LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 3
1.1 . KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 5
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty bánh kẹo Hải Châu. 6
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 9
1.2.1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh. 9
1.2.2. Đặc điểm về thị trường. 10
1.2.3. Đặc điểm về cạnh tranh. 12
1.2.4. Đặc điểm về sản phẩm. 13
1.2.5. Đặc điểm nội tại của công ty. 15
1.2.6. Đặc điểm khác. 18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 20
2.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 20
2.1.1. Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm. 20
2.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực 26
2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 30
2.2.1. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu. 30
2.2.2. Các chính sách Marketing – Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bánh kẹo Hải Châu 33
2.2.3. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường tiêu thụ bánh kẹo 44
2.2.4. Công tác tổ chức bán hàng. 47
2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 49
2.3.1.Những kết quả đạt được. 49
2.3.2. Những hạn chế. 50
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 51
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 54
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. 54
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. 56
3.3 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG KHÁC: 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
MỤC LỤC 72
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường Miền Trung.
Thị trường miền Trung chiếm một vị trí quan trọng của Công ty trong giai đoạn hiện nay và là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Năm 2004, Công ty bánh kẹo Hải Châu cung cấp 6674,867 tấn sản phẩm, chiếm 335 tổng sản lượng tiêu tụ toan Công ty,đáp ứng nhu cầu khách hàng Miền Trung. Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường miền Trung năm 2004
Đơn vị: Tấn
Sản phẩm
Thị trường
Bánh
Kẹo
Bột canh
Tổng số
1. Thanh Hoá
4.463,719
81,924
57,289
4602,932
2. Nghệ An
637,580
147,601
135,910
921,091
3. Hà Tĩnh
221,408
27,033
34,671
283,112
4. Quảng Bình
41,862
21,515
3,613
66,99
Khu vực miền Trung
5.976,29
433,07
265,507
6.674,867
(Nguồn: Phòng KHVT)
Sản phẩm Hải Châu chủ yếu được tiêu thụ tại 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Mức tiêu thụ kẹo và bột canh tại Nghệ An cao nhất nhưng bánh Hải Châu lại tiêu thụ nhiều ở Thanh Hoá với sản lượng là 4.463,719 tấn bánh. Các tỉnh khác, mức tiêu thụ sản phẩm Hải Châu thấp. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần tập trung mở rộng thị phần tại khu vực miền Trung.
c. Thị trường Miền Nam
Cho tới thời điểm hiện nay, công ty bánh kẹo Hải Châu vẫn chưa phát triển mạnh ở thị trường miền Nam nên sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn rất khiêm tốn là 490,249 tấn, chỉ chiếm 2,42% tổng sản lượng tiêu thụ. Nguyên nhân một phần là do tập quán tiêu dùng của người miền Nam là ưa ngọt, thích những loại bánh mang hương vị khác nhau. Bánh kẹo Hải Châu có ưu thế về độ ngọt, tuy nhiên về phương diện kiểu cách, hương vị, khối lượng chưa phong phú và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây. Mặt khác, đây là thị trường có nhiều đối thủ mạnh như Công ty đường Biên Hoà, Kinh Đô, Vinabiconên việc xâm nhập thị trường là khó khăn. Hy vọng rằng trong một tương lai không xa công ty có thể khai thác tốt thị trường miền Nam tạo nên sức bật phá mới trong kinh doanh.
d. Thị trường xuất khẩu:
Bánh kẹo Hải Châu chủ yếu là tiêu thụ ở trong nước, nên thị trường ngoài nước là rất nhỏ chỉ chiếm 0,82% tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty (Năm 2003 : 165,865 tấn sản phẩm.). Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu được xuất sang các nước Châu á như Lào, Campuchia, Trung Quốc và một số nước Châu Âu. Vì vậy việc xâm nhập vào các thị trường mới trên thế giới là một trong những mục tiêu của Công ty.
Nhận xét: Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực ta thấy thị trường chủ yếu của Công ty là miền Bắc và miền Trung vì là những vùng thị trường tương đối dễ tính, ưa chuộng sản phẩm của Công ty vì giá cả, chất lượng đảm bảo, không quan tâm nhiều đến hình thức mẫu mã bao bì, cụ thể thị trường miền Trung chiếm tỉ trọng lớn 33% tổng sản lượng Công ty tiêu thụ được. Đây là lợi thế của Hải Châu vì Hải Châu không chỉ có uy tín ở miền Bắc mà ở cả miền Trung. Tuy nhiên thị trường Hà Nội vẫn bị bỏ trống nhiều chỗ, nhất là thị trường sản phẩm cao cấp dành cho những nguời có thu nhập cao, những người mà chỉ quan tâm đến chất lượng, hình thức hơn là giá cả. Thị trường miền Nam và thị trường nước ngoài cách xa và tiềm lực của Công ty hạn chế nên chưa đủ điều kiện đáp ứng việc tiếp cận thị trường.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.2.1. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm là một công việc hết sức cần thiết trước khi sản xuất. Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác định khả năng tiêu thụ, tìm kiếm giải pháp nhằm thích ứng với đòi hỏi của thị trường. ở Công ty bánh kẹo Hải Châu hiện nay, công tác này do phòng Kế hoạch vật tư đảm nhiệm. Những thông tin về thị trường được bộ phận thị trường thuộc phòng Kế hoạch vật tư thu thập thông tin qua 2 phương pháp.
* Phương pháp gián tiếp: Đây là phương pháp thu thập thông tin về thị trường qua tài liệu nghiên cứu như sách báo, tạp chí, các thông tin từ các tổ chức khác. Tuy nhiên Công ty ít sử dụng phương pháp náy mà chủ yếu để tham khảo.
* Phương pháp trực tiếp:
Công ty thu thập thông tin qua hội nghị khách hàng hàng năm do Công ty tổ chức. Hội nghị khách hàng được tổ chúc mỗi năm một lần để tổng kết các hoạt động Marketing thị trường trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty tiến hành lập phiếu điều tra, gửi tới các đại lý là khách hàng lớn của Công ty để thu thập thông tin. Các đại lý này sẽ là những thành viên được mời tham dự Hội nghị để nói lên suy nghĩ của mình về sản phẩm cũng như các chính sách của Công ty trong năm qua. Trong hội nghị khách hàng, Công ty còn tiến hành trao thưởng cho những đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty với số lượng lớn.
Ngoài ra, Công ty còn cử người đi nắm bắt những thông tin về thị trường. Mỗi khu vực thị trường đều có nhân viên tiêu thụ phụ trách, cố gắng thu thập những thông tin tại thị trường do mình quản lý.
Sau khi đã thu thập những thông tin cần thiết, cán bộ nghiên cứu thị trường tập hợp dữ liệu thu thập được kết hợp với tài liệu bên trong Công ty như báo cáo kết quả kinh doanh, tính chi phí kinh doanhcũng như số liệu công bố của cơ quan thống kê, của các hiệp hội kinh tếtiến hành đánh giá phân tích thị trường.Nội dung của phân tích thị trường là nghiên cứu cung và cầu.
* Nghiên cứu cung: Trong ngành bánh kẹo Việt Nam, công ty bánh kẹo Hải Châu có đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty bánh kẹo Hải Hà. Mặc dù, được thành lập sau công ty bánh kẹo Hải Châu nhưng Hải Hà đã nhanh chóng phát triển và hiện nay đang chiếm thị phần là 7,3% trên thị trường bánh kẹo cả nước. Khoảng cuối năm 1997 đầu năm 1998, khi mà các công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo trong nước chưa chú ý đến chính sách truyền thông, xúc tiến thì công ty bánh kẹo Hải Hà đã rất nhiều lần quảng cáo giới thiệu về sản phẩm của mình trên ti vi. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao công ty bánh kẹo Hải Hà lại chiếm thị phần lớn như vậy và hơn hẳn Hải Châu.
Ngoài Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác như Biên Hoà, Quảng Ngãi, Tràng An, Hữu Nghị, Kinh Đô,Vinabico , bánh kẹo nhập ngoại từ Singapo, Đài Loan, Mailaixia
* Nghiên cứu cầu: Công ty bánh kẹo Hải Châu đặt tại Hà Nội nhưng sản phẩm Hải Châu có mặt ở thị trường của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi khu vực thị trường có đặc điểm riêng vì vậy công ty bánh kẹo Hải Châu đã phân chia thị trường trong nước theo khu vực địa lý để nghiên cứu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Khu vực miền Bắc: Người dân sinh sống tại các tỉnh thành của Miền Bắc có thu nhập thấp nên thị trường phía Bắc rất nhạy cảm về giá. Người Miền bắc thích những sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo về kỹ thuật, có uy tín nhưng giá cả phải "chấp nhận được". Họ thích những màu nhã nhặn, hài hoà song phải toát lên vẻ lịch sự sang trọng và khi mua người miền Bắc thường quan tâm đến trọng lượng sản phẩm.
Khu vực miền Trung: Dân cư thuộc khu vực miền Trung có thu nhập thấp, khi mua bánh kẹo họ thường quan tâm đến độ ngọt và hình dáng.
Khu vực miền Nam: So với miền Bắc và miền Trung thì người dân miền Nam có thu nhập cao hơn. Người miền Nam nhất là vùng Nam Bộ dành phần lớn thu nhập cho tiêu sài (khoảng 70% -80% thu nhập dành cho ăn uống). Họ ưa ngọt, ưa cay, thích những gam màu nóng (hay màu sặc sỡ) như đỏ, da cam, vàng
Đồng thời công ty tiến hành nghiên cưú cầu theo độ tuổi:
Trẻ em thích những sản phẩm bánh kẹo có màu sắc tươi sáng, có vị ngọt, hình dáng ngộ nghĩnh, đánh yêu.
Lứa tuổi thanh thiếu niên: nhu cầu bánh kẹo nhiều do lứa tuổi này thường có các buổi sinh nhật, hội họp, tổng kết sản phẩm bánh kẹo phải có bao bì đẹp, hương vị đặc sắc, mới lạ, màu sắc trẻ trung mới gây hấp dẫn đối với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Lứa tuổi trung niên: có nhu cầu cao về bánh kẹo cao cấp.
Lứa tuổi già: thích những sản phẩm bánh mềm, xốp.
Dựa trên kết quả phân tích, Công ty tiến hành hoạch định kế hoạch tiêu thụ cho từng sản phẩm sao cho vừa đáp ứng được cầu của thị trường vừa cân đối được với năng lực sản xuất của Công ty một cách tối đa nhất.
Tóm lại: mặc dù đã có cán bộ điều tra nghiên cứu thị trường thường xuyên nhưng trong công tác này Công ty còn nhiều hạn chế. Hải Châu chưa nắm bắt được kịp thời và không sát những biến đổi trong thị hiếu người tiêu dùng dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội. Cụ thể: Công ty chưa có nhiều sản phẩm đẹp phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là nhóm sản phẩm kẹo và các sản phẩm phục vụ Tết như các loại hộp. Vì vậy bị khách hàng kêu ca, phàn nàn nhiều, thiếu sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty kém đi và nếu tình trạng này không được cải thiện thì có thể mất thị phần ở một số vùng thị trường. Nguyên nhân một phần là do khách hàng của Công ty trải dài trên toàn quốc nên khó thu thập đầy đủ thông tin. Mặt khác đội ngũ nghiên cứu thị trường còn yếu, Hải châu chưa có phòng Marketing riêng mà bộ phận này là một phần của phòng Kế hoạch vật tư.
2.2.2. Các chính sách Marketing – Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
2.2.2.1. Chính sách sản phẩm
Nhu cầu của con người thường xuyên thay đổi, biến động không ngừng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải thích ứng với sự biến động đó. Sản phẩm ngoài việc phải đảm bảo chất lượng và sự tiện lợi trong tiêu dùng còn phải độc đáo mới lạ phù hợp với lối sống hiện đại mới đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Trong thời gian qua, công ty bánh kẹo Hải Châu đã đáp ứng liên tục kịp thời thị hiếu người tiêu dùng nhờ vận dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm. Dựa trên những sản phẩm truyền thống là bánh, kẹo, bột canh công ty đã đa dạng hoá, mẫu mã, kiểu dáng và hiện nay công ty đã sản xuất 70 chủng loại sản phẩm.
Bánh các loại : gồm bánh quy các loại, bánh kem xốp các loại và lương khô các loại.
Bánh quy của công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau: bánh quy Hải Châu, Hương Thảo, Hướng Dương, Bánh quy sữa, bánh quy hoa quả, Quy Marie.
Bánh kem xốp là loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm bánh kem xốp của công ty có kem xốp pho mát, kem xốp vừng, kem xốp trắng, kem xốp môka, kem xốp sôcôla
Sản phẩm lương khô của công ty gồm 4 loại: Lương khô ca cao, lương khô đậu xanh, lương khô dinh dưỡng và lương khô tổng hợp.
Kẹo gồm có kẹo cứng và kẹo mềm với nhiều hương vị đặc sắc như hương cam, hương táo, hương dâu, hương nho, hương ổi Ngoài ra công ty còn sản xuất kẹo sôcôla có nhân phục vụ người có thu nhập cao.
Công ty sản xuất 2 loại bột canh là bột canh thường và bột canh iốt có các hương vị khác nhau như bò, cua, gà.
Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau, Công ty đa dạng hoá trọng lượng và hình thức bao gói. Ví dụ , kem xốp có 470gr, 270gr, 200gr, 110grQui cách bao gói trước kia chủ yếu là túi ni lông thì nay được bổ xung thêm hộp nhựa, hộp giấy và hộp sắt( có hoặc không có khay nhựa bên trong), vừa bảo vệ được bánh kẹo khi vận chuyển vừa tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Ngoài ra, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ. Công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành một cách chặt chẽ từ khi mua nguyên vật liệu đến khi sản phẩm được nhập kho thông qua cán bộ kỹ thuật. Với quy trình kiểm tra này sản phẩm của Hải Châu luôn có chất lượng xứng đáng với khẩu hiệu "Hải Châu chỉ có chất lượng vàng".
Chính sách sản phẩm đúng đắn giúp công ty bánh kẹo Hải Châu thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từng bước đưa sản phẩm Hải Châu trở thành sản phẩm có uy tín nhất trên thị trường Việt Nam.
2.2.2.2. Chính sách giá
Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới số lượng hàng hoá bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng. Để đưa ra một mức giá hợp lý, Công ty phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận mong muốn, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, thời điểm bán và mức giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh.
Nhận thấy đa số người dân việt Nam có thu nhập thấp đồng thời độ co giãn của cầu theo giá lớn nên Công ty xác định giá bán là công cụ đắc lực đẩy nhânh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Hiên nay Công ty đang áp dụng cính sách giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh , nghĩa là Hải châu định giá bán sản phẩm thấp hơn mức thông trị trên thị trường nhưng cao hơn chi phí sản xuất và tiêu thụ tức là chấp nhận mức lãi thấp. Dưới đây là giá bán sản phẩm Hải Châu áp dụng từ ngày 18/6/2004.
Bảng 9: Giá bán sản phẩm Hải Châu từ ngày 18/6/2004
Tên sản phẩm
Trọng
lượng (kg/thùng)
Số
gói
Trọng lượng (gr/gói)
Thanh toán
Sau(đ/ kg)
Tiền mặt (đ/kg)
1.Lương khô tổng hợp
10
50
200
9.800
9.730
2. Lương khô cacao
10
50
200
10.000
9.930
3.Lương khô đậu xanh 90gr
9
100
90
10.500
10.430
4. Hương Thảo
7,5
30
250
11.400
11.330
5. Hương Cam 175 gr
8,75
50
175
11.050
10.980
6.Bánh quy bơ 210gr
5,04
24
210
12.900
12.830
7.Bánh quy sữa 125gr
6
48
125
13.000
12.930
8. Quy kem túi 250gr
6
24
250
17.400
17.300
9. Quy canxi 125gr
6
48
125
15.200
14.031
10. Bánh vani hộp 400gr
8,8
22
400
16.400
16.300
1Bánh Anh Đào hộp 350gr
8,4
22
350
17.200
17.100
12. Kẹo cứng chanh
6
50
120
12.730
12.630
13. Kẹo cứng nhân gừng
6,25
50
125
13.430
13.330
14. Kẹo cứng nhân mật ong
5
50
100
12.770
12.670
15. Kẹo mềm sôcola sữa
6,25
50
125
15.630
15.530
16. Kẹo mềm càfê
6,25
50
125
15.730
15.630
17. Kẹo mềm dừa sữa
6,25
50
125
15.230
15.130
18. Kẹo xốp chanh
6
50
120
15.100
15.000
19. Bột canh 200 gr
10
50
200
6.280
6.210
20. Bột canh iốt 200gr
10
50
200
6.345
6.287
( Nguồn: Phòng KHVT)
Cạnh tranh bằng giá là công cụ của Công ty nhưng không phải vì giá thấp mà Công ty không quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Hải Châu có giá tương đối thấp so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ mà chất lượng không thua kém, đôi khi chất lượng còn cao hơn.
Bảng 10: Giá bán lẻ của Công ty so với đối thủ cạnh tranh
Tên sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
Giá bán sản phẩm Hải Châu (đ/gói)
Tên đối thủ
Giá bán(đ/ gói)
1.Bánh Hương thảo 300g
X22
3700
3500
2. Bánh quy kem 350g
Hải Hà
6800
6500
3. Bánh Marie 300g
Kinh Đô
5100
4800
4. Kẹo Socola cứng 125 g
Quảng Ngãi
2200
2100
5. Kẹo cốm sữa
Tràng An
2700
2600
6. Kẹo Bạc hà125 g
Vinabico
1800
1800
7. Kẹo trái cây cứng 125g
Lam Sơn
1900
1700
(Nguồn : Phòng KHVT)
Nhận thức rõ vai trò của các đại lý, Công ty áp dụng nhiều biên pháp chiết giá để đẩy mạnh tiêu thụ. Công ty ý thức được rằng các đại lý là cánh tay phải của mình, hoạt động của đại lý có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ của Công ty. Do đó, chính sách chiết giá luôn được Công ty cải tiến nhằm khuyến khích các đại lý hoạt động tích cực. Công ty xây dựng chế độ chiết khấu theo vùng cho các loại sản phẩm. Tăng thêm chiết khấu cho khách hàng trả tiền ngay, điều chỉnh cước phí hỗ trợ vận chuyển cho phù hợp với giá xăng dầu và theo vùng của thị trường. Mặt khác, chính sách chiết giá còn giúp Công ty quay vòng vốn nhanh tránh tình trạng ứ đọng vốn do đại lý không thanh toán kịp hoặc có đại lý đã bán được hàng nhưng cố tình không thanh toán tìm cách chiếm dụng vốn của công ty. Mức chiết giá cho các đại lý cụ thể như sau:
Bảng 11: Mức chiết giá sản phẩm của Công ty
Mức chiết giá
1. Thanh toán ngay
Bánh
Kẹo
Bột canh
_ Khách hàng tại Hà Nội
1,5%
4,3%
2,9%
- Khách hàng Ngoại tỉnh
2,5%
5,4%
3,4%
2. Thanh toán chậm.
1%
4%
2%
( Nguồn: Phòng KHVT)
Tóm lại: Chính sách giá của Công ty tác động tích cực đến hoạt động tiêu thụ, góp phần mang lại hình ảnh Hải Châu có giá bán hợp lý song lại có chất lượng cao không những thế nó còn góp phần thục hiện tốt chiến lược kinh doanh của Công ty, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Chính sách chiết giá linh hoạt thu hút được nhiều khách hàng trên cả nước tìm đến sản phẩm Hải Châu, từ đó tạo điều kiện để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, chính sách giá của Công ty chủ yếu áp dụng cho các đại lý mà chưa chú ý đến người tiêu dùng cuối cùng.
2.2.2.3. Chính sách phân phối
Một trong những hoạt động chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường là thiết lập và phát triển hệ thống kênh phân phối và phương thức phân phối sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mặt hàng bánh kẹo vì đây là loại hàng hoá mà hành động mua của khách hàng thường là nhờ sự có sẵn của chúng trên thị trường. Nhận thức được điều đó nên trong những năm qua Công ty Hải Châu đã thiết lập một hệ thống kênh phân phối như sau:
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Bán lẻ
Đại lý bán buôn
Đại lý bán lẻ
Công ty bánh kẹo Hải Châu
Người tiêu dùng cuối cùng
Môi giới
(1)
(2)
(3)
(4)
Sơ đồ 6: Hệ thống kênh phân phối
- Kênh 1: Sản phẩm của Công ty tới tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua trung tâm Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại(KDSP&DVTM), cửa hàng giới thiệu sản phẩm và một số siêu thị như Intimex, Marco (ở Hà Nội), siêu thị Nhật Nam (TP. Hồ Chí Minh) Kênh tiêu thụ này không những giúp Công ty tiết kiệm được chi phí trung gian mà còn giúp Công ty có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Qua đó Công ty có thể nhận được những thông tin phản ánh từ phía khách hàng về sản phẩm, nhân viên, Công ty một cách nhanh chóng và kịp thời. Mặc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên kênh này không lớn, chỉ chiếm khoảng15% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm nhưng thông qua kênh này Công ty có thể giới thiệu với người tiêu dùng về những sản phẩm của Công ty.
Để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, hiện nay cửa hàng giới thiệu sản phẩm gần Công ty còn đảm nhận chức năng phân phối, vận chuyển, lưu kho và giao hàng trực tiếp cho các đại lý ở Hà Nội.
Kênh 2: Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bán lẻ đến lấy hàng của Công ty thông qua Trung tâm KDSP&DVTM ở 15 Mạc Thị Bưởi. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này ít vì chỉ có những khách hàng buôn bán nhỏ ở khu vực gần Công ty đến lấy hàng.
- Kênh 3: Là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty, nó được sử dụng để đưa sản phẩm tới khu vực thị trường xa Công ty . Khối lượng hàng hoá tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 70%- 75% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Với ưu điểm là nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, các đại lý này giúp Công ty nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của Công ty được phân phối thông suốt khắp các tỉnh thành trong cả nước. Chính vì vậy mà số lượgn đại lý của Công ty tăng nhanh qua các năm. Cụ thể: Năm 2001 Công ty có 318 đại lý, năm 2002 Công ty có 350 đại lý và đến năm 2003 Công ty có 400 đại lý và đến năm 2004 Công ty đã phát triển thêm 37 đại lý.
Đây là kênh tiêu thụ đem lại doanh thu lớn nhất cho Công ty. Năm 2004 hầu hết các đại lý ở các tỉnh đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 12%-20%. Cụ thể: Đại lý Lê Thị Phương ở Hà Nội tiêu thụ bột canh tốt nhất với hơn 1.436 tấn/ năm, doanh thu 8,6 tỷ đồng. Đại lý tiêu thụ bánh quy tốt nhất là Nguyễn Thị Hoa ở Thanh Hoá với 389 tấn bánh kẹo, doanh thu 4,2 tỷ đồng. Đại lý tiêu thụ kẹo tốt nhất là Lê Thị Loan ở Thái Nguyên với 528 tấn bánh kẹo, có doanh thu 5,3 tỷ đồng.
- Kênh 4: Công ty thông qua môi giới( Công ty TNHHTM Thái Hoà, Công ty XNK SiphắtThasa, ...các Công ty thương mại khác của Đức,Nga, Campuchia) để xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ qua kênh nay rất nhỏ, chỉ chiếm 0,82% sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty với doanh thu tiêu thụ gần 1,5 tỷ.
Hiện nay để hỗ trợ cho các kênh phân phối, Công ty sử dụng 3 hình thức vận chuyển:
+ Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng.
+ Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo từng tuyến đường, từng cây số với đơn giá vận chuyển.
+ Công ty thuê xe vận chuyển ngoài cho khách hàng.
Ngoài ra Công ty còn áp dụng chế độ thưởng cho các đại lý tiêu thụ tốt, có doanh thu lớn. Cụ thể: Các đại lý có doanh thu lớn hơn 1 tỷ đồng một năm thì sẽ được thưởng 0,5% doanh thu và cứ mỗi tỷ tăng thêm được hưởng 0,1%.
Tóm lại: Với việc áp dụng các loại kênh phân phối và hình thức vận chuyển như trên là khá hợp lý, vì vậy mà quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đại lý lớn và lâu dài của Công ty.
2.2.2.4. Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng
Công ty bánh kẹo Hải Châu sử dụng giá cả và chất lượng làm công cụ cạnh tranh chủ yếu nên các hoạt động truyền thông có thể nói là mờ nhạt. Sản phẩm của công ty ít được người tiêu dùng biết đến qua hoạt động này.
Đầu tiên là hoạt động quảng cáo, một hoạt động rất phổ biến trong cơ chế thị trường nhưng ở công ty bánh kẹo Hải Châu hoạt động này còn chưa được chú trọng. Các chương trình quảng cáo còn đơn điệu, nghèo nàn về thông tin và hình thức quảng cáo. Thông tin về công ty và sản phẩm của công ty thường xuất hiện trên các tạp chí như tạp chí công nghiệp do Bộ Công nghiệp phát hành và tạp chí thương mại do Bộ Thương mại phát hành vì vậy không tới được đông đảo các tầng lớp dân cư. Công ty Hải Châu cũng quảng cáo trên đài, ti vi nhưng không hiệu quả vì tần suất xuất hiện ít. Ngoài ra, công ty còn quảng cáo trên các phương tiện vận tải. Có thể nói, hoạt động quảng cáo của công ty chưa phát huy được ý nghĩa thực sự với hoạt động tiêu thụ mặc dù trong những năm gần đây hoạt động quảng cáo đã được tăng cường đẩy mạnh hơn. Cụ thể: Ta có thể thấy chi phí mà Công ty dành cho hoạt động này qua bảng sau
Bảng 12: Chi phí dành cho quảng cáo
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
Doanh thu (1)
Tỷ đồng
150,108
163,62
166,5
185
Chi phí dành cho quảng cáo (2)
Triệu đồng
525,32
736,29
1.093,7
1.500
Tỉ lệ = (2)/(1)
%
0,35
0,45
0,65
0,8
Trong đó quảng cáo trên:
- Truyền hình
Triệu đồng
150,68
220,89
451,49
804,73
- Báo chí
Triệu đồng
113,76
147,26
219,30
258,3
- Biển hiệu
Triệu đồng
211,08
294,52
224,04
235,27
- Các hình thức khác
Triệu đồng
49,8
73,63
198,89
201,7
(Nguồn: Phòng KHVT)
Có thể thấy rằng hai năm gần đây Công ty đã dành nhiều hơn cho ngân sách quảng cáo. Nếu như trong năm 2001 và 2002 chi phí này là 525,32 triệu đồng và 736,29 triệu đồng lần lượt chiếm 0,35% và 0,45% doanh thu thì đến năm 2003 tăng lên hơn 1 tỷ đồng chiếm 0,65% doanh thu và năm 2004 tỷ lệ chi phí quảng cáo so với doanh thu là 0,8% với con số tuyệt đối là 1,5 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đó là trong 2 năm này Hải Châu cho ra đời của 2 sản phẩm cao cấp mới là sôcôla và bánh mềm Custard cake.
Truyền hình là phương thức quảng cáo mà Công ty lựa chọn nhiều nhất nhằm quảng bá cho sản phẩm mới (chiếm 53,6% chi phí quảng cáo năm 2004). Để hỗ trợ việc tung sản phẩm sôcôla vào thị trường trong dịp Tết 2003 Hải Châu đã quảng cáo trên truyền hình vào buổi tối trước giờ chiếu phim của kênh VTV3 với tần số 10 lần trong 1 tháng. Chi phí của mỗi buổi chiếu là 15.000.000 đồng. Tổng cộng là 150 triệu đồng chưa kể chi phí thiết kế thông điệp quảng cáo và chi phí thuê diễn viên. Còn năm nay, đối với sản phẩm bánh mềm Custard cake, Công ty đã sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình (trên đài truyền hình Hà Nội) nhưng thường được chiếu vào các chương trình ban ngày với tần suất không nhiều, thời gian quảng cáo tuy tương đối dài nhưng nội dung chưa hấp dẫn, do đó chưa thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
Hàng năm, Công ty đã dành khoảng 0,2% trong ngân sách dành hoạt động xúc tiến này để thiết kế và truyền tải các thông điệp quảng cáo trên báo chí nhằm làm tăng thêm sự hiểu biết của công chúng về sản phẩm Hải Châu.
Trên các xe chở hàng của Công ty đều được thiết kế quảng cáo với nền mầu chủ đạo và mầu vàng với dòng chữ “Hải Châu chỉ có chất lượng vàng” được in trên thành xe ôtô của Công ty, cùng với biểu tượng của Hải Châu và biểu tượng hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngoài ra, Công ty còn in băng rôn, biển hiệu, các tờ áp phích cung cấp cho các đại lý lớn nhằm hỗ trợ cho hoạt động bán.
Có thể nói tuy Công ty đã có những chú ý nhất định đến hoạt động xúc tiến này nhưng so với các đối thủ cạnh tranh mạnh như Bibica, Hải Hà và đặc biệt là Kinh Đô, các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của Hải Châu còn ít và thiếu sự linh hoạt, hấp dẫn. Ngân sách dành cho hoạt động này cũng rất khiêm tốn chỉ chưa đến 1% doanh thu.
Tiếp theo là hoạt động xúc tiến bán nhằm đẩy mạnh tiêu thụ tăng cường sự hợp tác của các nhà phân phối. Công ty Bánh kẹo Hải Châu hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng ở xa. Mức hỗ trợ tăng theo độ dài quãng đường vận chuyển. Nếu khách hàng tự vận chuyển lô hàng có giá trị thanh toán lớn hơn 50 triệu đồng được hỗ trợ bằng cách giảm giá.
Bảng 13: Tỷ lệ giảm giá theo cung đường
Cung đường
Tỷ lệ giảm giá
Dưới 50 km
0,5%
51-70
0,6%
71-90
0,7%
91-110
0,8%
111-130
0,9%
> 130
1%
(Nguồn: Phòng KHVT)
Các đại lý có doanh thu lớn hơn 1 tỷ đồng một năm sẽ được hưởng 0,5% doanh thu và cứ mỗi tỷ tăng thêm được hưởng 0,1%.
Công ty áp dụng chế độ khuyến mại trong và ngoài thùng cho tất cả các khách hàng khi mua sản phẩm Hải Châu. Năm 2003 Công ty đã khuyến mại trong thùng và ngoài thùng sản phẩm là 638 triệu đồng. Cụ thể như sau:
- Đối với bột c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0531.doc