MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:BẤT LỢI CỦA DOANH NGHIỆP GIẤY SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 2
1.Sơ lược về tổ chức thương mại thế giới 2
1.1 WTO là gì? 2
1.2 Mục tiêu của WTO: 3
1.3 Chức năng của WTO 4
1.4 Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 5
2. Những bất lợi của doanh nghiệp giấy khi Việt Nam gia nhập WTO 9
2.1 Mất cân đối năng lực sản xuất bột giấy 9
2.2 Chưa làm chủ được công nghệ 10
2.3 Đầu tư quy mô quá nhỏ 11
2.4 Sức cạnh tranh rất yếu 12
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 13
1.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu 13
1.2 Đầu tư tăng sản lượng giấy và bột giấy 14
1.3 Yêu cầu cấp thiết việc áp dụng công nghệ thông tin 17
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
27 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bất lợi và giải pháp cho các doanh nghiệp giấy Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nỗ lực của hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các thành viên của WTO tạo ra một môi trường thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán.
Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi, nhân nhượng thuế quan cho nhau. Song để chắc chắn là các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan. Đây gọi là các mức thuế suất ràng buộc. Nói cách khác, ràng buộc là việc đưa ra danh mục ấn định các mức thuế ở mức tối đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một nước có thể sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, ràng buộc chỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do việc tăng thuế đó gây ra.
Về các biện pháp phi thuế quan: Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định lượng khác như quản lý hạn ngạch. Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũng nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do thương mại. Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc chấm dứt.
để có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minh bạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình. #ồng thời, WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn: Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp...hoặc các biện pháp bảo hộ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá...
- Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất: Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa nhận rằng tự do hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Song các thành viên cũng thừa nhận rằng, các nước đang phát triển phải thi hành những nghĩa vụ của các nước phát triển. Nói cách khác, "sân chơi" chỉ là một, "luật chơi" chỉ là một, song trình độ "cầu thủ" thì không hề ngang nhau. Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn 3/ 4 số nước thành viên của WTO. Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên.Để thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực hiện các hiệp định của WTO. Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của mình. Ngoài ra, WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ thuật ngày một nhiều hơn.
2. Những bất lợi của doanh nghiệp giấy khi Việt Nam gia nhập WTO
2.1 Mất cân đối năng lực sản xuất bột giấy
Chưa có lúc nào tình hình bột giấy lại căng thẳng như lúc này. Giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục, bình quân trên 120 USD/tấn so với đầu năm, nhưng giá bán hầu như không tăng. Những doanh nghiệp chủ động được bột giấy có khả năng sẽ thắng to, trong đó có thể kể hàng đầu là Giấy Bãi Bằng. Hiện nay, đơn vị này gần như chủ động hoàn toàn nguyên liệu sản xuất giấy in, giấy viết.
Kế đến, Giấy Tân Mai,Bãi Bằng có dây chuyền sản xuất bột DIP (sản xuất bột giấy từ giấy in báo cũ có khử mực) nên chủ động được nguồn bột giấy in báo.Thêm vào đó, Tân Mai cũng đã đưa nguyên liệu bột cây keo tai tượng vào thay thế bột gỗ thông, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng giấy báo khi thuế nhập khẩu giấy in báo từ các nước trong khu vực giảm từ 40% vào năm 2003 xuống còn 5% trong năm nay.
Công ty Giấy Sài Gòn cũng có dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế nên chủ động nguồn bột cho sản xuất giấy carton và giấy vệ sinh Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có những dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế, có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên, năng lực sản xuất bột giấy của các doanh nghiệp này cũng chưa đủ để cung ứng cho sản xuất và vẫn còn phải nhập khẩu thêm bột giấy.
Trong khi đó, đa phần các nhà máy giấy khác mới đầu tư hoặc không chủ động được nguồn bột giấy đều rơi vào tình trạng căng thẳng, sản phẩm làm ra có giá thành cao, nếu bán với giá thị trường sẽ bị thua lỗ nặng. Do ngành giấy chưa đầu tư được một nhà máy sản xuất bột giấy lớn nào đáng kể để cung cấp cho toàn ngành, phần lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu nên phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới, mỗi năm phải nhập khẩu bình quân 130.000-150.000 tấn bột.
2.2 Chưa làm chủ được công nghệ
Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, riêng nhu cầu nhập khẩu giấy bao bì công nghiệp, giấy tráng phấn chiếm 36,84% (175.000 tấn), giấy làm lớp mặt carton sóng chiếm 18,69%, giấy làm lớp sóng carton chiếm 29,27%, giấy duplex (một mặt hoặc hai mặt trắng) chiếm 5,7%, giấy làm bao xi măng chiếm 9,5%. Như vậy, nhu cầu giấy tráng phấn rất lớn. Vừa qua, đầu tư vào sản xuất giấy tráng phấn có Công ty Giấy Việt Trì, Công ty Giấy Bình An và Công ty Giấy Hải Phòng
Đây được xem là đầu tư đúng hướng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng giấy tráng phấn chưa được sản xuất ổn định, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là một tổn thất rất lớn. Ngoài dự án của Công ty Giấy Hải Phòng mới đưa vào hoạt động nên chưa có đánh giá chuẩn xác, hai dự án giấy Việt Trì và giấy Bình An đã trở thành gánh nặng tài chính do thiết bị đầu tư không hiệu quả, không khai thác hết năng lực đã đầu tư.
Theo nhận xét của một số chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa làm chủ được công nghệ, chưa có kinh nghiệm sản xuất mặt hàng này và thị trường sản phẩm chưa ổn định. Thậm chí đến nay, ngành giấy trong nước vẫn chưa làm chủ được công nghệ sản xuất giấy làm lớp giữa sóng carton (về nguyên tắc dễ hơn làm giấy mặt) và trong năm qua phải nhập khẩu trên 139.000 tấn, còn sản phẩm sản xuất trong nước bán không được.
Không chỉ có vậy, đối với mặt hàng giấy in và giấy viết, trong những năm qua giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai đã chủ động được công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều dự án đầu tư của tư nhân sản xuất mặt hàng này nhưng mới chỉ chú trọng thiết bị mà chưa làm chủ được công nghệ, khiến cho sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong số này đang có nguy cơ phá sản vì không trả được nợ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.3 Đầu tư quy mô quá nhỏ
Trong 20 năm qua, năng lực ngành giấy được tăng lên gấp đôi, từ 100.000 tấn/năm lên gần 1 triệu tấn/năm (thực tế sản xuất được khoảng 800.000 tấn/năm). Tính ra, với 300 doanh nghiệp trong ngành, quy mô bình quân khoảng 3.000 tấn/năm/nhà máy thì không thể nào mang lại hiệu quả. Không những thế, các chuyên gia còn cho rằng quy mô này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì với quy mô vài nghìn tấn/năm, quản lý theo kiểu gia đình thì chất lượng sản phẩm sẽ rất thấp, chi phí giá thành cao, ô nhiễm môi trường sẽ rất nặng nề.
Bên cạnh đó, do thiếu nguyên liệu bột giấy, hiện nay đã xuất hiện một số nhà máy bột giấy có công suất 1.000-2.000 tấn/năm, phân bổ rải rác ở khắp các vùng núi nên sẽ không hiệu quả, vì quy mô quá nhỏ sẽ không khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường (không có hệ thống thu hồi hóa chất, xử lý nước thải, chất thải), vận chuyển bột đến nhà máy xeo giấy quá xa nên chi phí sẽ tăng lên.
Vấn đề hiện nay chính là chúng ta đã bắt đầu hội nhập, thuế nhập khẩu giấy từ các nước trong khu vực đã giảm, trong khi thực trạng ngành giấy còn ngổn ngang và lạc hậu. Vậy thì ngành giấy phải làm gì để điều chỉnh những dự án hiện có và định hướng chiến lược phát triển trong những năm tới.
Trong đó, không chỉ định hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung để xây dựng các nhà máy bột giấy tẩy trắng; đầu tư sản xuất nguyên liệu bột xơ dài (từ tre nứa) và bột giấy phi gỗ (rơm ra, cây bông, đay...) để sản xuất giấy bao bì.Theo các chuyên gia, nhất thiết phải có lộ trình loại bỏ dần các nhà máy quy mô nhỏ dưới 30.000 tấn/năm, đồng thời buộc xây dựng nhà máy mới phải có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để có hệ thống xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trườngBên cạnh đó, cũng phải lưu ý đến khuyến cáo của Hiệp hội Giấy Việt Nam, không nên tiếp tục đầu tư vào sản phẩm giấy in và giấy viết trong vài năm tới vì công suất đã bão hòa. Làm được những điều này, ngành giấy trong nước mới đủ năng lực cạnh tranh và không gây lãng phí tài sản xã hội trong quá trình đầu tư phát triển ngành.
2.4 Sức cạnh tranh rất yếu
Hạn chế cạnh tranh lớn nhất của các nhà máy giấy hiện nay là suất đầu tư quá lớn nhưng công nghệ lại lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại và giá thành cao. Ngành giấy đang phải đối đầu với tình trạng thiếu bột giấy nghiêm trọng, kéo dài suối gần 4 năm qua, nhất là bột hóa tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp. Các nhà máy giấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 150.000 tấn bột giấy trong khi đó nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước để sản xuất bột giấy thì chưa khai thác được là bao.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành giấy đã lỡ mất cơ hội đầu tư các nhà máy sản xuất bột giấy quy mô lớn trong vòng 8 năm qua, nhất là bột hóa tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp mà nguyên nhân chính là sự trì trệ trong chính sách đầu tư và báo cáo khả thi của nhiều dự án bột giấy không có tính khả thi, ngân hàng không cho vay tiền.
Điển hình là 2 dự án: Dự án Nhà máy bột giấy Kon Tum đã được chuẩn bị từ trước năm 2000, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2003 với công suất 150.000 tấn bột tẩy trắng/năm nhưng đã bị ngưng triển khai, nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy ở phía Nam đã "vỡ mộng" khi tin tưởng trông chờ vào bột giấy giá rẻ sản xuất trong nước.
Dự án thứ hai là Nhà máy giấy Thanh Hóa với công suất 50.000 tấn bột và 60.000 tấn giấy/năm (từ 2003 - 2009) và từ năm 2010 sẽ nâng lên 150.000 tấn bột và 150.000 tấn giấy/năm. Thế nhưng, khởi công từ tháng 2/2003 đến nay vẫn nằm hoang vu và mãi đầu tháng 3/2006, các bộ, ngành, Tổng công ty giấy Việt Nam mới thống nhất điều chỉnh dự án.Trong khi đó, nhiều nhà máy sản xuất bột hóa không tẩy từ gỗ tre, nứa có quy mô nhỏ phải ngừng sản xuất vì nước thải gây ô nhiễm môi trưng, ngành giấy càng thiếu bột trầm trọng hơn.
Chương II
Giải pháp cho doanh nghiệp giấy Việt Nam
sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Hiện nay, ngành Giấy nước ta đang gặp nhiều khó khăn, trước mắt là để hội nhập, Việt Nam phải cắt giảm thuế đối với mặt hàng bột và giấy nhập khẩu từ các nước ASEAN theo lộ trình CEPT/AFTA vào tháng 7/2003. Làm thế nào để phát huy tối đa nội lực, nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và năng suất để tồn tại và cạnh tranh khi tham gia hội nhập.
1.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu
Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam và vùng nguyên liệu giấy đến 2010, tầm nhìn 2020 của Tổng công ty giấy Việt Nam có mục tiêu kế thừa Quy hoạch tổng thể phát triển, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4-9-1998; dựa trên kết quả của phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng và nguồn lực phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam, từ đó xây dựng một hệ thống mục tiêu, quan điểm, giải pháp, phát triển vùng nguyên liệu giấy, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của ngành trong giai đoạn tới.
Hiện trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam sau bảy năm thực hiện Quy hoạch tổng thể vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo nên những chuyển biến rõ rệt trong quá trình phát triển, nhất là ở hai khâu sản lượng giấy và công suất sản xuất bột giấy. Trong năm 2005, sản lượng giấy đạt 850.000 tấn nhưng sản lượng bột giấy mới chỉ đạt 288.000 tấn. Trong đó, công suất của các DN thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam chỉ đạt 325.000 tấn giấy, chiếm 27,9% tỷ trọng công suất chung và 135.000 tấn bột giấy, chiếm 43,3%, còn lại là đóng góp của công nghiệp địa phương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và các khu vực kinh tế khác. Theo đánh giá, những dự án đầu tư và phát triển của ngành công nghiệp giấy ở khâu sản xuất bột giấy là chưa đạt yêu cầu.
Hiện trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về mặt bằng cơ sở vật chất, chỉ có hai đơn vị trong ngành giấy (Bãi Bằng và Tân Mai) là sở hữu công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, Công ty giấy Bãi Bằng là đơn vị duy nhất sản xuất bột giấy tẩy trắng cao, nhưng mới chỉ đạt công suất 80.000 tấn bột giấy hóa học/năm, còn Nhà máy giấy Tân Mai chỉ sản xuất bột cơ nhiệt. Do sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, hằng năm, Công ty giấy Bãi Bằng phải nhập 15.000 tấn bột giấy hóa học tẩy trắng để sản xuất loại giấy cao cấp đáp ứng yêu cầu in ấn các ấn phẩm sử dụng lâu dài như sách, sách giáo khoa... Khắc phục những hạn chế này, Nhà nước đầu tư 1.107 tỷ đồng chủ yếu là vốn vay nước ngoài cho quá trình nâng cấp đồng bộ dây chuyền sản xuất của công ty.
Một nguyên nhân khác tác động trực tiếp đến sản suất của ngành giấy là nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bột giấy thiếu. Theo nghiên cứu khảo sát, hiện nay mỗi năm, riêng Công ty giấy Bãi Bằng cần tới 350.000 tấn tre, gỗ, nứa... để làm nguyên liệu. Trong khi đó, đến năm 2005 mới đạt 218.000 tấn nguyên liệu/năm, không tương ứng với nhu cầu tiêu thụ giấy được dự báo là sẽ tăng bình quân từ 10 đến 11%/năm. Mới đây, Chính phủ đã giao Tổng công ty giấy tập trung phát triển dự án đầu tư một dây chuyền sản xuất bột giấy trắng thương phẩm công suất 250.000 tấn/năm tại Nhà máy giấy Bãi Bằng và dự án xây dựng Nhà máy bột giấy Thanh Hóa công suất 50.000 tấn bột giấy và 60.000 tấn giấy bao gói/năm, theo đó nhu cầu nguyên liệu dự kiến sẽ tăng lên 1,5 triệu tấn/năm sau khi các dự án này hoàn thành. #ể khắc phục sự mất cân đối giữa sản xuất giấy và sản xuất bột giấy, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho sản xuất bột giấy đạt 600.000 tấn vào năm 2010 và 1,8 triệu tấn vào năm 2020, không thể không có sự điều chỉnh, quy hoạch chi tiết đối với các vùng nguyên liệu.
1.2 Đầu tư tăng sản lượng giấy và bột giấy
Là đơn vị sản xuất có quy mô lớn nhất của Tổng công ty, Nhà máy giấy Bãi Bằng trong nhiều năm qua đã không ngừng đổi mới công nghệ nâng công suất giấy và bột giấy, chú trọng thực hiện mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu. Từ thiết kế ban đầu với sản lượng 55 nghìn tấn giấy/năm, qua giai đoạn nâng cấp hiện nay nhà máy sản xuất 100 nghìn tấn/năm. Theo ông Đỗ Xuân Trụ, Phó Tổng giám đốc công ty, hiện Bãi Bằng đang triển khai chương trình nâng cấp toàn bộ dây chuyền sản xuất dựa trên ba tiêu chí quan trọng là: Nâng sản lượng bột giấy và giấy; Nâng chất lượng giấy từ độ trắng 80% ISO lên 95% ISO; Bổ sung công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đạt tiêu chuẩn thải quốc gia nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
Để đạt được mục tiêu trên, Bãi Bằng cần đầu tư hơn 1.107 tỷ đồng, chủ yếu bằng vốn vay nước ngoài. Đây là một chương trình đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất rất lớn. Để thực hiện hiệu quả dự án trên vấn đề quyết định vẫn là phát triển nhanh và vững chắc vùng nguyên liệu.
Hiện Công ty giấy Bãi Bằng có 16 lâm trường trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam với tổng diện tích đất được giao quản lý sử dụng là hơn 60 nghìn ha, diện tích đất rừng trồng nguyên liệu có 32 nghìn ha. Hằng năm các lâm trường này cung cấp cho Bãi Bằng 60% nhu cầu nguyên liệu, còn lại là thu mua từ các hộ dân và lâm trường trực thuộc địa phương. #ến nay vùng nguyên liệu chủ yếu ở bảy tỉnh phía bắc: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lào Cai. Để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định nhà máy đã thực hiện nhiều chính sách phát triển vùng nguyên liệu, hạn chế tình trạng khủng hoảng thừa hoặc thiếu nguyên liệu như trước đây. Đồng thời, công ty từng bước cải tiến việc thu mua nguyên liệu theo hướng thuận lợi cho người trồng rừng và DN kinh doanh gỗ nguyên liệu.
Việc tổ chức thu mua đã đơn giản hóa các thủ tục. Các lâm trường có thể trực tiếp giao dịch với nhà máy, không cần phải có các giấy phép bắt buộc như trước kia. Hộ trồng nguyên liệu cũng có thể ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy với thủ tục đơn giản, chỉ cần xác nhận của UBND xã và giấy chứng minh nhân dân. Do thủ tục thuận lợi, tạo mọi điều kiện cho người trồng rừng mua bán dễ dàng, nên khâu khai thác nguyên liệu khá ổn định. Các vùng nguyên liệu phát triển nhanh thông qua những biện pháp có tính khuyến khích, nhà máy phối hợp chặt chẽ với các đầu mối cung cấp nguyên liệu. Với các lâm trường trực thuộc, nhà máy cấp vốn vay từ quỹ hỗ trợ cho các lâm trường để đầu tư xây dựng phát triển vùng nguyên liệu. Các lâm trường này có thể liên kết trồng rừng với dân tại địa phương thông qua UBND xã và hợp đồng trồng cây nguyên liệu giấy ngay trên đất của dân.
Đối với địa bàn gần nhà máy, công ty thực hiện mô hình trực tiếp hợp tác trồng rừng với các xã ở huyện Phù Ninh. Đến nay công ty đã đầu tư trồng 380 ha. Theo cách làm mới này công ty cho người trồng rừng vay vốn lãi suất ưu đãi (3%/năm), vốn được giải ngân theo tiến độ trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng. Các hộ trồng rừng còn được công ty đầu tư kỹ thuật, vật tư, phân bón, cây giống, hướng dẫn trồng và chăm sóc rừng. Tính ra, công ty đầu tư 80% vốn, hộ dân đầu tư 20%. Công ty giấy Bãi Bằng trích 5% tổng giá trị mua nguyên liệu hằng năm bảo đảm cho những nguồn đầu tư này. Đến chu kỳ khai thác, nhà máy thu mua theo giá thị trường và cam kết khi giá hạ cũng sẽ thu mua bằng 80% giá khi ký hợp đồng. Trong những ngày lễ Tết, những thời điểm người dân cần tiền, công ty tạm dừng mua nguyên liệu từ các lâm trường thuộc Tổng công ty giấy để tập trung thu mua cho các hộ dân.
Lâm trường Đoan Hùng, một lâm trường có diện tích đất rừng nguyên liệu giấy 1.452 ha. Mỗi năm lâm trường trồng từ 200 đến 250 ha cây nguyên liệu giấy, khai thác từ 180 đến 200 ha, sản lượng gỗ bình quân từ 10 nghìn đến 12 nghìn m3/năm. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh lâm trường triển khai cơ chế khoán công đoạn và khoán chu kỳ trồng và chăm sóc rừng cho từng công nhân và hộ dân trên diện tích đất trồng rừng. #ối với công nhân lâm trường, thực hiện cơ chế giao đất và cây giống cho từng người, đến kỳ thu hoạch lâm trường thu lại sản phẩm tương ứng với chi phí đầu tư, người nhận khoán được hưởng 2% giá trị sản phẩm/năm và được trả khi thu hoạch. Còn đối với nông dân sống gần khu vực rừng nguyên liệu, lâm trường giao rừng cho dân bảo vệ và trả tiền công bảo vệ rừng theo kỳ thu hoạch. Với cách làm này, nhiều năm nay lâm trường luôn đạt hiệu quả cao về cả số lượng và chất lượng cây nguyên liệu do gắn được nghĩa vụ và quyền lợi của công nhân và người dân vào việc trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng nguyên liệu. Từ năm đầu 2006, do nguồn vốn đầu tư hạn chế, lâm trường triển khai hình thức liên kết giữa người lao động và lâm trường, mỗi công nhân cùng góp vốn sản xuất với lâm trường để trồng rừng, lâm trường trả lãi theo lãi suất của ngân hàng. Với hình thức này, lâm trường đã gắn kết được công nhân với công việc trồng và chăm sóc rừng, giảm được gánh nặng vay vốn.
Từ cách làm hiệu quả của Lâm trường Đoan Hùng, công ty đang tiếp tục nhân rộng ra các lâm trường khác, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, vững chắc, đáp ứng đủ nguyên liệu khi dây chuyền mới của Bãi Bằng đi vào hoạt động. Đây là sự ổn định dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích cho cả hai phía người trồng rừng và DN nhằm khai thác sử dụng hiệu quả đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc, từng bước nâng cao đời sống người dân, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp giấy.Thực hiện dự án đầu tư nâng công suất giấy và bột giấy giai đoạn 2, trong những năm tới công ty quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 172 nghìn ha ở các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư lên đến 1.500 tỷ đồng. Do đặc thù của trồng cây nguyên liệu giấy có chu kỳ thu hoạch kéo dài khoảng từ bảy đến tám năm, người trồng rừng chủ yếu là đồng bào vùng sâu, vùng xa thiếu vốn sản xuất, cho nên để thực hiện được mục tiêu phát triển rừng cây nguyên liệu theo kế hoạch Nhà nước, nhà máy cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người trồng rừng.Việc chủ động phát triển vùng nguyên liệu cần đi trước một bước để đến năm 2010, khi dự án mở rộng nhà máy đi vào hoạt động có nguồn nguyên liệu ổn định, đây là vấn đề quyết định nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng sức cạnh tranh.
1.3 Yêu cầu cấp thiết việc áp dụng công nghệ thông tin
1.3.1 Công nghệ thông tin và tự động hóa (Phần mềm và các công cụ tự động hóa)
Công nghệ thông tin đã hình thành và phát triển từ lâu và có tốc độ tăng trưởng cao, song ngành khoa học này vẫn còn là khái niệm mới mẻ, ứng dụng chưa đều trong ngành Giấy Việt Nam. Mới chỉ có một vài nhà máy lớn ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa vào phục vụ hoạt động sản xuất như Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy Đồng Nai, Công ty Giấy Việt Trì, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ
Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại của ngành Giấy hiện nay được áp dụng và kết hợp chặt chẽ với CNTT, tạo thành hệ thống máy móc tự động có độ ổn định và chính xác cao trong môi trường sản xuất độc hại, nhiệt độ cao, áp suất lớn. Các hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm QCS (Quality Control System), hệ thống giám sát và điều khiển từng phần DCS (Distributed Control Systems) được trang bị tại các đơn vị của Tổng công ty là sự ứng dụng cụ thể công nghệ thông tin vào sản xuất. Các hệ thống QCS do hãng ABB cung cấp hiện nay phần lớn là kiểu AccuRay 1190 (đối với máy xeo giấy). Hệ thống QCS được trang bị các sensor cảm biến, các motor khí, actuator, camera để thu nhận các thông số về định lượng, độ trắng, độ ẩm, độ tro, độ dày, sau đó chúng đưa số liệu về hệ thống máy tính để xử lý. Hệ điều khiển của máy QCS có dung lượng bộ nhớ từ 8 - 16MB, bộ vi xử lý tốc độ cao 32 bit có khả năng quản lý từ 4600 đến 5700 tín hiệu I/O kết nối tại chỗ hoặc từ xa và có thể kết nối mạng theo hầu hết các giao thức phổ biến như MasterFieldbus, Master Net, TCP/IP, Ethernet
Các phần mềm phổ biến hiện nay đang sử dụng là các phần mềm kế toán, quản lý hàng hóa, kho tàng và nhân sự. Lĩnh vực kỹ thuật có các phần mềm thiết kế công nghệ, đồ họa và phần mềm tính toán cân bằng vật chất (đang xây dựng). Ngoài ra, còn có các phần mềm chuyên dụng như ABB Master Piece Language APML cho hệ thống QCS (hãng ABB) và phần mềm hệ thống điều khiển DCS nồi nấu đứng ở giấy Đồng Nai (Viện Nghiên cứu Cơ khí Bộ Công Nghiệp). Các hệ điều hành phổ biến nhất là các phiên bản của Windows Microsoft, một số ít khác chạy trên nền của Unix hoặc Linux. Đa phần các máy tính là loại được sản xuất và lắp ráp trong nước và chủ yếu vẫn sử dụng các phần mềm không có bản quyền.
1.3.2 Internet và truyền thông đa phương tiện
Các ứng dụng Internet đang được phát triển tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Một số các website của các đơn vị thành viên đã được thành lập như Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy Bãi Bằng. Mới đây nhất website của Tổng công ty cũng đã được ra mắt với một số thông tin chuyên ngành và được trình bày khá đẹp mắt (1). Tuy nhiên, cũng giống như các website trước đây của các đơn vị thành viên, website này còn chưa được phong phú về mặt nội dung, thông tin chưa được cập nhật thường xuyên. Lý do là không có đủ người và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ hoạt động của các website như khâu biên tập, biên dịch, hiệu đính, thiết kế mỹ thuật website, đường truyền Internet riêng ..
Phương thức kết nối Internet hiện nay của các thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam chủ yếu qua đường dây điện thoại, nên tốc độ và chất lượng đường truyền không cao, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc liên lạc chung bằng điện thoại. Hệ thống mạng nội bộ LAN chưa được phát triển đúng mức, một phần vì quy mô nhỏ bé của ngành giấy nước ta. Các đơn vị sử dụng mạng LAN là Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai, Viện Công nghiệp Giấy và Xenlulô là các đơn vị có số lượng lớn máy tính và trình độ người sử dụng ở mức cao. Đối với các đơn vị trên, mạng LAN góp phần làm tăng đáng kể hiệu quả của hoạt động quản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA-44.doc
- DA-44 (sua).doc