Đề tài Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1.Lí do chọn đề tài 5

2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi của đề tài 5

2.1. Mục đích 5

2.2. Nhiệm vụ 5

2.3. Phạm vi nghiên cứu 6

2.4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6

3. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7

3.1. Những quan điểm 7

3.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 7

3.1.2. Quan điểm hệ thống 7

3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 7

3.2. Phương pháp nghiên cứu 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1. Các khái niệm 8

1.1.1. Khí hậu và thời tiết 8

1.1.2. Biến đổi khí hậu 8

1.1.3. Môi trường 8

1.1.4. Môi trường nước 9

1.2. Hiên trạng biến đổi khí hậu 9

1.2.1. Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất 9

1.2.2. Sự dâng cao mực nước biển do băng tan 9

1.2.3. Những biểu hiện khác 10

1.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu 10

1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 11

1.4.1. Tác động lên môi trường 11

1.4.2. Đối với con người 13

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15

2.1. Tổng quan về môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 15

2.1.1. Nước mặt 15

2.1.2. Nước dưới đất 19

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 20

2.2.1. Tính chất vật lý 20

2.2.2. Tính chất hóa học 20

2.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 23

2.3.1. Môi trường nước trên mặt và tình trạng ngập lụt 23

2.3.2. Nguồn nước ngầm 28

2.4. Các nguyên nhân 29

2.4.1. Ảnh hưởng từ tự nhiên 29

2.4.2. Hoạt động của con người 30

2.4.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 31

2.4.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 31

2.4.5. Các nguyên nhân khác 32

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 32

3.1. Bảo vệ nguồn nước 32

3.2. Biện pháp xử lý nước 35

3.2.1. Đối với nước nhiễm sắt, phèn 35

3.2.2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S 35

3.2.3. Xử lý nước cứng 35

3.2.4. Khử trùng nước sinh hoạt 36

3.3. Trách nhiệm của nhà nước, chính quyền và nhân dân 36

3.3.1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương 36

3.3.2. Trách nhiệm của người dân 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

doc39 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 13716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gấp 1.000 -10.000 lần (MA 2005) . Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống chính đã được nghiên cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các loài thú và 12% các loài chim (IUCN 2005), nhưng thực tế số loài đang nguy cấp lớn hơn rất nhiều. 1.4.2. Đối với con người 1.4.2.1. Sức khỏe Kết quả nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người do Tổ chức Global Humanitarian Forum của cựu tổng Thư ký LHQ Kofi Annanvừa công bố cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt năng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra. Các nhà khoa học ước tính rằng sự tăng nhiệt độ lên 1 độ C sẽ khiến cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 17%. Do vậy, giá lương thực sẽ tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia hiện đang phải đối mặt với những vấn đề này. “Ngày nay có một tỷ người đang thiếu dinh dưỡng. Nếu như xuất hiện bùng nổ dân số ở Trung Quốc hay Ấn Độ vào cuối thế kỷ này thì một nửa dân số thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu ăn”. Những căn bệnh hiện nay đang hoành hành chủ yếu tại các khuvực nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết.. sẽ lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2080 số người mắc bệnh sốt rét sẽ tăng thêm 260 - 320 triệu người. Sẽ có 6 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết ( hiện tại con số này là 3,5 triệu người). Điều này đòi hỏi phải có sự tổ chức lại hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong đó có huấn luyện nhân viên y tế để họ có thể đối phó với những căn bệnh nguy hiểm nói trên. 1.4.2.2. Kinh tế Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo nhất, mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết bất thường, bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão tố... cũng đang gia tăng ngay cả ở các nước giàu. Nếu không thay đổi tư duy về đầu tư hiện nay và trong những thập niên tới, thì chúng ta có thể gây ra những nguy cơ đổ vỡ lớn về kinh tế và xã hội ở một quy mô tương tự những đổ vỡ liên quan tới cuộc đại chiến thế giới và suy thoái kinh tế trong nửa đầu thế kỷ XX. Khi đó sẽ rất khó khăn để đảo ngược được những gì có thể xảy ra. Chi phí thực hiện hành động ứng phó và thích ứng với BĐKH giữa các lĩnhvực, các ngành trong một quốc gia hoặc giữa các nước trên thế giới không giống nhau. Các nước phát triển phải chịu trách nhiệm cắt giảm khí thải ở mức 60% - 80% vào năm 2050, các nước đang phát triển cũng phải có những hành động thiết thực và đáng kể đóng góp vào việc hạn chế thải khí gây hiệu ứng nhà kính phù hợp với điều kiện mỗi nước. Tuy nhiên, các nước đang phát triển không thể tự mình phải gánh chịu những khoản chi phí để thực hiện những hành động này. Do "thị trường các-bon" đã hình thành, nên các nước phát triển sẵn sàng bơm những dòng tiền đầu tư để hỗ trợ phát triển kỹ thuật, công nghệ sử dụng ít năng lượng hóa thạch, kể cả thông qua cơ chế phát triển sạch. Sự chuyển đổi hình thức đầu tư của những dòng tiền này là rất thiết thực nhằm hỗ trợ cho những hành động ứng phó với BĐKH ở quy mô toàn cầu. CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh 2.1.1. Nước mặt Là nguồn nước từ các Sông lớn như Sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7.880km, tổng diện tích mặt nước 35.500 ha. Nước nhạt được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. TP Hồ Chi Minh nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai - Sai Gòn có mạng lưới sông rạch với mật độ cao. Các sông chính là Đồng Nai, Sai Gòn, Nhà Bè, Long Tàu, Đồng Tranh, Dừa, Nga Bảy, Vàm Sát, Soài Rạp, Chợ Đệm, Cần Giuộc, Bến Lức… và hàng trăm kênh rạch. Sông, kênh, hồ đầm ở TP đang thực hiện 6 chức năng (một số sông rạch có 1, 2 chức năng, một số kênh rạch đồng thời có cả 6 chức năng này): - Cấp nước cho sinh hoạt (thí dụ sông Đồng Nai từ cầu Đồng Nai về thượng lưu; sông Sài Gòn ở Củ Chi) - Nuôi trồng thuỷ sản (sông Sài Gòn, Đồng Nai, các sông kenh rạch ở huyện Nhà Bè, Cần Giờ) - Cấp nước thuỷ lợi (các sông Sài Gòn vùng không nhiễm mặn, sông Đồng Nai, Bến Lức...) - Giải tri, thể thao dưới nước (các sông Sài Gòn, Đồng Nai, các sông ở Cần Giờ) - Giao thông thuỷ (các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Long Tàu, Nga Bảy, Đồng Tranh, Nhà Bè, Cần Giuộc, Soài Rạp va các kênh rạch lớn) - Tiếp nhận và thoát nước thải (toàn bộ các sông kênh, rạch) Đặc điểm chất lượng nước (CLN) đoạn sông, kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh Sông/kênh Đoạn Phân loại CLN theo WQI Đặc điểm CLN Khả năng sử dụng Đồng Nai Ngã 3 Đèn Đỏ đến P. Long Trường Q.9 III Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô; ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, vi sinh, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS): trung bình Thủy lợi (vào mùa mưa); Nuôi thủy sản nước ngọt; Du lịch, thể thao dưới nước. P. Long Trường Q.9 – Cầu Đồng Nai II Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô, ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ Như trên Cầu Đồng Nai – Cầu Hóa An II Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ Cấp nước thủy lợi, thủy sản (nước ngọt). Cấp nước sinh hoạt (cần xử lý ô nhiễm do dầu mỡ, hóa chất độc hại) Sài Gòn Từ ranh giới giáp Tây Ninh – Bến Đình (Củ Chi) II Không nhiễm mặn. Ô nhiễm nhẹ do hữu cơ, dinh dưỡng, chua phèn và vi sinh: trung bình; SS, độ đục: nhẹ. Cấp nước sinh hoạt, thủy sản nước ngọt, du lịch, thể thao dưới nước. Bến Đình – X. Nhị Bình (Củ Chi) III Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do chua phèn (axit hóa) trung bình đến nặng. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, SS, độ đục, vi sinh: trung bình Cấp nước cho thủy sản nước ngọt (không an toàn vì chua phèn) cấp nước cho nhà máy nước (cần xử lý pH), du lịch, thể thao dưới nước. Nhị Bình – Cầu Bình Phước (Quận 12) III Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô, ô nhiễm do axit hóa nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình. Nuôi cá nước ngọt (không an toàn do thay đổi về độ mặn, pH và ô nhiễm hữu cơ). Không phù hợp CLN cho các nhà máy nước Thể thao dưới nước, du lịch:hạn chế Cầu Bình Phước – Cầu Sài Gòn III Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng Nuôi cá nước ngọt (kém an toàn) – Không sử dụng cấp nước sinh hoạt. Thể thao dưới nước, du lịch: rất hạn chế Cầu Sài Gòn – Cảng Tân Thuận III - IV Nhiễm mặn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nặng Không sử dụng cho thủy sản, thủy lợi, sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch. Cảng Tân Thuận – Ngã 3 Đèn Đỏ III Nhiễm mặn quanh năm. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng. Như trên Sông Chợ Đệm Cầu Bình Điền – Giáp huyện Bến Lức (Long An) III Nhiễm phèn: trung bình, nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng. Không sử dụng cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt Sông Cần Giuộc – Các sông rạch ở Nam Bình Chánh – Nhà Bè Toàn bộ các sông, rạch III Nhiễm phèn: nhẹ; Nhiễm mặn vào mùa khô. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình. Cấp nước cho thủy sản (an toàn không cao do CLN thường thay đổi). Không cấp nước cho thủy lợi (vào mùa khô) không cấp nước sinh hoạt. Sông Nhà Bè Từ hợp lưu với sông Sài Gòn đến phà Bình Khánh III Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình Có thể cấp nước cho thủy sản nước lợ, không cấp nước cho thủy lợi, sinh hoạt Sông Soài Rạp Từ phà Bình Khánh đến cửa Soài Rạp II Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn), du lịch, thể thao dưới nước. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Lòng Tàu – Ngã Bảy, Vàm Sát Toàn tuyến II Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ Cấp nước cho thủy sản (lợ - mặn), du lịch, thể thao dưới nước. Đồng Tranh – Gò Da Toàn tuyến II - III Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: nhẹ đến trung bình (sông Gò Da: ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng: trung bình). Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn): không an toàn vì ảnh hưởng nước thải từ sông Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước. Thị Vải Khu vực xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) III Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: trung bình đến nặng. Cấp nước cho thủy sản: không an toàn vì nguồn thải từ thượng lưu Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước. Các kênh rạch nội thành Các lưu vực Đôi – Tẻ, Tân Hóa – Lò Gốm, NL – TN, Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên IV-V Hầu như không nhiễm mặn. Nhiễm phèn nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nghiêm trọng. Không sử dụng được cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch. * Nguồn: Tổng hợp của Lê Trình -  Đề tài “Nghiên cứu phân vùng CLN TP Hồ Chí Minh” 2.1.2. Nước dưới đất Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tại các tầng chứa nước là: 2.501.059 m3/ngày. Phân bổ như sau: Trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước (Đơn vị tính:1000m3/ngày) Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 100.000 giếng khai thác nước ngầm, đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và Pliocen. 56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt. 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 2.2.1. Tính chất vật lý 1. Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước ổn định và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến quá trình xử lý và các nhu cầu tiêu thụ. 2. Độ màu: Màu của nước do các chất lơ lửng trong nước tạo nên, các chất lơ lửng này có thể là thực vật hoặc các chất hữu cơ dưới dạng keo. Độ màu không gây độc hại đến sức khỏe. 3. Độ đục: Độ đục để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước ảnh hưởng đến độ truyền ánh sáng. Độ đục không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình lọc và khử trùng nước. 4. Mùi vị: Các chất khí, khoáng và một số hóa chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi. Các mùi vị thường gặp: mùi đất, mùi tanh, mùi thúi, mùi hóa học đặc trưng như Clo, amoniac, vị chát, mặn, chua… 5. Cặn: Gồm có cặn lơ lửng và cặn hòa tan (vô cơ và hữu cơ), cặn không gây độc hại đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước. 6. Tính phóng xạ: Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, thường nước này vô hại đôi khi có thể dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chỉ tiêu này bị nhiễm bởi các chất phóng xạ từ nước thải, không khí, từ các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép thì rất nguy hiểm. 2.2.2. Tính chất hóa học 1. Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước. pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan. 2. Độ axít: Trong nước thiên nhiên độ axít là do sự có mặt của CO2, CO2 này hấp thụ từ khí quyển hoặc từ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp (chiếm đa số) và nước phèn. Độ axít không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và nước thải. 3. Độ kiềm: do 3 ion chính HCO3-, OH-, CO32- làm cho nước có độ kiềm. Nước có độ kiềm cao làm cho người sử dụng nước cảm thấy khó chịu trong người. Độ kiềm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khử sắt, làm mềm nước, kiểm tra độ ăn mòn, khả năng đệm của nước thải, của bùn. 4. Độ cứng: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng không gây độc hại đến sức khỏe con người, nhưng dùng nước có độ cứng cao sẽ tiêu hao nhiều xà bông khi giặt đồ, tăng độ ăn mòn đối với các thiết bị trao đổi nhiệt, nồi hơi tạo nên cặn bám, khe nứt gây nổ nồi hơi. 5. Clorua (Cl-): Clorua trong nước biểu thị độ mặn. Clorua không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng dùng lâu sẽ gây nên bệnh thận. 6. Sunfat (SO42-): Sunfat tiêu biểu cho nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc hữu cơ. Sunfat gây độc hại đến sức khỏe con người vì sunfat có tính nhuận tràng. Nước có Sunfat cao sẽ có vị chát, uống vào sẽ gây bệnh tiêu chảy. 7. Sắt (Fe2+, Fe3+): Sắt tồn tại trong nước dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ, huyền phù), dạng sắt 2 (hòa tan). Sắt cao tuy không gây độc hại đến sức khỏe con người nhưng nước sẽ có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt, hư hỏng các sản phẩm ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đường ống và các thiết bị khác làm tắc nghẽn các ống dẫn nước. 8. Mangan (Mg2+): Mangan có trong nước với hàm lượng thấp hơn sắt nhưng cũng gây nhiều trở ngại giống như sắt. 9. Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, áp suất và đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh). Xác định lượng ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý. 10. Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng. 11. Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng. 12. Florua (F-): Trong thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững, ít bị phân hủy bởi quá trình làm sạch. Nếu thường xuyên dùng nước có florua lớn hơn 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l đều dễ mắc bệnh hư hại men răng. 13. Dihydro sunfua (H2S): Khí này là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, rác thải. Khí này làm nước có mùi trứng thối khó chịu, với nồng độ cao, nó có tính ăn mòn vật liệu. 14. Các hợp chất của axít Silicic (Si): trong nước nếu có các hợp chất axit silicic sẽ rất nguy hiểm do cặn silicát lắng động trên thành nồi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây tắc ống. 15. Phốt phát (PO42-) : Có phốt phát vô cơ và phốt phát hũu cơ. Trong môi trường tự nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất bón cây, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo bọt trong bột giặt, chất làm mềm nước, kích thích tăng trưởng nhiều loại vi sinh vật, phiêu sinh vật, tảo… phốt phát gây nhiều tác động trong việc bảo vệ môi trừơng. 16. Nitơ (N) và các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO2-, NO3-): Sự phân hủy của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm amoniac, nitrít, nitrát. Sự hiện diện của các hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước. 17. Kim loại nặng: có mặt lợi và mặt hại: - Mặt lợi: với hàm lượng hữu ích, giúp duy trì và điều hòa những hoạt động của cơ thể. - Mặt hại: với hàm lượng cao gây khó chịu hoặc dẫn đến ngộ độc. 18. Các thành phần độc hại khác: Là thành phần các chất mà chỉ tồn tại trong nước với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ gây độc hại đến tính mạng con người, thậm chí gây tử vong, đó là các chất: Asen (As), Berili (Be), Cadimi (Cd), Xyanua (CN), Crôm (Cr), Thủy ngân (Hg), Niken (Ni), Chì (Pb), Antimoan (Sb), Selen (Se), Vanadi (V). Một vài gam thủy ngân hoặc Cadimi có thể gây chết người, với hàm lượng nhỏ hơn chúng tích lũy trong các bộ phận của cơ thể cho tới lúc đủ hàm lượng gây ngộ độc. Chì tích lũy trong xương, Cadimi tích lũy trong thận và gan, thủy ngân tích lũy trong các tế bào não. 19. Chất béo và dầu mỡ: Chất béo và dầu mỡ dễ phân tán và khuyết tán rộng. Chất béo đưa vào nguồn nước từ các nguồn nước thải, các lò sát sinh, công nghiệp sản xuất dầu ăn, lọc dầu, chế biến thực phẩm… Chất béo ngăn sự hòa tan ôxy vào nước, giết các vi sinh vật cần thiết cho việc tự làm sạch nguồn nước. 20. Thuốc diệt cỏ và trừ sâu: Thuốc diệt cỏ và trừ sâu ngoài việc gây ô nhiễm vùng canh tác còn có khả năng lan rộng theo dòng chảy, gây ra các tổn thương trên hệ thần kinh nếu tiếp xúc lâu ngày, chúng cũng có thể tích tụ trong cơ thể gây ra những biến đổi gen hoặc các bệnh nguy hiểm. 21. Tổng số vi trùng: Chỉ tiêu này để đánh giá mật độ vi trùng trong nước, các vi khuẩn này hoặc sống trong nước, hoặc từ đất rửa trôi vào nước hoặc từ các chất bài tiết. Chỉ tiêu này không đánh giá về mặt độc hại đối với sức khỏe mà chỉ đánh giá chất lượng nguồn nước. 22. Coliform: Coliform sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người và động vật, chỉ tiêu này dùng để xem xét sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất thải. 23. E. Coli: Chỉ tiêu này đánh giá sự nhiễm phân của nguồn nước nhiều hay ít (nhiễm phân người hoặc động vật), gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đôi khi thành dịch bệnh lan truyền. 2.3. Tình hình ô nhiễm nước ở TP Hồ Chí Minh 2.3.1. Môi trường nước trên mặt và tình trạng ngập lụt Nuồn nước tại các sông, kênh và rạch nhìn chung bị ô nhiễm nghiêm trọng. Rác lềnh bềnh tại một nhánh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè Số liệu quan trắc chất lượng nước TPHCM của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN - MT TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2010 đã chứng minh điều này. Tại hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, chảy qua địa bàn các quận Phú Nhuận, 1, 3…, dù đã và đang được nạo vét nhưng vào thời điểm nước ròng, 100% chỉ số BOD, COD (ô nhiễm chất hữu cơ) vẫn vượt quy chuẩn Việt Nam tới hơn 2 lần. Hàm lượng vi sinh có xu hướng giảm so với cùng kỳ 2009 nhưng tại một số vị trí như ở khu vực đường Lê Văn Sỹ vẫn vượt quy chuẩn 1,1 lần khi nước lớn và vượt 30 lần khi nước ròng. Giá trị pH vào khoảng 6,7 - 7, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2009. Tại hệ thống kênh Tham Lương - Vàm Thuật, nồng độ BOD dao động trong khoảng 4,1 - 69,3mg/l, COD dao động trong khoảng 36,4 - 150mg/l. Lúc nước lớn, khoảng 50% mẫu quan trắc có chỉ tiêu BOD và COD vượt quy chuẩn Việt Nam. Lúc nước ròng, 100% mẫu quan trắc vượt quy chuẩn. Trong đó trạm ở khu vực Tham Lương có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao hơn trạm An Lộc. So với cùng kỳ năm 2009, mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có giảm nhưng vẫn đứng ở mức ô nhiễm cao và rất đáng lo ngại đến sức khỏe người dân quanh vùng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm vi sinh trên hệ thống kênh Tham Lương - Vàm Thuật mới thực sự đáng sợ. Lúc nước lớn, 100% mẫu quan trắc có hàm lượng vi sinh vượt quy chuẩn tới 137 lần và lúc nước ròng, 100% mẫu quan trắc vượt quy chuẩn tới… 10.859 lần. Ở hệ thống kênh Tân Hóa - Lò Gốm, nhìn chung tình trạng ô nhiễm chất hữu đều ở mức cao. 100% mẫu quan trắc vượt quy chuẩn Việt Nam, trong đó giá trị BOD trung bình vượt quy chuẩn 5,3 lần lúc nước lớn và vượt 5,4 lần vào lúc nước ròng, giá trị COD trung bình vượt quy chuẩn 4,2 lần lúc nước lớn và vượt 5,7 lần lúc nước ròng. Khác với 3 hệ thống kênh trên, hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đã có những dấu hiệu tốt về chất lượng nước như mức ô nhiễm chất hữu cơ có xu hướng giảm, mức ô nhiễm vi sinh chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, vào lúc nước ròng, chỉ số BOD trung bình vẫn vượt quy chuẩn Việt Nam 1,5 lần. Hàm lượng vi sinh trung bình vượt quy chuẩn tới 118 lần vào lúc nước lớn và vượt 273 lần vào lúc nước ròng. Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ ở hệ thống kênh Đôi - Tẻ không cao như các hệ thống kênh khác nhưng hàm lượng vi sinh lại đang có xu hướng tăng 2 - 10 lần so với cùng kỳ năm 2009. Tất cả hệ thống kênh của TPHCM đều “đổ nước” ra các sông Sài Gòn, Đồng Nai… Điều này có nghĩa: sông cũng bị ô nhiễm. Nói chung toàn bộ hệ thống sông, kênh, rạch của TPHCM bị ô nhiễm. Hiện tại có 154 trên tổng số 322 xã phường của TP.HCM đã thường xuyên ngập úng. Hiện tại có 154 trên tổng số 322 xã phường của TP.HCM đã thường xuyên ngập úng. Đến năm 2050, dự báo con số này sẽ lên đến 177, chiếm 61% diện tích thành phố. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng của nước ta do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nếu mực nước biển dâng thêm 75cm thì khu vực TP.HCM có khoảng 204 km2 diện tích đất bị ngập chiếm 10% tổng diện tích và khi mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 472 km2 bị ngập. Theo sở Tài nguyên và Môi trường thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015, các khu dân cư nằm trong các quận huyện có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh và thu nhập thấp gồm Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12…là một trong những khu vực nhạy cảm nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Chính gì thế, chúng ta cần phải chủ động ứng phó với sự tác động của biến đổi khí hậu, huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, góp phần quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thành phố. Nguồn nước tại TP.HCM tuy dồi dào nhưng cần phải có sự điều tiết hợp lý từ thượng nguồn. Hệ thống kênh rạch thuận lợi cho giao thông đường thủy nhưng cũng tạo nên chế độ thủy văn - thủy lực phức tạp khi bị tác động từ nhiều nguồn. Thủy triều biên độ cao tuy lợi cho tiêu thoát nhưng do chế độ bán nhật triều với phần lớn thời gian xuất hiện một chân triều cao nên khả năng tiêu thoát kém, mặt đất tự nhiên nhiều nơi chỉ ở cao trình dưới 1,5 m nên thường xuyên bị ảnh hưởng của triều cường. Những năm lũ lớn, dòng lũ từ ĐBSCL cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phần Tây Nam thành phố. Theo kịch bản biến đổi khí hậu về nước biển dâng đã được công bố do Bộ TN&MT (20-8-2009), nếu mực nước biển dâng cao khoảng 75 cm, TP.HCM có khoảng 204 km2 bị ngập (chiếm 10% tổng diện tích) và khi nước biển dâng khoảng 100 cm thì có khoảng 472 km2 diện tích đất bị ngập. Với kịch bản này, mực nước biển tăng cao sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề kinh tế và xã hội, xói lở bờ biển, ảnh hưởng hệ thống cảng biển, gây hư hại các công trình xây dựng, mất dần diện tích canh tác, đất ở; ngập lụt, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn nước mặt và nước dưới đất, ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, làm mất sự cân bằng giữa khai thác và tái tạo của nguồn nước dưới đất… Hiện tượng biến đổi khí hậu kéo theo triều cường gây ngập úng nghiêm trọng tại TP.HCM. Theo Tài liệu báo cáo đánh giá mực nước biển, nước sông TP.HCM và vùng phụ cận thời đoạn 2005-2009, hiện nay mức độ ngập của TP.HCM xảy ra với tần suất ngày càng tăng và mức độ ngập lụt ngày một cao. Thiệt hại do ngập gây ra ngày càng nhiều, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông. Trong khi đó, các nghiên cứu về ngập lụt ở TP.HCM vẫn còn một số yếu điểm như: xét đến tính tổng thể trong lưu vực còn ít, chưa thấy hết nguyên nhân tiềm ẩn gây ngập; chưa xem xét đầy đủ tốc độ đô thị hóa và hệ quả của nó là nhanh chóng làm giảm vùng chứa nước, giảm khả năng tiêu thoát của hệ thống kênh rạch hiện hữu; giải pháp công trình và phi công trình chưa gắn kết với nhau. Trong đó, việc phân vùng tiêu thoát nước của các nghiên cứu còn có nhiều điểm chưa thống nhất. Thực tế cho thấy các giải pháp chống ngập cho TP.HCM phụ thuộc rất nhiều vào việc phân vùng tiêu thoát nước và tính toán hệ số tiêu nước cho các vùng. Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về nội dung này làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về giải pháp phòng chống ngập đối với từng khu vực cụ thể. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng tình hình ngập ở TP.HCM hiện nay đang gia tăng nhanh chóng do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trong đó, khả năng thoát nước yếu kém của hệ thống tiêu thoát hiện hữu, tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, công tác quy hoạch và kiểm tra sau quy hoạch các dự án phát triển đô thị, san lấp mặt bằng, mở đường giao thông chậm không theo kịp yêu cầu phát triển. Tình trạng các dự án khu dân cư, khu công nghiệp và dự án giao thông có hành vi san lấp, lấn chiếm kênh rạch, thu hẹp dòng chảy đang là những nội dung quan trọng nhất cần được xem xét giải quyết sớm. Dự tính đến năm 2050, hầu hết các quận huyện, phường xã của TP sẽ chịu nguy cơ ngập lụt, kể cả những nơi trước đó chưa bao giờ bị ngập. Cụ thể, có đến 177/322 phường xã với 123.152ha (chiếm 61% diện tích của TP) sẽ chịu ngập lụt thường xuyên. Con số này có thể lên đến 265 phường xã và 141.885ha (71% diện tích TP) nếu xảy ra bão. Đáng kể hơn là độ sâu ngập sẽ tăng từ 21-40% và thời gian ngập kéo dài thêm 12-22% so với hiện nay. Bản đồ dự báo ngập nước vào năm 2050 của TP.HCM và ĐBSCL do Ngân hàng phát triển Châu Á công bố. Màu sậm là diện tích bị ngập. Và theo dự báo của nhóm nghiên cứu, nạn xâm nhập mặn dự báo sẽ lan sâu hơn, trầm trọng hơn vào năm 2050 kể cả trong mùa ngập lụt cũng như mùa khô hạn. Hậu quả là khả năng sử dụng nước sông, kênh rạch và nước ngầm ở phía nam TP phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp sẽ bị hạn chế. Chưa kể, khi đó nhiệt độ mặt biển ở biển Đông ấm hơn sẽ làm những cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh phía Nam thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn và khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM nhiều hơn. Không dừng lại đó, nếu mực nước biển dâng khoảng 1m thì TPHCM sẽ có thêm 23% diện tích đất bị ngập. Việc ngập lụt gia tăng sẽ gây tác hại rất lớn đến tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố. Cụ thể đối với ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nước ở TP Hồ Chí Minh.doc