Ở các nước khác, sau khi thị trường chứng khoán ra đời một thời gian đều có sự xuất hiện của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán với vai trò phổ biến kiến thức về thị trường chứng khoán, nghiên cứu phát triển nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, tham gia quản lí, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường, hỗ trợ các nhà kinh doanh và thị trường khi cần thiết. Việc thành lập Hiệp hội kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam là cần thiết, có vai trò điều hoà lợi ích chung, tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức cho hội viên (chủ yếu là các công ty chứng khoán, thành viên lưu kí, các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán), đồng thời có vai trò như một market makers góp phần phát triển thị trường một cách ổn định.
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biến động giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0/2002, trung bình mỗi phiên giảm 3.44 điểm.
Các phiên giao dịch sau đó VN-INDEX tăng giảm nhẹ, với chu kì ngắn một vài phiên tạo thành những con sóng nhỏ.
Một trong những sự kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2002 là việc phát hành thêm cổ phiếu của Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng (HAPACO). Đây là đợt phát hành thêm cổ phiếu đầu tiên trên thị trường chứng khoán. Công ty Hapaco được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành thêm một triệu cổ phiếu mới với mục đích đầu tư xây dựng nhà máy giấy Kratf mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cổ phiếu BBC của Cty CP Bánh kẹo Biên Hoà dù mới ra niêm yết cuối tháng 12 năm 2001 nhưng đã gây được sự chú ý của các nhà đầu tư. Trong hai tháng 1 và tháng 2 cổ phiếu BBC được xếp vào nhóm 3 cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao nhất trong tháng.
Tình hình giao dịch của những cổ phiếu còn lại cũng đang ở trong điểm dừng và đang trong trạng thái chờ đợi những động thái mới. Cuối tháng 1/2002, mặc dù diễn biến của thị trường thiếu nhiệt nhưng do có thêm một số loại cổ phiếu mới đưa vào giao dịch nên khối lượng và giá trị giao dịch của tháng 1/2002 tăng lên đáng kể so với tháng 12/2001. Tổng khối lượng giao dịch tháng 1 là 2.012.090 chứng khoán tăng 705.790 chứng khoán so với tháng 12/2001, dạt giá trị 109 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng.
Sau một thời gian khá dài thị trường trầm lắng với khối lượng và giá trị giao dịch qua từng phiên đạt thấp, chỉ số VN-Index liên tục sụt giảm, giá các loại cổ phiếu đều giảm sút. Đến tháng 3 năm 2002 thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem là một tháng với những biến động của một chu kì thị trường mới với những nhân tố mới. Từ đầu tháng 3, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức áp dụng tăng phiên giao dịch từ 3 phiên/tuần lên 5 phiên /tuần và chính thức đưa vào giao dịch thoả thuận. Giá các cổ phiếu không còn tình trạng tăng, giảm một chiều. Ngoại trừ ba cổ phiếu Hap, Laf, và Can giảm giá còn lại giá cổ phiếu trên thị trường đều tăng.
Sang tháng 4/2002, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không có
những đột biến lớn. Khoảng cách cung cầu cổ phiếu trên thị trường có xu hướng thu hẹp và tạo nên thế cân đối tuy chỉ nhất thời. Chí số VN – Index biến động theo quỹ đạo hình sin với dao động không đều và diễn biến theo chiều hướng tăng, đặc biệt vào giai đoạn cuối tháng. Trong tháng 4/2002, quy mô thị trường được mở rộng với sự xuất hiện của các cổ phiếu mới đó là cổ phiếu BPC của Cty CP Bao bì Bỉm Sơn, cổ phiếu BT6 của Cty CP Bê tông 620 Châu Thới, cổ phiếu GMD của Cty CP Đại lý liên hiệp vận chuyển GEMADEPT, với tổng số cổ phiếu trên thị trường là 3,8 triệu cổ phiếu. Tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch trên toàn thị trường là 4.043.500cổ phiếu dạt 117.7 tỷ đồng.
Một trong những điểm nổi bật của thị trường chứng khoán tháng 5 là sự biến động giá cổ phiếu khá thất thường. Vào những phiên giao dịch đầu tháng, tiếp diễn xu hướng của những phiên giao dịch cuối tháng 4, giá cổ phiếu vẫn không ngừng tăng tuy với biên độ hẹp, nhưng khối lượng giao dịch qua các phiên vẫn khá cao. Vào những phiên giữa tháng, nhịp độ tăng chững lại và giảm dần về cuối tháng, vào giai đoạn cuối tháng giá nhiều loại cổ phiếu giảm như một xu thế. Nhưng tới 2 phiên giao dịch cuối tháng, thị trường có dấu hiêu đảo chiều khi hầu hết giá các cổ phiếu đều tăng và biểu đồ chỉ số VN-Index lại đi lên khá đột ngột.
Trong tháng 5, quy mô thị trường được mở rộng với sự xuất hiện hai loại cổ phiếu mới đó là cổ phiếu AGF của Cty CP Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang và cổ phiếu SAV của Cty CP Hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX.
Tháng 6/2002, thêm một chu kỳ tháng nữa trong tiến trình vận động và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng tháng này với biểu đồ thị trường sụt giảm. Đây là sự sụt giảm tạm thời và cũng là nhất thời.Đây là lần thứ hai thị trường ở vào xu thế suy giảm sau đợt suy giảm thứ nhất diễn ra vào tháng 3/2002 tuy nhiên mức độ suy giảm có nhẹ hơn. Từ phiên giao dịch thứ 303 ngày 1/6, phiên giao dịch đầu tiên trong tháng đến phiên giao dịch thừ 316 ngày 21/6 thị trường mới có dấu hiệu ngừng suy giảm và các chỉ số biểu đồ tăng nhẹ nhưng đó cũng chỉ là những đợt tăng ngắn, biên độ hẹp với những diến biến chập chờn cho đến hết tháng. Khối lượng giao dịch trong tháng 6/2002 là 2.157.110 cổ phiếu trị giá 63 tỷ đồng. Tình trạng giá các cổ phiếu sụt giảm đã tác động đến quy mô từng phiên giao dịch và ảnh hưởng đến tổng khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường.
Chỉ số VN-Index trên thị trường liên tục trong xu thế giảm, và đã giảm xuống mức thấp nhất 192,13. Vào những phiên nửa cuối tháng 6, chỉ số VN-Index có dấu hiệu đảo chiều, tăng lên nhưng cũng không đều và tốc độ tăng cũng rất chậm. Kết thúc phiên giao dịch 322 ngày 28/6, chỉ số VN – Index giảm 4,56 điểm so với phiên 302 cuối cùng của tháng 5/2002 (207,12 điểm).
Thị trường chứng khoán trong tháng 7 khá ảm đạm. Giá hầu hết các loại cổ phiếu trên thị trường đều sụt giảm. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh thấp, tâm lý các nhà đầu tư kém hào hứng. Trong khi đó, báo cáo 6 tháng đầu năm hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị phát hành đều là những con số rất khả quan so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các đơn vị phát hành đều tiến hành trả cổ tức sáu tháng đầu năm cho các cổ đông vào thời điểm này.
Thông tin về việc nới rộng biên độ dao động giá từ +/-2% lên +/-3%được chính thức áp dụng vào ngày 1/8/2002 đã làm cho thị trường chứng khoán những phiên cuối tháng 7 có những chuyển biến giá, giá các cổ phiếu có phần nhích lên. Chỉ số VN – Index kể từ sau phiên giao dịch thấp nhất ngày 19/7 (191,25 điểm) đã phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng trong tháng, nhìn lại tổng thể thị trường tháng 7 cho thấy thị trường vẫn trong những thời điểm chùng xuống và dường như trong trạng thái chờ đợi. Trong tháng 7, quy mô thị trường mở rộng với sự xuất hiện của 2 loại cổ phiếu mới đó là cổ phiếu TS4 của Cty CP Thuỷ sản số 4 và cổ phiếu của Cty CP Khánh Hội.
Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Nhóm nhân tố làm tăng giá cổ phiếu
a, Khối lượng cổ phiếu niêm yết tại trung tâm giao dịch quá ít
Giai đoạn này kéo dài gần một năm nhưng chỉ có 5 loại cổ phiếu được niêm yết chính thức gồm 32.117.840 cổ phiếu niêm yết (tức là khoảng 321.178 lô _ với 100 cổ phiếu = 1 lô_đơn vị nhỏ nhất được phép giao dịch) trong đó chỉ có khoảng 44% là đã được lưu kí. Mặt khác, lượng cổ phiếu không được phép giao dịch như cổ phiếu ngân quỹ, cổ phiếu thuộc sở hữu của Nhà nước, cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị công ty lại chiếm số lượng khá lớn. Do đó, số lượng cổ phiếu giao dịch được cũng rất ít, phiên cao nhất (phiên thứ 131) cũng chỉ đạt 424.300 cổ phiếu, chiếm hơn 1,3% tổng số cổ phiếu niêm yết.
Năm công ty cổ phần với hơn 32 triệu cổ phiếu niêm yết là con số quá nhỏ trong tổng số hơn 650 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá vào thời điểm đó. Đó là do phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không đủ tiêu chuẩn niêm yết còn các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn thì lại không muốn tham gia niêm yết do tâm lí ngại không muốn có sự thay đổi trong tỉ lệ sở hữu công ty, sợ công bố thông tin, kiểm toán hàng năm. . .và họ lại chưa nhận thức rõ được lợi ích của việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường. Về dài hạn, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm chạp, chất lượng các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá lại không cao, nhiều công ty cổ phần hoá là những công ty làm ăn thua lỗ phải chọn giải pháp cổ phần hoá làm lối thoát nên đã không tăng được số lượng các công ty đủ tiêu chuẩn niêm yết là mấy
Mặt khác, quá trình cấp phép niêm yết cho các công ty cổ phần đăng kí xin niêm yết còn quá chậm, đã không tăng được lượng hàng hoá đang thiếu hụt trầm trọng trên thị trường lúc này. Thị trường thì thiếu hàng nhưng trong suốt hơn 4 tháng đầu, chỉ có 4 loại cổ phiếu niêm yết, cả thị trường trông ngóng mãi thì hơn 4 tháng sau mới có thêm một số lượng quá nhỏ là 1.909.840 cổ phiếu LAF được đưa thêm vào giao dịch, tăng số loại cổ phiếu lên 5 loại nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được đủ mức cầu quá cao lúc đó.
Lượng cung thì ít trong khi cầu lớn hơn gấp nhiều lần làm cho giá cổ phiếu cứ ngày càng tăng.
b, Số lượng nhà đầu tư bán cổ phiếu ra ít
Phần lớn, lượng cổ phiếu phát hành ra mà có thể chuyển nhượng được là thuộc sở hữu của cán bộ công nhân viên, số lượng cổ phiếu bán ra ngoài rất ít. Hơn nữa, trong những cán bộ công nhân viên đó, ai muốn bán cổ phiếu thì họ đã bán từ trước cho các tay cò mồi, còn lại thì không muốn bán nên dù giá có tăng họ cũng không bán ra.
Còn về phần các nhà đầu tư trên thị trường, cứ mua được cổ phiếu là coi như có lãi, do vậy họ nắm giữ luôn lượng cổ phiếu đang có trong khi nhu cầu mua cổ phiếu ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu tăng liên tục, cung ngày càng ít đi, mỗi phiên giao dịch chỉ có rất ít cổ phiếu được bán ra, chủ yếu là lượng cổ phiếu quỹ của các công ty hay của các nhà đầu tư lớn bán ra nhỏ giọt nhằm kéo giá lên. Hiện tượng bán nhỏ giọt cổ phiếu xảy ra phổ biến ở các cổ phiếu như HAP, LAF với số lượng bán trong mỗi phiên giao dịch chỉ là một vài lô trong khi lượng cổ phiếu đặt mua lớn hơn gấp nhiều lần, lượng cổ phiếu bán ra đó đủ làm giá của nó tăng lên kịch trần theo từng phiên giao dịch trong một thời gian dài.
c, Lượng vốn đầu tư ồ ạt chảy vào trước một hình thức đầu tư mới
Thị trường chứng khoán còn mới mẻ đối với Việt Nam nhưng trên thế
giới, thị trường chứng khoán sơ khai đã nhen nhóm hình thành từ giữa thế kỉ 15. Đầu tư trên thị trường chứng khoán đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người dân ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Các nhà đầu tư Việt Nam tuy hiểu biết về thị trường chứng khoán còn chưa nhiều, nhưng họ biết đây là một loại hình đầu tư khá hấp dẫn, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra đời đáp ứng mong mỏi từ lâu của các nhà đầu tư, dẫn đến việc có một lượng vốn khá lớn ồ ạt chảy vào trong khi quy mô của thị trường còn quá nhỏ, hàng hoá quá ít do đó cầu thì nhiều mà cung thì không đáp ứng đủ.
Sự hấp dẫn của thị trường còn được thể hiện ở một số cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức khá cao như HAP (37%), TMS. Mặt khác, những cổ phiếu trên đã được Uỷ ban Chứng khoán lựa chọn khá kĩ để niêm yết nên các nhà đầu tư có tâm lí hoàn toàn an tâm vào khả năng tồn tại của công ty, không sợ thiệt hại gì ngay cả khi mua cổ phiếu rồi mà không bán được. Thêm nữa, thông tin tốt từ phía các công ty niêm yết không ngừng an ủi các nhà đầu tư, tạo cho họ một ảo tưởng, kì vọng quá lớn vào cổ phiếu mình đang nắm giữ, vì thế họ cứ tiếp tục lao vào mua cổ phiếu.
d, Xác định giá tham chiếu của cổ phiếu thấp hơn giá thị trường
Giá tham chiếu của các cổ phiếu trong ngày đầu tiên đưa vào giao dịch được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách (book value) của các doanh nghiệp. Nhưng thực tế, cách tính giá trị doanh nghiệp hiện nay lại không phản ánh đầy đủ các giá trị tài sản công ty như quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế doanh nghiệp, thương hiệu. . . nên giá cổ phiếu tham chiếu khi niêm yết không phản ánh đúng giá trị thực của công ty, thấp hơn nhiều so với giá trị thực. Mặt khác việc xác định giá tham chiếu này còn không tính đến yếu tố cung - cầu trên thị trường, không phản ánh nhu cầu về cổ phiếu đó vào giá tham chiếu. Do đó, khi các nhà đầu tư nhận thấy rằng giá cổ phiếu hiện nay là quá rẻ so với giá trị thực của nó tất yếu sẽ dẫn đến việc đổ xô vào mua, cầu tăng lên nhanh chóng.
Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới thì việc giá chứng khoán tăng trong thời gian đầu và giảm trong thời gian sau đối với thị trường chứng khoán mới ra đời là tất yếu. Điều đó được giải thích bởi quy luật biến động giá của các IPO (Initial Public Offerings-các chứng khoán phát hành lần đầu ra công chúng), theo đó, các IPO luôn được định giá thấp hơn so với giá trị dù sử dụng phương pháp định giá nào (chiết khấu theo luồng cổ tức, tiền mặt hay dựa trên giá trị tài sản ròng). Do nhiều nguyên nhân mà các IPO này bị định giá thấp, trong trường hợp đối với Việt Nam thì các IPO được định giá thấp là do việc xác định giá tham chiếu của cơ quan quản lí.
e, Do tâm lí đầu cơ mạnh mẽ của các nhà đầu tư
Ngay từ đầu khi mới bắt đầu có giao dịch, cung - cầu cổ phiếu đã mất cân đối trầm trọng, lượng cầu luôn lớn hơn cung làm cho giá cổ phiếu tăng liên tục. Giá cổ phiếu càng tăng thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư do cứ mua cổ phiếu phiên trước là phiên sau có lãi. Cứ thế cầu đẩy giá lên và ngược lại giá lại đẩy cầu lên dẫn đến lượng cầu cổ phiếu lớn dần lên một cách giả tạo, càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường vì mục đích đầu cơ ngắn hạn là mua cổ phiếu vào chờ giá tăng lên để kiếm lời. Các nhà đầu tư cứ như những con thiêu thân, tiếp tục dồn tiền vào mua cổ phiếu, lòng tham ngày càng tăng lên, thấy giá cổ phiếu tăng là cứ mua và găm giữ. Họ biết là sẽ đến lúc cổ phiếu ngừng tăng giá và rớt giá nhưng lòng tham chưa cho phép họ bán ra, họ vẫn muốn tiếp tục chờ đợi, nghe ngóng và đẩy cầu cổ phiếu ngày càng lên cao. Các nhà đầu tư đổ xô vào mua cổ phiếu mà không cần xem xét đến tình hình tài chính hay các thông tin về các công ty niêm yết như thế nào, thậm chí đã có lúc Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã phải đưa cổ phiếu HAP vào diện cảnh báo trong 3 phiên giao dịch 122,123,124 khi công ty cổ phần giấy Hải Phòng vi phạm các quy định về công bố thông tin và giá cổ phiếu tăng liên tục, nhưng trong suốt 3 phiên giao dịch đó, giá cổ phiếu HAP vẫn tăng kịch trần, các nhà đầu tư không bận tâm gì đến cảnh báo của Trung tâm giao dịch mà thậm chí còn tiếp tục mua thêm
nếu có nhà đầu tư nào vì những thông tin đó đã bán cổ phiếu của mình ra.
g, Do có hiện tượng làm giá cổ phiếu
Dù chưa có sự điều tra chính thức nhưng trong thực tế đã xuất hiện hiện tượng đặt nhiều lệnh mua một khối lượng lớn cổ phiếu với giá kịch trần ở cuối các phiên giao dịch nhằm tạo ra nhu cầu giả tạo vì với tình trạng cầu đang lớn hơn cung sẵn lúc đó thì chắc chắn lệnh mua đó sẽ không được thực hiện, đẩy giá cổ phiếu ngày càng lên cao.
Công tác giám sát, thanh tra chưa hiệu quả, việc xử lí các sai sót cũng chưa nghiêm minh nên đã xảy ra nhiều hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến thị trường như các hành vi thao túng thị trường như trên, xuất hiện nhiều tin đồn sai sự thật gây ảnh hưởng đến tâm lí nhà đầu tư.
h, Do biên độ dao động quá an toàn
Với biên độ dao động 2%, các nhà quản lí hi vọng rằng giá cổ phiếu có thể tăng chậm lại nhưng điều này chỉ có tác dụng kéo dài thời gian tăng giá của cổ phiếu ra mà thôi, nếu để biên độ dao động 5% như phiên giao dịch đầu tiên thì có lẽ giá cổ phiếu trên thị trường đã không tăng mạnh một cách liên tục như thời gian qua. Biên độ dao động 2% tạo ra cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư khi tiếp tục đặt lệnh mua cổ phiếu. Họ cho rằng, với biên độ như vậy, khi thị trường đổi chiều họ vẫn có thể bán ra mà không phương hại gì lắm đến lợi nhuận của mình. Do đó, các nhà đầu tư luôn đặt mua với mức giá kịch trần, tạo ra một cơn sốt đối với cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến giá cổ phiếu cứ tăng đều đều trong một thời gian dài như vậy. Sau khi biên độ dao động tăng lên 7% từ ngày 13/06/2001 thì giá cổ phiếu chỉ tăng thêm được vài phiên giao dịch rồi bắt đầu một đợt rớt giá kéo dài.
i, Do ảnh hưởng của thị trường tự do
Lúc đầu, chính những biến động trên thị trường chính thức đã tạo không khí sôi động cho thị trường tự do. Nhưng do giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch tăng lên liên tục nên dẫn đến một tâm lí là cứ cổ phiếu được đưa ra niêm yết là sẽ tăng giá, điều này làm cho các tay cò mồi trên thị trường tự do có cơ hội tiếp tục đẩy giá cổ phiếu lên cao, giá cổ phiếu trên thị trường tự do còn tăng nhanh hơn trên thị trường chính thức do không bị giới hạn về biên độ giá và chưa có sự quản lí chính thức của Nhà nước trên thị trường này. Việc giá cổ phiếu trên thị trường tự do tăng nhanh quá mức đã ảnh hưởng đến tâm lí các nhà đầu tư trên thị trường chính thức, làm cho họ cảm thấy rằng giá cổ phiếu hiện thời tại trung tâm giao dịch còn quá rẻ, do đó họ tiếp tục mua, đẩy cầu cổ phiếu không ngừng tăng.
Nhóm nhân tố làm giảm giá cổ phiếu
a, Các biện pháp mang tính chất hành chính của cơ quan quản lí gây tâm lí bất ổn cho các nhà đầu tư:
Sau gần một năm hoạt động, cơn sốt giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa dứt. Với mong muốn làm hạ bớt sự tăng nhiệt đó, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã điều chỉnh biên độ dao động giá từ 2% lên 7% bắt đầu từ phiên giao dịch thứ 132 ngày 13/06/2001 nhằm làm mất đi tâm lí luôn mua bán với giá kịch trần của các nhà đầu tư và hi vọng rằng các nhà đầu tư sẽ suy nghĩ kĩ hơn trước khi ra các quyết định mua bán cổ phiếu. Tuy lúc đầu giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng trong 6 phiên tiếp theo nhưng sau đó bắt đầu từ phiên giao dịch thứ 138 ngày 27/06/2001 giá cổ phiếu bắt đầu giảm .
Đó cũng chính là lúc mà Trung tâm giao dịch đưa ra biện pháp tiếp theo, đó là thông báo 153-TB/TTGD8 vào ngày 22/06/2001 về giới hạn số lượng cổ phiếu đặt mua, theo đó mỗi nhà đầu tư chỉ được đặt tối đa 2000 cổ phiếu trong một phiên cho một lệnh mua một loại cổ phiếu.
Hai thông báo liền nhau như vậy cũng đã đủ làm nhiều nhà đầu tư phải bắt đầu cảm thấy dao động trong việc đầu tư của mình. Tuy nhiên, thông tin thật sự gây sốc cho các nhà đầu tư lại chính là thông tin về việc trung tâm giao dịch có trình đề nghị lên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc giới hạn thời gian bán cổ phiếu từ 3 đến 6 tháng, đây lại là thông tin được đăng trên bản tin hàng ngày của Trung tâm giao dịch. Các nhà đầu tư lập tức tin vào khả năng Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ thông qua đề nghị này bởi cho đến lúc đó, cơ quan quản lí đã làm các nhà đầu tư bối rối về các biện pháp mà họ đã đưa ra, họ sẽ không thấy làm lạ nếu có thêm một biện pháp can thiệp nữa. Trong lúc còn chưa có quyết định chính thức, các nhà đầu tư lập tức bán cổ phiếu ra khi còn chưa muộn, nếu không đến lúc đề nghị đó thành sự thực thì có muốn bán cổ phiếu cũng khó, cung cổ phiếu trên thị trường lập tức tăng lên nhanh chóng. Cung cổ phiếu tăng đột ngột như vậy khiến lượng cầu lúc đầu còn nhiều song cũng phải giảm dần và không thể đủ đối với lượng cung càng ngày càng tăng đó, mất cân đối cung - cầu bắt đầu diễn ra nghiêng về phía cung.
Tâm trạng hoang mang lo sợ của các nhà đầu tư vẫn không hết ngay cả khi Trung tâm giao dịch điều chỉnh giới hạn đặt mua lên là tối đa 5000 cổ phiếu cho một loại cổ phiếu trong một phiên giao dịch từ ngày 20/07/2001 và thậm chí bãi bỏ quy định đó vào ngày 08/08/2001. Việc Trung tâm giao dịch liên tục đưa ra các thay đổi trong chính sách quản lí thị trường không những không ổn định được thị trường mà còn là các nhà đầu tư thêm rối loạn, họ cảm thấy sợ trước bất cứ biện pháp can thiệp nào của cơ quan quản lí đưa ra bất kể nó tốt hay xấu, do đó sự điều chỉnh trở nên vô dụng, không đem lại hiệu quả cho thị trường.
Tình trạng đó xảy ra là vì các biện pháp điều chỉnh đó thiếu nhất quán, không được xây dựng căn cứ vào một khung pháp lí cụ thể quy định giới hạn và phạm vi điều chỉnh của cơ quan quản lí. Mặt khác, sự can thiệp lại mang tính chất hành chính, chủ quan, không xây dựng một chính sách, chiến lược theo một định hướng cụ thể. Vì thế, các nhà quản lí phải thay đổi liên tục các biện pháp khác nhau, khi thấy biện pháp này sai thì lại thay bằng biện pháp khác, làm cho các nhà đầu tư cảm thấy mất lòng tin vào năng lực điều hành của cơ quan quản lí, từ đó mất lòng tin và dần dần rút ra khỏi thị trường.
Các nhà đầu tư trên thị trường phần lớn còn ít kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu, do đó họ phản ứng quá mạnh trước các thông tin trên thị trường, mặc dù đó là thông tin chưa chính thức. Giá cổ phiếu càng xuống thì lại càng có nhiều người bán ra, nếu trước đây các nhà đầu tư tranh nhau mua thì bây giờ họ lại tranh nhau bán. Tâm lí bất ổn, phản ứng dây chuyền theo số đông của các nhà đầu tư đã đẩy lượng cung tăng lên nhanh chóng, giá cổ phiếu theo đà đó giảm xuống do lượng cầu ít, với biên độ dao động 7% tốc độ giảm giá lại càng nhanh hơn, dẫn đến chỉ số VN- Index giảm xuống còn gần một nửa so với thời điểm cao nhất, chỉ còn 203,12 điểm vao ngày 5/10/2001.
b, Một số nhà đầu tư phải bán cổ phiếu để trả nợ ngân hàng
Trong thời kì giá lên, người ta đổ xô vào mua cổ phiếu, có rất nhiều người đã vay thêm tiền ngân hàng để mua cổ phiếu với mục đích đầu cơ chờ giá lên để kiếm lời, họ đã sử dụng chính số cổ phiếu đang có để cầm cố vay thêm tiền ngân hàng mua thêm cổ phiếu nữa. Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm, giá trị lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư cầm cố ở ngân hàng giảm dần, các ngân hàng lập tức đòi tiền các nhà đầu tư nhằm hạn chế rủi ro khi giá trị tài sản cầm cố xuống dần nhỏ hơn cả số tiền họ đã cho vay. Các nhà đầu tư không còn cách nào khác là phải bán cổ phiếu đi để trả nợ mặc dù họ muốn hay không, lượng cung cổ phiếu vốn dĩ đã đang tăng lại càng nhiều thêm.
c, Biến động trên thị trường bất động sản, đô la
Vào thời điểm thị trường chứng khoán đang xuống dốc như vậy thì thị trường nhà đất, đô la Mỹ lại sôi động mạnh mẽ. Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chính là các nhà đầu tư trên thị trường bất động sản, đô la Mỹ. . .Nếu như trước đây họ tạm thời dồn tiền sang đầu tư vào cổ phiếu khi thấy có cơ hội, thì khi giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm, đồng thời trên các thị trường hàng hoá khác, đặc biệt là thị trường nhà đất đang có cơn sốt mạnh, họ lập tức chuyển vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác đang đầy tiềm năng lợi nhuận. Điều đó đã làm tăng thêm khối lượng các nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường, lượng cung cổ phiếu vì thế tiếp tục tăng trong khi cầu thì không những không tăng mà còn giảm đi nhanh chóng.
d, Tâm lí chưa ổn định của các nhà đầu tư
Cũng giống như nguyên nhân làm tăng cung cổ phiếu, các nhà đầu tư bị ảnh hưởng tâm lí trước các biện pháp can thiệp hành chính của cơ quan quản lí nên đã ồ ạt bán cổ phiếu ra, trong khi nhu cầu mua lại thấp, do đó giá cổ phiếu ngày càng giảm. Những người trước đây đã mua rất nhiều cổ phiếu rồi thì bây giờ đã hết vốn còn những người chưa tham gia thị trường thì lại càng không muốn tham gia khi mà thị trường đang mất ổn định như vậy, mặt khác, do tính thanh khoản của các cổ phiếu chưa cao nên khó có thể đáp ứng được lượng tiền mặt cho các nhà đầu tư khi cần thiết nên họ cũng không muốn mua. Những người đang nắm giữ cổ phiếu tìm mọi cách để bán cổ phiếu đi còn những người chưa đầu tư thì còn thăm dò, chờ đợi những diễn biến tiếp theo của thị trường. Do đó, cầu cổ phiếu không tăng trong khi cung càng ngày càng giảm, các nhà đầu tư đã bắt đầu cảm thấy chán nản và thất vọng, tìm mọi cách rút ra khỏi thị trường mặc dù phải chấp nhận lỗ. Trong tổng số gần 7000 tài khoản đã được mở tại các công ty chứng khoán lúc đó chỉ có khoảng 1000-2000 tài khoản có giao dịch, trong đó chỉ có khoảng 500 tài khoản có giao dịch thường xuyên.
e, Số lượng các nhà đầu tư còn ít
Gần 7000 tài khoản giao dịch là con số quá nhỏ so với dân số hơn 80 triệu dân của nước ta. Việc đầu tư trên thị trường chứng khoán còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với phần lớn người dân Việt Nam. Thị trường chứng khoán ra đời nhưng chưa thu hút được mọi thành phần tham gia, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài .Đây là lực lượng người đầu tư có trình độ, kinh nghiệm rất tốt về thị trường chứng khoán, là lực lượng đầu tư có số vốn lớn, tham gia đầu tư mang tính chất dài hạn, thậm chí có thể giúp ổn định thị trường khi cần thiết.
Thị trường chứng khoán nước ta còn chưa phát triển, thiếu ổn định, tính thanh khoản yếu, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh chưa đồng bộ, các dịch vụ của các công ty chứng khoán còn hạn chế . . . nên số lượng nhà đầu tư tham gia còn ít, chưa đa dạng. Các nhà đầu tư hiện tại chủ yếu là những cá nhân đơn lẻ, chưa đủ kinh nghiệm nên chưa có sự đa dạng trong các quyết định đầu tư, họ thường phản ứng một cách giống nhau theo số đông, họ chưa tham gia đầu tư chứng khoán với mục tiêu dài hạn, dẫn đến tình trạng rớt giá cổ phiếu liên tục như hiện nay.
Thị trường sơ khai còn thiếu vắng các định chế trung gian có ảnh hưởng lớn đóng vai trò giúp ổn định thị trường như quỹ bình ổn thị trường, các nhà tạo lập thị trường (market makers). . .
Nhóm nhân tố làm giá cổ phiếu biến động liên tục
a, Cơ quan quản lí đã có một số thay đổi mang tính chất dài hạn giúp ổn định và phát triển thị trường
Trong thời gian gần đây, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã có một số thay đổi giúp khuyến khích thị trường phát triển hơn, đó là:
Thay đổi biên độ dao động tạm thời xuống còn 2% từ phiên giao dịch thứ 182 ngày 10/10/2001 nhằm giảm bớt tốc độ xuống giá của cổ phiếu.
Thông báo số 545/TTGD-LK về việc áp dụng quy trình thanh toán bù trừ t+3 từ ngày 02/01/2002. Việc rút ngắn quy trình thanh toán làm vòng quay vốn của các nhà đầu tư được tăng nhanh, gia tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư vào thị trường khi quyền lợi của họ được bảo vệ.
Thông báo số 34/TTGD-HC về việc tăng ngày giao dịch lên 5 phiên một tuần và áp dụng ph