rất ngắn. Sự việc đã bị UBCKNN phát giác và xử phạt với tổng số tiền phạt 190 triệu đồng.11 Nguyên nhân của thực trạng này là do các quy chế minh bạch thông tin của các công ty đại chúng chưa thật sự rõ ràng, các cổ đông nội bộ cùng ban lãnh đạo cũng chưa tự giác trong việc công bố thông tin về những giao dịch của mình. Thêm nữa, mức xử phạt các trường hợp vi phạm vẫn của quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Ngay trong ví dụ về FBT ở trên, tính từ tháng 7/2009 đến thời điểm các cổ đông bán ra cổ phiếu, giá cổ phiếu FBT đã tăng gấp đôi, ước chừng lợi nhuận thu được của các cổ đông trên ít nhất cũng gấp 10 lần số tiền phạt.11 11 Mai Phương, “Giao dịch nội gián, xử phạt quá nhẹ”, Thanh Niên Online 25/03/2009 (Phụ lục 3) 42 II.3.2. Một số những tồn tại khác II.3.2.1. BCTC của các công ty con “bị hợp nhất”chưa được công bố rộng rãi Khi công khai thông tin về BCTC hợp nhất cuối niên độ các công ty đại chúng đều chỉ công bố nội dung của BCTC hợp nhất cùng BCTC của công ty mẹ mà không đưa ra BCTC của các công ty con đã được hợp nhất. Điều đó làm giảm ý nghĩa và tính minh bạch số liệu của một số chỉ tiêu “nhạy cảm” liên quan đến doanh thu, lợi nhuận,... trên BCTC. Đây cũng là một thiếu sót trong quy định của nhà nước khi Thông tư 38/2007/TT-BTC chỉ quy định nội dung BCTC hợp nhất bao gồm BCTC hợp nhất cuối niên độ và BCTC của công ty mẹ. II.3.2.2. Báo cáo tài chính song ngữ chưa được chú trọng Nhà đầu tư nước ngoài là một trong những lực lượng quan trọng và nhạy cảm đối với sự phát triển của một TTCK mới nổi như Việt Nam. Tuy vậy, các công ty đại chúng vẫn chưa chú trọng việc công bố báo cáo tài chính song ngữ, trong khi nhu cầu về BCTC song ngữ của các tổ chức nước ngoài với doanh nghiệp là rất lớn. Một số công ty niêm yết trên TTCK cũng đã quan tâm đến việc lập BCTC dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài (CTCP chứng khoán Sài Gòn SSI, Ngân hàng CP Sài Gòn Thương tín Sacombank, CTCP phát triển đầu tư công nghệ FPT,...). Nhưng đây chỉ là thiểu số trong tổng số hơn 350 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. II.3.2.3. Các thông tin chưa được công bố một cách minh bạch, công bằng đến các nhà đầu tư Một số doanh nghiệp niêm yết có sự phân biệt trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thể chế, các cổ đông chiến lược thường được ưu tiên cung cấp thông tin chứ doanh nghiệp không tiến hành công bố rộng rãi. Hiện tượng 43 này tạo tâm lý bất an cho nhà đầu tư cá nhân khi những thông tin chính thức họ có chưa chắc đã là những thông tin đầy đủ. Trên thị trường Việt Nam, thông tin được bảo mật không chặt chẽ, vì vậy có hiện tượng rò rỉ các thông tin chưa được hay không được phép công bố. Các thông tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua bán của nhà đầu tư và vì vậy, nhà đầu tư khi nắm được lượng thông tin này sẽ có lợi thế rất lớn so với những nhà đầu tư còn lại. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng xuất hiện tin đồn thất thiệt liên quan tới doanh nghiệp hay người đứng đầu doanh nghiệp, gây tác động xấu tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp, thậm chí khiến các nhà đầu tư mất lòng tin vào doanh nghiệp. II.4. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty ( Corporate Governance) nhằm tăng cƣờng minh bạch thông tin: II.4.1. Khái niệm và những nguyên tắc về quản trị công ty: Quản trị công ty là khái niệm ra đời từ khoảng năm 1985 đến nay. Đây là một hệ thống các quy tắc đảm bảo cho công ty được điều hành một cách có định hướng và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty. Trên thế giới, trước năm 2000, việc quản trị công ty cổ phần ở nhiều quốc gia, ngay cả ở nước có TTCK phát triển mạnh mẽ cũng đều dựa trên ba nguyên tắc:  Thứ nhất, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập (independent directors) để hạn chế việc lạm quyền của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.  Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm đội ngũ kế toán để lập những báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty. 44  Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân tích các triển vọng kinh doanh cũng như mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty dự kiến phát hành hay đang phát hành chứng khoán ra công chúng, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Một trong những nội dung quan trọng trong quản trị công ty là sự công khai và minh bạch hóa thông tin cũng như đề ra được các cơ chế cho phép kiểm soát việc công bố thông tin của lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, sau một loạt những vụ bê bối xảy ra tại các công ty, tập đoàn lớn liên quan đến vấn đề quản trị công ty như vụ Enron ( 2001), Worldcom ( 2002), Tyco ( 2002) ở Mỹ, hay vụ Vivendi Universal ( 2002) ở Pháp, nhiều câu hỏi về bản chất thực sự của quản trị công ty đã được đặt ra. Quản trị công ty đã trở thành một vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu hóa, kéo theo sự quan tâm của không chỉ các nhà quản lỹ vĩ mô hay các doanh nghiệp mà còn cả các nhà đầu tư và giới nghiên cứu. II.4.2. Giai đoạn hình thành và phát triển: Năm 2002, Ủy ban Chứng khoán đã đưa các điều khoản liên quan đến quản trị công ty ( corporate governance) vào bản điều lệ mẫu dành cho các công ty niêm yết, mặc dù vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng. Năm 2003, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương đã dịch bản báo cáo về các nguyên tắc quản trị công ty được công bố lần đầu vào tháng 5 năm 1999 của tổ chức OECD. Năm 2007, Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về những quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở GDCK/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Tuy nhiên, quy định vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng theo 1 chuẩn mực nhất định nào; quy định chưa tập trung mà còn rải rác khi có rất nhiều những quy định hướng dẫn khác kèm theo; chưa có quy định về xử phạt cụ thể. 45 Cũng trong năm 2007, Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) đã ra đời. Theo ông Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch VACD, một trong 5 mục đích lớn nhất của VACD là tập trung xây dựng hệ thống chuẩn mực và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, để từ đó "từng bước xây dựng hệ thống chuẩn mực cũng như phương pháp quản trị mang sắc thái riêng của Việt Nam”12. Ngày 24/10/2008, Dự án “Nâng cao chất lượng quản trị công ty” tại Việt Nam ra mắt cùng với lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn tài chính quốc tế IFC (thành viên của nhóm Ngân hàng thế giới) và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Qua đó, IFC sẽ hợp tác với các cơ quan nhà nước liên quan và các công ty trong nước hướng tới việc tạo dựng một nền văn hoá quản trị công ty tốt, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và góp phần phát triển một khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh và có tính cạnh tranh hơn ở Việt Nam. II.4.3. Thực trạng về chế độ quản trị công ty của các công ty đại chúng Việt Nam Hệ thống quản trị công ty ở Việt Nam nhìn một cách tổng quan đã có nhiều tiến bộ so với những thập kỉ trước. Một số doanh nghiệp đã biết áp dụng mô hình quản trị công ty theo hướng hiện đại, linh hoạt. Ví dụ như CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) đã thuê hẳn một công ty tư vấn nước ngoài để xây dựng Báo cáo thường niên. Hay một số công ty cũng đã bắt đầu xây dựng cơ chế thành viên độc lập như trường hợp Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mời ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về làm chủ tịch hội đồng quản trị để thử nghiệm việc thuê cổ đông độc lập làm Chủ tịch và uỷ viên HĐQT. Điều này đã thể hiện rất rõ những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tiến tới hoàn thiện các quy tắc quản trị công ty cho riêng mình. Tuy nhiên, số doanh nghiệp như vậy lại chưa nhiều, và vẫn còn nhiều tồn tại trong cách thức quản trị doanh nghiệp của các công ty đại chúng. 12 Đăng Nguyên, “Ra mắt Hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam”, Thời báo Kinh tế Việt Nam 23/10/2007 46 Theo thống kê, đến quý II/2009, vẫn còn nhiều công ty chưa ban hành quy chế quản trị công ty, trong đó sàn Hà Nội có đến 109/168 công ty, chiếm 64,88% và sàn TP.HCM là 68/177 công ty, chiếm 38,42%13. Có thể nói chế độ quản trị công ty của các công ty đại chúng Việt Nam hiện nay thuộc dạng yếu kém nhất thế giới, đặc biệt về mặt bảo vệ nhà đầu tư. Trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 của World Bank, Việt Nam xếp thứ 170/181 nước về Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư. Bảng 2.2: Đánh giá về Chỉ số bảo vệ đầu tư của Việt Nam qua một số chỉ tiêu Chỉ tiêu Điểm Khả năng tin cậy của thông tin công bố 4/10 Nghĩa vụ của người quản lý 0/10 Khả năng khởi kiện của cổ đông 2/10 Bảo vệ quyền cổ đông 2/10 Xếp hạng 170/181 (Nguồn: Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 của World Bank) II.4.3.1. Hiện các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn thường áp dụng theo kiểu truyền thống: Đó là lấy mô hình quản lý gia đình áp dụng vào trong quản lý các công ty tư nhân dù mô hình này đã lỗi thời và kém hiệu quả so với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều tính năng động cũng như hiệu quả của công tác quản trị. Trong các doanh nghiệp nhà nước, việc quản trị vẫn bị tác động bởi hiện tượng “bè phái”, “đa số át thiểu số”. 13 Mỹ Giang, “Còn nhiều bất cập trong quản trị công ty”, Sài Gòn Tiếp Thị 13/04/2009 47 Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa quản trị công ty truyền thống và quản trị công ty kiểu mới là tính liên kết giữa lợi ích của hội đồng quản trị và lợi ích của các cổ đông trong khi đây được coi là một trong những mục tiêu chính của quy tắc quản trị công ty. Với kiểu quản trị truyền thống, lợi ích của cổ đông lớn và những người điều hành công ty thường lớn hơn lợi ích của các cổ đông nhỏ trong khi với mô hình quản lý doanh nghiệp hiện đại thì song song với việc tối đa hóa giá trị công ty, sự cân bằng lợi ích giữa các cổ đông là một yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp II.4.3.2. Nhiều vi phạm trong công tác quản trị doanh nghiệp còn tồn tại: Điển hình là việc ban quản trị và ban giám đốc công bố thông tin báo cáo tài chính sai lệch, che giấu cổ đông và nhà đầu tư về tình hình hoạt động của công ty cho đến việc chủ tịch HĐQT bỏ qua ý kiến của cổ đông, đại dội cổ đông được tổ chức qua loa, hình thức; hay cả việc những người điều hành quản lý cấp cao của công ty liên kết với nhau để gian lận tài sản, rút quỹ công ty, lấy tiền của công ty để chi dùng riêng, đầu tư vào những dự án có lợi cho cá nhân; chưa thực hiện chính sách phải có 1/3 thành viên HĐQT là thành viên độc lập không điều hành; trưởng ban kiểm soát không có chuyên môn về kế toán… II.4.3.3. Vai trò của Ban kiểm soát chưa thực tế, mới chỉ mang tính hình thức: Ban kiểm soát ra đời nhằm giám sát hoạt động quản lý và điều hành công ty. Chính vì vậy, trong một doanh nghiệp, Ban kiểm soát thường phải có vị thế cao và độc lập. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay, việc Ban kiểm soát hầu hết là do Hội đồng quản trị bầu ra chứ không phải do Đại hội cổ đông bầu như thường lệ đã hạn chế rất nhiều quyền hạn cũng như chức năng của Ban này. Ban kiểm soát do không có tính độc lập tương đối với các thành viên ban giám đốc nên những yếu kém trong công tác điều hành và quản trị công ty cũng vì thế mà không được công khai rõ ràng. 48 II.4.3.4. Một số ví dụ điển hình: Ở Việt Nam, cách thức họp đại hội cổ đông và HĐQT cũng như cách thức lưu trữ các văn bản quan trọng có liên quan đến các cuộc họp lớn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề không rõ ràng, minh bạch và chưa theo một chuẩn mực nhất định nào. Điển hình như Đại hội đồng Cổ đông năm 2009 của Tổng CTCP Bảo Minh đã gây xôn xao cho các cổ đông khi chủ tịch HĐQT lại không điều hành cuộc họp như thông lệ, mà thay vào đó là một thành viên khác của HĐQT. Hay như việc trên bàn chủ tọa cũng không có biển đề tên, chức danh của từng người trong ban quản trị khiến không ít cổ đông không phân biệt được đâu là vị củ tịch HĐQT và ai đang là người điều hành đại hội. Việc biểu quyết cũng là một vấn đề không rõ ràng. Thông thường thì sẽ có ba phương án là đồng ý, không đồng ý và ý kiến khác để biểu quyết tại đại hội cổ đông. Nhưng tại một số công ty lớn, chủ tọa chỉ hỏi duy nhất một phương án “ ai đồng ý? “, hoặc có hỏi hai phương án “ ai đồng ý?” và “ ai không đồng ý ?” khiến những cổ đông có ý kiến khác đành phải giơ tay biểu quyết “ không đồng ý” mà không có cơ hội đưa ra ý kiến đề xuất riêng. Hay như trường hợp của công ty Bông Bạch Tuyết 2008, HĐQT mới của công ty khi lên nhậm chức đã thiếu trung thực và không công khai các thông tin về báo cáo tài chính một cách minh bạch, thậm chí còn chậm trễ trong việc nộp bác cáo tài chính định kỳ dẫn đến hậu quả là cổ phiếu công ty bị Sở GDCK TP.HCM ra quyết định ngừng giao dịch trong một thời gian. II.4.4. Nguyên nhân: Nghiên cứu về vấn đề này TS. Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương) cho rằng hệ quả của một thực trạng khá phổ biến tại Việt Nam với đa số thành viên HĐQT vẫn là những cổ đông lớn, và trong nhiều công ty thì chủ tịch HĐQT còn kiêm nhiệm cả vị trí tổng giám đốc là sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một hệ thống quản trị tập quyền bị các cổ đông lớn thâu tóm. 49 Và có một thực tế thấy rõ là đa số các cổ đông lớn vẫn chưa có được những hành xử hợp lý trong công tác quản trị vì những lợi ích chung và vì sự phát triển bền vững của công ty. Theo Tiến sĩ Phạm Trí Hùng (2008), mâu thuẫn cơ bản trong quản trị công ty đại chúng ở nước ta hiện nay là mâu thuẫn về lợi ích giữa người đại diện cho toàn bộ cổ đông (chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc) với chính các cổ đông trong công ty.14 Những người đại diện cho toàn bộ cổ đông này có thể hành động vì lợi ích cá nhân hay vì lợi ích của một bộ phận cổ đông có thế lực nào đó mà phương hại đến quyền lợi của các cổ đông còn lại trong công ty. Cũng theo ông Hùng, ở Việt Nam pháp luật hiện hành hầu như chưa có một điều luật nào quy định rõ ràng về chế tài đối với các hành vi vi phạm về quản trị, vi phạm lợi ích của các cổ đông mà tất cả chỉ mới dừng lại ở hình thức văn bản rất chung chung. II.5. Thực trạng về hoạt động kế toán và kiểm toán của các công ty đại chúng: TTCK Việt Nam vừa phát triển trong một thời gian ngắn nhưng tốc độ phát triển lại rất nhanh, chứa đựng nhiều rủi ro trong đó. Các qui định về kế toán và kiểm toán mới được chuyển đổi trong thời gian 20 năm gần đây. Do đó, chế độ kế toán và kiểm toán Việt Nam, chưa đồng đều và gây nhiều tranh luân. Các quy định mới dừng lại ở việc hướng dẫn chung chung, rải rác, không có quy định cụ thể nhất quán trong chuẩn mực, quyết định về việc áp dụng các chỉ tiêu kế toán, kiểm toán gây nên hiện tượng “lách luật” và sự bất đồng ý kiến trong việc lập các BCTC hiện nay. Thực tế cho thấy có một lượng lớn các DN vẫn vô tình hay cố ý làm sai với các quy định và chuẩn mực ảnh hưởng tới thông tin trên BCTC. 14 TS. Phạm Trí Hùng, 2008, “Quản trị công ty đại chúng : Vấn đề và khuyến nghị”, Đầu tư chứng khoán ngày 5/6/2008. 50 II.5.1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan