Đề tài Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học ở trường THPT Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk

Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được xây dựng phù hợp, kế hoạch được triển khai đến từng tổ, từng bộ phận thông qua nhiều hình thức:

- Hướng dẫn học sinh và tư vấn cho phụ huynh chọn ban phù hợp với năng lực sở trường. Sắp xếp ban và lớp hợp lý.Trong năm học qua kết quả học tập sẽ cho học sinh chuyển ban tự nguyện và bắt buộc.

- Phân công chủ nhiệm: Phân công hợp lý theo đúng năng lực sở trường và năng lực chuyên môn của giáo viên.

- Họp hội đồng giáo dục mỗi tháng 1 lần.

- Giao ban chủ nhiệm thứ 2 hàng tuần: Thông báo kết quả thi đua hàng tuần và phổ biến kế hoạch tuần mới.

- Họp tổ chuyên môn 2 tuần 1lần: Thay đổi hình thức sinh hoạt tổ bớt về hành chính, dành nội dung cho chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học.Mỗi tuần vào tiết 4(thứ 7) mỗi tổ, tổ chức thao giảng góp ý rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp, khuyến khích dạy học bằng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin.Thảo luận xây dựng những bài dạy khó và tiến tới xây dựng bộ giáo án chung của tổ.

- Tổ chức thi giáo án giỏi cấp trường, khen thưởng động viên kịp thời. Mỗi tổ xây dựng một bộ giáo án điện tử và có ngân hàng đề thi nhất là đề trắc nghiệm.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học ở trường THPT Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao su, hồ tiêu, bông, cây ăn quả và kinh tế rừng. Đăk Lăk cũng là nơi có nhiều tài nguyên rừng và khoáng sản và giàu tiềm năng về du lịch với bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây nguyên. Buôn Ma Thuột là thành phố lớn và là trung tâm kinh tế ,văn hoá, chính trị của tỉnh Đăk Lăk, là thành phố xinh đẹp và thân thiện. Trình độ dân trí nói chung là cao so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Những năm gần đây, do nhận thức được sự đầu tư cho giáo dụclà con đường phát triển nên các cấp lãnh đạo và nhân dân địa phương đã có sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp trồng người của tỉnh nhà nói chung và của trường THPT Buôn Ma Thuột nói riêng. 2.2.Đặc điểm của trường THPT Buôn Ma Thuột: Trường THPT Buôn Ma Thuột là trường có bề dày truyền thống nhất và là một trong những trung tâm giáo dục chất lượng cao của tỉnh Đăk Lăk. Trường được thành lập từ thập niên 50 của thế kỷ trước, đến nay đã gần 60 năm. Từ năm 1979 đến năm 2001 trường có 72 lớp với khoảng 3500 học sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên khoảng 200 người. Từ năm 2001 đến nay do chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh nhà xây dựng trường trở thành trường chuẩn quốc gia nên năm 2009 nên số lớp, số học sinh được điều chỉnh với quy mô thích hợp và đội ngũ giaó viên đang được chuẩn hoá nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của một trường chuẩn quốc gia vào năm học 2009 - 2010. Năm học 2008-2008 tổng số học sinh toàn trường là 2491, số lớp: 57. Khối 10: Số học sinh: 670 chia thành 15 lớp với 3 ban (ban KHTN: 506 HS/ 11lớp, ban cơ bản: 125HS/3lớp, ban KHXH: 39HS/1lớp). Khối 11:Số học sinh: 774 chia thành 18 lớp với 3 ban(ban KHTN: 529 HS/ 12lớp, ban cơ bản: 177HS/4lớp, ban KHXH:68HS/ 2 lớp). Khối 12:Số học sinh: 774 chia thành 24 lớp với 3 ban(ban KHTN: 593 HS/ 13lớp, ban cơ bản: 322HS/8lớp, ban KHXH:132HS/ 3 lớp). Số lượng học sinh từ đầu năm đến nay ổn định với 3 ban. Đến đầu năm học 2009-2010 biên chế lớp là 45 chia đều cho 3 khối và mỗi lớp không quá 45 học sinh và đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chuẩn về chất lượng. Về cơ sở vật chất cũng được hoàn thiện dần để phục vụ tốt cho dạy và học. Với 3 dãy nhà cao tầng, 45 phòng học khang trang, 2 phòng máy với 75 máy, 3 phòng bộ môn (lý, hoá, sinh) đầy đủ chức năng phục vụ tốt cho đặc thù mỗi môn học, có 10 phòng sinh hoạt của 10 tổ chuyên môn, 1phòng thư viện lớn phục vụ đầy đủ nhu cầu cho giáo viên và học sinh, có 7 phòng đèn chiếu cố định và 4 máy chiếu di động, 1 hội trường lớn, một phòng truyền thống phong phú và trang nghiêm, 1 nhà đa chức năng, 2 phòng giáo viên và có đầy đủ các phòng sinh hoạt các đoàn thể. Hiện nay tỉnh đang đầu tư xây dựng nhà thi đấu hiện đại và khu thể thao lớn với số vốn đầu tư là gần 5 tỷ đồng .Khuông viên trường rộng 40.000 m2 thoáng mát rợp cây xanh, cây cảnh và hoa. Đã nối mạng ADSL toàn trường và thành lập trang web nhà trường. Về đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trường gồm 127 người, trong đó số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 120 ; Nữ : 74; Nam: 53, Chi bộ nhà trường có 32 đảng viên; Cán bộ quản lý: 3 ; Hiệu phó :2. Biên chế 10 tổ bộ môn và 1tổ văn phòng. Ngoài ra còn có những bộ phận chuyên trách khác như : Giáo vụ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ban chỉ đạo dạy thêm học thêm, ban chỉ đạo cuộc vận động “ Học sinh tích cực, trường học thân thiện”,... Về trình độ đào tạo: 100% giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn hiện nay: 5 thạc sĩ ( 1 là hiệu trưởng), 12 giáo viên đang học thạc sĩ ( 1là hiệu phó), 27 giáo viên có trình độ sau đại học. Tất cả giáo viên đứng lớp đều được học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chính trị theo quy định. Bảng thống kê sau đây thể hiện cơ cấu của tổ chuyên môn và một phần chất lượng đội ngũ của nhà trường. Bảng 2.1.Kết quả thi đua năm học 2007 -2008 Tổ CMNV Số lượng Xếp loại phẩm chất chớnh trị, đạo đức, lối sống Xếp loại chuyờn mụn nghiệp vụ Kết quả phõn loại giỏo viờn Khụng xột Tốt Khỏ TB Kộm Tốt Khỏ TB Kộm XS Khỏ TB Kộm Ngữ văn 17 16 16 16 Sử- GDCD 10 8 8 8 Địa lý 6 6 6 6 Ngoại ngữ 16 13 13 13 1 Toỏn Tin 25 19 18 1 19 1 2 Lý- KTCN 14 13 10 3 10 3 Hoỏ Học 8 7 6 1 6 1 Sinh KTNN 10 9 7 2 7 2 TD – QP 7 7 4 3 4 3 G Hiệu- HC 9 9 8 1 8 1 Tổng Cộng 122 108 97 11 97 11 % 88,5 90 10 90 10 Một số kết quả khác trong năm học 2007 -2008: - Dự thi giáo án điện tử cấp tỉnh: 20 giáo án và đã đạt 7 giải(1 giả nhì môn văn, 1 giải nhì môn toán, 1 giải nhì môn địa, 1 giải nhì môn công nghệ, 1 giải nhì môn hoá, 1 giảI 3 môn vật lý). - 19 giáo viên và kết quả: 18 giáo viên đạt giỏi,1 giáo viên đạt khá. - Thanh tra cụm: 23 giáo viên và kết quả: 20 giáo viên đạt giỏi, 3 giáo viên đạt khá. Về cơ bản đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và dần dần hợp lý về cơ cấu. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định do trường đang dần có sự chuyển giao thế hệ giáo viên. Những giáo viên lớn tuổi giàu kinh nghiệm thì ngại đổi mới, lực lượng giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm.Một phần lớn giáo viên chưa nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học. Với bề dày truyền thống nhà trường, sự nỗ lực không ngừng của thầy trò trường THPT Buôn Ma Thuột đã đạt được những thành tích đáng tự hào xứng đáng là ngôi trường hàng đầu của tỉnh Đăk Lăk. Kết quả hai mặt giáo dục năm học 2007 – 2008 * Học lực: Khối Giỏi Khỏ Trung bỡnh Yếu Kộm 10 – 791 h/s 9 – 1,2% 362 – 46% 402 – 50,4% 18 – 2,4% 0 11 – 1079 h/s 8 – 0,7% 503 – 46,5% 538 – 49,9% 30 – 2,8% 0 12 – 999 h/s 8 – 0,7% 444 – 44,2% 505 – 50,7% 42 – 4,2% 0 2869 h/s 25 – 0,9% 1309 – 45,7% 1445 – 50,3% 90 – 3,1% 0 * Hạnh kiểm: Khối Tốt Khỏ Trung bỡnh Yếu 10 – 791 h/s 643 – 81,2% 138 – 17,6% 10 – 1,3% 0 % 11 – 1079 h/s 914 – 84,7% 151 – 13,9% 10 – 0,9% 4 – 0,4% 12 – 999 h/s 830 – 83% 150 – 15,1% 19 – 1,9% 0% 2869 h/s 2387 – 83,2% 439 – 15,3% 39 – 1,4% 4- 0,1% Bảng 2.2.Kết quả hai mặt giáo dục năm học 2007 -2008 Thông qua các bảng số liệu về kết quả giáo dục học sinh năm học 2006-2007 của trường THPT Buôn Ma Thuột, rút ra nhận xét: Tỷ lệ hạnh kiểm tốt rất cao, học sinh yếu rất thấp, không có học sinh kém về đạo đức. Về học lực: Số học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ trên 50%, số học sinh trung bình trên 40%, số học sinh yếu kém không quá 1% Trong suốt những năm gần đây tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp rất cao 98% trở lên,số học sinh đậu đại học lần 1 trên 65%,trường cũng đóng góp nhiều giải học sinh giởi cấp quốc gia và nhiều học sinh thành đạt ở mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế. Song song với nhiệm vụ dạy và học, nhà trường còn thực hiện tốt các hoạt động khác : Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động ngoại khoá,...Các kết quả về thể thao, văn nghệ trong các cuộc thi luôn dẫn đầu ngành giáo dục(giáo viên) và khối học sinh PTTH toàn tỉnh. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý dạy và học ở trường THPTBMT: Từ đặc điểm của nhà trường cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dạy học của trường THPT Buôn Ma Thuột như sau: 2.3.1.Thuận lợi: - Là một trong những trường trọng điểm về chất lượng giáo dục của tỉnh, do đó trong công tác chỉ đạo dạy học của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Sở GD-ĐT tỉnh Đăk Lăk. - Cơ sở vật chất đáp ứng phục vụ tốt cho giảng dạy và học tập và đổi mới PPGD. - Nội bộ đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhiều năm đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh. - Cán bộ quản lý nhà trường có năng lực và năng động, trường có bề dày truyền thống. - Đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, gương mẫu có ý thức kỷ luật cao, phần lớn có tay nghề cao, tâm huyết với nghề nghiệp , có ý thức tự học, tự nghiên cứu và có tinh thần tương thân tương ái. - Tuổi nghề của giáo viên phân bố đều giữa già và trẻ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm và năng động. - Các tổ chức đoàn thể của nhà trường như Công đoàn, Đoàn TNCS HCM hoạt động đều tay, có hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực đến công tác quản lý chỉ đạo dạy và học của nhà trường. - Có sự giúp đỡ về nhiều mặt của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội khác đối với công tác dạy và học - Học sinh đầu vào lớp 10 được tuyển chọn chất lượng cao. - Nề nếp dạy và học của nhà trường ổn định. 2.3.2. Khó khăn: Cũng như những trường THPT khác trên cả nước, bên cánh những thuận lợi cơ bản, nhà trường còn có những khó khăn ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học: - Một số bộ phận giáo viên còn yếu về năng lực, đặc biệt là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và trình độ ngoại ngữ, về ý thức tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức. Một bộ phận chậm và ngại đổi mới và mơ hồ về đổi mới phương pháp dạy học. Đây là một bài toán khó cho việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. - Thiết bị dạy học chất lượng kém, kỹ năng dạy thực hành còn hạn chế, nhân viên phụ trách thí nghiệm chưa được đào tạo bài bản và chưa có nhiệt huyết. - Lực lượng giáo viên trẻ mới được tuyển dụng, còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy. 2.4. Thực trạng chỉ đạo quá trình dạy học ở trường THPT BMT: Trên cơ sở những điều kiện khách quan và chủ quan của nhà trường đã được trình bày ở phần trên của đề tài, với tinh thần phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể và phát huy tài năng cá nhân. Lãnh đạo nhà trường, vai trò quyết định là đ/c Hiệu trưởng đã thực hiện chỉ đạo quá trình dạy học với tiến trình sau đây: 2 4.1.Tiến trình chỉ đạo xây dựng kế hoạch chung : Căn cứ vào văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch năm học trước, thực trạng của nhà trường.Thực tế tiến trình xây dựng kế hoạch như sau: - Cuối năm học trước, Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho các phó hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể, các bộ phận quan trọng xây dựng kế hoạch của từng lĩnh vực công tác. - Tháng 8 Hiệu trưởng xây dựng bản dự thảo kế hoạch và thông qua cuộc họp chi bộ và liên tịch. - Tiếp theo là cuộc họp hội đồng giáo dục đầu năm (thường ghép trong các lớp bồi dưỡng chính trị đầu năm), Hiệu trưởng trình bày trước hội đồng nhà trường. - Bản kế hoạch chính thức được hoàn chỉnh khoảng 20/8 và được triển khai thực hiện bằng cuộc họp tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể. Sau đó, tổ chuyên môn và mỗi cá nhân mỗi giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch riêng cho tổ và cho cá nhân. Đoàn trường xây dựng kế hoạch hoạt động, BCH xây dựng quy chế phối hợp. Trong thực tế nhà trường, nội dung kế hoạch cơ bản giữ nguyên, hội nghị cán bộ viên chức đầu năm trong nghị quyết chỉ thay đổi phần chỉ tiêu là chính. 2.4.2. Chỉ đạo xây dựng nội dung kế hoạch: - Xây dựng kế hoạch chung: Kế hoạch mọi mặt hoạt động của nhà trường. - Xây dựng chương trình tuyển sinh, phân ban. - Xây dựng thời khoá biểu: Các căn cứ lập thời khoá biểu: + Hiệu trưởng phân công chủ nhiệm và các công tác khác. + Phân công chuyên môn. + Tính sư phạm, đặc thù bộ môn. + Nguyện vọng và hoàn cảnh mỗi cá nhân. Hai năm học gần đây, thời khoá biểu được thành lập bởi các phần mềm chuyên dụng. Sau khi hoàn chỉnh, mỗi thành giáo viên làm căn cứ chính để lập kế hoạch cá nhân - Xây dựng kế hoạch nề nếp dạy học: Đối với giáo viên: + Xây dựng quy chế chuyên môn: Các loại hồ sơ, giáo án, kế hoạch thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi, thanh tra, chuyên đề, thực hiện nội quy lên lớp,...là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua. Đối với học sinh: Xây dựng nội quy, quy định nề nếp học sinh. - Xây dựng kế hoạch ôn tập, kiểm tra: + Kiểm tra 1 tiết. + Kiểm tra giữa kì ,kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm. + Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém và ôn thi tốt nghiệp. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi -Xây dựng quy chế phối hợp với cac đoàn thể - Xây dựng kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha me học sinh phục vụ dạy học. - Mỗi cán bộ quản lí xây dựng kế hoạch cá nhân để chỉ đạo thực hiện 2.4.4.Tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình dạy học: Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được xây dựng phù hợp, kế hoạch được triển khai đến từng tổ, từng bộ phận thông qua nhiều hình thức: - Hướng dẫn học sinh và tư vấn cho phụ huynh chọn ban phù hợp với năng lực sở trường. Sắp xếp ban và lớp hợp lý.Trong năm học qua kết quả học tập sẽ cho học sinh chuyển ban tự nguyện và bắt buộc. - Phân công chủ nhiệm: Phân công hợp lý theo đúng năng lực sở trường và năng lực chuyên môn của giáo viên. - Họp hội đồng giáo dục mỗi tháng 1 lần. - Giao ban chủ nhiệm thứ 2 hàng tuần: Thông báo kết quả thi đua hàng tuần và phổ biến kế hoạch tuần mới. - Họp tổ chuyên môn 2 tuần 1lần: Thay đổi hình thức sinh hoạt tổ bớt về hành chính, dành nội dung cho chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học.Mỗi tuần vào tiết 4(thứ 7) mỗi tổ, tổ chức thao giảng góp ý rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp, khuyến khích dạy học bằng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin.Thảo luận xây dựng những bài dạy khó và tiến tới xây dựng bộ giáo án chung của tổ. - Tổ chức thi giáo án giỏi cấp trường, khen thưởng động viên kịp thời. Mỗi tổ xây dựng một bộ giáo án điện tử và có ngân hàng đề thi nhất là đề trắc nghiệm. Những yêu cầu quan trọng: Dạy đúng chương trình, dạy đầy đủ bài thí nghiệm thực hành theo quy định, khuyến khích việc dạy học bằng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin, - Thực hiện các chuyên đề chuyên môn: Mỗi học kỳ mỗi tổ thực hiện 2 chuyên đề có chất lượng và hiệu quả. - Phối hợp với công đoàn và đoàn thanh niên triển khai thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung, nhấn mạnh cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “thi đua dạy tốt học tốt”coi là nền tảng và sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của nhà trường. - Tổ chức thi tuyển chọn học sinh giỏi đầu năm, thành lập các lớp bồi dưỡng, tăng thời lượng bồi dưỡng, thay đổi hình thức bồi dưỡng đỉnh cao bằng cách giao trách nhiệm cho những giáo viên có năng lực hướng dẫn học sinh tự học.Tuyển chọn học sinh có năng khiếu, bồi dưỡng ngay từ đầu năm lớp 10 - Tạo mọi điều kiện cho giáo viên học bồi dưỡng, tập huấn và học tập nâng cao trình độ, khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu - Kiểm tra tiến độ và chất lượng thực hiện dạy học bằng những căn cứ : + Thực hiện phân phối chương trình + Phiếu báo giảng + Giáo án + Sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân + Sổ đầu bài + Sổ chủ nhiệm + Các kênh thông tin khác 2.4.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: - Tác động đến nhận thức của mỗi giáo viên: Coi việc đổi mới quá trình dạy học là nhiệm vụ tất yếu của mỗi cá nhân và tập thể nhà trường. - Tạo điều kiện tối đa cho những giáo viên có năng lực tập huấn nâng cao về nội dung đổi mới, kỹ năng thực hành, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Thực hiện những tiết dạy khó, tiêu biểu để nhân rộng đại trà. - Ban giám hiệu , tổ trưởng chuyên môn theo dõi, kiểm tra đánh giá, động viên khuyến khích, điều chỉnh những sai lệch, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học. - Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học. 2.5 Một số biện pháp đề xuất trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT BMT. Qua phân tích thực trạng về quản lý quá trình dạy học ở trường THPT BMT, chúng tôi nhận thấy có 6 vấn đề đặt ra là: 1.Cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường về việc cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học. 2.Kiện toàn bộ máy chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý. 3.Tăng cường xây dựng và củng cố nền nếp dạy học. 4.Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua " dạy tốt, học tốt". 5.Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, đặc biệt việc sử dụng TBDH và công nghệ thông tin, kỹ năng thực hành. 6. Kết hợp các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho quá trình dạy học. Chương III Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT BUÔN MA THUộTtỉnh Đăk Lăk 3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học. Để có thể nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải tạo được trong tập thể sư phạm nhà trường một môi trường đoàn kết với tinh thần và ý chí quyết tâm cao . 3.1.1. Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghị quyết của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, làm cho mọi người nắm vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong đó giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức và được coi là quốc sách hàng đầu. 3.1.2. Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo làm cho toàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng, những ưu điểm to lớn cũng như những yếu kém cần phải khắc phục hiện nay. 3.1.3. Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, xác định tầm nhìn và giá trị của nhà trường và khẳng định vai trò quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của địa phương. 3.2. Kiện toàn hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học dưới sự điều hành, chỉ đạo của người cán bộ quản lý. Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà trường mà cốt lõi là hoạt động dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần thiết phải có bộ máy chuyên môn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu chung. Việc phân công, sắp xếp bộ máy đòi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao. - Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của giáo viên. - Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian dài. Để chỉ đạo hoạt động dạy tốt, học tốt thì người lãnh đạo phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu ngoài ra còn phải nắm vững cơ sở lý luận của công tác quản lý, các thành tố cơ bản của quá trình dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy học và môi trường. Người cán bộ quản lý phải tổ chức lao động một cách khoa học thì mới nâng cao được hiệu quả quản lý đó là: - Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách hợp lý. - Thực hiện tốt việc phân công, giao trách nhiệm cho cấp dưới. - Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. - Có phong cách quản lý khoa học : cương quyết, dứt khoát, dân chủ. - Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân. 3.3 Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học: Xây dựng nền nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức tự giác và tự quản, có tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm trong tập thể. Hình thành thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà trường làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Để chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học cần làm tốt các công việc sau: 3.3.1 Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện các nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nền nếp và đồng đều ở các bộ phận. 3.3.1.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân, các đoàn thể một cách khoa học, sát với thực tiễn và chi tiết, cụ thể. Các loại kế hoạch đều được thảo luận một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao. 3.3.1.2. Ngay từ đầu năm học, các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng theo quy định: - Ra vào lớp đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu, các trường hợp đổi giờ, dạy thay đều phải thông qua Ban giám hiệu. Thực hiện đúng phân phối chương trình, chấm, trả bài đúng thời gian qui định. - Các loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, có chất lượng không đối phó, hình thức 3.3.1.3.Ban Giám hiệu phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, phân công trực lãnh đạo để theo dõi, điều hành từng buổi học và xử lý các tình huống kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế. Khi phát hiện những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần sớm chấn chỉnh, tránh hiện tượng nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở chiếu lệ làm cho nề nếp khó đi vào ổn định. 3.3.1.4. ổn định và duy trì nền nếp học tập ở các lớp. Học sinh phải có đủ sách, vở, đồ dùng học tập. Thống nhất trong toàn trường ngay từ giờ học thứ hai trong phân phối chương trình của môn học giáo viên phải thực hiện đều đặn các hình thức kiểm tra bài cũ. Trong tiết học, học sinh không được ra ngoài (trừ những trường hợp đặc biệt). Trong các buổi học, bảo vệ không cho học sinh ra khỏi cổng trường tránh hiện tượng một số học sinh bỏ giờ đi chơi. Ngay từ đầu năm học, học sinh được học các nội quy, quy định của nhà trường đối với mỗi học sinh và nhiệm vụ của học sinh THPT. Các giáo viên chủ nhiệm tổ chức đội ngũ cán bộ lớp duy trì nền nếp sinh hoạt và học tập của lớp mình. 3.3.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nền nếp chuyên môn: - Tổ chuyên môn làm nhiệm vụ phân công giảng dạy một cách hợp lý, phát huy cao nhất năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần / tháng có hiệu quả, thường xuyên cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt: + Rút kinh nghiệm các giờ dạy, thiết kế giáo án dạy các bài khó trong chương trình . + Sinh hoạt theo chuyên đề mà giáo viên đã đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm, phương pháp chuẩn bị và dạy các bài thực hành của bộ môn. - Họp cán bộ giáo viên mỗi tháng một lần vào tuần thứ nhất của tháng để kiểm điểm công tác tháng trước và thông qua triển khai kế hoạch công tác trong tháng. - Đánh giá xếp loại thi đua 2 tháng 1 lần đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên, cuối kỳ có sơ kết rút kinh nghiệm. - Nền nếp giáo viên cần đạt những yêu cầu sau: + Kỷ luật lao động nghiêm, thực hiện ngày giờ công đầy đủ. + Rèn luyện tác phong người thầy về ăn mặc, ứng xử mô phạm . + Hồ sơ chuyên môn đầy đủ có chất lượng. + Sinh hoạt tập thể tự giác, nghiêm túc. 3.3.3. Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy và học: 3.3.3.1. Kiểm tra đánh giá nền nếp dạy của giáo viên do Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn tiến hành: - Kiểm tra toàn diện giáo viên theo quy định : Nhà trường lập kế hoạch cùng tổ chuyên môn thực hiện, mỗi tổ phải kiểm tra toàn diện được 1/3 số giáo viên trong tổ. - Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động sư phạm của giáo viên: Giảng dạy trên lớp, soạn bài, chấm trả bài, ghi sổ đầu bài… Kết quả các đợt kiểm tra được công bố kịp thời, những sai sót được yêu cầu sửa chữa và khắc phục ngay sau khi phát hiện. 3.3.3.2. Kiểm tra đánh giá nền nếp học tập của học sinh chủ yếu do Đoàn thanh niên đảm nhiệm: Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức các đoàn kiểm tra bao gồm các uỷ viên Ban chấp hành, các bí thư chi đoàn, đội thanh niên kiểm tra phân công kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra việc thực hiện nền nếp của các lớp hàng ngày. - Tổng hợp điểm thi đua hàng tuần để xếp loại thi đua, công bố vào giờ chào cờ ngày thứ hai hàng tuần để động viên, khích lệ và nhắc nhở kịp thời. - Kết quả thi đua về nền nếp hàng tuần, hàng tháng sẽ được tổng hợp cuối học kỳ, cuối năm học và là một căn cứ quan trọng để đánh giá thi đua các lớp và giáo viên chủ nhiệm. 3.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt” trong nhà trường. 3.4.1.Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên: 3.4.1.1. Xác định rõ mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. 3.4.1.2. Chỉ đạo từng nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn có kế hoạch và yêu cầu cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở thống nhất về nhận thức, giáo viên tự đăng ký đề ra mục tiêu, có kế hoạch cụ thể cho cá nhân. 3.4.1.3. Cung cấp kịp thời những điều chỉnh, đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học của ngành, của Sở giáo dục tới giáo viên nhà trường. 3.4.1.4. Tổ chức dạy học rút kinh nghiệm theo chủ đề: Đổi mới phương pháp dạy một số tiết bài tập, phương pháp dạy một bài có thí nghiệm minh họa, phương pháp dạy một tiết ôn tập ... Sau đó cần phân tích sư phạm kỹ lưỡng, rút ra các bài học bổ ích, những điều nên tránh và phổ biến trong phạm vi cần thiết. 3.4.1.5. Tổ chức kiểm tra dự giờ của các giáo viên có năng lực chuyên môn hạn chế, học sinh phản ánh là khó hiểu, tìm ra nguyên nhân, điểm yếu để khắc phục. 3.4.1.6. Làm tốt công tác tư tưởng với những giáo viên còn ngại khó hoặc tinh thần trách nhiệm chưa cao, có các biện pháp thích hợp nhằm động viên kích thích và nâng cao ý thức vươn lên trong chuyên môn của họ. 3.4.1.7.Tham quan giao lưu học hỏi trao đổi chuyên môn với các trường THPT có chất lượng dạy học cao trong và ngoài tỉnh. 3.4.2. Đổi mới phương pháp học tập của học sinh: 3.4.2.1. Tổ chức hướng dẫn phươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDownload sáng kiến kinh nghiệm, tiểu luận kết thúc khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên-quản lý giáo dục- Biện pháp chỉ đạ.doc