Đề tài Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ

Mục Lục

I. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨC

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨA

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨC

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

II.NỘI DUNG

1. BI KỊCH CỦA HẠNH PHÚC GIỮA ĐỜI THƯỜNG

1.2 Bi kịch của sự vỡ mộng

2. BI KỊCH CỦA SỰ GIẰNG XÉ NỘI TÂM.

2.1.Tình yêu và tình mẫu tử

2.2 Khát vọng bản năng và nghĩa vụ gia đình

III.KẾT LUẬN

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cảnh đời thường , những người phụ nữ lập tức vấp phải bi kịch cũng khốc liệt chẳng kém sự nguy nan của chiến tranh chống Mỹ , đó là bi kịch của niềm hạnh phúc nhỏ bé giữa đời thường , được chúng tôi đi sâu vào hai nỗi đau lớn hơn cả : nỗi đau vì những mất mát và đổ vỡ trong tinh thần không dễ gì bù đắp cùng nỗi đau của sự vỡ mộng đang hàng ngày hàng giờ xâm chiếm tâm hồn của những người phụ nữ miền Tây miệt vườn trong gia đình Mỹ Tiệp . 1.1. Bi kịch của những nỗi đau mất mát và sự đổ vỡ trong tâm hồn người phụ nữ . Mỹ Tiệp , một nhà văn miệt vườn Tây Nam Bộ vốn là con một liệt sĩ Côn Đảo bị địch thủ tiêu , 14 tuổi đã bỏ nhà đi theo anh trai Năm Trường vào Cứ kháng chiến . Cuộc sống giữa cảnh chiến tranh giặc giã và bom đạn ngặt nghèo không chỉ đánh cắp tuổi thanh xuân của người con gái ấy mà còn đẩy cô vào cảnh huống bi kịch khi cô không được tự mình lựa chọn và thu xếp cuộc hôn nhân . Chồng cô – Hai Tuyên là một anh tuyên giáo chỉ chăm chăm tiến thân bằng mọi cách mà coi vợ con không bằng heo cúi trong nhà . Gã đàn ông mà chiến tranh xếp đặt ấy “ thuộc nhóm máu cá , xa môi trường nước của công sở một lát là anh không chịu nổi và sự tận tụy tuyệt đối của anh với cương vị Phó Phòng tuyên truyền của Ban là đáng được thông cảm và đề cao”[7;51] . Hai con người khốn khổ ấy là nạn nhân của cuộc chiến tranh khốc liệt nên khi Mỹ Tiệp , lúc đó còn là cô thiếu nữ trinh nguyên đã phải nếm mùi thân xác lần đầu tiên trong cái công sự ấy với anh thanh niên Hai Tuyên đang dũng cảm kéo cô ra khỏi làn mưa bom bão đạn : “Tai Tiệp ù đặc , mắt nang long lanh cảm thán vì Tuyên đã nắm được tóc nàng kéo lên đúng lúc và đã ấn nàng xuống cái công sự như cái lỗ huyệt này . Nàng cười sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc , bỗng nàng nín bặt vì nghe thấy có hai bàn tay đang áp vào hàng nút áo bung ra tự bao h , hai trái ngực nàng đang săn lên , run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục , lạ quá , cảm giác được mơn trớn mà cũng được dầy vò , nâng lên hạ xuống trong mặt nước có mùi âm phủ” [7;101] . Nỗi đau thể xác nguyên sơ ấy giữa không gian bao trùm một màn âm âm như lỗ huyệt chỉ là sự khởi đầu cho một loạt những bị kịch oái oăm trong đời sống hôn nhân vợ chồng không có tình yêu mà chính Mỹ Tiệp thậm chí chẳng thể ngờ rằng nó lại đau đớn , dai dẳng và khốn khổ như vậy . Ngay sau ngày hòa bình lập lại , cuộc hôn nhân trong chiến tranh ấy của nàng tức khắc đã lên tiếng vì những sự thật mà hồi ở Cứ nàng vẫn mơ hồ chưa nhận ra ( dù cho khi đó Tiệp đã sinh Thu Thi – con gái đầu lòng ) : “ Hồi mới cưới , con tim nàng không chịu rung động nó cứ lên tiếng rằng đây không phải là người đàn ông của đời mình , đây là cuộc xô đẩy của chiến tranh , của bom đạn giặc giã nước lụt bụi cây sạp xuồng” [7;52] . Bước chân vào đời sống vợ chồng sau chiến tranh , Mỹ Tiệp càng ngày càng cay đắng khi phải chung sống dưới một mái nhà với người chồng cằn cỗi , một người đàn ông suốt đời cung cúc phục vụ công việc trong phác thảo về sự nghiệp : Phó thì cố mà lên Trưởng , nên anh ta ham mê viết báo cáo để thăng chức hơn là ngắm nhìn vợ , biết yêu đàn heo và săm sắm với chúng hơn là nựng con bởi nó mang lại “niềm vui thực tế”[7;72] . Thậm chí người đàn ông này còn sẵn sàng bỏ mặc vợ sinh nở một mình giữa cơn đau vật vã chỉ để đến công sở cho kịp giờ làm , ngay cả khai sinh cho đứa con gái đầu lòng cũng sai ngày …nó đủ giúp cho ta hình dung phác họa về một người cán bộ bao cấp mẫu mực , chỉn chu nhưng là người chồng vô trách nhiệm đến tàn nhẫn khôn cùng . Trong những chương đầu tiên của cuốn tiểu thuyết này , nhà văn Dạ Ngân đã dẫn dắt người đọc từ từ bước chân vào vùng tối kinh hoàng trong bi kịch của người đàn bà mang tên Mỹ Tiệp khi phải chịu đè nén , khổ ải đến xé lòng vì chung sống với người đàn ông ti tiện , cằn cỗi là chồng nàng . Nhưng Tiệp là một nhà văn , một người phụ nữ sắc sảo , gan góc đến quyết liệt , chính cô đã nhìn thấu và gọi tên thẳng thắn nguyên nhân sâu xa của tình trạng bi kịch mà mình đang hứng chịu : “Tôi với anh bị chiến tranh đưa đẩy tôi thấy không nên kéo dài cuộc hôn nhân không có tình yêu này” [7;81] . Ý định ly hôn thực ra đã nhen nhóm trong đầu óc người đàn bà này ngấm ngầm và dai dẳng từ lâu , có những lúc nàng muốn tung hê tất cả , muốn đạp đổ tất cả vẻ hào nhoáng yên ổn bề ngoài và muốn một cuộc chiến tranh ngay lập tức , song nhìn hai đứa con thơ dại , lòng người mẹ ấy lại nén xuống không đành . Thực ra , khi xây dựng chân dung Mỹ Tiệp , một người phụ nữ đến và đi ra từ chiến tranh , sớm chịu đầy ải vì chiến tranh đã sắp xếp cho cô một người chồng không vừa vặn , nhà văn Dạ Ngân đã giúp chúng ta thấy hình mẫu người phụ nữ “xã hội” hơn rất nhiều : Giữa những thập niên 80-90 mà dám đơn phương ly hôn với người chồng giữa hàng loạt tư tưởng khe khắt của xã hội còn tồn tại nhiều định , giữa hàng loạt búa rìu dư luận , giữa vòng vây của gia tộc …, dám nói thẳng nói thật về cuộc sống vợ chồng hoàn toàn không bắt nguồn từ chân xác rung động của tình yêu mà chỉ là sự gán ghép của con tạo . Thực ra ngay từ năm 1985 , với truyện ngắn “Con chó và vụ ly hôn” , Dạ Ngân đã được dư luận đặc biệt chú ý vì lần đầu tiên chị đã thẳng thắn đến thành thật khi bóc trần những chuyện khó nói trong đời sống vợ chồng . Tuy nhiên phải đến tiểu thuyết “ Gia đình bé mọn” tác giả mới thể hiện năng lực của mình khi dũng cảm soi kĩ vào từng góc khuất trong đời sống của đôi vợ chồng trẻ với những sóng gió và bão táp ngấm ngầm , một bên là người vợ - Mỹ Tiệp quá thừa sắc sảo , xông pha và can trường còn một bên là người chồng – Hai Tuyên quá đỗi tiểu nhân , ti tiện và sặc mùi chức quyền . Nỗi đau của người phụ nữ trong tác phẩm này là nỗi đau mất mát và tổn thương quá lớn lao khi hạnh phúc gia đình dẫu là giữa đời thường mà vẫn cứ chông chênh , thậm trí còn khốc liệt bởi những xung đột cứ ngày càng sâu sắc . Chứng kiến cuộc cãi vã bùng nổ giữa hai vợ chồng khi Tiệp không còn chịu đựng nổi người đàn ông ấy : “Tiệp đứng chết trân thấy rõ cuộc chiến tranh này tàn khốc hơn cuộc chiến đã lấy đi tuổi trẻ của nàng và Tuyên” [7;109] . Rõ ràng trong chân dung Mỹ Tiệp chúng ta thấy một gương mặt hoàn toàn khác lạ về người phụ nữ , không còn dấu vết của người đàn bà cam chịu , an phận , tự hứng chịu và dầy vò nỗi đau đớn tinh thần một mình để giữ cho mái ấm bề ngoài yên ổn như bao người đàn bà khác trong xã hội ; mà ở đây ta ngạc nhiên khi theo dõi từng bước trân trong cuộc đời nang , mỗi bước đi là một lần xông xáo , một lần gan góc , một lần dũng cảm nói to lên sự thật về mái ấm gia đình đang đổ vỡ , nơi người phụ nữ làm vợ mà vừa làm chồng , làm mẹ mà vừa làm cha , một mình xoay xỏa cáng đáng việc lớn việc bé còn anh chồng chỉ mỗi việc nhăm nhe tiến thủ nào Học viện , nào “nếp sống mới con người mới” . Khi tìm hiểu nỗi đau đớn mất mát và tổn thương của người phụ nữ trước hạnh phúc bé mọn đời thường ,chúng tôi nhận thấy rõ nét hơn ảm ảnh của quá khứ chiến tranh vẫn luôn là mối họa bao trùm lên hạnh phúc mỏng manh , chông chênh của con người ; hơn thế nữa cuộc hôn nhân không tình yêu của người phụ nữ đặt dưới bàn tay chiến tranh dàn xếp , chuyện lấy chồng giữa bom đặt ngặt nghèo giữa lằn giới mỏng manh của sự sống và cái chết càng khiến cho cuộc đời và số phận người phụ nữ thêm sóng gió , truân chuyên . Sự mất mát , hụt hẫng và tổn thương to lớn trong tâm hồn con người bước ra từ chiến trương khốc liệt càng in hằn một dấu ấn sâu đậm , càng xoáy sâu vào bi kịch hạnh phúc của con người giữa đời thường , dù không còn tiếng bom rơi đạn lạc song vẫn chẳng kém phần dữ dội , bi thương . Viết về bi kịch của người phụ nữ trong hạnh phúc “Gia đình bé mọn” , Dạ Ngân đã cho chúng ta thấy sự tổn thương đau đớn trước những đổ vỡ lớn lao không dễ gì bù đắp mà chiến tranh để lại đâu chỉ giáng xuống đầu Mỹ Tiệp , cô nhà văn Nam Bộ can trường mà nó còn bủa vây lấy hết thẩy thân phận đàn bà trong gia tộc nức danh của nàng , từ cô Ràng thủ lĩnh , cô Ràng trời biển- em ruột của ba đến chị Hai Hoài , Mỹ Nghĩa và cô em Mỹ Út . Nỗi bất hạnh của những người phụ nữa bất hạnh đi ra từ chiến tranh , nỗi bất hạnh của một gia đình và mảnh vườn thiếu vắng người đàn ông là những dẫn chứng đau lòng cho một thời kỳ đất nước hoạn nạn , tang tóc . “Cái dáng cắm cúi chật vật đau khổ” của Hai Hoài với thâm niên một thập kỉ ở góa , cái sự quả quyết của thủ lĩnh Tư Ràng một mình chèo lái con thuyền gia tộc giữa cơn chớp bể với quyền sinh quyền sát thay chỗ cho người đàn ông , một mặt vừa khắc họa chân dung của những người phụ nữ miệt vườn cứng cỏi , quyết đoán nhưng mặt khác , nó để lại dư vị xót xa cho thân phận con người mà chồng , con họ mãi mãi nằm lại chiến trường . Trong cái gia tộc dòng dõi ấy , khi những người đàn bà gồng mình để thế việc đàn ông , vừa phải hứng chịu cảm giác mất mát khi thiếu đi hơi ấm của người trụ cột , bi kịch góa bụa đã khiến họ còm cõi già nữa đến cực đoan trong tâm hồn , chỉ duy có Mỹ Tiệp theo họ là hạnh phúc hơn cả khi đường đường chính chính có tấm chồng công chức mẫn cán đàng hoàng . Thế nên sống giữa vòng vây điệp trùng của các bà góa , cô góa , má góa , chị góa , cô em út cũng góa “bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người góa bụa” [7;22] .Như vậy là , viết về bi kịch của người phụ nữa giữa hạnh phúc đời thường giản dị nhưng rất đỗi chật vật , gieo neo , tác giả đã giúp chúng ta cảm thấu nỗi mất mát tổn thương vô bờ và sự bất hạnh to lớn của số phận những người phụ nữ : Một người có gia đình , có đức ông chồng bề ngoài tưởng yên ổn tử tể mà bên trong sóng gió còn một bên là vòng vây của tập đoàn những người đàn bà góa bụa thân yêu ruột thịt chịu mặc cảm dầy vò khi cứ phải gồng mình lên chống trọi với cảm giác thiếu hụt đàn ông . Cả hai bên đều chung nỗi bất hạnh phát khởi từ thảm họa còn rơi rớt của chiến tranh . Nhưng xung đột diễn ra bên trong tâm lý người phụ nữ đã được nhà văn vô cùng tinh tế nhận ra và biểu hiện giữa những lớp sóng tâm trạng ngổn ngang trên tưng khuôn mặt người trong gia đìn bé mọn ấy , đó cũng là những dòng văn gây ám ảnh nhiều nhất cho người đọc về bi kịch của hạnh phúc không trọn vẹn mà thân phận đàn bà mãi mãi phải hứng chịu. 1.2 Bi kịch của sự vỡ mộng Tác phẩm “Gia đình bé mọn” ra đời vào những năm đầu của thế kỉ 21 nhưng trong tiểu thuyết này chúng tôi vẫn thấy hiển hiện trên từng trang viết của nhà văn nỗi bàng hoàng , thảng thốt đến vỡ vụn khi chị tái dựng lại một phần hiện thực xã hội Việt Nam những năm 80-90 của thế kỉ trước trong cơn bao cấp mù mịt để từ bối cảnh không gian thời gian như vậy , Dạ Ngân đi sâu vào bi kịch của người phụ nữ trước sự thực đau đớn đến phũ phàng về thảm cảnh đất nước và nhân cách con người thay đổi mang tên “vỡ mộng” . Ngay từ những dòng đầu tiên của Chương I , bóng dáng Mỹ Tiệp và chị Hai Hoài hiện đã đi liền với vẻ bần thần ngác ngơ vì : “Tuổi trẻ và mảnh vườn hương hỏa không còn , tuổi trẻ không còn , niềm hy vọng ngây ngất sau năm 1975 cũng không còn , thay vào đó là sự chật vật ngơ ngác không hiểu sao sự tình lại ra nông nỗi” [7;6] . Chiến tranh và loạn li đã làm sau sắc thêm những tổn thương của xã hội , đứng giữa thời kì bao cấp đi liền với vô vàn đè nén ác chế , cuộc sống của con người hàng ngày hàng giờ , phải đối mặt cùng những sự thực nghiệt ngã , dập tắt ngay ảo tưởng về một tương lai huy hoàng , rực rỡ mà con người trong chiến tranh hàng ao ước , thay vào đó là cảnh : “ Kẻ chèo người dong buồn lá dừa nước vừa đi vừa đổi cả tư trang , bàn ghế và tủ thờ để lấy gạo” [7;62] , là cảnh xếp hàng bằng chổi cùn , gạch vụn , nón mê ….thay thế cho con người , cảnh miền Bắc thiên đường với xe đạp và có biển đăng kí , là những chiếc thìa đục lỗ trong cửa hàng ăn để chống nạn ăn cắp , là nhưng chai nước tiểu 750ml mà đàn bà con gái đi thử thai phải nộp cúng y tá , bác sĩ “ nước tiểu thì bán cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rược lậu” , đến nhân viên nhà nước thì rặt toàn người hống hách và vô cảm như mụ bưu vụ , mụ nhân viên nhà vé “ nà và nàm” . Có thể thấy phác họa một lát cắt của cuộc sống hiện thực xã hội thời kì bao cấp khốn khó xập xệ , nhà văn Dạ Ngân đã vượt lên chủ nghĩa tả khổ thông thường ; trải lòng cùng trang giấy về những năm tháng bản thân đã kinh qua , tác giả cho ta một cái nhìn đầy đủ hơn về hình hài của hạnh phúc khi liên tiếp bị va đập bởi hiện thực chua xót , một cái nhìn kinh ngạc và đau đớn hơn khi hạnh phúc luôn bị dập tắt bởi vật chất tầm thường . Chỉ điểm qua một vài chi tiết nhỏ , chúng ta cũng ngậm ngùi cay đắng trước tình cảnh con người dưới xã hội nhiều tổn thương : Sau một ngày vét cảm ở kho , nhịn đói nhịn khát “Nàng để nguyên bao cám và con gái và xe đạp lên xe lôi nghễu nghện về trong nỗi mừng ngất ngây trời đất (…) nó mừng bao cám mới còn hơn mừng ba đi vắng về , cũng như ba nó thường xuyên quí heo hơn quí nó” [7;74] hay như giấc mơ của con gái Thu Thi về một chiếc xe đạp mới giờ tan tành theo cái chết của năm con vịt xiêm , tài sản thiết thực duy nhất của ba mẹ con khi ấy …Đó chỉ là những chi tiết bé nhỏ trong vô vàn những trang văn Dạ Ngân nói về thảm cảnh của con người khi hanh phúc và niềm vui con trẻ cứ khắc khoải , thoi thóp trong không gian tù túng , áp chế của xã hội . Nó đánh mất ở con người ta những ước mơ về một cuộc sống dung dị , ấm êm , nó đẩy con người ta vào nghịch cảnh bi thảm khi phải sống chung với nỗi bần cùng nghèo đói làm thiên tính ngày một rơi rụng đi còn sự thảng thốt bàng hoàng thì cứ ngày càng xâm chiếm tâm hồn , vấp phải sự vỡ vụn thê thảm trong chính tinh thần . Tuy nhiên bi kịch ảo mộng đau đớn hơn trong cõi lòng sâu kín của người phụ nữ chính là khi họ rơi vào trạng thái “hoang tưởng , nhầm lần” về chính hạnh phúc mà họ tô vẽ ra . Chúng tôi muốn đề cập ở đây sự hao hụt thất vọng về những giá trị hạnh phúc mà các nhân vật trong tiểu thuyết – những người phụ nữ trong “ Gia đình bé mọn” đang tự áp đặt và lầm vào mối bi kịch dày vò bản thân họ . Như trên đã phân tích và chỉ ra , bi kịch trong hạnh phúc gia đinh Mỹ Tiệp là cuộc hôn nhân không có tính yêu của cô với anh chồng mẫn cán Hai Tuyên tham tiến công danh lợi lộc hơn là vợ và những đứa con nên cuối cùng sau rất nhiều giằng xé và dũng cảm , Tiệp mới đưa ra ý định ly hôn với chồng . Có thể nói , hành động “liều lĩnh” của người phụ nữ dám thách thức chồng , gia tộc , dòng họ và cả xã hội hủ lậu nặng nề trong những năm 90 của thế kỉ trước mà Dạ Ngân đưa vào tiểu thuyết này không chỉ là một thành công đáng ghi nhận của chị mà cùng với nó , cử chỉ ấy được xem như một phát súng báo hiệu sự trỗi dậy của quyền tự quyết trong người phụ nữ . Ở đây , ta bắt gặp hình bóng của những người phụ nữ thời đại đã dám đứng lên thách thức và đấu tranh cho hạnh phúc của riêng mình . Tuy vậy sức vóc của người đàn bà thể trạng 38 kí là Mỹ Tiệp với một quyết tâm quá sức ấy đã vấp phải búa rìu của gia tộc , sự kịch liệt phản đối của “vòng vây các bà góa”. Những người phụ nữ trong gia đình sinh ra và lớn lên giữa chiến tranh ác liệt lại mang trong mình căn tính của những người dân miệt vườn nên từ suy nghĩ tới tình cảm luôn thể hiện thái độ quyết đoán , gia giáo đến cực đoan , khư khư giữ trong nếp nghĩ những tư tưởng khắc nghiệp để bảo toàn cho thanh danh của vọng tộc , cho nền tảng truyền thống của gia đình . Trong chiến dịch “bỏ chồng dài đằng đẵng , Mỹ Tiệp đã phải lằn mình hứng chịu những sóng gió căn ngăn đến từ bà cô Ràng trời biển tới Hai Hoài người phụ tá mẫn cán và anh Năm Trường trụ cột gia đình . Vốn gia giáo vì thừa hưởng những đức tính từ gia đình lại thêm tâm lý cố hữu , họ không chắp nhận trong gia đình trên dưới năm người góa bụa lại có kẻ bỏ chồng là Mỹ Tiệp , nó như một vết mực đen làm ô danh dòng tộc , làm xấu hổ gia đình . Ta hãy nghe những lời rỉ rả của từng nguời thân trong gia đình cô : “ làm đàn bà con gái là phải chịu khổ , ráng khổ chút nữa rồi cũng sẽ hết đời thôi con” [7;94] , đến những giọt nước mắt vừa như khuyên lơn vừa như than phận của chị Hoài : “có chồng , ừ thì không vừa ý không hòa hợp thì cũng hơn là không có (…) người ta kiếm tấm chồng hổng ra mầy có mầy còn eo sách gì nữa” [7;94.95] , nhất là lời răn của bà cô trời biển : “ đặng vợ mất chồng là chuyện của thế gian , giờ hai tay hai đứa con bỗng nhiên con vùng vằng ? Ừ thì con chán nản , con ấm ức nhưng sao con lại làm um lên tui có người khác đây , chồng ơi tui có người khác đây nè ! Thân bại danh liệt , con giết con , con giết cả thanh danh nhà mình rồi thì thằng Tuyên nó muốn giết con cũng hổng ai dám cản” [8;98] Với những người phụ nữ ấy , họ tự đặt ra giá trị của hạnh phúc là có mái ấm gia đình , có chồng con đề huề để thiên hạ soi vào không làm ô nhục thanh danh của dòng tộc . Đó vốn là những suy nghĩ mang tính chất “thâm căn cố đế” ám ảnh sâu nặng vào trí óc người phụ nữ khiến họ mặc nhiên thừa nhận vậy là “hạnh phúc” , là “trọn vẹn” để rồi dẫu có sóng gió truân truyên người phụ nữ vẫn cứ một mình cam phận chịu đựng và đổ tại cho số kiếp để mãi mãi sống chung với bất hạnh do chính mình đặt ra . Đây cũng là nguyên nhân đau lòng đẩy người phụ nữ vào bi kịch bất hạnh của thân phận họ . Đi ngược lại với suy nghĩ ảo tưởng để rồi vỡ mộng về hạnh phúc không có thực của những người thân trong gia đình , Dạ Ngân đã xây dựng chân dung của một Mỹ Tiệp thẳng thắn đến quyết liệt khi cô dám chỉ mặt nỗi bất hạnh mang tên “hạnh phúc” mà gia tộc đang gán cho cô , dám phơi bày nguyên nhân của thảm kịch hạnh phúc gia đình cô đang lao đao , chấp nhận từ bỏ cuộc hôn nhân không có tình yêu mặc cho vây quanh là búa rìu là sự miệt thị đến cay độc của người thân của dư luận . Khắc họa chân dung của những người phụ nữ với bi kịch tâm hồn khi lầm vào hạnh phúc ảo tưởng và bi kịch người phụ nữ khi dám xả thân chống lại vạch trần hạnh phúc giả dối , Dạ Ngân giúp chúng ta nhận ra một phần nguyên do trong bi kịch đời tư của họ , ngoài những lý do khách quan thì còn tồn đọng trong nếp nghĩ chủ quan nhiều tư tưởng lề thói lạc hậu khó vượt qua . Bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ rơi vào cảm giác vỡ mộng đau đớn không chịu dừng lại ở những sóng gió ban đầu khi Mỹ Tiệp quyết tâm ly dị chồng và vấp phải sự phản đối kịch liệt của những người thân mà mối bi kịch này còn đeo đẳng ám ảnh và day dứt hơn khi cô từ bỏ Tuyên đến với hai người tình sau . Người đầu tiên là gã nhà báo hào hoa tình tứ mà Tiệp đã lao tới , đã xả thân và tôn thờ phụng sự cho hạnh phúc cô mơ ước nhưng chỉ sau khi lột trần cô nhanh hơn so với thời điểm của một cuộc tình đúng nghĩa , gã đã về Sài Gòn “bỏ của chạy lấy người” . Bẽ bàng tủi hổ và quá ư cay đắng với cái danh miệt thị “con đàn bà khờ dại” , người phụ nữ ấy một lần nữa lại dẫm chân vào bi kịch mà cô tưởng mình đã thoát khi ảo mộng về người tình lí tưởng song cũng giúp cô sau tất cả chua chát , nhận ra rõ hơn trân lí của một tình yêu đích thực là như thế nào . Ấy là lúc Mỹ Tiệp gặp được người đàn ông số phận như mối duyên tiền định của mình , một nhà văn xứ Nghệ Viết Đính khi anh cũng đang lao đao trong gia đình mình . Cuộc tình sóng gió , bền bỉ mà cũng gieo neo khôn cùng giữa hai đầu Nam Bắc ròng rã ngót nghét gần hai thập niên của Tiệp và Viết Đính đã giúp cô nhận ra đâu là bến đò neo đậu trái tim phụ nữ quá tổn thương của mình . Bước chân vào con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực – còn đường vừa ngập đầy niềm vui ngây ngất chuyếnh choáng song chẳng kém nước mắt tủi nhục mất mát và hi sinh gớm ghê , Mỹ Tiệp – người phụ nữ can trường ấy đã giám chắp nhận tất cả . Nhưng quả thực , chúng tôi chưa nói tới hạnh phúc nồng nàn , mê đắm mà hai con người ấy tận hưởng , chỉ biết rằng sau rất nhiều giây phút lãng mạn , tình yêu của Tiệp một lần nữa lại vấp phải hiện thực nghiệt ngã đến xót lòng , một lần nữa cô lại rơi vào vùng tối của những vỡ vụn về hình ảnh người yêu , người tình lãng tử mà quần chàng vá chằng vá chịt , chiều chiều chàng cưỡi “cá xanh” đi bỏ mối rượu và lại còn : “suốt ngày bã hèm với heo cúi , ban đêm máy chữ rào rào.”[7;186] . Thậm chí đêm tâm hôn của đôi tình nhân luống tuổi ấy còn phải lén lút trong nỗi kinh hoàng giữa căn gác xép của người bạn : “ những cố gắng đền bù của anh với hoàn cảnh không đánh thức nàng tận cùng như nàng nghĩ . Tại sao lại cứ hình ảnh cục phân vàng vàng trong bể nước , tại sao vẫn cứ cái hình thù của tấm ri đô và những tấm cót ép chung quanh , tại sao vẫn bị chi phối bới người đàn ông chủ nhà đang nín thở trên giường và đứa bé tim tím vì mồ côi mẹ và thiếu đói” [7;154] . Những ám ảnh thực tại phũ phàng cứ len lỏi đến từng ngõ ngách trong sâu thẳm tình yêu hạnh phúc của người đàn bà , nó khiến cho nàng phải quyết tâm đấu tranh dứt bỏ những mảng mầu tối trong cuộc sống khốn khó chỉ để sống trọn vẹn với tình yêu vốn nồng nàn hương thơm mật ngọt . Nhưng càng cố gắng gạt đi ám ảnh trần trụi của hiện thực gieo neo , người phụ nữ ấy lại càng bị cuốn vào dòng bi kịch vốn đeo đẳng khó lòng từ bỏ , bi kịch của những mất mát do hạnh phúc không trọn vẹn , hạnh phúc đổ vỡ do vây quanh toàn những mảnh vụn hiện thực phũ phàng . Có thể nói xây dựng chân dung nhà văn Mỹ Tiệp và những người phụ nữ trong gia đình cô , Dạ Ngân đã thể hiện bản lĩnh vững vàng của ngòi bút đàn chị khi đi sâu vào bi kịch dai dẳng , khốc liệt nằm trong góc khuất của tâm hồn người đàn bà giữa hạnh phúc đời thường . Một mặt , nhà văn bầy tỏ niềm cảm thông chân thành sâu sắc đối với những đau khổ bất hạnh của người phụ nữ đến và đi ra từ chiến tranh trong cảnh ngộ góa bụa nhưng mặt khác chị cũng chỉ ra nguyên nhân sâu xa của thảm kịch bất hạnh mà người phụ nữ hứng chịu , ngoài bàn tay xếp đặt của chiến tranh thì còn có nguyên nhân nội tại từ căn bệnh “ảo tưởng” và tự thỏa hiệp với hạnh phúc với cuộc đời . Đồng thời chúng tôi cũng nhận ra một luồng tư tưởng mới mà Dạ Ngân thổi vào tác phẩm thông qua hình tượng Mỹ Tiệp : Người phụ nữ quyết liệt phải giám đi đến tận cùng khao khát của trái tim , phải gan lì dám đương đầu để dành giật hạnh phúc , phải chấp nhận trả giá để sống đẹp và thành thật với chính bản thân mình . 2. Bi kỊch cỦa sỰ giẰng xé nỘi tâm. Trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”,bi kịch hạnh phúc của người phụ nữ sống giữa đời thường không chỉ là sự mất mát ,thiếu hụt và đổ vỡ trong tinh thần ,mà đau đớn hơn ,bi kịch ấy còn là sự giằng xé quyết liệt trong nội tâm của người phụ nữ.Ở đây,chúng tôi muốn đi sâu vào mối tình định mệnh ,sóng gió gần hai mươi năm trời của Mỹ Tiệp và Viết Đính,trong đó diễn ra một cuộc chiến giành giật đau đớn khi người phụ nữ ấy luôn luôn phải phân thân lựa chọn giữa:Tình yêu và Tình mẫu tử;Khát vọng riêng tư và Nghĩa vụ gia đình, mà chắc chắn rằng ,sự chọn lựa nào cũng đẩy cô vào bi kịch. 2.1.Tình yêu và tình mẫu tử Trong đời sống tinh thần của người phụ nữ nói chung,tình yêu và tình mẫu tử luôn luôn là hai dòng tình cảm thiêng liêng nhất,được họ đặc biệt tôn thờ nhưng để trọn vẹn cho hai thứ tình ấy dung hợp và bện chặt vào nhau,đối với người đàn bà bỏ chồng tìm đến người tình đích thực như Tiệp,đó là cả một hành trình gian nan ,đầy ải,chất chứa nhiều mâu thuẫn và níu kéo khôn nguôi,khiến người phụ nữ ấy luôn ở trong trạng thái dằn vặt tới tột cùng.Để đến được với người mình yêu,Tiệp đã sẵn sàng bỏ lại đằng sau người chồng cằn cỗi,ti tiện ,sẵn sàng vứt đi hạnh phúc giả tạo,ngột ngạt về một mái ấm gia đình;thế nhưng trên đoạn đường truân chuyên sóng gió ấy,Tiệp luôn sống trong mặc cảm vì mình không làm trọn vẹn nghĩa tình mẫu tử với các con,mặc cảm vì mình là một người mẹ không mang lại cho các con một tổ ấm theo đúng nghĩa của nó,lúc nào cũng thường trực trong cô một sự bấp bênh và mâu thuẫn trong cảm giác về người tình xứ Bắc và những giọt máu ruột thịt phương Nam.Chúng ta khó lòng mà hình dung cảm giác giằng xé đến nát lòng của nhân vật khi liên tục bị dày vò bởi hai thứ tình yêu và tình mẫu tử chẳng thể hòa hợp…Trong tác phẩm này ,những đoạn văn ,câu văn hay nhất chính là chỗ Dạ Ngân như hóa thân vào nhân vật để viết nên những dòng tâm sự đầy thống thiết khi phải hứng chịu mối bi kịch của nghịch lý lựa chọn giữa một bên là người yêu dấu với một bên là hai đứa con thơ dại kiếm tìm mẹ,và ở đây,dù có gan góc và dũng cảm đến mấy thì người phụ nữ ấy chắc chắn vẫn sẽ rơi vào vòng kiểm tỏa của bi kịch,dẫu là chọn lựa nào đi chăng nữa.Mỹ Tiệp có thể ở lại bên những đứa con bé bỏng đang gào khóc cần mẹ ,nhưng làm sao chịu được cảm giác nhớ nhung đang dâng đầy và nỗi hứng háo đêm đêm dày vò về người tình ?Và thế là,người đàn bà nhỏ bé ấy cùng đứa con gái già dặn cứ một mình ki cóp tằn tiện để mỗi năm ra Bắc vào Nam vừa khỏa lấp nỗi thương nhớ quằn quại người tình , vừa gồng mình lên làm bệ đỡ che chở cho các con . Nhưng thậm chí ngay cả khi đa đoan trên nẻo đường hạnh phúc chông chênh ấy , Tiệp vẫn không thoát khỏi tâm trạng giằng xé : Ở bên Đính thì cồn cào nhớ con đến nghẹn lòng , nhưng về Nam với con thì hình ảnh Đính lại mụ mị cả đầu óc . Trong hành trình khổ ải có nước mắt mặn chát và niềm vui sướng khôn tả lúc được sống với người yêu , những tưởng sau gần hai thập niên ròng rã , Tiệp sẽ hạnh phúc viên mãn bên Đính , nhưng cuối cùng người đàn bà ấy vẫn không thoát khỏi sự ân hận , mặc cảm xé lòng vì chưa tròn nghĩa mẫu tử : “Nàng nghẹt thở bên Đính không phải vì tâm trạng của một nàng dâu , một người vợ chính danh mà vì nàng là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 43.doc
Tài liệu liên quan