Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần 1: Điều phối hoạt động của doanh nghiệp 2
1.Điều phối hoạt động của doanh nghiệp 2
A.Doanh nghiệp 2
B.Kinh doanh là gì? 3
C. Điều phối là gì? 4
D. Chức năng của điều phối .5
2. Phương pháp điều phối 6
3. Một số lưu ý khi thực hiện điều phối 12
Phần 2: Bầu không khí tập thể và ô nhiễm Bầu không khí tập thể 14
1. Bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp 14
2. Mối quan hệ giữa trình độ quản lý và bầu không khí tập thể trong
doanh nghiệp 20
Tổng kết 33
Tài liệu tham khảo 34
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bầu không khí tập thể và ô nhiễm bầu không khí tập thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn thời gian, tiền của và cực kỳ vướng víu.
3. Nguyên tắc khẩu độ quản lý
Nguyên tắc khẩu độ quản lý khẳng định rằng số người chịu sự quản lý trực tiếp của một người quản lý nào đó phải được giới hạn, vì một người quản lý không thể bao quát, kiểm tra, giám sát một số quá lớn những người thuộc cấp. Khái niệm về “khẩu độ quản lý” cũng xưa cũ như khái niệm tổ chức vậy. Trong lịch sử, ngay các vị chỉ huy quân đội thời đế quốc La Mã cũng tin rằng một khẩu độ hẹp sẽ hữu hiệu trong chỉ huy chiến đấu. Các thuyết truyền thống cho rằng, số người thuộc cấp trực tiếp chỉ nên trải từ 4 đến 12 người. Có tác giả còn khẳng định con số tối ưu là 6 người.
Thực ra, không có một con số “chuẩn” nào về số người thuộc cấp mà một người quản lý nên hoặc phải trực tiếp chỉ huy. Có bốn nhân tố sau đây quy định số người thích ứng cho mỗi nhiệm vụ mà người quản lý cần bao quát:
a. Sự thành thục (competence) cả về phía người quản lý lẫn người thuộc cấp. Nếu cấp dưới là người mới làm quen với nhiệm vụ được giao, tất nhiên họ phải được giám sát chỉ đạo chặt chẽ hơn, do đó tốn nhiều thời gian của người quản lý hơn.
b. Sự tương đồng và sự khác biệt của các nhiệm vụ phải giám sát. Nếu các nhiệm vụ của cấp dưới khá giống nhau, khẩu độ quản lý có thê trải rộng, và ngược lại, nếu các nhiệm vụ của thuộc cấp khác biệt nhau thì người quản lý chỉ có thể bao quát một số không lớn những người thuộc cấp.
c. Mức độ ảnh hưởng của những vấn đề mới phát sinh trong đơn vị (hay trong tổ chức). Người quản lý cần biết đủ rõ ràng về những hoạt động trong bộ phận hay đơn vị mình để hiểu chính xác những vấn đề mà những người thuộc cấp phải đối phó. Trong trường hợp này, khẩu độ quản lý có thể mở rộng.
d. Hợp lý hoá quy định, chuẩn mực cho hoạt động của các đơn vị/ bộ phận. Trong bối cảnh đó, có thể tăng khẩu độ quản lý bởi vì phần “tự động”: tự điều khiển, tự kiểm tra hoạt động ở các cấp dưới cấp đã được tăng thêm.
3.một số lưu ý khi thực hiện điều phối.
- Khi giao nhiệm vụ cho thuộc cấp , cho người thừa hành nên thay cách nói anh (chị) phải làm cho tôi bằng cách : mọi người đều biết anh (chị ) rất có khả năng về công việc anh chị giúp hoàn thành công việc nhé .
-Khi hướng dẫn mưói vào làm việc ở doanh nghiệp nên thay cách nói công vô cùng quan trọng , phức tạp ,cần hết sức cẩn thận , tránh nhầm lẫn bằng cách nói công việc bình thường thôi nào chúng ta cùng làm thử nhé …nhầm à không sao chúng ta làm lại nhé … đã khá hơn nhiều rồi đấy .
-Trong quá trình làm việc , đối với người có chí hướng dày công mày mò , sáng tạo , nên thay cách : chê bai phủ định thành quả lao đọng của họ bằng cách khuyên họ nên thêm thay đổi những gì cụ thể để thành công lớn hơn.
-Trong quá trình công tác nếu có những vi phạm cảnh cáo thì đừng bao giờ cảnh cáo họ trước mặt mọi người , đồng nghiệp của họ . Nếu có người cần được khen tặng thì nên khen , tặng họ trước mặt nhiều người .
-Khi vì lý do nào đó không tiếp tục sử dụng ai đó thì nên đảm bảo cho họ những đãi ngộ lớn hơn cả qui định và nói với họ chúng tôi rất biết ơn anh (chị) vì đã giúp chúng tôi giải quyết được nhiều việc quan trọng , khi nào có công việc chắc chắn chúng tôi không quyên anh (chị).
-Trong quan hệ công tác khi ta cảm thấy sắp bật lò xo , bùng nổ mà không muốn “nong giận mất khôn” thì chỉ nên nói , ứng sử sau khi trở ra , hít vào sâuchậm dãi sau 3 lần .
*những lưu ý với lao động viêt nam .
-Sức khoẻ hạn chế , nhất là dọ bền dai .
-Nhu người sống và phát triển của nhiều người còn đơn giản , thấp dẫn đến động cơ hoạt động không đủ mạnh .
-Hay tiếc tiền , không quen , ít mạo hiểm
-Hiểu biết chưa đủ sâu rộng , trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế .
-Làm viẹc còn thiếu nghiêm túc, thiếu suy nghĩ .
-Tác phong công nghiệp còn ít và chưa dược dịnh hình bền chặt.
-Thói quen xấu còn nhiều như : nhòm ngó , đố kỵ , cản phá nhau’dựa dẫm , thụ động ,tự do, tuỳ tiện .
Phần 2
Bầu không khí tập thể và ô nhiễm Bầu không khí tập thể
bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp
Nói đến bầu không khí, người ta liên tưởng ngay đến môi trường hoạt động của con người. Do đó, bầu không khí tập thể cũng là một môi trường đặc biệt cho một trong những hoạt động đặc trưng của con người là làm việc và lao động. Nếu như chất lượng của không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người thì từ đó có thể thấy tầm quan trọng của bầu không khí tập thể tới hiệu quả của lao động tập thể.
A)Tập thể người lao động trong doanh nghiệp .
Mỗi doanh nghiệp đều được hợp thành từ nhiều bộ phận khác nhau với cơ cấu tổ chức , hoạt động khác nhau , tham gia vào các công việc nhiều khi không có nhiều ảnh hưởng lẫn nhau nhưng tất cả đều nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp là làm sao để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất . Chính vì vậy mà tất cả mọi người lao động trong doanh nghiệp đều thống nhất với nhau tạo thành một tập thể người lao động trong doanh nghiệp . Ta cũng có thể chia nhỏ tập thể toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp thành những tập thể nhỏ hơn có quan hệ chặt chẽ với nhau về một măt , một lĩnh vực nào đó , ví dụ như tập thể người lao động trong một phân xưởng , một phòng ban nào đó …Tập thể người lao động đó cũng có những mối quan hệ khăng khít với nhau , cả trong công việc và trong đời sống thường ngày .
Tập thể lao động là một tập hợp nhiều người lao động trong một tổ chức chặt chẽ nhằm những mục đích chung , có những mục tiêu và nhiệm vụ thống nhất , có sự nhất trí về tư tưởng , chính trị , đạo đức, có kỷ luật lao động tập thể , tự giác , có sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống dưới , có sự quản lý chặt chẽ về mọi mặt của quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt tập thể . “Tập thể lao động cơ sở” không chỉ là trung tâm của hoạt động kinh tế mà còn là trung tâm của đời sống xã hội và tinh thần của người lao động .
Tập thể người lao động giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp . Tập thể đoàn kết sẽ là một vũ khí lợi hại mang lại sức mạnh to lớn giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp . Ngược lại nếu tập thể lao động bị chia rẽ , phân tán thì sẽ người lao động khó có thể dốc hết sức mình để đóng góp vào công việc . Vậy tập thể người lao động bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào và làm sao để có thể xây dựng được một tập thể người lao động đoàn kết vững mạnh để mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp ?
B)Bầu không khí tập thể người lao động trong doanh nghiệp
Như đã nói ở trên , tập thể người lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp . Chính vì vậy , việc tạo ra một bầu không khí tập thể tốt đẹp trong doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng . Bầu không khí tập thể người lao động trong doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản là trạng thái tâm lý xã hội , là trạng thái quan hệ giữa người với người trong tập thể những người lao động cùng tham gia vào các hoạt động chung của doanh nghiệp . Nói rộng ra , bầu không khí tập thể không chỉ là trạng thái quan hệ giữa người với người trong quan hệ lao động mà còn là mối quan hệ giữa tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp với nhau , không chỉ trong công việc lao động sản xuất mà cả trong đời sống thường ngày . Vì vậy trạng thái quan hệ giữa người với người có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất , chất lượng lao động , ảnh hưởng cả đến sức khoẻ , tinh thần , tuổi thọ của các thành viên trong cả tập thể đó . Chính vì vậy mà những người quản lý doanh nghiệp luôn cần có biện pháp để cải thiện bầu không khí tập thể lao động trong doanh nghiệp của mình . Họ cần phải nghiên cứu , xem xét các yếu tố tác động đến môi trường lao động trong doanh nghiệp , tìm hiểu những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến bầu không khí lao động trong doanh nghiệp .
Có rất nhiều yếu tố có tác động làm ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể :
Sự khác nhau đáng kể về vị trí địa lý nơi con người sinh trưởng
Sự khác nhau đáng kể về hoàn cảnh kinh tế – xã hội mà con người sinh trưởng
Sự khác nhau về giới tính
Sự khác nhau đáng kể về tuổi tác
Sự khác nhau về nhân cách , cá tính
Sự khác nhau về ngành nghề và kinh nghiệm công tác
Sự khác nhau đáng kể về trình độ
Mặt bằng dân trí
Các yếu tố môi trường bên ngoài
Trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt , đặc biệt là của người đứng đầu bộ máy điều hành …
C)Các yếu tố (nhân) gây nên ô nhiễm bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp
Bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan . Đó là do mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng gồm những bộ phận khác nhau , công việc khác nhau , yêu cầu khác nhau nên rõ ràng những người lao động trong tập thể đó đã sẵn rất nhiều điểm khác nhau về mọi mặt . Và ngay cả trong một bộ phận cụ thể thì mỗi cá nhân trong đó cũng khác nhau về trình độ , tính cách , khả năng và quan hệ xã hội… Chính những sự khác nhau này sẽ làm nảy sinh những sự phân cách trong tập thể lao động . Bầu không khí tập thể cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng theo những chiều hướng khác nhau .
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể .
Các yếu tố khách quan chủ yếu có ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể bao gồm : Sự khác nhau về vị trí địa lý ; hoàn cảnh kinh tế - xã hội ; mặt bằng dân trí và các yếu tố môi trường bên ngoài … Bản thân mỗi người lao động xuất thân từ những vùng miền khác nhau trên khắp đất nước , thậm chí có thể là người lao động nước ngoài làm thuê . Điều này sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến bầu không khí tập thể bởi thói quen , phong tục tập quán của họ rất khác nhau . Hơn thế nữa , mỗi người lao động lại có những hoàn cảnh khác nhau về kinh tế – xã hội . Hoàn cảnh kinh tế – xã hội có ảnh hưởng rất lớn đên bản thân mỗi người , đặc biệt là những người có hoàn cảnh kinh tế – xã hội không tốt . Mặt bằng dân trí cũng có ảnh hưởng đến người lao động . Như ta đều biết , mặt bằng dân trí của nước ta còn chưa cao , vì vậy nên có sự khác nhau rất rõ rệt giữa những người lao động có trình độ kiến thức cao và những người lao động có trình độ thấp . Những người lao động có trình độ dân trí cao chủ yếu là những người xuất thân từ thành phố và những người có hoàn cảnh kinh tế – xã hội sinh trưởng tốt ; còn những người lao động nông thôn thường có trình độ thấp hơn . Điều đó ảnh hưởng trước hết đến khả năng lao động của họ , tiếp đến sẽ có ảnh hưởng đến mức thu nhập và mức sống của họ , dần dần sẽ dẫn đến những mâu thuẫn , tách biệt ra khỏi tập thể .
Ngay các yếu tố khách quan cũng có tác động , ảnh hưởng trực tiếp đến nhau . Người quản lý chắc chắn phải biết được điều này nhưng do đòi hỏi của công việc nên họ vẫn phải quản lý một đội ngũ cán bộ công nhân có những điều kiện khách quan khác nhau .
Các yếu tố chủ quan cá nhân ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể
Các yếu tố chủ quan cá nhân chính có ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể , bao gồm :
Sự khác nhau về giới tính
Sự khác nhau đáng kể về tuổi tác
Sự khác nhau về nhân cách , cá tính
Sự khác nhau về ngành nghề và kinh nghiệm công tác
Sự khác nhau đáng kể về trình độ
Người lao động có tuổi tác , giới tính … khác nhau sẽ có những suy nghĩ , việc làm khác nhau đối với những sự việc khác nhau trong công việc . Trình độ , khả năng có sự chênh lệch cũng làm cho người lao động có thái độ khác nhau làm ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể . Đặc thù của ngành nghề , công việc cũng có tác động ảnh hưởng đến không khí lao động chung . Chẳng hạn như các ngành nghề đòi hỏi tiếp xúc nhiều với đám đông thì người lao động sẽ sôi nổi , dễ hoà nhập hơn vào tập thể , ngược lai , các ngành nghề yêu cầu sự tập trung , yên tĩnh trong công việc thì người lao động sẽ thường trầm tính hơn , hay cáu gắt …
Cũng như các yếu tố khách quan , các yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến các yếu tố khách quan và ngược lại . Đây là những yếu tố tất yếu thường luôn sẵn có trong công việc nên người quản lý bao giờ cũng phải sẵn sàng để giải quyết thật tốt những sự khác nhau này để có được một bầu không khí tập thể tốt đẹp mang lại hiệu quả cao trong công việc .
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Nếu như các yếu tố khách quan đến từ bên ngoài xã hội , các yếu tố chủ quan đến từ bản thân người lao động thì yếu tố trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp xuất phát từ trong nội bộ doanh nghiệp . Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất , có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến bầu không khí tập thể và cũng là yếu tố có khả năng được thay đổi , điều chỉnh nhất trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tập thể .
ảnh hưởng của trình độ quản lý , lãnh đạo trong doanh nghiệp đến bầu không khí tập thể có thể được tóm tắt tổng quát qua sơ đồ sau :
Trình độ quản lý , lãnh đạo
Mức độ ô nhiễm
Bầu không khí
Trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt , đặc biệt là của người đứng đầu bộ máy điều hành có tác động rất lớn đến các quan hệ trong tập thể người lao động . Các quan hệ trong tập thể đã được hình thành ngay từ khi bắt đầu xác lập tập thể bởi những yếu tố chủ quan cũng như khách quan đã trình bày ở trên . Những yếu tố này tự bản thân nó không dễ gì thay đổi . Những chuyển biến trong bầu không khí tập thể chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của những người quản lý doanh nghiệp khi họ có những sự sắp xếp hợp lý trong công việc , sử dụng lao động hợp lý đúng khả năng của mỗi cá nhân , tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự cố gắng của mỗi người , động viên , khen thưởng thích đáng … Như vậy , bầu không khí tập thể có thực sự tốt đẹp , ảnh hưởng có lợi đến công việc của tập thể hay không một phần không nhỏ là nhờ vào sự tác động của những người quản lý trong doanh nghiệp , đặc biệt là những người đứng đầu bộ máy điều hành công tác quản lý . Khi người quản lý biết đánh giá khen thưởng khách quan và xử phạt khách quan, đúng mực đối với các thành viên thì sẽ khích lệ họ làm việc hiệu quả .Muốn vậy người quản lý phai thấu hiểu tâm lý của những người dưới quyền.
Thực tế đã chứng minh ở đâu, khi nào người quản lý biết tôn trọng nhân cách người lao động , biết khơi dậy tính tích cực , sáng tạo , lòng nhiệt tình lao độnh trên cơ sở dân chủ bảo đảm cho người lao động thì người quản lý sẽ thành công.
d,Sự lây lan tâm lý .
Đây là một yếu tố góp phần tạo nên bầu không khí của tập thể . Nếu trong tập thể có những nguòi vui hnộn thì sẽ tạo bầu không khí vui vẻ trong tập thể.Đặc biệt rất cần những người có óc hài hước, pha trò .Nhiều người cho rằng đây là một phẩm chất cần coa của người lãnh đạo .
Có nghiên cứu cho rằng nếu một tập thể chỉ có nam hay nữ thì khong khí sẽ căng thẳng , lời nói ít được chau chuốt…
e, Điều kiện lao động
Điều kiện lao đôngj gồm việc trang trí , vệ sinh , ánh sáng , âm nhạc, …Người lao đọng phải làm việc trong điều kiện bẩn thỉu, chật chội, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ dẫn đến căng thẳng , tính tình cáu gắt, năng suet làm viêcj giảm sút …
f, Lợi ích
Đặc biệt là lợi ích vật chất có ảnh hưởng rất lớn tói bầu không khí trong doanh nghiệp.
Khi lợi ích của người lao động được quan tâm họ sẽ làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn
2)Mối quan hệ giữa trình độ quản lý và bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp
Trước hết xin được khẳng định lại một lần nữa ảnh hưởng to lớn của trình độ quản lý đối với bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp . Mặt khác bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Một bầu không khí tập thể xấu sẽ làm cho con người căng thẳng , mệt mỏi , làm giảm năng suất , chất lượng lao động , ảnh hưởng không tốt đến bản thân người lao động . Ngược lại , nếu bầu không khí tập thể tốt sẽ tạo nên một sức mạnh tinh thần làm tăng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Vì vậy trong doanh nghiệp luôn luôn cần tạo ra một bầu không khí tập thể tốt đẹp để có thể tận dụng tối đa khả năng của mỗi người lao động , đưa đến mức hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Bầu không khí tập thể tốt đến đâu hay bị ô nhiễm đến mức nào phụ thuộc vào trình độ quản lý lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp . Trình độ quản lý , lãnh đạo càng cao thì mức độ ô nhiễm bầu không khí tập thể càng thấp hay nói cách khác là mối quan hệ trong tập thể người lao động càng tốt đẹp và ngược lại nếu trình độ quản lý , lãnh đạo thấp thì mức độ ô nhiễm của bầu không khí tập thể càng cao , hiệu quả công việc sẽ thấp .
Trường hợp trình độ quản lý cao
Như đã nói ở phần trên , trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là khả năng giải quyết các công việc quản lý . Trình độ quản lý này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp những người đứng đầu bộ máy điều hành .
Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm một số hoạt động chính sau đây : Lập kế hoạch hoạt động - đảm bảo tổ chức cho hoạt động - điều phối hoạt động – kiểm tra hoạt động . Vậy quản lý như thế nào là quản lý có trình độ cao ? Và quản lý có trình độ cao sẽ ảnh hưởng ra sao đến bầu không khí tập thể , mang lại những hiệu quả gì đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ?
Lập kế hoạch hoạt động .
Đây là một chức năng rất cơ bản của quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó gắn liền với việc lựa chọn , quyết định các hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian sản xuất tương đối lâu dài . Lập kế hoạch hoạt động là việc quyết định trước xem doanh nghiệp phải làm những việc gì ? làm như thế nào ? ai thực hiện các công việc đó ? Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao thì người quản lý phải xác định các chiến lược , các đường lối hoạt động một cách chủ động , từ đó đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở mục tiêu , các quy luật , sự hiểu biết và các đánh giá thận trọng . Khi đã xác định được mục tiêu , nhiệm vụ của người quản lý là phải đưa ra các phương án , các giải pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó . Lập kế hoạch chính là để có thể hoàn thành các mục tiêu và mục đích của doanh nghiệp đã đặt ra dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa mọi thành viên trong doanh nghiệp .
Lập kế hoạch tốt là phải thiết lập được một môi trường tốt nhất để các cá nhân đang làm việc với nhau trong doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực của bản thân doanh nghiệp và các yếu tố khách quan có lợi . Lập kế hoạch chính là phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt được mục tiêu định trước của doanh nghiệp . Lập kế hoạch không thể tách rời khỏi môi trường hoạt động của doanh nghiệp . Bản kế hoạch tốt phải là một bản kế hoạch có xét tới bản chất của môi trường mà doanh nghiệp hoạt động trong đó . Việc lập kế hoạch là rất khó khăn . Sản phẩm của việc lập kế hoạch là bản kế hoạch . Chất lượng của việc lập kế hoạch thể hiện ở ngay chính bản kế hoạch được lập ra : Bản kế hoạch đó có khả thi hay không , có đầy đủ căn cứ trước khi ra các quyết định hay không , các mục các phần của bản kế hoạch đầy đủ và chính xác đến đâu , có quan hệ chặt chẽ với nhau tới mức độ nào …?
Trong thực tế đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn hoạt động có hiệu quả đều cần có quá trình lập kế hoạch tốt , có bản kế hoạch đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đưa ra của doanh nghiệp . Muốn vậy thì phải có một đội ngũ những người lập kế hoạch có trình độ chuyên môn cao , có hiểu biết rộng về kinh tế – xã hội và người lao động , nắm bắt được các thông tin tin cậy . Như vậy chất lượng của việclập kế hoạch phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của người lập kế hoạch . Trong doanh nghiệp người lập kế hoạch thường là những cán bộ chủ chốt , do đó có thể nói việc lập kế hoạch tốt hay không là do trình độ , khả năng của đội ngũ cán bộ này quyết định .
Ngoài ra , một bản kế hoạch tốt phải là một bản kế hoạch có dự liệu sẵn được các khó khăn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện bản kế hoạch đó . Cho dù người lập kế hoạch có giỏi đến đâu và công tác chuẩn bị cho việc lập kế hoạch có kỹ càng đến mấy thì cũng không thể lường trước được tất cả những việc sẽ diễn ra trong quá trình thực hiện những công việc đó . Đó là do môi trường hoạt động của doanh nghiệp luôn biến động , tình hình cũng thay đổi và nhiều khó khăn khách quan khác . Do vậy người lập kế hoạch bao giờ cũng phải dự tính sẵn sàng các phương án khác nhau để có thể đối phó được với mọi tình huống có thể xảy ra mà không cần thay đổi nhiều chương trình hoạt động của doanh nghiệp .
Khi lập kế hoạch , người quản lý cũng cần đồng thời lưu ý đến các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn bởi các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn luôn bổ sung cho nhau , kế hoạch ngắn hạn là điều kiện , tiền đề cho kế hoạch dài hạn , kế hoạch dài hạn là mục tiêu của kế hoạch ngắn hạn của doanh nghiệp
Một bản kế hoạch tốt có tác dụng rất lớn cho đội ngũ quản lý kinh doanh vì đó là cơ sở , căn cứ cho việc chuẩn bị trước đầy đủ , đồng bộ các điều kiện , nguồn lực để triển khai thành công các hoạt động , kế hoạch , đưa ra các nhiệm vụ , tiêu chuẩn , chỉ tiêu cho việc điều hành , tổ chức thực hiện . Kế hoạch hoạt động là cơ sở cụ thể cho việc xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm tra . Bản kế hoạch phản ánh khả năng , trình độ lập kế hoạch . Nó cũng chính là khả năng nhìn xa trông rộng , dự đoán các công việc sẽ xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Và để thực hiện tốt bản kế hoạch tốt đã xây dựng được ở trên thì phải đảm bảo tổ chức cho hoạt động .
b)Đảm bảo tổ chức cho hoạt động .
Việc đảm bảo tổ chức cho hoạt động của doanh nghiệp có vai trò quan trọng vì nó liên quan đến việc triển khai thực hiện tất cả các kế hoạch trong doanh nghiệp . Công tác tổ chức gắn liền với yếu tố con người ; tổ chức là kết quả của sự quản lý và nó cũng thể hiện trình độ quản lý , muốn quản lý có hiệu quả thì nhất định phải có cơ cấu quản lý tốt .
Đảm bảo tổ chức cho hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là đảm bảo cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân lực nhằm tạo ra những cơ sở cho việc vận hành tốt những gì đã hoạch định như trong công tác lập kế hoạch đã làm . Chức năng tổ chức bao gồm hai loại công việc chính :
Lựa chọn , hình thành và không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
Xác định và không ngừng nâng cao chất lượng của cơ cấu nhân lực
Mục đích của công tác tổ chức là lập ra một hệ thống chính thức gồm những vai trò và nhiệm vụ mà mỗi người phải thực hiện sao cho họ có thể cộng tác với nhau một cách tốt nhất trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp . Tổ chức là một hoạt động có tính sáng tạo của con người đồng thời nó cũng là kết quả của sự hoạt động đó . Trình độ tổ chức càng cao thể hiện trình độ quản lý càng cao để đáp ứng được yêu cầu phối hợp hành động của các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp . Đảm bảo tổ chức hoạt động cho doanh nghiệp tốt nghĩa là phải đảm bảo cơ cấu tổ chức , cơ cấu nhân lực nhằm tạo ra cơ sở cho việc điều hành thực hiện những gì đã hoạch định , tức là phải không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý , nâng cao chất lượng , nhất là với các doanh nghiệp có quy mô lớn . Nhà quản lý có trình độ cao phải lựa chọn được kiểu tổ chức quản lý phù hợp cho doanh nghiệp mình . Kiểu tổ chức quản lý có thể là trực tiếp hay gián tiếp , có thể là quản lý trực tuyến , quản lý chức năng , quản lý trực tuyến – chức năng , quản lý theo mục tiêu , dự án hay quản lý theo kiểu ma trận …Mỗi kiểu cơ cấu quản lý có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó và sẽ chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi được sử dụng đúng với từng loại hình , quy mô của doanh nghiệp hay tập thể . Ví dụ cơ cấu tổ chức của trường đại học Bách Khoa Hà Nội là kiểu trực tuyến – chức năng , giống như của đa số cơ cấu tổ chức của các công ty lớn khác , còn đối với các hoạt động theo mùa vụ , ngắn hạn thì nên chọn kiểu quản lý theo dự án , mục tiêu sẽ có lợi hơn .
Đặc biệt , trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp rất cần chú ý đến việc phân quyền , uỷ quyền . Khi doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc phân công trách nhiệm là một việc làm hiệu quả . Người quản lý cấp cao nếu chịu trách nhiệm về tất cả mọi công việc thì sẽ không có thời gian nhiều để thực hiện công việc quản lý ở tầm vỹ mô của họ . Chính vì vậy mà việc phân quyền không những giúp cho người quản lý tập trung hơn vào công việc chính của họ , mang lại hiệu quả cao mà còn phát huy được tối đa sức mạnh của tập thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Những cá nhân cấp dưới khi được cấp trên tín nhiệm phân công công việc quản lý sẽ thêm tự tin hơn trong công việc , cố gắng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình .
Như vậy , việc đảm bảo tổ chức hoạt động cho tập thể trong doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả cao khi trình đội của đội ngũ cán bộ chủ chốt cao , họ có khả năng đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý , kiểm tra , kiểm soát từng loại đối tượng , tác động trực tiếp hay gián tiếp đến con người nhằm định hướng và phối hợp hoạt động một cách hợp lý . Người quản lý giỏi không phải là người có khả năng làm tất cả mọi công việc hay làm nhiều việc hơn người khác mà là người có khả năng sử dụng người khác , phân công lao động hợp lý , có cách thức phù hợp khuyến khích động viên những người lao động cố gắng hết sức mình để cùng mang lại hiệu quả chung trong hoạt động của doanh nghiệp .
c)Điều phối hoạt động .
Sau khi đã có được một bản kế hoạch tốt và một cơ cấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28379.doc