MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU i
MỞ ĐẦU iii
Phần I: KHU HỆ SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM 1
Mở đầu 1
I. Hoạt động điều tra nghiên cứu sinh vật vùng biển Việt Nam 1
Đặng Ngọc Thanh
II. Đặc trưng môi trường sống vùng biển Việt Nam liên quan tới đời sống sinh vật 3
Đặng Ngọc Thanh
Chương I. Sinh vật phù du 6
Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Hữu Phụng,
Chương II. Sinh vật đáy 37
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ
Chương III. Cá biển 51
Nguyễn Nhật Thi
Chương IV. Các động vật biển khác 60
I. Tôm biển 60
Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh
II. Động vật thân mềm 68
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục
III. Chim biển 76
Nguyễn Quang Phách
IV. Bò sát và thú biển 81
Nguyễn Khắc Hường, Đặng Ngọc Thanh
Chương V. Rong biển 86
Nguyễn Văn Tiến
Phần II: NGUỒN LỢI SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM 96
Chương VI. Nguồn lợi cá biển 96
Bùi Đình Chung
Chương VII. Nguồn lợi đặc sản ngoài cá 113
I. Nguồn lợi tôm biển 113
Phạm Ngọc Đẳng
II. Nguồn lợi động vật thân mềm 124
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục
III. Nguồn lợi động vật đặc sản khác 133
Đặng Ngọc Thanh
Chương VIII. Nguồn lợi rong biển 140
Nguyễn Văn Tiến
Nhận định chung về khu hệ sinh vật và nguồn lợi sinh vật
vùng biển Việt Nam 158
Đặng Ngọc Thanh
Phần III: SINH THÁI VÙNG BIỂN VIỆT NAM 164
Chương IX. Đặc trưng sinh thái vùng triều 164
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục
Chương X. Đặc trưng sinh thái rừng ngập mặn 201
Phan Nguyên Hồng
Chương XI. Đặc trưng sinh thái rạn san hô 231
Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn
Chương XII. Đặc trưng sinh thái các bãi cỏ biển 254
Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh
Chương XIII. Đặc trưng sinh thái đầm phá ven biển 267
Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Nho
Chương XIV Đặc trưng sinh thái đảo 315
I. Đặc trưng sinh thái đảo ven bờ 315
Đặng Ngọc Thanh
II. Đặc trưng sinh thái đảo xa bờ: Quần đảo Trường Sa 348
Đặng Ngọc Thanh
Chương XV. Năng suất sinh học vùng biển Việt Nam 367
Nguyễn Tác An
Một số nhận định chung về các hệ sinh thái vùng biển Việt Nam 376
Đặng Ngọc Thanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 380
392 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4875 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biển đông - Sinh vật và sinh thái biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưỡng và phát triển nguồn giống tôm, cua, cá nhỏ cho vùng biển Việt Nam.
Xây dựng các cơ sở nuôi trồng hải sản có diện tích thích hợp, đầu tư hoàn toàn con giống và thức ăn công nghiệp. Đặc biệt các hình thức nuôi thả lồng trên các lòng sông, hệ lạch triều có sự trao đổi nước tốt nhằm tăng cao giá trị khai thác của hệ sinh thái.
Trồng mới và phục hồi RNM tạo ra các vùng đất bồi mới lấn nhanh ra biển, tạo thành vành đai bảo vệ đê và hệ sinh thái đồng ruộng và bảo vệ môi trường.
Xây dựng các khu vực quan trọng bảo tồn nguồn gen, bảo vệ chim nước, bãi đẻ, môi trường cho sinh vật vùng triều.
2. Mô hình khai thác sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng triều cửa sông hình phễu
Đây là loại hình cửa sông đang bị ngập chìm hiện đại. Diễn thế sinh thái của hệ ngày càng lấn vào lục địa, diện tích vùng triều ngày càng bị xói lở mạnh ở phía biển. Môi trường nước thường có độ mặn cao, động lực thủy triều của biển thống trị. Đặc biệt hơn cả là vùng triều cửa sông có hệ lạch triều dày đặc, có sự xâm thực sâu lớn đạt 5 - 18m rất thuận lợi cho giao thông thủy. Vì vậy, mô hình khai thác sử dụng hợp lý là bảo tồn toàn bộ vùng triều để khai thác tổng hợp giá trị hệ sinh thái.
Trước hết phải phục hồi lại toàn bộ diện tích RNM đã bị suy thoái do chiến tranh, do chặt phá khai thác gỗ, củi, do đắp đầm nuôi hải sản.
Mở rộng lại không gian hệ sinh thái vùng triều cửa sông, các khu khai hoang nông nghiệp có hiệu quả kém, các đập ngăn sông, ngăn lạch phải tháo bỏ trả lại diện tích cho hệ sinh thái. Các khu đầm nuôi rộng lớn như hiện nay phải chuyển trả lại hệ sinh thái vùng triều tự nhiên.
Xây dựng các khu rừng cấm khai thác để bảo vệ bờ biển, bảo vệ đê, chống lại sóng bão. Khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên có hạn định, kích cỡ con khai thác và mùa vụ khai thác cần được quy hoạch nhằm bảo vệ lâu bền hệ sinh thái.
Xây dựng các khu vực nuôi đặc sản tự nhiên trên các bãi đặc sản hiện có và tạo các bãi mới. Có chính sách đấu thầu giao khoán cho người khai thác và kiểm soát quá trình khai thác của hệ.
Phải lấy mô hình khai thác cảng, giao thông thủy là mô hình kinh tế quan trọng nhất của hệ sinh thái vùng triều cửa sông hình phễu. ở đây đã hình thành hệ thống cảng biển trong các vùng cửa sông Bạch Đằng (cảng Hải Phòng), Đồng Nai (cảng Sài Gòn). Đây là hai cảng lớn nhất nước ta hiện nay và là cửa ngõ ra vào của hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước.
Khai thác giá trị du lịch và môi trường của hệ sinh thái, phục hồi RNM tạo cảnh quan đẹp, xây dựng các điểm du lịch trong hệ sinh thái.
3. Mô hình khai thác sử dụng các vùng triều cửa sông trong đầm phá
Năng suất sinh học của hệ sinh thái các đầm phá miền Trung phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái vùng triều cửa sông trong đầm phá. Đây là nơi sản xuất ra chất hữu cơ cung cấp trực tiếp (cá biển) gián tiếp cho sinh vật (RNM) có trong hệ. Hệ sinh thái vùng triều trong các đầm phá còn là nơi cư trú, phát triển nguồn giống sinh vật đáy. Nếu để mất đi diện tích này sẽ làm suy giảm năng suất sinh học, nguồn lợi hải sản trong các đầm phá. Vì vậy, mô hình sử dụng hợp lý nhất hiện nay là bảo tồn tự nhiên, phục hồi và phát triển hệ sinh thái RNM, cỏ biển để khai thác tự nhiên các nguồn lợi hải sản.
Phục hồi RNM và hệ sinh thái cỏ biển trong các đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam hiện nay là hết sức cấp bách và cần thiết. RNM và cỏ biển đang bị đe doạ phá hủy hoàn toàn bởi các phương thức khai thác sử dụng như hiện nay như đắp đầm nuôi hải sản, xây dựng các khu vực sản xuất muối, đào bới bãi triều đánh bắt đặc sản. RNM được phục hồi, hệ sinh thái cỏ biển được bảo tồn và phát triển sẽ tạo ra môi sinh cho sinh vật trong đầm phá cư trú và phát triển.
Hệ sinh thái vùng triều trong các đầm phá là một phần của hệ sinh thái đầm phá. Vì vậy toàn bộ hệ sinh thái đầm phá là môi trường nuôi hải sản rất có giá trị cần phải bảo vệ. Môi trường hệ sinh thái vùng triều như là nơi ương lớn, cư trú của nguồn giống, cung cấp dinh dưỡng vào hệ sinh thái đầm phá.
Bảo tồn cảnh quan, xây dựng các điểm du lịch sinh thái một hệ sinh thái vùng triều nhiệt đới rất đặc trưng trong các đầm phá miền Trung Việt Nam. Những đặc trưng đó bao gồm: cảnh quan RNM, cỏ biển, sinh vật vùng triều nhiệt đới.
Khai thác tiềm năng giao thông thủy trong các cửa sông của đầm phá đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là các cảng biển trong đầm phá. Ngoài ra, xây dựng các đập ngăn mặn ngầm để hạn chế sự xâm nhập vào sâu trong các cửa sông gây nhiễm mặn đến hệ sinh thái đồng ruộng.
4. Mô hình khai thác hợp lý vùng triều cửa sông miền Trung
Vùng triều cửa sông miền Trung rất hẹp, RNM và cỏ biển phát triển phong phú. Các sông miền Trung khá dốc, vào mùa mưa thường có lũ lớn gây ngập lụt và mùa khô bị thu hẹp cửa sông hoặc bị đóng kín bởi các cồn cát ở phía biển. Vì vậy, hệ sinh thái vùng triều rất có giá trị đối với vùng ven bờ. Đây là đới triều thoát lũ, cư trú của nguồn giống tôm, cua, cá từ biển vào ven bờ. Mô hình khai thác sử dụng hợp lý là bảo tồn, bảo vệ tự nhiên khu khai thác giá trị tổng hợp của hệ sinh thái.
Hạn chế quai đắp đầm nuôi hải sản trên diện tích bãi triều.
Tiến hành nuôi cá lồng trên các lạch triều ngang cửa sông hoặc trên các lạch triều cửa sông.
Xây dựng hệ thống đập ngầm hạn chế lũ tiểu mãn khi có mưa lớn và ngăn cản xâm nhập mặn vào đồng ruộng. Hệ thống đập ngầm theo từng bậc địa hình còn có tác dụng đưa nước tưới vào đồng ruộng, điều hoà sự trao đổi giữa khối nước sông và nước biển tạo ra vùng nước lợ trên toàn hệ sinh thái vùng triều.
Chương XĐặc trưng sinh thái rừng ngập mặn
I. Tình hình nghiên cứu
Theo danh mục các công trình nghiên cứu rừng ngập mặn (RNM) 1900-1975 của B. Rollet (1981), có 97 công trình lớn nhỏ và bài báo có liên quan đến rừng ngập mặn Việt Nam, chủ yếu là của các tác giả nước ngoài, trong đó có 3 tài liệu vào cuối thế kỷ 19, 47 tài liệu từ nửa thế kỷ trước và 46 tài liệu từ 1951 đến 1975 (nhưng không có tác giả miền Bắc Việt Nam). Phần lớn các tài liệu trên đây chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ trong khai thác tài nguyên, hệ thực vật, thảm thực vật một vùng, tập trung nhất là tài liệu viết về chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh.
ở miền Bắc Việt Nam trước đây cũng có ít tài liệu lẻ tẻ đề cập ít nhiều đến rừng ngập mặn (Vũ Đức Minh, 1962-1965), Thái Văn Trừng (1970, 1978), Trần Ngũ Phương (1970). Công trình có hệ thống đầu tiên về thảm thực vật rừng ngập mặn ở Việt Nam là luận án tiến sĩ của Vũ Văn Cương (1964): “Hệ thực vật và thảm thực vật khu vực Sài Gòn - mũi Vũng Tầu miền Nam Việt Nam”. Năm 1970, luận án PTS Sinh học “Đặc điểm sinh thái, phân bố hệ thực vật và thảm thực vật ven biển Bắc Việt Nam” của Phan Nguyên Hồng đã trình bày khá đầy đủ về đặc điểm sinh học, hệ thực vật, các quần xã thực vật ngập mặn miền Bắc. Cuốn sách “Rừng ngập nước Việt Nam” của Nguyễn Văn Thôn và Lâm Bình Lợi (1972) cũng đề cập một số đặc điểm sinh học, phân loại và lâm học của rừng ngập mặn và rừng tràm ở miền Nam Việt Nam.
Từ sau 1975, chiến tranh kết thúc, việc nghiên cứu rừng ngập mặn được mở rộng ở cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Một số đề tài cấp Bộ được tiến hành, trong đó có các tư liệu điều tra dựa vào ảnh máy bay, vệ tinh và thực địa của Viện Điều tra qui hoạch rừng, nghiên cứu thảm thực vật ven biển Việt Nam của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I - Bộ Giáo dục. Đề tài điều tra tổng hợp vùng cửa sông Cửu Long của Trường đại học Sư phạm Hà Nội I thuộc Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước Điều tra tổng hợp vùng ven biển Thuận Hải - Minh Hải (1978-1980) đã đưa lại một số cơ sở khoa học phục vụ phân vùng tự nhiên và kinh tế tỉnh Bến Tre.
Trong hai kế hoạch 5 năm 1981-1985 và 1986-1990, Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã chủ trì các đề tài Nhà nước: “Nghiên cứu cấu trúc, động thái và năng suất sơ cấp của hệ sinh thái rừng ngập mặn” thuộc Chương trình Nhà nước 52.02, “Nghiên cứu hệ sinh thái RNM vùng đồng bằng sông Cửu Long”, thuộc Chương trình 52Đ “Nghiên cứu hậu quả chiến tranh hóa học của Mỹ trong vùng RNM Cà Mau”, thuộc Chương trình 64.03, “Nghiên cứu hậu quả lâu dài của Chiến tranh hóa học trong vùng RNM. Tìm biện pháp khắc phục” thuộc Chương trình Nhà nước 64A.
Cũng trong thời gian này một số đề tài của Chương trình điều tra nghiên cứu biển 48.06 và 48B như “Nghiên cứu sử dụng hợp lý bãi triều lầy cửa sông dải ven biển Bắc Việt Nam” đã nghiên cứu sâu các yếu tố môi trường RNM và đề xuất một số biện pháp sử dụng hợp lý vùng đất bãi lầy.
Hội thảo khoa học toàn quốc về hệ sinh thái RNM lần thứ I tổ chức tại Hà Nội năm 1984 với 28 báo cáo khoa học đã đánh dấu bước trưởng thành của các nhà khoa học về lĩnh vực này.
Bảng 59. Danh mục các loài thực vật ngập mặn (mangrove) ở Việt Nam
STT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Dạng sống
A
Những loài chủ yếu
Acanthaceae
Họ ô rô
1
Acanthus ebracteatus Vahl
Ô rô
B
2
A. ilicifolius L.
Ô rô
B
Aizoaceae
3
Sesuvium portulacastrum L.
Sam biển
C
Araceae
Họ ráy
4
Cryptocoryne ciliata (Roxb)
Mái dầm
C
Avicenniaceae
Họ mắm
5
Avicennia alba Bl.
Mắm trắng
G
6
A. lanata Ridl
Mắm quăn
G
7
A. marima (Forsk) Vierh
Mắm biển
G
8
A. officinalis L.
Mắm lưỡi đòng
G
Bignoniaceae
Họ đinh
9
Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Sch.
Quao nước
G
Chenopodiaceae
Họ rau muối
10
Suaeda maritima (L.) Dum
Muối biển
Combretaceae
Họ bàng
11
Lumnitzera littorea (Jack) Voigt
Cóc đỏ
G n
12
Lumnitzera racemosa Willd
Cóc vàng
G/B
Euphorbiaceae
Họ thầu dầu
13
Excoecaria agallocha L.
Giá
G n
Meliaceae
Họ xoan
14
Xylocarpus granatum Koen
Xu ổi
G
15
X. moluccensis (Lam) Roem
Xu
G
Myrsinaceae
Họ đơn nem
16
Aegiceras corniculatum (L.) Blannco
Sú
B
17
A. floridum Roem Schult
Sú
G/B
Palmae
Họ cau dừa
18
Nypa fruticans Wurmb
Dừa nước
Gt
19
Phoenix paludosa Roxb
Chà là
Gt
Pteridaceae
20
Acrostichum aureum L.
Ráng
Dx
Rhizophoraceae
Họ đước
21
Eruguiera cylindrica (L.) Bl
Vẹt trụ
G
22
B. gymnorrhiza (L.) Lam
Vẹt dù
G
23
B. parviflora (Roxb) Wet Am ex. Griff
Vẹt khang
G
24
B. sexangula (Leur) Poir. in Lamk
Vẹt tách
G
25
Ceriops decandra (Griff)
Dà quánh
Gn
26
C. tagal (Perr) CB. Reb
Dà vôi
G/B
27
Kandelia candel (L.) Druce
Trang
G
28
Rhizophora apiculata Bl.
Đước đôi
G
29
R. mucronata Lamk
Đước nhọn, đâng
G
30
R. stylosa Griff
Đước vòi, đưng
G
Rubiaceae
Họ cà phê
31
Schyphiphora hydrophyllacea Gaertn
Côi
B
Sonneratiaceae
Họ bần
32
Sonneratia alba J. Smith
Bần trắng
G
33
S. caseolaris (L.) Engl
Bần Chua
G
34
S. ovata Back
Bần ổi
G
Sterculiaceae
Họ trôm
35
Heritiera littoralis Dry
Cui biển
G
B
Những loài chịu mặn di nhập vào RNM
Amaryllidaceae
Họ thủy tiên
36
Crinum asiaticum L.
Náng
C
Anacardiaceae
Họ xoài
37
Gluta velutina
Sơn nước
G
Annonaceae
Họ na
38
Annona glabra L.
Na biển
G n
Apocynaceae
Họ trúc đào
39
Cerbera manghas L.
Mướp xác
G
40
C. odollam Gautn
Mướp xác
G
Asclepiadaceae
Họ thiên lý
41
Finlaysonia obovata Wall
Thiên lý dại
D
42
Gynnaythera nitida R. Br
Đây mũ
D
43
Sarcobolus globosus Wall
Dây cám
D
Asteraceae
Họ cúc
44
Pluchea indica L. Less
Lức
C
45
P. pteropoda Héml
Sài hồ
C
Araceae
Họ ráy
46
Lasia spinosa (L.) Thut
Chóc gai
C
Barringtoniaceae
Họ lộc vừng
47
Barringtonia acutangula (L.) Gaertn
Chiếc
G
48
B. asiatica (L.) Kurz
Chiếc bàng
G
49
Barringtonia racemosa (L.) spreng
Tim lang
G
Cactacea
Họ xương rồng
50
Hylocereus undatus (Haw) Britt Race
Lòng máng
Bs
Convolvulaceae
Họ khoai lang
51
Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br. Roth
Muống biển
Cb
Cyperaceae
Họ cói
52
Cyperus malaccensis Lam
Cói
C
53
C. tegitiformis Roxb
lác
C
54
C. rotundus L.
Củ gấu
C
55
Fimbrystilis ferruginea (L.) Vahl
Cỏ lông
C
56
Scirpus sp
Cỏ ngạn
C
Euphorbiacae
Họ thầu dầu
57
Glochidion littorale Bl.
Tràm bọt
Gn
Fabaceae
Họ đậu
58
Derris trifoliata Lour
Cốc kèn
Đg
Flacouritiaceae
Họ mùng quân
59
Scolopia macrophylla (W.A.) Clos
Bom bà
G
Flagellariaceae
Họ mây nước
60
Flagellaria indica L.
Mây nước
D
Godeniaceae
Họ hếp
61
Scaevola hainanensis Hance
Hếp Hải năm
Cm
62
S. taccada (Gaertn) Roxb.
Hếp
Loranthaceae
Họ tầm gửi
63
Viscum ovalifoliata Willd
Gởi lá
Ks
Malvaceae
Họ bông
64
Hibiscus tiliaceus L.
Tra
Gn
65
Thespesia populnea (L.) Sd.ex.Corrs
Tra biển
Gn
Meliaceae
Họ xoan
66
Amoora cucullata
Dái ngựa nước
G
Myoporaceae
Họ chọ
67
Myoporum bontioides A. Grey
Chọ
B
Palmae
Họ cau dừa
68
Oncosperma tigillarium Ridl.
Nhum
Pandanaceae
Họ dứa dại
69
Pandanus tectorius Sol
Dứa dại
C
Poaceae
Họ cỏ
70
Cynodon cactylon (L.) Pers
Cỏ gà
C
71
Phragmites karka Trin
Sậy
C
72
Sporolobus virginicus L.
Cỏ cáy
C
Rubiaceae
Họ cà phê
73
Gardenia lucida Roxb
Dành dành hoa vàng
Gn
74
Guettarda specinosa L.
Lầm bồng
Rutaceae
Họ cam
75
Acronychia pedunculata Roxb
Bưởi bung
Gn
Sterculiaceae
Họ cà phê
76
Kleinhovia hospita L.
Tra đỏ
Verbenaceae
Họ cỏ roi ngựa
B
77
Clerodendron inerma (L.) Gaertn
Vạng hôi
B
C.
Những loài ngẫu nhiên di chuyển tới RNM
Amaranthaceae
Họ rau dền
78
Achyranthes aspera L.
Cỏ xước, ngưu tất
C
79
Amaranthus spinosus L.
Rau dền gai
C
Asteraceae
Họ cúc
80
Bidens pilosa L.
Cúc áo, đơn kim, đơn buốt
C
81
Eupatorium triplinerve Vahl.
Bả dột
C
Chenopodiaceae
Họ rau muối
82
Chenopodium album L.
Rau muối
C
Euphorbiaceae
Họ thầu dầu
83
Sapium discolor (Champ.) Mucll
Sòi tía
G/B
Fabaceae
Họ đậu
84
Canavalia obtusifolia
Đậu cô
D
Lamiaceae
Họ hoa môi
85
Leucas zeylanica R. Br.
Mè đất
C
Portulacaceae
Họ rau Sam
86
Portulaca oleraceae L.
Rau sam
Cm
Rhamnaceae
Họ táo ta
87
Paliurus ramosissius Poir
Táo na
Gn
Solanaceae
Họ cà
88
Datura metel L.
Cà độc dược
B
89
Solanum xanthocarpum Schrad et Wendl
Cà trái vàng
Verbenaceae
Họ cỏ roi ngựa
90
Lippia nudiflora (L.) L.C.
Sài đất giả
Cb
91
Citex rotundifolia L.f.
Màn kinh tử Quan ẩm
Gn
Cyperaceae
Họ cói
92
Cyperus stoloniferus Retz
Cỏ gấu biển
C
93
C. tegetiformis Roxb
Cói bông trắng
C
94
Fimbrystilis dichotoma (L.) Vahl
Cỏ quăn
C
Chú thích:
G: Cây thân gỗ B: Cây bụi C: Cây thân cỏ
Cb: Cỏ bò Cm: Cỏ mọng nước D: Dây leo
Dg: Dây leo gỗ Dx: Dương xỉ Bs: Bì sinh
Ks: Kí sinh Gn: Gỗ nhỏ
II. Thành phần loài thực vật ngập mặn Việt Nam
1. Danh mục các loài thực vật rừng ngập mặn đã thống kê được ở Việt Nam cho tới nay được trình bày trong bảng 59. Phân chia các nhóm lớn và khu vực phân bố được trình bày trong bảng 60.
Nhóm I gồm những loài cây ngập mặn chủ yếu, gồm 35 loài thuộc 20 chi, và 16 họ.
Nhóm II gồm những loài cây chịu mặn di nhập vào RNM thường gặp trong các rừng thứ sinh, rừng trồng, đất bồi cao, ven kênh rạch, chỉ ngập chiều cao hoặc ít khi ngập triều. Nhóm này gồm 40 loài thuộc 35 chi, 27 họ. Ngoài ra còn một số loài ngẫu nhiên từ nội địa di chuyển tới.
Bảng 60. Số lượng loài cây ngập mặn ở Việt Nam theo các nhóm loài cây và khu vực phân bố
Nhóm loài
Số loài
Số chi
Số họ
Dạng sống
Các khu vực phân bố
G
B
C
L
G/B
Ks
Bs
I
II
III
IV
Nhóm loài chủ yếu
35
20
16
24
4
4
3
16
12
26
34
Nhóm loài gia nhập
40
35
27
16
3
12
5
1
2
1
19
12
28
35
Nhóm loài từ nội địa di chuyển tới
17
17
15
2
1
10
3
1
15
1
12
13
2. Về mối quan hệ thành phần loài thực vật ngập mặn Việt Nam với các nước trong vùng Đông Nam á, dựa vào các tư liệu điều tra gần đây nhất của các nước và ở Việt Nam có thể có được một số nhận xét.
Hệ thực vật trong vùng rừng ngập mặn ở Đông Nam á thuộc loại phong phú nhất thế giới: 46 loài chủ yếu thuộc 17 họ và 158 loài gia nhập thuộc 55 họ. Các nước có số loài nhiều nhất là Indonesia và Malaysia.
Trong số 46 loài cây ngập mặn chủ yếu ở Đông Nam á thì phần lớn đều có phân bố ở tất cả các nước, chỉ có một số ít loài phân bố hẹp ở một số nước và 7 loài chỉ thấy ở một nước. Nhiều loài có ở Việt Nam cũng gặp ở các nước khác (bảng 61).
Một số loài ở Philippin và Việt Nam nhưng không có ở Thái Lan (Sesuvium portulacastum, Avicennia officinalis, Rhizophora stylosa, Aegiceras floridum) có thể do tác động của bão nên nguồn giống chuyển từ Philippin đến Việt Nam, ngược lại có ở Thái Lan nhưng không gặp ở Việt Nam như Xylocarpus gangeticus, Acrostichum speciosum, Bruguiera hainensis, Heritiera formes... có thể do khả năng phát tán chủ yếu, vì các loài này chuyển từ ấn Độ lên qua dòng nước của ấn Độ Dương.
Bảng 61. Quan hệ thành phần loài cây ngập mặn chủ yếu ở Việt Nam và các nước Đông Nam á
Nước
Số loài cây ngập mặn chủ yếu ở từng nước
Số loài có chung ở Việt Nam và các nước
Việt Nam
35
Indonesia
37
32
Thái Lan
37
30
Malaysia
35
30
Philippin
31
28
Singapo
29
28
Campuchia
26
25
Có sự khác nhau đáng kể giữa các loài cây gia nhập RNM ở các nước trong vùng với nhau và giữa Việt Nam với các nước khác. Nói chung ở các nước thuộc xích đạo có nhiều điều kiện thuận lợi, đặc biệt là có độ mặn cao, mưa nhiều nên hệ thực vật trên đất mặn ít ngập triều, Indonesia có 54 loài gia nhập RNM trong đó có 29 loài bì sinh (Soemodiharjo, 1986) Malaysia có 52 loài (Chan H.T., 1986), bán đảo Thái Lan tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng có lượng mưa lớn nên số loài này phong phú (68 loài), T. Smithinand (1989) đã mô tả 26 loài dây leo, 22 loài bì sinh ở RNM Thái Lan. ở miền Nam Việt Nam có mùa khô kéo dài 6 tháng nên đất thiếu nước, dưới tác động mạnh của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao, đất ít ngập triều, bị ôxy hóa dần dần thành đất axit sunphat nên ít cây sống được. Còn ở miền Bắc có mùa đông lạnh do đó số loài cây gia nhập ít hơn các nước trên (40 loài) trong đó rất ít loài bì sinh và chỉ có 2 loài kí sinh, 5 loài dây leo.
3. Có sự sai khác giữa thành phần loài thực vật ngập mặn miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Số loài cây ngập mặn ở ven biển Nam Bộ (69 loài) phong phú hơn ở ven biển đông bắc (34 loài) và ven biển đồng bằng Bắc Bộ (24 loài).
Theo nhiều tác giả, hầu hết các loài cây ngập mặn của Việt Nam không phải là cây bản địa. Trung tâm hình thành cây ngập mặn là Indonesia và Malaysia (V.V. Cương, 1964; V.J. Chapman, 1975) từ đó phát tán ra các nơi khác. Sự vận chuyển nguồn giống vào Việt Nam chủ yếu là do các dòng chảy đại dương. Gió mùa tây nam vào mùa hè của dòng chảy từ phía nam lên, mang theo một số quả hạt và cây non của các loài ngập mặn vì thời gian này trùng với mùa rụng quả chín và cây non của họ Rhizophoraceae. Nhưng đến vĩ độ 12 thì dòng chảy chuyển hướng ra khơi nên một số loài không phát tán đến bờ biển phía bắc. Chính vì vậy mà nhiều loài phong phú ở phía nam như bần trắng, bần ổi, đung, đước, vẹt trụ, vẹt tách, dừa nước, mắm đen, mắm trắng,... không có mặt ở phía bắc.
Cũng có thể một ít loài trên trôi nổi trên biển một thời gian vài ba tháng và vào được bờ biển vịnh Bắc Bộ, nhưng vì thời kỳ sinh trưởng của cây non bị nhiệt độ thấp mùa đông do gió mùa đông bắc và khối nước lạnh từ vùng biển Trung Quốc tràn xuống khiến cho chúng không sống nổi.
Một số loài được chuyển từ quần đảo Philippin vào miền Trung và miền Bắc do tác động của bão như sú, dâng, trang, vẹt dù. Những loài cây này có khả năng thích nghi với biên độ muối rộng, đất nghèo, nhiều cát và đặc biệt chịu được nhiệt độ thấp mùa đông, nên chúng phân bố rộng ở ven biển, cửa sông Bắc Bộ và trong cửa sông ở Bắc Trung Bộ.
Những loài cây này cũng được phát tán từ Indonesia lên phía nam Việt Nam, nhưng không có khả năng cạnh tranh với các loài khác có ưu thế hơn về khả năng sinh trưởng, nên chúng thường chỉ phân bố thưa thớt ở dọc triền sông.
Một số ít loài chỉ gặp ở vùng ven biển đông bắc như chọ (Myoporum bontioides), hếp Hải Nam (Scaevola hainanensis), chúng thường sống trên các bãi ngập triều cao, nhiều sỏi đá. Nơi xuất phát của chúng là đảo Hải Nam. Chúng không chịu được nước có nồng độ muối thấp và khả năng phát tán hạt kém nên chỉ phân bố trong một khu vực hẹp.
III. Phân bố địa lý các quần xã rừng ngập mặn Việt Nam
Trước chiến tranh, rừng ngập mặn chiếm khoảng 400.000 ha (P. Maurand, 1943), chủ yếu là ở Nam Bộ (250.000 ha). Trải qua hai cuộc chiến tranh và sự khai thác quá mức, phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp, làm đầm nuôi tôm, diện tích rừng ngập mặn giảm sút nhanh chóng.
Các tài liệu tổng hợp cho thấy năm 1983 còn 252.000 ha và hiện nay còn trên 200.000 ha (D.N. Lưu, 1990).
Dựa vào các tài liệu khảo sát thực địa và một phân tư liệu viễn thám, có thể chia thảm thực vật RNM Việt Nam thành 4 khu vực và 11 tiểu khu.
1. Khu vực I
Bờ biển đông bắc từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn. Bờ biển chia cắt phức tạp tạo nên các vịnh ven bờ và các cửa sông hình phễu, có nhiều đảo bảo vệ hạn chế gió bão. Các sông chính có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh chuyển hết phù sa ra bờ biển và được giữ lại trên một thể nền đất bùn sét có cát tương đối phù hợp với sự sinh trưởng của cây ngập mặn. Lượng mưa hàng năm lớn (trên 2.500 mm), mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô cũng có mưa (20 - 25% năm), nhờ đó mà cây ngập mặn vẫn có một lượng nước ngọt phong phú và đồng đều hơn ở miền Nam.
Độ mặn của nước triều trong năm tương đối cao và thay đổi ít (trung bình 26 - 27‰), tháng 8 độ mặn ít nhất (trung bình 20,8 - 21,5‰), phù hợp với một số loài cây chịu mặn cao.
Do có nhiều núi rừng ăn sát biển, mật độ dân cư lại thưa, lại là khu vực sản xuất than đá, nhu cầu than củi không lớn, cho nên từ những năm 70 trở về trước, rừng ít bị phá, chỉ gần đây do có một bộ phận chuyển sang sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi hải sản nên rừng bị phá nhiều hơn, diện tích rừng giảm sút.
Tuy thảm thực vật RNM phân bố rộng nhưng kích thước cây bé, phần lớn là dạng cây nhỏ, cây gỗ lùn hoặc cây bụi vì chịu tác động của nhiệt độ thấp do gió mùa đông bắc và do đất nghèo chất dinh dưỡng, chỉ trừ phần cực bắc, có nhiều phù sa, lượng mưa lớn và ít tác động của con người.
Các quần xã chủ yếu là:
Quần xã mắm biển (Avicennia marina) tiên phong với các loài cỏ gà (Cynodon dactylon), muối biển (Suaeda maritima) trên các bãi mới bồi nhiều bùn cát, xa bờ, ngập triều trung thấp.
Quần xã sú (Aegiceras corniculatum tiên phong ở gần bờ, có các loài phụ: mắm biển, cỏ gấu (Cyperus rotundus).
Quần xã hỗn hợp đưng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), sú trên đất ngập triều trung bình.
Quần xã vẹt dù ưu thế với các loài đưng, trang, sú ở trên đất chỉ ngập triều trung bình cao trở lên.
Quần xã cây gỗ đất chỉ ngập triều thật cao: sú (Xylocarpus granatum), cui biển (Heritiera littoralis), giá (Excocaria agallocha), tra (Hibiscus tiliaceus), hếp (Scaevola taccada), mướp sát (Cerbera manghas), vạng hôi (Clerodendron inerme)...
Có thể phân chia khu vực I thành 3 tiểu khu:
Tiểu khu I.1.
Từ Móng Cái đến cửa Ông: điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình kiểu vịnh kín, có hệ thống chắn gió ở ngoài (Vĩnh Thực, Cái Chiên, Tài Long, Vạn Vược, Cái Bầu...) nhờ thế mà phù sa chuyển ra cửa sông đều được ngưng đọng lại trong vịnh, tác động của thủy triều mạnh do chế độ nhật triều và biên độ cao (4m) nên diện tích bị ngập, hàng cây lớn. Mặc dầu khu vực này có lượng mưa lớn (trên 2.000 mm/năm) nhưng do sông suối ngắn dốc nên nước mưa chảy mạnh ra biển, và chóng hòa lẫn vào nước biển. Nồng độ muối cao và biến động ít (trung bình toàn năm 28 - 30‰), mặt khác tác động của con người không lớn lắm (do thưa dân) nên RNM phát triển rộng, điển hình nhất là khu vực Mũi Chùa ở vịnh Tiên Yên. ở những bãi triều mới bồi nhiều cát thì mắm quăn (Avicennia lanata) là loài cây thuần loại, có chỗ lẫn cả sú (Aegiceras cornicilatum). Tầng thảm tươi có cỏ gà (Cynodon dactylon), muối biển (Suaeda australis) hoặc củ gấu (Cyperus rotundus) mọc rải rác. Những bãi ngập triều trung bình và triều thấp thành phần phức tạp hơn, có cả đước vòi, trang, sú và một ít mắm quăn sống sót (còn phần lớn thì bị chết vì thiếu ánh sáng). ở chỗ đất bồi chỉ ngập triều cao, vẹt dù (Bruguiera gimnorrhiji) chiếm ưu thế, chúng tạo thành quần xã thuần loại cây cao 6 - 8 m, đường kính 30 - 40 cm, các loài khác đều bị đẩy lùi ra phía bờ ngập nước sâu hơn, còn giá (Excoecaria agallocha) thì chiếm lĩnh bờ ít ngập cùng với cóc vàng (Lumnitjera racemosa), lác đác có côi (Scyphyphora hydrophyllacea) sống dưới tán cây khác.
Tiểu khu I.2.
Từ cửa Ông đến cửa Lục, núi ăn ra sát biển, rất ít sông nên thiếu phù sa, tác động của nước biển do bào mòn núi đá vôi, tạo ra các vũng, các eo, nên nước triều truyền nhanh, có chỗ xoáy hình phễu sâu tới 0,5 m. Phù sa, chất xói mòn trôi xuống không ổn định, bãi lầy hẹp, cấu tạo bởi bùn cát mặn. Vai trò của vật lơ lửng và quá trình lắng đọng, bồi tích ở tiểu khu này trong giai đoạn hiện tại hầu như không đáng kể. Mặc dầu nồng độ muối khá cao và ít biến đổi, lại có một hệ thống quần đảo che chắn sóng gió ở phía ngoài (Bái Tử Long và Hạ Long) nhưng rừng vẫn không phát triển vì thiếu phù sa và nước ngọt, ví dụ rừng ngập mặn ở thị xã Hòn Gai là một vùng bờ nằm sâu trong vịnh kín. Phía bờ nằm sát núi và các vỉa than nên nhiều sỏi, đá, than. Rừng gồm toàn cây nhỡ, cây bụi cao 0,5 - 2,5 m.
Tiểu khu I.3.
Từ cửa Lục đến mũi Đồ Sơn: tiểu khu này nằm trong hệ thống vùng cửa sông hình phễu Hải Phòng - Quảng Yên. Địa hình bằng phẳng hơn hai tiểu khu trên, ít chịu tác động của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap4-3.doc