Đề tài Bệnh cây rừng

Chương 1: Bệnh cây rừng và các nguyên nhân gây bệnh cây rừng

Định nghĩa bệnh cây: Bệnh cây là tình trạng STPT không bình thường của cây, dưới tác động của một hay nhiều yếu tố bên ngoài hoặc là vật ký sinh nào đó gây nên những thay đổi qua quá trình sinh lý.

Từ đó dẫn đến những thay đổỉ trong chức năng cấu trúc giải phẫu, hình thái của một bộ phận nào đó trên cây hoặc toàn bộ cây làm cho cây STPT kém, thậm chí có thể chết gây nên thiệt hại tổn thất trong kinh doanh.

2. Triệu chứng bệnh cây

a) Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của cây khi bị bệnh. Như: mục thân, xoăn lá, đốm lá, khô cành, gỉ sắt, cây ký sinh, chảy nhựa.

b) Một số loại triệu chứng bệnh điển hình

 * Khô héo: cháy lá, khô ngọn, khô cành, héo do ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ và do vi khuẩn, nấm.

 * Chết thối (thối loét) thối cổ rễ cây con, thối hạt, thối quả, thối mầm, loét thân cành do vi rút, nấm nước.

 * Gỉ sắt: do nấm gây nên, gỉ thân cành, lá như gỉ sắt cây bạch đàn.

 * Phấn trắng: cây keo trong vườn ươm, cây mới trồng, hoa hồng, cây trong họ sồi dẻ do nấm gây nên.

 * Bồ hóng (phấn đen) do nấm gây nên thường gặp ở họ cam, keo, sấu, dâu da xoan.

 * Biến màu lá: vàng lá, khảm lá, hoa lá.

 + Vàng lá: vi rút làm biến màu, tác nhân cơ giới (thừa hay thiếu hóa chất).

 Khảm lá: như keo tai tượng do vi rút và Mycoplasima gây nên.

 Hoa lá: do vi nhện hay vi rút gây nên (hoa lá cây kháo, cây trúc cảnh)

 * Biến dạng lá: xoăn lá, do vi nhện, nấm, vi rút gây nên.

 * Tăng sinh trưởng: do tại mô bệnh thể tích, số lượng tăng lên đột ngột tạo thành u bướu, u thân, u rễ, bướu lá.

 * Giảm sinh trưởng: do tại mô bệnh thể tích, số lượng giảm TB giảm đột ngột tạo thành u bướu, u thân, u rễ, bướu lá => chổi sể, nhỏ lá, lùn thân, còi cọc.

 * Đốm lá: bạch đàn, trám, keo, mơ, mận, đào: do nhiệt độ, ánh sáng, nấm.

 * Cây ký sinh: tầm gửi, tơ hồng.

 * Mục: mục thân cành, mục gỗ.

3. Nguyên tắc phân loại và đặt tên bệnh cây

a) Nguyên tắc phân loại

 Dựa vào thời gian bị bệnh của cây mà người ta chia ra thành bệnh cấp tính và bệnh mãn tính.

 Dựa vào bộ phận bị bệnh của cây chủ mà người ta chia ra thành bệnh hại lá, quả hạt, thân cành.

 Dựa vào triệu chứng bệnh: thối loét, u bướu, phấn trắng, gỉ sắt, bồ hóng.

 Dựa vào nguyên nhân gây bệnh: Do nấm, vi khuẩn, vi rút, cây ký sinh.

 Dựa vào tuổi cây: Bệnh hại cây mầm, rừng non.

b) Nguyên tắc đặt tên

 - Do điều kiện ngoại cảnh gây nên: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng gọi là tác nhân gây bệnh.

 - Cây bị bệnh gọi là cây chủ.

 - Do các sinh vật, vi sinh vật gây nên gọi là vật gây bệnh (VGB)

 VD: nấm, vi khuẩn, vi rút

 

doc23 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5548 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bệnh cây rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: Bệnh cây rừng và các nguyên nhân gây bệnh cây rừng I. Những khái niệm cơ bản 1. Định nghĩa bệnh cây Bệnh : Phấn trắng, bồ hóng, gỉ sắt Thối hạt, thối mầm Cháy lá… Héo ngọn Nứt vỏ Chảy nhựa Cây ký sinh (tầm gửi)... TẤT CẢ ĐỀU LÀ BỆNH CÂY Chương 1: Bệnh cây rừng và các nguyên nhân gây bệnh cây rừng Định nghĩa bệnh cây: Bệnh cây là tình trạng STPT không bình thường của cây, dưới tác động của một hay nhiều yếu tố bên ngoài hoặc là vật ký sinh nào đó gây nên những thay đổi qua quá trình sinh lý. Từ đó dẫn đến những thay đổỉ trong chức năng cấu trúc giải phẫu, hình thái của một bộ phận nào đó trên cây hoặc toàn bộ cây làm cho cây STPT kém, thậm chí có thể chết gây nên thiệt hại tổn thất trong kinh doanh. 2. Triệu chứng bệnh cây a) Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của cây khi bị bệnh. Như: mục thân, xoăn lá, đốm lá, khô cành, gỉ sắt, cây ký sinh, chảy nhựa... b) Một số loại triệu chứng bệnh điển hình * Khô héo: cháy lá, khô ngọn, khô cành, héo… do ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ và do vi khuẩn, nấm. * Chết thối (thối loét) thối cổ rễ cây con, thối hạt, thối quả, thối mầm, loét thân cành do vi rút, nấm nước. * Gỉ sắt: do nấm gây nên, gỉ thân cành, lá như gỉ sắt cây bạch đàn. * Phấn trắng: cây keo trong vườn ươm, cây mới trồng, hoa hồng, cây trong họ sồi dẻ do nấm gây nên. * Bồ hóng (phấn đen) do nấm gây nên thường gặp ở họ cam, keo, sấu, dâu da xoan. * Biến màu lá: vàng lá, khảm lá, hoa lá. + Vàng lá: vi rút làm biến màu, tác nhân cơ giới (thừa hay thiếu hóa chất). Khảm lá: như keo tai tượng do vi rút và Mycoplasima gây nên. Hoa lá: do vi nhện hay vi rút gây nên (hoa lá cây kháo, cây trúc cảnh) * Biến dạng lá: xoăn lá, do vi nhện, nấm, vi rút gây nên. * Tăng sinh trưởng: do tại mô bệnh thể tích, số lượng tăng lên đột ngột tạo thành u bướu, u thân, u rễ, bướu lá. * Giảm sinh trưởng: do tại mô bệnh thể tích, số lượng giảm TB giảm đột ngột tạo thành u bướu, u thân, u rễ, bướu lá => chổi sể, nhỏ lá, lùn thân, còi cọc. * Đốm lá: bạch đàn, trám, keo, mơ, mận, đào: do nhiệt độ, ánh sáng, nấm. * Cây ký sinh: tầm gửi, tơ hồng. * Mục: mục thân cành, mục gỗ. 3. Nguyên tắc phân loại và đặt tên bệnh cây a) Nguyên tắc phân loại Dựa vào thời gian bị bệnh của cây mà người ta chia ra thành bệnh cấp tính và bệnh mãn tính. Dựa vào bộ phận bị bệnh của cây chủ mà người ta chia ra thành bệnh hại lá, quả hạt, thân cành. Dựa vào triệu chứng bệnh: thối loét, u bướu, phấn trắng, gỉ sắt, bồ hóng... Dựa vào nguyên nhân gây bệnh: Do nấm, vi khuẩn, vi rút, cây ký sinh... Dựa vào tuổi cây: Bệnh hại cây mầm, rừng non... b) Nguyên tắc đặt tên - Do điều kiện ngoại cảnh gây nên: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… gọi là tác nhân gây bệnh. - Cây bị bệnh gọi là cây chủ. - Do các sinh vật, vi sinh vật gây nên gọi là vật gây bệnh (VGB) VD: nấm, vi khuẩn, vi rút… * Đặt tên cho bệnh cây Triệu chứng + Bộ phận bị hại + Tên cây chủ -+ Nguyên nhân gây bệnh VD: Bệnh thối cổ rễ cây mỡ do nấm Rhizortonia TC BPBB Tên CC NNGB VD: B. phấn trắng lá keo do nấm Oidium acacia TC - BPBB - TCC - NNGB Trong văn viết phải ghi đầy đủ, trong cách nói thì lược bỏ bớt phần nguyên nhân gây bệnh. II. Các nguyên nhân gây bệnh cây rừng 1. Nguyên nhân phi sinh vật (tác nhân gây bệnh) => Gây nên bệnh không truyền nhiễm VD: Thiếu ánh sáng lá cây có màu xanh nhạt, thiếu nhiều thành màu vàng, ngọn vươn dài về phía có á/sáng - Nhiệt độ cao, cường độ chiếu sáng mạnh => lá cây bị cháy mép lá, héo ngọn. - Thiếu nước => héo ngọn, héo cây. - Thừa nước : chết úng. - Thiếu nguyên tố đa lượng: N, P, K Thiếu N: vàng lá, sinh trưởng kém. Thiếu P: cây yếu, lá đốm nâu. Thiếu K: cây yếu, khả năng hóa gỗ kém, quả, hạt lép. - Thiếu nguyên tố vi lượng, siêu vi lượng cũng sẽ làm cho cây có biểu hiện không bình thường: Fe, Mg, Mn, siêu vi lượng Bo. 2. Các nguyên nhân sinh vật => gây nên bệnh truyền nhiễm Theo kết quả thống kê của Brown 1968 thì trong tổng số 772 loài cây rừng nhiệt đới khi điều tra tỷ lệ nguyên nhân mắc bệnh như sau: - Do nấm 83% - Cây kí sinh 12% - VK chiếm 3,4% - VR chiếm 1% - Còn lại là các nguyên nhân khác (tuyến trùng, tảo...) + Rừng ôn đới có khí hậu lạnh tỉ lệ mắc bệnh do nấm chiếm 95% đến 97%, còn lại là các nguyên nhân khác + Trong thành phần tế bào nấm chứa chủ yếu hợp chất: C, O, N, H, xenlulo, heminxenlulo, hợp chất Nitơ (chất tựa kitin), các loại Vitamin, nguyên tố vi lượng, hệ enzim. * Thể sinh sản: là bào tử, bào tử nấm được hình thành từ mũ nấm. Bào tử nấm vô cùng nhỏ nhẹ nên được gió phát tán đi khắp mọi nơi Trong quá trình sinh trưởng phát triển để hoàn thành vòng đời nấm phải trải qua 2 giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. + Giai đoạn sinh sản vô tính: bảo tử vô tính được hình thành mà không qua sự giao phối (không có sự tham gia nhân và chất phối hay tính đực và tính cái của nấm). Các bào tử vô tính vẫn có k/năng STPT bình thường. Trong vòng đời của nấm, giai đoạn SSVT được lặp đi lặp lại nhiều lần và nó hình thành nên các loại bào tử vô tính (đốt, phân sinh, bột, đính, động…) - Sau một thời gian sinh sản vô tính nấm chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính. + Giai đoạn sinh sản hữu tính: là phương thức sinh sản để hình thành nên bào tử hữu tính mà có sự giao phối giữa nhân và chất phối (tính đực và tính cái của nấm), giai đoạn này vào cuối chu kỳ của nấm và cả vòng đời có một lần sinh sản hữu tính. - Giai đoạn hữu tính => thể quả nấm - Thể quả nấm: là dạng tế bào vách dày bao bọc bào tử ở dạng hình khối Bảo tử hữu tính là cơ sở để phân loại nấm có tên: bào tử noãn (bào tử lông roi), bào tử túi, bào tử tiếp hợp, bảo tử đảm... a3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống của nấm * ẩm độ: là nhân tố tiên quyết đến đời sống của nấm - Bào tử nấm chỉ có thể này mầm trong điều kiện ẩm độ trên 90% hay trạng thái bão hòa hơi nước. ẩm độ thích hợp cho phần lớn các loại nấm là 80%-90%. Riêng nấm phấn trắng, ngay trong điều kiện ẩm độ thấp nó vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. ẩm độ thấp nấm chuyển sang giai đoạn biến thái để nó tồn tại như hạch nấm, màng nấm, bó nấm hình rễ... * Nhiệt độ: Nhiệt độ cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nấm Bào tử nấm có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 0 - 400C Phần lớn nấm thích hợp nhiệt độ từ 18 - 250C ở nhiệt độ từ 45 - 520C phần lớn nấm chết. * Ánh sáng: Nấm không chứa Diệp lục nên không có khả năng quang hợp vì thế không cần á/sáng trực xạ mà ngược lại á/sáng trực xạ lại có khả năng kìm hãm sự sinh trưởng của nấm, ức chế, tiêu diệt sự nảy mầm của bào tử, vì vậy trong phòng trừ bệnh hại rừng người ta tỉa thưa, phát quang (mở tán rừng). - Trong quá trình bảo quản hạt giống người ta phơi dưới ánh sáng trực xạ. ánh sáng mà nấm cần là ánh sáng tán xạ. * Oxy: nấm là một sinh vật hảo khí cho nên trong ĐK thoáng khí nấm sinh trưởng phát triển rất nhanh vì vậy trong rừng giàu oxy, thoáng khí nấm mọc rất nhanh. Khi bảo quản hạt giống thường cho vào nilông, chum vại hạn chế nấm mốc * Độ pH: của nấm phụ thuộc vào cây chủ, vật chủ, mỗi một loài nấm khác nhau có một biên độ pH khác nhau, nhìn chung biên độ pH của nấm rất là rộng từ 3,5 - 9 * Nhu cầu về dinh dưỡng của nấm: là hợp chất có trong TB thực vật (O, N, C, H) cần thêm các loại vitamin: B1, B12, D, A, E, K và các khoáng chất khác a4. Đặc điểm lây lan xâm nhập và qua đông qua hạ của nấm *) Đường lây lan: + Lây lan nhờ gió: là nhờ gió phát tán bào tử + Nhờ nước : nước mưa và dòng chảy đưa nấm từ vùng cao đến vùng thấp, từ vùng này sang vùng khác. + Nhờ côn trùng và động vật khác. + Lây lan chủ động do sự bò lan của sợi nấm + Do hoạt động của con người: khai thác, chặt phá. * Đường xâm nhập: Xâm nhập trực tiếp: Sợi nấm chủ động bò lan và xâm nhập trực tiếp. - Bào tử nấm sau khi nảy mầm dùng rễ mầm chọc thủng TB biểu bì của lá, vỏ, hoa, quả => xâm nhập vào bên trong Lợi dụng các lỗ tự nhiên của TV: lỗ khí khổng, thủy khổng, kẽ hở gian bào, mắt củ, tuyến mật của hoa... Lợi dụng vết thương cơ giới: vết do chặt cây, gãy cành, vết xước, sâu hại (bệnh hại thân cành). * Sự qua đông qua hạ của nấm: (Khi ĐK sống trở nên bất lợi nấm tiến hành qua đông, qua hạ) Nấm qua đông qua hạ ngay trên vết bệnh của cây chủ, vật chủ. Trong đất, cành khô, lá rụng, hoa quả rụng (nguồn sơ xâm nhiễm) Qua đông ở Côn trùng, động vật khác, khắp mọi nơi trừ nước. Qua đông bằng các dạng biến thái, qua đông ngay tại vết bệnh của cây. Nấm qua đông bằng các loài b.tử vô tính và h.tính b) Vi khuẩn b1: Đặc điểm chung của vi khuẩn Vi khuẩn là một sinh vật có kích thước rất nhỏ bé: kích thước từ 1 - 3(m. - Sinh vật có nhân nguyên thủy. - Có vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có ích: vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn lên men, muối dưa (sữa chua, vi khuẩn tiêu hóa, vi khuẩn giúp phòng trừ sâu bệnh hại). Vi khuẩn có hại: cho động - thực vật, con người. VD: Bệnh thối hạt, thối mầm, thối hệ rễ, loét thân, có mùi, nhớt. B2: Đặc điểm sinh trưởng - phát triển của vi khuẩn * Hình thái: Vi khuẩn có 3 loại hình dạng phổ biến là hình cầu, hình xoắn, hình que mà người ta gọi là: cầu khuẩn, xoắn khuẩn, trực khuẩn. Có loại thì chùm lông roi một đầu, chùm rông roi 4 xung quanh. - Vi khuẩn gây bệnh thực vật chủ yếu là dạng hình que. - Tế bào vi khuẩn được bao bọc bởi một lớp màng nhầy, di chuyển trong môi trường cây chủ, trong nước bằng lông roi và lớp màng nhầy. * Đặc điểm về sinh trưởng - sinh sản Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào môi trường cây chủ thì khoảng 3 - 4h nó bắt đầu sinh trưởng sinh sản bằng cách tự phân đôi tế bào. Từ một tế bào vi khuẩn ban đầu tách ra thành 2 tế bào mới giống hệt nhau. Tốc độ sinh sản đạt cực đại khoảng sau 12 - 24h và giữ số lượng ổn định trong khoảng 72h sau đó tế bào vi khuẩn chết dần trong môi trường. Phần lớn vi khuẩn thích hợp ở nhiệt độ 20 - 300C Thích hợp nhất là 270C Nhiệt độ > 500C phần lớn tế bào vi khuẩn chết sau 10 phút. Tuy nhiên một số loài ngay cả nhiệt độ là 1000C nó sinh ra bao xác (bào mầm) tồn tại trong 10 - 15 phút. Mạch nước nóng sống 50 - 600C vẫn có thể có vi khuẩn sống và sinh trưởng bình thường. Độ pH phần lớn vi khuẩn thích hợp môi trường trung tính và kiềm yếu: pH (6,5 -> 7,2) thích hợp nhất là ( 7 -> 7,2). B3: Đặc điểm xâm nhiễm - lây lan của vi khuẩn * Đường lây lan: Nhờ nước: nước mưa, dòng chảy có thể đưa vi khuẩn từ cây này sang cây khác, từ vùng cao đến vùng thấp. Nhờ gió: Gió bão mang cành, ngọn cây bị nhiễm vi khuẩn từ cây này qua cây khác. Sự cọ sát giữa các cây. Côn trùng - động vật khác thông qua miệng. Do hoạt động của con người: chiết ghép cây, vận chuyển hạt giống, cây con từ nơi này đến nơi khác * Đường xâm nhập của vi khuẩn - Vi khuẩn không có khả năng xâm nhập trực tiếp (xâm nhập bị động) - Lợi dụng lỗ tự nhiên ở thực vật. - Lợi dụng các vết thương cơ giới - Xâm nhập nhờ hoạt động lai ghép của con người. B4: Một số triệu chứng bệnh điển hình do vi khuẩn + Thối: thối kèm theo nhớt, thối hạt, thối mầm, thối quả, thối thân cành, thối hệ rễ cây con + Đốm lá, thủng lá: Đốm đen lá xoài, thủng lá kháo, lát + Khô héo: khô cành, khô ngọn, héo cả cây gặp ở các cây bạch đàn, kháo, sa mu, liễu + Sùi thân cành, lá, sùi gốc cây con => làm cây sinh trưởng phát triển kém như cây nhãn, vải, xoan con B5: Một số biện pháp phòng trừ vi khuẩn - Xác định phòng là chính, phòng thường xuyên * Vườn ươm: áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh một cách tổng hợp Chọn giống tốt có k/năng kháng bệnh để gieo ươm Trước khi gieo ươm ta xử lý đất: vôi bột 60-70kg/sào, cày bừa kỹ. Xử lý bằng một số chất hóa học như bột S, không thấm nước hoặc Zinet không thấm nước. Xử lý hạt trước khi gieo ươm: Dung dịch KMnO4 0,4%, Nước vôi trong ngâm hạt 20-30 phút, Dung dịch Benlat 0,2-0,4% Dung dịch kháng sinh penicilin hoặc steptomycin Người ta dùng một số hợp chất chứa đồng để phun phòng trừ bệnh : Dung dịch Boocđo 1%, dung dịch CuSO4 1,5%. - Nếu phun trừ cứ 3-5 ngày một lần - Phun phòng 10-15 ngày 1 lần (hiệu quả không ổn định) Kịp thời theo dõi chặt cây bị nhiễm vi khuẩn c. Virut gây bệnh cây c1. Đặc điểm chung: - Virut là SV cực kỳ nhỏ bé, kích thước vài chục % (m, khoảng từ 10-30 nm, chỉ phát hiện được nó dưới kính hiển vi độ phóng đại lớn. Không có cấu tạo TB, cơ thể đơn giản chỉ là các axit nucleic chiếm khoảng từ 5-40%, hạt protein 60-95% Nó kí sinh trong dịch tế bào Chỉ có thể hoàn thành vòng đời trong cây chủ hoặc vật chủ nhiễm bệnh (không thể mọc trong môi trường nhân tạo) Rất dễ biến đổi hình dạng và khả năng gây bệnh c2. Đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của virut * Hình thái: Vi rút có 2 loại hình thái: - Loại đẳng trục: các hạt protêin xếp cùng trên một trục Loại không đẳng trục: Không xếp trên cùng một trục * Đặc điểm sinh trưởng, phát triển: Sau khi xâm nhập được vào tế bào cây chủ trải qua được 2 quá trình (giai đoạn) sinh trưởng - sinh sản. Giai đoạn sinh sản: giai đoạn này đến sớm hay muộn phụ thuộc vào ĐK sau: + Cây chủ (sức kháng bệnh) + Loại vi rút + Điều kiện môi trường Sau một thời gian sinh trưởng sinh sản VR bước vào giai đoạn yên tĩnh và được gọi là giai đoạn chìm. - Vi rút sinh sản bằng cách tái tạo, sao chép bằng hệ thống ARN, Riboxom từ 1 vi rút ban đầu sẽ tổng hợp thành vi rút mới giống hệ vi rút ban đầu nhờ hệ thống ARN trong TB cây chủ. c3. Đặc điểm lây lan xâm nhập của vi rút Đường lây lan: + Nhờ các loài côn trùng có miệng chích hút (ve sầu, bọ xít…) + Lây lan nhờ cây ký sinh: tầm gửi, tơ hồng. + Nhờ các động của con người: vận chuyển hạt giống, cây con nhiễm bệnh từ vùng này sang vùng khác và các hoạt động lai ghép. + Nhờ gió: gió to mang cành, lá cây bị bệnh từ nơi này sang nơi khác, gió cọ sát cây bệnh và cây khỏe. * Đường xâm nhập: khác với nấm và vi khuẩn Vi rút xâm nhập 1 cách thụ động (nhờ vào một vật chủ trung gian truyền bệnh) + Nhờ côn trùng có miệng chích hút (ve sầu, bọ xít, rầy, rệp). Côn trùng trùng truyền bệnh VR mang tính chọn lọc có thể truyền bệnh VR qua mấy thế hệ. + Xâm nhập nhờ cây ký sinh: tầm gửi, tơ hồng. + Xâm nhập qua hạt giống + Nhờ hành động lai ghép của con người. + Nhờ vào sự cọ sát do gió làm tổn thương cây bệnh và cây khỏe... c4. Một số triệu chứng bệnh điển hình do vi rút Khảm lá (tạo thành vệt có màu sắc khác nhau như lá keo tai tượng) Hoa lá (tạo thành nhiều vết hoặc đốm có màu sắc ở trên lá) Vàng lá: Do Mycoplasma hoặc VR gây nên Biến dạng lá: Xoăn phồng lá, chổi xể, lùn thân, nhỏ lá (xoăn ngọn keo, xoăn lá keo, chổi sể tre luồng, chùm lá nhãn, lá vải). U bướu: Bướu thân cành, bướu rễ. c5. Các biện pháp phòng trừ vi rút Phòng là chính. áp dụng các biện pháp giống như phòng trừ VK, ngoài ra cần đặc biệt lưu ý: + Chọn giống có tính kháng bệnh cao. + Hạn chế mùa gieo ươm cây trùng với thời kỳ mà các loại côn trùng truyền bệnh VR phát + Tích cực tiêu diệt côn trùng truyền bệnh vi rút. + Trong lai ghép phải tuân thủ các quy định an toàn trong bảo vệ thực vật. + Nhổ bỏ kịp thời các cây nhiễm bệnh vi rút. D. Cây ký sinh Đặc điểm chung của nhóm cây ký sinh: Cây ký sinh có rất nhiều loại, thuộc 2 họ chính là họ tầm gửi và họ tơ hồng Chúng ký sinh trên cây gỗ và cây bụi Trực tiếp lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ làm cây sinh trưởng kém, lệch tâm, lệch tán hoặc chết khô. d1. Họ tầm gửi (loranthaceae) * Đặc điểm chung: tầm gửi có khoảng 54 loài thuộc 5 chi ký sinh trên cây gỗ và cây ăn quả. Trong đó các loài bị hại là cây keo, bồ kết, xoan, sau sau, trẩu, mỡ, mít, na, bưởi, vải, nhãn, khế. Nó thuộc cây bụi gỗ hoặc nửa bụi Có lá xanh có thể quang hợp để tổng hợp một phần dinh dưỡng cho cây, có lá đơn mọc cách hoặc mọc đôi, hoa lưỡng tính Thường làm cho cây lệch tâm, lệch tán, chết khô. * Đặc điểm xâm nhiễm, lây lan Đến mùa tầm gửi cũng ra hoa kết quả như các TV # Hoa có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn các loài côn trùng thụ phấn. Quả là dạng thịt khi chín có vị ngọt hấp dẫn các loài chim thú ăn quả, bên ngoài hạt quả có lớp màng nhầy, chim thú không có khả năng tiêu hoá và được bài tiết trên cành cây hoặc quả có cị đắng chim thú ăn xong nhè hạt trên cây. Khi gặp ĐK thuận lợi thì hạt nảy mầm, dùng rễ mầm chọc thủng tầng biểu bì của vỏ để xuyên vào libe gỗ và thiết lập quan hệ kí sinh ổn định trên cây chủ. * Biện pháp phòng trừ Cần theo dõi và phát hiện sớm để nhổ bỏ tầm gửi trên cây chủ Phun thuốc hoá học loại diệt cỏ (Star) vào giai đoạn trước khi tầm gửi ra hoa và khi mới xuất hiện trên cây. Hạn chế các loại chim thú ăn quả tầm gửi Chặt bỏ kịp thời những cây bị tầm gửi hại nặng d2. Họ tơ hồng (cuscutaceae) + Đặc điểm chung: Tơ hồng cũng có nhiều loại, thuộc loại dây leo, không phân biệt thân, cành, lá. Không có khả năng quang hợp => lấy toàn bộ dinh dưỡng của cây chủ (Chuyên ký sinh) Gây nên bệnh thắt nghẹt, lệch tâm, lệch tán ở cây => làm cây sinh trưởng kém. Có nhiều màu sắc: Vàng cam,vàng nhạt, xanh vàng, tím xanh Kí sinh trên cây nhãn, bạch đàn, keo, mõ, trẩu, hồi * Đặc điểm xâm nhập lây lan Đến mùa tơ hồng cũng ra hoa kết quả như các TV khác. Mùa quả chín trùng mùa thu hái hạt cây rừng Quả là dạng quả nang mở vách .Vì vậy nên hạt tơ hồng thường lẫn với hạt cây rừng Số còn lại thì rơi rụng trong đất, mùa xuân năm sau khi gặp ĐK thuận lợi thì hạt tơ hồng nảy mầm, lúc đầu dùng rễ mầm cắm xuống đất lan vào cây bụi rồi lan sang cây chủ Khi gặp cây chủ tơ hồng xuất hiện rễ mới, xâm nhập trực tiếp và thiết lập quan hệ ký sinh ổn đinh trên cây chủ, rễ trong đất dần dần thối đi. * Biện pháp phòng trừ Theo dõi và kịp thời nhổ bỏ khi tơ hồng mới xuất hiện trên cây Phun thuốc diệt cỏ, giai đoạn tơ hồng mới xuất hiện hoặc trước khi ra hoa kết quả Chặt bỏ kịp thời những cây đã bị tơ hồng hại nặng. Trong vườn ươm trước khi gieo hạt phải loại bỏ hết hạt tơ hồng khỏi hạt cây rừng. Cây lật đất để hạn chế tơ hồng nảy mầm. Kết hợp với chăm sóc rừng xuyên, phát dây leo vào đầu mùa xuân cuối mùa khô. Chương II: Sinh thái và biến động bệnh cây I - Quy luật biến động bệnh cây 1. Quá trình biến đổi bệnh cây - Vật gây bệnh trong quá trình phát sinh, STPT và xâm nhập vào cây chủ phải trải qua hàng loạt các biến động trong cây bệnh => thay đổi về sinh lý sinh hoá => Thay đổi về hình thái, giải phẫu. Sinh thái và biến động bệnh cây a. Những thay đổi về sinh lý, sinh hoá * Sự thay đổi về chế độ nước: Bình thường cây biểu hiện cân bằng về nước còn khi cây bị bệnh sự cân bằng về nước trong cây bị phá vỡ, phần lớn thì hàm lượng nước giảm (khô héo, cháy lá) đặc biệt đối với các bệnh hại lá (Do ở lá có nhiều lỗ khí khổng, mở to khí khổng, cây bị bệnh thì hô hấp nhiều hơn => khô héo lá) Một số bệnh vi khuẩn xâm nhập vào mô bệnh=> tắc ống mạch dẫn => giảm khả năng dẫn nước. Một số ít bệnh A0 đất cao, nhiệt độ không khí cao => thối rễ, làm cho cây bị sũng nước => chết Sinh thái và biến động bệnh cây * Sự thay đổi về tính thẩm thấu của tế bào chất Bình thường thì áp lực thẩm thấu của TBC diễn ra một cách bình thường, không tăng, không giảm => h/động sinh lý diễn ra bình thường Khi cây bị bệnh áp lực thẩm thấu trong TBC bị thay đổi. Tuỳ theo từng loại bệnh, loài cây mà áp lực thẩm thấu có thể tăng hoặc giảm theo từng loại bệnh và thời kỳ sinh trưởng của từng loại cây => phá huỷ sự hút nước bình thường của tế bào. Sinh thái và biến động bệnh cây * Thay đổi về khả năng quang hợp Phần lớn khi cây bị bệnh thì k/năng quang hợp giảm Đối với các bệnh hại lá: Phấn trắng lá keo, gỉ sắt bạch đàn, rơm lá thông, cây kí sinh. Khi cây bị bệnh thì hàm lượng diệp lục giảm từ 24-36%, khả năng quang hợp giảm 40%. Đối với bệnh hại thân cành: loét thân cành, mục thân cành, giảm ít hơn (Cây kí sinh do cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây chủ làm giảm k.năng QH của cây) Sinh thái và biến động bệnh cây * Thay đổi về khả năng hô hấp Khi cây bị bệnh thì cường độ hô hấp tăng đặc biệt các bệnh hại lá, ng.nhân do VGB ức chế các hoạt động về hô hấp của cây làm cho các lỗ khí khổng mở to hơn bình thường. Khả năng hô hấp phụ thuộc và giai đoạn phát triển của bệnh và tăng nhiều nhất ở cuối thời kỳ ủ bệnh. * Thay đổi về nhiệt độ trong cây Khi cây bị bệnh thì nhiệt độ của cây thường tăng lên, đối với các bệnh hại lá thì tăng 0,5 -10C (tuỳ theo thời kỳ phát triển của bệnh và tuổi của cây), đối với bệnh hại thân cành thì tăng nhiệt độ ít hơn. Sinh thái và biến động bệnh cây b. Thay đổi về hình thái, giải phẫu Là kết quả của hàng loạt quá trình thay đổi về các hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cây chủ. Đối với bệnh thối cổ rễ cây con, loét thân cành…Tại mô bệnh các tế bào bị thuỷ phân hoàn toàn (thối) Bệnh mục thân cành (hình thái), giải phẫu: tại mô bệnh linin và hemixenlulo bị phá huỷ. Bệnh u bướu (hình thái) nổi lên, giải phẫu: Tại mô bệnh thể tích và số lượng tế bào tăng đột biến. Bệnh xoăn phồng lá: tại mô bệnh TB bị biến dạng... Sinh thái và biến động bệnh cây 2. Tính ký sinh, tính gây bệnh và dịch bệnh cây a. Tính ký sinh Khái niệm: Tính ký sinh là khả năng lấy chất dinh dưỡng (phương thức sống) của vật gây bệnh từ thể hữu cơ còn sống hay đã chết. Ký sinh hoàn toàn: Bao gồm các loại VGB chỉ lấy được dinh dưỡng từ thể hữu cơ còn sống khi cây chủ chết thì chúng cũng chết theo như nấm phấn trắng, gỉ sắt, bồ hóng, cây kí sinh, các loại virut, vi nhện... Sinh thái và biến động bệnh cây * Ký sinh kiêm hoại sinh (bán ký sinh) Bao gồm các vật gây bệnh chủ yếu là sống theo phương thức ký sinh, nhưng khi cây chủ chết chúng lại chuyển sang sống hoại sinh trong một thời gian nhất định Một số loài nấm gây bệnh đốm lá, thối cổ rễ cây con và một số loài nấm mục thân cành, một số loài vi khuẩn thuộc loại này Sinh thái và biến động bệnh cây * Hoại sinh kiêm ký sinh (ký sinh điều kiện) VGB xâm nhập vào cây bằng cách giết chết TB trước khi chuyển sang phương thức sống hoại sinh. Bao gồm một số loài VK, một số loài nấm thuộc lớp nấm đảm gây bệnh mục thân cành... * Chuyên hoại sinh: Bao gồm các VGB chỉ có thể lấy được chất dinh dưỡng từ thể hữu cơ đã chết. Như nấm mục gỗ, vi khuẩn hoại sinh... Sinh thái và biến động bệnh cây b. Tính gây bệnh * Khái niệm: Tính gây bệnh là khả năng gây độc hại của vật gây bệnh đối với cây chủ. Tính gây bệnh phụ thuộc vào các điều kiện sau: - Loại vật gây bệnh - Cây chủ - Môi trường + Loại vật gây bệnh: Khả năng tiêu hao dinh dưỡng của VGB (VGB có khả năng tiêu hao dinh dưỡng càng cao thì mức độ gây hại càng nặng) Sinh thái và biến động bệnh cây Khả năng tiết ra độc tố của VGB (Một số nấm mốc khi xâm nhập vào cây chủ, nó tiết ra chất Flavin là một chất rất độc đối với cây và dễ tạo ra các tiền tố bệnh ung thư Khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, kìm hãm sinh trưởng tiết ra càng nhiều bao nhiêu thì càng có nhiều u + Cây chủ: - Loại cây chủ (đặc tính sinh học) những cây có vỏ dầy, có tầng kitin dày, khả năng tiết nhựa độc thì có khả năng kháng bệnh cao - Sức kháng bệnh: tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây. + Điều kiện môi trường: Nhiệt độ, ẩm độ, á.sáng, mưa gió, mật độ trồng… (nếu phù hợp cho VGB thì bệnh nặng...) Sinh thái và biến động bệnh cây c. Tính chuyên hoá * Khái niệm: Là khả năng lựa chọn cây chủ của VGB. - Những VGB chỉ gây bệnh được ở một số loài cây nhất định đó là các VGB có tính chuyên hoá cao VD: Nấm gây bệnh phấn trắng lá keo (Oidium ocacia) nó chỉ gây bệnh được ở chi keo. Nấm gây bệnh rơm lá thông chỉ gây bệnh được ở chi thông. - Những loài VGB có khả năng gây hại ở nhiều loài cây khác nhau đó là các VGB có tính chuyên hoá thấp VD: Nấm gây bệnh mục gỗ, nấm gây bệnh đốm lá ở những cây khác nhau, nấm gây bệnh thối cổ rễ cây con... Sinh thái và biến động bệnh cây d. Phản ứng bảo vệ cây chủ: Khả năng chống chịu bệnh của cây Tính miễn dịch: là khái niệm kháng bệnh hoàn toàn của cây mặc dù có sự tiếp xúc trực tiếp giữa vật gây bệnh và cây chủ nhưng cây vẫn không có biểu hiện bị bệnh Tính chống chịu: Cây tuy có bị bệnh nhưng ở mức độ nhẹ vẫn cho năng suất và chất lượng trung bình. Tính cảm bệnh: Cây rất dễ bị nhiễm bệnh và nhiễm bệnh nặng ngay trong điều kiện bình thường. Sinh thái và biến động bệnh cây Khả năng chống chịu bệnh của cây phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Loài cây (đặc tính sinh học) + Tuổi cây + Tình trạng của cây + Mật độ cây + Tổ thành rừng + Điều kiện môi trường: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, gió, mưa... Sinh thái và biến động bệnh cây 3. Dịch bệnh cây a. Khái niệm: Dịch bệnh cây là quá trình sinh, phổ biến và nghiêm trọng của một loại bệnh hại nào đó đối với cây trồng diễn ra trên một khu vực tương đối rộng lớn với thời gian nhất định, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, thậm chí có thể chết, gây nên tổn thất về k.tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBệnh cây rừng.doc
Tài liệu liên quan