Đề tài Bí mật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 1

Chương I:Tiểu sử về Thành Cát Tư Hãn 2

Chương II: Những cuộc chinh phạt 4

Chương III: Chính trị và kinh tế 10

Chương IV: Bí mật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. 19

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bí mật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Trung Quốc ta thấy ông là người có học thức cao. Các văn bản viết tay được cho là của ông cũng như nội dung của chúng cho thấy ông có thể đọc các bài thuyết pháp của Lão giáo [1]. Thương mại và du lịch trong lãnh thổ Trung Quốc, Trung Cận Đông và châu Âu được phát triển mạnh mẽ bởi sự ổn định chính trị nhất mà Đế chế Mông Cổ đã đem lại khi thiết lập lại Con đường tơ lụa. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực của mình, miễn giảm thuế cho các lang y và thầy đồ, và thiết lập sự tự do tôn giáo. Các ngôn ngữ khác như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được phát triển và các loại hình tôn giáo đã nảy nở do có tự do tôn giáo. Quân đội Mông Cổ về sau bao gồm rất nhiều người của các nền di sản khác nhau. Người Mông Cổ mở đầu cho phần lớn châu Á biết đến bàn tính và la bàn cũng như cho châu Âu biết đến thuốc súng và thuốc nổ được phát minh bởi người Trung Quốc cũng như các phương tiện chiến tranh vây hãm mà người Trung Quốc đã phát triển để đối phó với người châu Âu. Ông cũng là người thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, là điều mà một số người cho là thành tựu đáng kể nhất của ông. Người ta cũng cho rằng ông là người đầu tiên ngăn chặn sự phân chia bắc và nam Trung Quốc được bắt đầu từ thời kỳ nhà Tống. Liên quan đến việc thống nhất Mông Cổ (một trong những thành tựu ấn tượng nhất của ông) là ông đã kiểm soát tốt để giành được sự hậu thuẫn của người Mông Cổ Ông tổ chức quân đội Mông Cổ thành các nhóm theo cơ số 10 (10 lính là một arban (thập hộ), 100 là một zuun (bách hộ), 1.000 là một myangan (thiên hộ), 10.000 là một tumen (vạn hộ)) và mỗi một nhóm binh sĩ có một thủ lĩnh có trách nhiệm báo cáo với cấp trên cho đến tận tumen. Cơ cấu mệnh lệnh này tạo ra một sự mềm dẻo cao và cho phép quân đội Mông Cổ có khả năng tấn công ồ ạt, chia thành các nhóm nhỏ hơn để bao vây và dẫn dắt kẻ thù vào trong mai phục hay chia thành các nhóm nhỏ 10 người để áp chế các nhóm tàn quân đã tan vỡ và đang trốn chạy. Quân đội Mông Cổ là rất mềm dẻo vì sự kiên định của binh sĩ. Mỗi người lính Mông Cổ có thể có từ 2 đến 4 ngựa cho phép họ phi nước đại trong vài ngày mà không cần nghỉ ngơi hay bị mệt mỏi. Binh sĩ Mông Cổ cũng có thể sống vài ngày chỉ cần uống máu ngựa và ăn thịt bò Tây Tạng khô khi thời tiết khắc nghiệt. Khi bổ sung binh lính mới cho quân đội, Thành Cát Tư Hãn chia họ ra thành nhiều nhóm dưới quyền của các thủ lĩnh khác nhau để tránh tình trạng có quan hệ về sắc tộc hay xã hội, vì thế ở đây không có sự phân chia theo các liên minh sắc tộc. Trong mọi chiến dịch, binh sĩ được phép đem theo gia đình của họ. Chỉ những chiến binh dũng cảm nhất mới được thăng chức. Mỗi một thủ lĩnh của một nhóm nào đó phải chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng chiến đấu của binh lính dưới quyền tại bất kỳ thời điểm nào và có thể bị thay thế nếu như phát hiện được sự tắc trách. Binh lính Mông Cổ là các khinh kỵ binh (kỵ binh nhẹ) so với các kỵ sĩ châu Âu, điều này cho phép họ tiến hành các chiến thuật và rút lui nhanh ***ng. Đây là một thông lệ đối với các đội quân linh hoạt. Người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của ông là sự hoàn hảo của loại hình quân khinh kỵ bắn cung. Một trong những kỹ thuật mà người Mông Cổ sử dụng trong chiến tranh là sự giả vờ rút lui giữa trận đánh, quân Mông Cổ có thể rút lui bất thình lình, làm cho quân đối phương tin rằng người Mông Cổ đã thua trận. Chỉ sau đó trong một khoảng cách nhất định thì họ mới hiểu là đã bị quân Mông Cổ bao vây và cuối cùng là hàng trận mưa tên bắn về phía họ. Người Mông Cổ không thích hợp với các cuộc cận chiến, họ thích đánh nhau từ một khoảng cách nhất định bằng cung tên với khả năng bắn cung khi đang cưỡi ngựa điêu luyện của mình. Trong các cuộc chiến, thủ lĩnh quân đội Mông Cổ có thể sử dụng cờ hay kèn hiệu để thực hiện chiến lược, chiến thuật của mình. Đối với người Mông Cổ, chiến thắng có vẻ như là vấn đề quan trọng nhất và họ không thể chấp nhận thua trận cũng như mất người bởi vì họ bị thua sút về tiếp viện (ít nhất là hai lần thấp hơn trong phần lớn các trận đánh nếu tính theo lượng binh sĩ) cũng như họ phải di chuyển xa lãnh thổ của mình. Như đã đề cập trên đây, vũ khí chủ yếu của người Mông Cổ là cung của người Hun và kiếm lưỡi cong, nhẹ và hiệu quả để mang vác và đánh nhau hơn là kiếm dài và nặng của người châu Âu. Một quy tắc đơn giản trong giao tranh đã được làm rõ trong thời đại của Thành Cát Tư Hãn là nếu hai hay nhiều hơn binh sĩ tách khỏi nhóm của họ mà không có sự chấp thuận của thủ lĩnh thì họ phải chết. Kiểu giao tranh của người Mông Cổ có vẻ như là phương thức tự nhiên nhất của cuộc sống du cư của họ, nó có nghĩa là trong các cuộc viễn du thì phải có hành lý gọn nhẹ nhất cũng như tốc độ và sự linh hoạt lớn hơn. Do thế Thành Cát Tư Hãn đã bổ sung thêm một thành phần quan trọng, đó là kỷ luật nghiêm minh đối với quân đội của ông mà nó là tương tự như các đội quân khác của thảo nguyên trong thời gian dựa vào kiểu chiến tranh bằng khinh kỵ binh với cung tên. Triết lý quân sự của Thành Cát Tư Hãn nói chung là đánh bại kẻ thù với ít tổn thất và rủi ro nhất cho người Mông Cổ, dựa trên lòng trung thành và tài năng trong việc lựa chọn các tướng lĩnh và binh sĩ. Thành Cát Tư Hãn đã thực hiện rất thành công các kiểu chiến tranh tâm lý, đặc biệt trong các việc mở rộng sự đe dọa, khủng bố đối với các thành phố, thị trấn khác. Nếu ông nhận thấy là ở đó có sự chống cự, ông có thể đưa ra cơ hội để họ đầu hàng và cống nộp. Nếu lời đề nghị bị từ chối, ông có thể tiêu diệt cả thành phố hay thị trấn đó nhưng cho một số người chạy trốn để loan truyền tin về tổn thất của họ cho cư dân của các thành phố khác. Một khi những tin đồn về sức mạnh của đội quân của ông đã loang rộng thì rất khó cho các thủ lĩnh của các thành phố đó trong việc thuyết phục người dân của họ chống lại Thành Cát Tư Hãn. Quan điểm của Thành Cát Tư Hãn đối với các kẻ thù là: hoặc đầu hàng và chịu cống nộp hoặc là chết. Khi họ đã đầu hàng, Thành Cát Tư Hãn thông thường giữ cho thành phố đó được nguyên vẹn và đảm bảo cho họ sự bảo vệ để họ trở thành nguồn nhân lực và quân nhu cho các chiến dịch trong tương lai. Nếu họ chống lại, ông thực hiện quyền của người cai trị cả thế giới. Người ta cho rằng ông đã giữ được nhiều sinh mạng nhờ chiến tranh tâm lý và sự hăm dọa đối với kẻ thù. Công nghệ là một mặt quan trọng trong chiến thuật của ông. Những thiết bị vây hãm là một phần trong chiến thuật của ông, đặc biệt trong việc tấn công các thành phố đã tăng cường phòng thủ. Ông sử dụng các nhà kỹ thuật Trung Quốc rất am hiểu các thiết bị vây hãm trong thời gian đó trong quân đội của mình. Các thiết bị vây hãm này được tháo rời và vận chuyển bằng ngựa và được lắp ráp lại ở nơi mà chúng cần sử dụng. Trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh điển hình và các biến thái của nó, trước khi xâm chiếm, Thành Cát Tư Hãn và các tướng lĩnh của ông thực hiện việc chuẩn bị tích cực ở Kurultai để quyết định xem sẽ chỉ đạo cuộc chiến tranh sắp tới như thế nào cũng như các tướng nào cần tham gia; có nghĩa là họ có thể tích lũy kiến thức hoàn hảo hơn từ những kẻ thù của mình, sau đó sự khiêu chiến sẽ được tính toán, và sau đó họ quyết định bao nhiêu đơn vị là cần thiết. Ở phía khác, các tướng Mông Cổ là những chiến binh với mức độ độc lập cao trong các quyết định khi họ tỏ rõ lòng trung thành với Thành Cát Tư Hãn trong một thời gian dài, điều này làm giảm thiểu sự kiểm tra, giám sát của ông đối với họ trong thời gian diễn ra chiến dịch. Vì bản chất nhẹ của quân đội Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng một mạng lưới tình báo phức tạp trong quân đội Mông Cổ cũng như trong các mạng lưới thương mại hay các nước chư hầu, trong đó tình báo có thể nhanh ***ng đến được mọi ngõ ngách của đế chế Mông Cổ. Người ta cho rằng, để chuẩn bị cho chiến tranh, các tướng có thể cử 200 kỵ binh đi theo 4 hướng khác nhau để do thám các hoạt động của kẻ thù và đôi khi binh sĩ đi tới 300 km trong 1 hay 2 ngày, điều này là thông thường trong thời đại của đội quân Mông Cổ. Mặc dù chiến chiến lược của người Mông Cổ là có sự thay đổi tùy theo phản ứng của kẻ thù, nhưng kỹ thuật của họ có thể vẫn chỉ là một. Người Mông Cổ giao chiến theo hàng dọc, thông thường có ba cánh quân, hai cánh bên hông có thể tách ra từ cánh quân trung tâm khi họ tính toán xem nơi nào họ có thể thọc vào. Các cánh quân bên hông có quân số tương đương có thể đi sâu vào lãnh thổ kẻ thù và bắt đầu chôn vùi kẻ thù bằng các toán quân Mông Cổ được chia thành các cơ, đội 10, 100, 1.000, 10.000 binh sĩ với các thủ lĩnh của họ, nó tạo ra một lực lượng chiến đấu rất tinh tế và có tổ chức cao, gần như không thể ngăn chặn nổi bởi những đội quân nông dân của người châu Âu hay Trung Quốc. Khi họ hiện diện ở một nơi nào đó và do thám các thành phố và cánh đồng xung quanh, họ có thể bằng cách nào đó nhập lại với cánh quân trung tâm và đưa ra đòn đánh quyết định với đội quân chính của kẻ thù. Tư tưởng và ưu thế của việc sử dụng các lực lượng bên hông là lan truyền đe dọa, khủng bố (người Mông Cổ rất giỏi việc này), thu thập tin tức tình báo từ các kẻ thù của họ và loại bỏ các đơn vị nhỏ hơn của kẻ thù để không cho họ không thể hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, nó là một dạng của khái niệm phân chia và chế ngự. Các cánh quân bên hông này gửi các thông điệp thông qua tình báo cho các cánh quân khác về những gì xảy ra trên hướng của họ và họ có cần sự hỗ trợ từ các cánh quân đó hoặc hỗ trợ các cánh quân đó hay không. Quân đội Mông Cổ có các cuộc giao chiến với các đội quân nhỏ lẻ trên các cánh đồng trước khi tiêu diệt lực lượng đối địch chính, điều này làm tăng ưu thế của họ trong việc loại trừ khả năng thông tin từ một thành phố cho các thành phố khác của kẻ thù (mà có thể có được sự hỗ trợ từ đó). Người Mông Cổ giỏi chiến tranh vây hãm, giỏi làm lệch dòng chảy của các dòng sông cũng như lương thực, thực phẩm cho các thành phố và gửi những người tỵ nạn tới các thành phố khác để tạo căng thẳng về kinh tế-xã hội cho các thành phố này (lương thực, thực phẩm, nơi ăn ở v.v). Khi trận đánh chính hay sự vây hãm đã kết thúc, người ta cho rằng quân đội Mông Cổ truy đuổi thủ lĩnh của kẻ thù cho đến khi ông ta hoàn toàn suy sụp để làm ông ta không thể đến điểm thu thập quân đội của mình sau trận đánh. Phần lớn thời gian thủ lĩnh của kẻ thù phải chạy trốn đã nhận ra rằng họ có lẽ đã thua cuộc, nhưng các lực lượng Mông Cổ truy đuổi cho đến khi họ chắc chắn rằng những kẻ này đã chết Nhận thức về ông : Thành Cát Tư Hãn là nhân vật bị phân cực nhiều nhất trong cách đánh giá của người phương Đông và phương Tây. Ở phương Tây và Trung Đông, hình ảnh của ông là không tích cực lắm vì ông đã giết quá nhiều người cũng như là mối đe dọa đối với cuộc sống và tài sản của họ. Tuy nhiên, ở phương Đông thì ông là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử. Ngày nay, những người Mông Cổ tìm thấy ở ông như là người sáng lập ra và thống nhất Mông Cổ, là điều mà họ không thể có được trước khi có ông. Ngược lại, ở Trung Đông, người ta có cách đánh giá hơi pha trộn về ông và các hậu duệ của ông vì quân đội của họ đã xâm chiếm và tiêu hủy thành Baghdad, nhưng cuối cùng thì một số trong quân đội Mông Cổ đã chuyển sang theo đạo Hồi và có cuộc sống hòa trộn với dân bản xứ. Một số trường phái và các nhà khoa học, phụ thuộc vào gốc gác của họ, cho rằng những người Mông Cổ là những người xây dựng hay những kẻ hủy diệt vĩ đại nhất. Thành Cát Tư Hãn và những người Mông Cổ là một trong những chủ đề trái ngược nhau theo các cách hiểu khác nhau tùy theo vị trí mà ta xem xét, trong đó tiêu cực nhất là từ châu Âu và Trung Đông là những nơi đã từng bị đe dọa và tiêu diệt (ví dụ: châu Âu, Ba Lan, Hungary, một phần của Nga). Nhìn nhận về Thành Cát Tư Hãn ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay là mâu thuẫn vì các nhà sử học Trung Quốc vừa nhìn thấy ở ông mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Trong khi người ta nhận thức được những tổn thất nặng nề mà ông gây ra, thì hình ảnh của ông trong một phương diện nào đó được nhìn nhận tốt hơn do ông đã đưa các sự kiện gây ra sự chia rẽ bắc-nam Trung Hoa có từ thời nhà Tống đi vào dĩ vãng. Ngoài ra, sự phỉ báng Thành Cát Tư Hãn là một sự xúc phạm ghê gớm đối với các công dân Trung Quốc có nguồn gốc Mông Cổ, là những người mà giống như bà con của họ ở Mông Cổ coi Thành Cát Tư Hãn như một người anh hùng dân tộc và xu hướng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại đã tránh nói tới điều đó. Di sản: Các hậu duệ của ông đã mở rộng quốc gia của ông rộng hơn về phía nam Trung Quốc, Nga, Iraq, Triều Tiên và Tây Tạng. Người Mông Cổ cuối cùng đã xâm chiếm Ba Lan và Hungary dưới triều đại của Hãn vương Batu cũng như các mức độ khác nhau của sự thành công đối với Syria, Nhật Bản và Việt Nam (vì các lý do như khí hậu nóng bức, nhất là ở Trung Đông như Ả Rập Saudi). Việc mở rộng về phía châu Âu bị ngừng lại do nhiều lý do như các thành viên cao cấp của người Mông Cổ phải quay về Mông Cổ (ngày nay) để bầu đại hãn mới hay do sự kháng cự của người châu Âu quá mạnh v.v. Người Mông Cổ đã có thể xâm chiếm toàn bộ châu Âu do họ xâm chiếm Ba Lan và Hungary chỉ trong thời gian khoảng một vài tháng. Đế chế Mông Cổ đạt tới cực đại của nó vào thời của cháu nội ông, đại hãn Hốt Tất Liệt, nhưng sau đó đã bị chia sẻ thành nhiều hãn quốc nhỏ và ít sức mạnh hơn. Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ là lớn nhất trong lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên một diện tích 35 triệu km vuông (13,8 triệu dặm vuông). Theo một số nguồn, đế chế này chiếm tới gần 50% dân số thế giới và bao gồm các dân tộc đông dân và văn minh nhất thời kỳ đó như Trung Quốc và phần lớn các quốc gia của thế giới Hồi giáo ở Iraq, Ba Tư và Tiểu Á. Cũng không thể phủ nhận là những cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn được đặc trưng bởi sự phá hủy toàn bộ trong một mức độ chưa hề có cũng như sự thay đổi lớn trong phân bố dân cư châu Á. Theo như các số liệu của các nhà sử học Iran như Rashid-ad-Din Fadl Allah, thì người Mông Cổ đã giết khoảng trên 70.000 dân ở Merv và trên một triệu dân ở Nishapur. Trung Quốc cũng chịu sự suy giảm bi thảm về dân số. Trước khi người Mông Cổ xâm lược Trung Quốc có khoảng 100 triệu dân; sau khi hoàn thành việc xâm lấn năm 1279, điều tra dân số năm 1300 cho thấy chỉ còn khoảng 60 triệu dân. Điều này không có nghĩa là những người của Thành Cát Tư Hãn phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với cái chết của 40 triệu người nhưng nó cho thấy mức độ của sự tàn bạo trong các cuộc giao tranh. Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ đã không có Mông Cổ, bởi vì đế chế Mông Cổ đã co lại từ những cái mà Thành Cát Tư Hãn đã dựng lên từ năm 1206. Sự miêu tả có ý nghĩa về Thành Cát Tư Hãn và những người Mông Cổ (dẫu cho không phải thực tế lắm) được viết trong cuốn sách "Những bí mật của lịch sử Mông Cổ". Cuộc thẩm tra di truyền gần đây (Zerjal et al. 2003, Các trang báo dạng *.pdf) tìm thấy các đoạn nhiễm sắc thể Y trong 1/12 đàn ông trong khu vực thuộc đế chế Mông Cổ và 1/200 đàn ông trên thế giới. Tuổi của các đoạn này, tương ứng với tỷ lệ của sự biến đổi, đã đưa nguồn gốc của chúng về thời đại của Thành Cát Tư Hãn, và nó đặc biệt là chung trong những người Hazara, là những người tự nhận là hậu duệ của ông. Ông được nhớ đến vì sự hủy diệt toàn bộ, sức mạnh ý chí mãnh liệt, khả năng thuyết phục và đặc trưng Mông Cổ của mình đối với mọi người. Chương IV: Bí mật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. Nơi an nghỉ cuối cùng của Hoàng đế Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) đến này vẫn là một ấn số chưa có lời giải. Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều bằng chứng về lăng mộ của ông.  Tháng 9/2001, đoàn khảo cổ Mỹ và Mông Cổ phát hiện ở gần vùng núi Binder cách Ulanbator, thủ đô Mông Cổ, 360km một quần thể 40 ngôi mộ, 3 phía được bao bọc bởi bức tường đá cao 3– 4m, tổng chiều dài gần 3km.  Giữa khu này có một khối đá đỏ và đây được xem như là lâu đài của Thành Cát Tư Hãn.  Ở phía nam quần thể này, bằng những thiết bị chuyên dụng, các nhà khoa học đã phát hiện hài cốt của hơn 60 người. Theo những binh giáp và vũ khí tìm thấy, những người này thuộc tầng lớp quý tộc Mông Cổ. Các nhà khảo cổ cho rằng trong số đó có Thành Cát Tư Hãn. Cách địa điểm này 56km, có một ngôi mộ tập thể chôn khoảng 100 binh sĩ Mông Cổ. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, theo truyền thuyết, đó chính là những binh sĩ sau khi chôn cất vị thống soái đã bị giết để khỏi lộ vị trí ngôi mộ của ông. Đoàn thám hiểm cuối cùng cũng không chứng minh được trong quần thể này có hài cốt của Thành Cát Tư Hãn hay không. Sau đó không lâu, một nhân viên bảo tàng ở Mãn Châu tuyên bố đã tìm thấy mộ của Thành Cát Tư Hãn. Theo phía Trung Quốc, mộ của ông nằm ở phía bắc thuộc khu tự trị Nội Mông, gần biên giới với Mông Cổ, dưới chân dãy núi Altai. Nhưng rồi tin này cũng bị chìm vào lãng quên. Năm 2004 đoàn thám hiểm Mông Cổ-Nhật Bản khi khai quật vùng Avraga (Mông Cổ) phát hiện nền móng tòa nhà có hình dáng bề ngoài giống cung điện của Thành Cát Tư Hãn được lưu trong sử sách. Các nhà khoa học tìm thấy một bệ thờ bằng đá và các bát hương cổ Trung Quốc có chạm hình con rồng. Sử sách ghi lại rằng, gần mộ Thành Cát Tư Hãn có các bát hương hình dáng như vậy luôn tỏa khói nghi ngút. Ở gần cung điện còn có 4 hố sâu, đường kính 1,5m, trong đó là xương gia súc, tàn tro vải lụa. Theo tục lệ Mông Cổ sau khi chôn cất các khan (chức danh của giới quý tộc Mông Cổ) người ta đào hố, thiêu gia súc và đổ sữa ngựa vào đó với quan niệm rằng người quá cố sẽ có thực phẩm dùng ở thế giới bên kia. Tất cả cho thấy đây là nơi chôn cất của một vị quý tộc rất có thế lực đáng tôn kính Mông Cổ. Nhưng đó có phải Thành Cát Tư Hãn không vẫn còn là điều bí ẩn. Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227 (năm Hợi) trong một cuộc hành quân đi chinh phục thế giới. Có nhiều giả thiết về cái chết của ông: bị trúng tên khi chiến đấu, bị bệnh nặng kéo dài, bị ngã ngựa, bị sét đánh, thậm chí là bị người đẹp giết trong đêm vui vẻ. Để cho vị hoàng đế không bị người đời sau quấy rối, người ta đã chôn ông trên thảo nguyên rồi cho đàn ngựa hàng nghìn con quần thảo xóa mọi dấu vết. Theo một giả thuyết khác, người ta đắp đập ngăn sông cho nước chảy ra hướng khác rồi chôn quan tài xuống đáy sông, sau đó phá đập cho nước chảy về theo hướng cũ, và dòng nước sẽ vĩnh viễn che kín ngôi mộ. Thành Cát Tư Hãn, Temujin , Sói và trăng..... "Temujin ( Temüjin) là tiếng Mông Cổ ( Mongolian : Тэмүүжин ) nghĩa là Small Wolf, cũng là tên hồi bé của Thành Cát Tư Hãn, tui thích Sói và thần tượng Thành Cát Tư Hãn nên lấy nick Temujin "....Mỗi khi phải giới thiệu về mình, Temujin thường sử dụng đoạn đó, nhưng chắc chắn 1 điều rằng, chưa bao giờ Temujin giải thích lý do vì sao mình thần tượng TCTH cũng như thích Sói... Sinh ra với 1 bàn tay nắm chặt, khi mở ra thì có 1 vệt máu trong đó...TCTH được tiên đoán sẽ là người hiếu sát, gây ra nhiều cảnh máu chảy đầu rơi...vì thế ông được đặt tên là Temujin - Con sói nhỏ - với mong muốn sẽ vùng vẫy khắp thảo nguyên rộng lớn, sẽ bớt tính hiếu sát, bớt gây đau khổ...nhưng số mệnh của ông đã được định đoạt từ trước khi sinh.....ông đã trở thành vị tướng / vị hoàng đế tài danh nhất trong lịch sử với 1 thuộc địa rộng lớn - nếu như lúc trước nữ hoàng Elizabeth đã từng tuyên bố : " Mặt trời ko bao giờ lặn ở vương quốc Anh" ( thuộc địa của Anh trải dài ) thì TCTH có thể cười và nói rằng, tất cả thuộc địa của Anh ko bằng 1/3 thuộc địa của Mông Cổ...Người ta đã tính toán và chỉ ra rằng, cộng tất cả các thuộc địa của Napoleon và Ceasar lại với nhau, thì chỉ có thể bằng 1/2 so với thuộc địa của Mông Cổ thời hùng mạnh nhất....và hẳn chúng ta cũng được nghe câu : "Vó ngựa Nguyên Mông đi đến đâu, cỏ nơi đó mọc ko được" như thế cũng đủ nói lên sức mạnh của quân Mông Cổ....tất nhiên, tui biết sẽ có người nói là VN từng đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần...nhưng xin xem lại lịch sử  Lúc đó ko phải là thời cực thịnh của Mông Cổ, và lúc đó TCTH đã qua đời từ thuở nảo thuở nao rồi , những chuyện mà ít người biết...xây dựng bộ lạc từ 10 người, trong đó chỉ có 3 con trai, trải qua biết bao nhiêu gian khổ khó khăn để hùng mạnh...1 chuyện ko phải ai cũng làm được  ..... Quân đội Mông Cổ là một đội quân ô hợp - nghĩa là mỗi vị tướng có quân riêng của mình, thích thì đi theo, ko thích thì có thể mang quân mình đi nơi khác....Đội quân của TCTH cũng thế, và trong đội quân của mình, cũng có nhiều người ghen ghét TCTH , nhưng chưa có cơ hội để làm phản....Theo " luật " khi thắng trận, binh lính có quyền vơ vét tài sản, của cải và cả phụ nữ, còn toàn bộ đàn ông thì đem chém.... Một lần nọ trong thành địch có 1 vị hiền tài,TCTH muốn đem về làm quân sư cho mình, và vị hiền tài đó ra điều kiện là TCTH phải ra lệnh cho quân lính ko được cướp bóc, phải tha cho tất cả các đàn ông trong thành thì ông mới chịu làm quân sư....và TCTH đã làm gì ? Nếu đồng ý thì đi ngược lại với luật của bộ tộc từ ngàn xưa, có thể bị những người ghen ghét lấy cớ làm phản, nhưng nếu ko đồng ý thì bị mất đi 1 người tài...Và dĩ nhiên, ông đồng ý....để sau đó vị hiền tài này đã có những đóng góp to lớn ( như dùng chữ viết để ghi lại luật lệ / thông báo...,phát minh ra vũ khí, giúp TCTH tổ chức lại quân đội... ) Ai cũng nghĩ rằng 1 kẻ ham đánh chiếm, xâm lăng như TCTH thì sẽ là 1 bạo chúa, nhưng có ai tin rằng TCTH chỉ có 2 vợ  - 1 con số khó tin - trong đó vợ cả của ông, từng là bị gả cho nô lệ ( tầng lớp thấp nhất trong xã hội - TCTH cũng từng thua trận, và vợ ông lúc đó khi bị bắt đã bị quân thù gả cho nô lệ để sỉ nhục ,nhưng khi đánh thắng, và giành lại được vợ, ông vẫn xem đó là vợ mình, vẫn yêu thương vì người vợ cả đã ở cùng ông từ lúc ông khó khăn nhất....), còn vợ 2 của ông là con gái của ân nhân, trước khi chết ,người đó muốn TCTH thay ông chăm sóc con gái của mình..... TCTH còn rất có hiếu, luôn luôn nghe lời mẹ...và khi mẹ mất,ông đang ở xa, trong 1 trận đánh dang dở, mất hàng tháng vẫn chưa chiếm được thành, khi chỉ cần đánh thêm 1 trận nữa là chiếm được thành thì tin mẹ mất đến tai ông...ông quyết định thu quân, trở về để tang mẹ....Và sau đó ông mất vì đau buồn và già yếu.... Thành Cát Tư Hãn: Vua của cả thế giới Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân. Ông sinh năm 1162 trong một gia đình quí tộc chủ nô bên bờ sông Oát-nan. Gia đình Thiết Mộc Chân thuộc dòng họ Bột Nhi Chỉ Cân, bố tên là Dã Tốc Cai, là một trong những quí tộc có thế lực cường thịnh nhất trên thảo nguyên thuộc lưu vực sông Oát- nan. Dã Tốc Cai là con người thông minh, sáng suốt, kiên cường, dũng cảm. Một hôm, Dã Tốc Cai đi chinh phục bộ lạc Tác Ta trở về, vừa đúng lúc vợ ông sinh ra một đứa bé trai. Để kỷ niệm trận chiến thắng vừa giành được, Dã Tốc Cai liền đặt tên con là Thiết Mộc Chân (theo tiếng Mông Cổ thì từ này có nghĩa là kiên cường). Khi Thiết Mộc Chân lên 9 tuổi, bố ông bị kẻ thù ở bộ lạc Tác Ta đánh thuốc độc chết. Lợi dụng việc này, bộ lạc Thái Xích Ô trước đây lệ thuộc họ Dã Tốc Cai cũng nổi dậy làm phản. Trước khi đi, họ còn cướp hết toàn bộ gia súc, nô lệ và tài sản của nhà Dã Tốc Cai làm cho dòng họ này bỗng nhiên bị suy sụp, chỉ còn hai bàn tay trắng. Để duy trì cuộc sống của các con, mẹ Thiết Mộc Chân có lúc phải đi đào cây, rễ cỏ hoặc bắt tôm tép ăn cho đỡ đói. Năm 28 tuổi, ông được quí tộc của dòng họ lận cận bầu là Khả Hãn (tức là tù trưởng bộ lạc). Thiết Mộc Chân bắt tay chấn chỉnh, xây dựng lực lượng vũ trang, thiết lập cơ cấu hành chính, tăng cường quyền lực cá nhân, chuẩn bị thống nhất toàn cõi Mông Cổ. Năm 1206, toàn bộ quý tộc Mông Cổ dự hội thề bên sông Oát-Nan, tôn Thiết Mộc Chân làm Đại Hãn toàn Mông Cổ, đặt hiệu là Thành Cát Tư Hãn. Vị thống soái cao nhất toàn Mông Cổ lúc đó mới 51 tuổi. Sau khi thống nhất được Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn thực hiện nhiều chính sách chấn hưng đất nước. Ngoài việc ban bố pháp điển và xác định văn tự của ngôn ngữ Mông Cổ, ông còn thiết lập chế độ hành chính quân sự, như: thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ. Người đứng đầu trăm hộ thì phụ trách mười đơn vị mười hộ, người đứng đầu nghìn hộ thì phụ trách mười đơn vị trăm hộ, người đứng đầu vạn hộ thì phụ trách mười đơn vị ngàn hộ. Về quân đội, ông chia toàn Mông Cổ thành ba phương diện quân là tả quân, trung quân và hữu quân (tương đương với quân khu ngày nay). Thể chế dân sự và quân sự kết hợp làm một như vậy thể hiện đặc điểm của dân tộc du mục, đó cũng là cơ sở để xây dựng một đạo quân kỵ binh mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng đảm bảo nguồn cung cấp lính không bao giờ cạn cho những năm tháng chinh chiến liên miên của Thành Cát Tư Hãn sau này. Trong vòng ba năm, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng được một đạo quân kiểu mới rất mạnh mẽ, ông quyết tâm dùng lực lượng vũ trang này để bảo vệ chính quyền Mông Cổ non trẻ, sau đó thực hiện mục tiêu xa hơn là đánh vào Trung Nguyên cướp ngôi hoàng đế. Mục tiêu tấn công đầu tiên là triều đình nước Kim ở phía Nam. Ba lần tấn công vào nước Kim, quân Mông Cổ đã làm quân Kim bị thiệt hại nặng nề. Năm 1227, một lần nữa, Thành Cát Tư Hãn đem

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11083.doc