1. Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu thực tế ở lớp mẫu giáo lớn C Phú lương, vấn đề giúp trẻ nhận biết chữ cái qua hoạt động học và chơi là vô cùng quan trọng để tạo tiền đề cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
- Thông qua các hoạt động giúp trẻ hoàn thành nhân cách, phát triển toàn diện.
- Hoạt động “làm quen chữ cái” là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non.
- Để giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn, qua việc tổ chức cho trẻ học cần chuẩn bị tốt các đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh đẹp mắt, khoa học, để trẻ ham thích và phát huy được tính tích cực từng cá nhân từng trẻ. Thông qua đó đòi hỏi giáo viên Mầm non phải nắm vững đặc điểm tâm lý của trẻ, có tinh thần yêu nghề mến trẻ, luôn thể hiện tấm lòng là người mẹ thứ hai của trẻ.
- Vì vậy, việc tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cần có sự chuẩn bị tốt, có phương pháp hướng dẫn hợp lý thì phát huy được tính tích cực của cá nhân từng trẻ.
- Để trẻ nhận biết và tô đúng chữ cái, cô giáo là người kiên trì không nóng vội trước những kết quả của trẻ đã hoàn thành, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học, đem đến cho trẻ những gì cần thiết nhất, giúp trẻ tiến bộ, ngoài ra còn phải tích lỹ kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, tất cả sẽ đem lại thành công.
- Ngoài chuyên môn tôi còn phải thực hiện sự hòa nhập với thế giới của trẻ thơ. Cô phải tích cực sáng tạo trong việc giảng dạy, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, hấp dẫn đẹp mắt.
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái trẻ 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang
I. Tóm tắt: 2
II. Giới thiệu: 2
1. Giải pháp thay thế 3
2. Vấn đề nghiên cứu 4
3. Giả thuyết nghiên cứu 5
III. Phương pháp 5
1. Khách thể nghiên cứu 5
2. Thiết kế nghiên cứu 5
3. Quy trình nghiên cứu 6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu 7
IV. Phân tích dữ liệu 7
V. Kết luận và kiến nghị 9
1. Kết luận 9
2. Kiến nghị 9
Tài liệu tham khảo 10
Phụ lục 11
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tôi nghiên cứu đề tài hoạt động “Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái l, h, k” để khảo sát mức độ hình thành sự nhận biết của trẻ về mặt chữ cái và việc giáo dục phát triển toàn diện của trẻ, nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi một cách chính xác, để trẻ sớm hình thành phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, qua đó giáo dục trẻ hiểu biết, có kiến thức vững vàng cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
Tôi nghiên cứu chữ cái l, h, k chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Thông qua hoạt động “Trẻ nhận biết chữ cái l, h, k”, tôi chọn lớp mẫu giáo lớn Phú Lương B và lớp mẫu giáo lớn Phú Lương C nơi tôi đang giảng dạy để nghiên cứu, tôi chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Hoạt động làm quen chữ cái vô cùng phong phú và cần thiết đối với trẻ mầm non. Muốn tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo của chữ cái, giáo viên cần tổ chức hoạt động này một cách đa dạng phong phú, với các loại tranh ảnh, mô hình, tạo ra những sáng kiến mới, để tạo sự hấp dẫn, sự nhận biết các nét chữ, so sánh được nét chữ cái một cách linh hoạt sáng tạo, hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu khi trẻ đi học ở trường mầm non. Thông qua hoạt động “làm quen chữ cái” trẻ được nhận thức về các mặt chữ, phát âm rõ ràng, tô trùng khít các nét chữ. Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh và nhận biết mặt chữ.
Nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái l, h, k” để trẻ có tư duy và nhận biết tốt chữ cái. Sau khi điều tra khảo sát mứt độ hình thành của trẻ, tôi ghi chép lại một cách trung thực chính xác khả quan rõ ràng của lớp mẫu giáo lớn Phú lương B và lớp mẫu giáo lớn Phú Lương C - Trường mầm non An Ninh Đông.
Kết quả cho ta thấy tác động ảnh hưởng rõ rệt kết quả kiểm tra trước tác động: Nhóm đối chứng điểm trung bình là: 6,85; Nhóm thực nghiệm là: 6,9. Kết quả kiểm tra sau tác động: Nhóm đối chứng là: 7,9; Nhóm thực nghiệm là: 8,85.
Phép kiểm chứng T-test P = 0,001 < 1,13 có ý nghĩa. Điều đó cho ta thấy việc thực hiện đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái l, h, k” là thiết thực, có hiệu quả.
II. GIỚI THIỆU:
Trường Mầm non xã An Ninh Đông là một trường ven biển, các lớp đa số đều sống ở vùng khó khăn, không tiếp cận nhiều với các hoạt động học tập, vui chơi như các trẻ ở thành. Phụ huynh đa số là nông dân nên ít quan tâm đến việc học của con mình, nên việc nhận biết chữ chữ cái của trẻ rất chậm. Qua đó tôi chọn lớp mẫu giáo lớn C Phú Lương để nghiên cứu sử dụng theo phương pháp mới để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giáo viên lấy trẻ làm trung tâm, tác động đến trẻ về mọi mặt, ý thức, tình cảm, hành vi để giúp trẻ phát triển toàn diện, nhất là tầm mở rộng tầm quan sát xung quanh trẻ diễn ra hàng ngày.
Để đáp ứng nhu cầu các phương pháp, kỹ năng dạy học theo hướng tích hợp hoạt động của trẻ. Bản thân tôi ngoài việc hướng dẫn trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, mà còn trang bị cho trẻ các hoạt động học như: Văn học, thể dục, toán, chữ cái, học hát.. Mục đích của công việc này là nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong việc tự tìm tòi khám phá về môi trường chữ. Hoạt động chữ cái là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu sáng tạo trong học tập, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, nên trẻ nắm bắt được tri thức mới.
Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời người đã nói “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”.
Trẻ em là những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non.
Thông qua các hoạt động học trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ, để trẻ được tiếp cận với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Qua hoạt động này giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như: Đức, Trí, Lao động, Thể mỹ. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một.
Trường mầm non An Ninh Đông, đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non áp dụng từ các lớp mẫu giáo ghép. Có kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần. Chương trình dạy hoạt động học được thực hiện rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc thù địa phương nơi trẻ sinh sống, tôi cố gắn tìm những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt kết quả cao trong dạy và học. Hoạt động “Làm quen chữ cái” là cơ hội để trẻ khám phá thế giới xung quanh trẻ, trẻ được sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, để lĩnh hội kiến thức. Vì vậy với mục đích chung của giáo dục mầm non tôi nhận thấy hoạt động làm quen chữ cái là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người , từ đó tôi đưa ra khảo sát.
1. Giải pháp thay thế:
Để giải quyết các vấn đề trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoạt động quan sát khám phá, tìm hiểu thực hiện hoạt động này bước đầu khảo sát mức độ hình thành của trẻ học tốt về hoạt động này đạt kết quả cao cần phải có những biện pháp sau.
Xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần: Xây dựng kế hoạch rất quan trọng nó trở thành một nghị quyết soi sáng suốt cả trong năm học nói chung và cả trong quá trình tìm hiểu, quan sát hoạt động “làm quen chữ cái” nói riêng. Tôi tiến hành xây dựng cụ thể các chủ đề của năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và các thứ trong tuần không chỉ riêng hoạt động làm quen chữ cái mà còn dạy học ở nhiều hoạt động học khác. Trong quá trình thực hiện, tôi luôn rà soát đối chiếu để tìm ra những nguyên nhân nhược điểm, rút kinh nghiệm và kịp thời bổ sung vào kế hoạch để thực hiện tốt, đồng thời chúng tôi luôn trao đổi giữa Ban giám hiệu phụ trách chuyên môn, các giáo viên giảng dạy trực tiếp trong nhà trường và các bạn đồng nghiệp để đem lại thành công trong quá trình thực hiện những cái mới mà những giáo viên khác chưa thực hiện, khảo sát mức độ về nhận biết của trẻ có khoa học chủ động, xử lý nhanh và đạt được kết quả cao.
Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp: Nề nếp của trẻ là một bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ sẽ say mê với giờ học, luôn tập trung, chú ý thể hiện cảm xúc trí tưởng tượng cho hoạt động học.
Tạo môi trường thuận lợi để phát huy tính tích cực ở trẻ, khả năng sáng tạo của trẻ:
- Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động phát triển ngôn ngữ tạo môi trường chữ.
- Cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng làm quen.
Phương pháp dạy: Phương pháp được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên cần hệ thống câu hỏi đàm thoại để trẻ nắm được các nét chữ, viết được các chữ cái, cần phân tích kỹ các nét để trẻ dễ nhớ, dễ so sánh phân biệt.
Để nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động phát triển ngôn ngữ tạo môi trường chữ trong quá trình nghiên cứu tôi đưa ra một số đồ dùng đồ chơi để trẻ sử dụng trong hoạt động học.
Ngoài ra để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi cho trẻ thực hiện gắn tên, ký hiệu vào đồ dùng, đồ chơi. Qua các hoạt động trên tôi thấy kỹ năng nghe hiểu và nói trả lời các câu hỏi một cách tích cực.
Công tác phối hợp: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh cùng có trách nhiệm quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, các trang thiết bị tranh ảnh sách báo, để làm đồ dùng dạy và học trong cho lớp cho hoạt động học và đem lại hiệu quả cho trẻ cao hơn.
Công tác tuyên truyền: Giáo viên tuyên truyền với phụ huynh vận động ủng hộ một số đồ dùng, đồ chơi, các phế liệu phế thải trong gia đình để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các tiết học.
2. Vấn đề nghiên cứu:
- Việc thực hiện phương pháp dạy học hoạt động “Làm quen chữ cái” có giúp trẻ phát triển ngôn ngữ không?
- Kết hợp với một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động “làm quen chữ cái” có làm tăng thêm được kết quả học tập ở bậc học mầm non không?
- Sử dụng biện pháp dạy học theo hướng tích cực phát triển ngôn ngữ có giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp không?
3. Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp dạy học hoạt động “Làm quen chữ cái” giúp trẻ nâng cao kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái, kỹ năng tô viết chữ cái đúng các đường nét cơ bản , đồng thời trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp. Vì vậy nếu chúng ta biết cách tổ chức hoạt động thì sẽ bồi dưỡng được khả năng quan sát và cung cấp vốn hiểu biết cho trẻ tốt, tôi tiến hành nghiên cứu các phương pháp tiết dạy qua hoạt động “Làm quen chữ cái l, h ,k”.
III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
Về giáo viên:
- Để nghiên cứu được đề tài giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen nhóm chữ cái, tôi chọn lớp mẫu giáo lớn B và lớp mẫu giáo lớn C Phú Lương.
- Cô Nguyễn Thị Gái
- Cô Phạm Thị Thu Hòa
- Hai cô giáo có trình độ chuyên môn tốt.
- Tham gia hoạt động của lớp: tích cực, năng động trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Về trẻ:
Lớp mẫu giáo lớn B và lớp mẫu giáo lớn C Phú Lương trường Mầm non An Ninh Đông có nhiều điểm tương đồng nhau về số lượng trẻ, độ tuổi, giới tính, điều kiện sống và khả năng nhận thức sau:
* Bảng 1: Số trẻ 2 nhóm
Tổng số
Số học sinh
Nam
Nữ
Nhóm thực nghiệm A1
20
10
10
Nhóm thực nghiệm A2
20
10
10
Về học tập của các trẻ đều học chăm, có sức khỏe tốt.
2. Thiết kế nghiên cứu:
- Chọn trẻ lớp mẫu giáo lớn B Phú Lương, lớp mẫu giáo lớn C Phú Lương. Nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm, lấy kết quả dạy tiết học làm bài kiểm tra trước tác động.
- Thời gian tiến hành vẫn thực hiện theo kế hoạch của nhà trường để đảm bảo tính khách quan và không làm ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ.
- Kết quả kiểm tra trước tác động cho kết quả khác nhau nên tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
- Về sĩ số trẻ tương đương nhau tôi sử dụng bản thiết kế 2.
* Bảng 2: Kết quả khảo sát trước tác động:
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Trung bình cộng điểm
6,85
6,9
P
P = 0,91 > 0,05
Kết quả cho thấy : P = 0,91 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch về điểm số
Vậy trung bình 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tác động mang lại kết quả không có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương.
- Tôi sử dụng thiết kế 3 để kiểm tra trước tác động và sau tác động.
* Bảng 3: Kết quả khảo sát sau tác động:
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Trung bình cộng điểm
7,9
8,85
P
P = 0,001 < 1,13
Kết quả cho thấy: P = 0,001 < 1,13.
Vậy tác động mang lại kết quả cao.
- Tôi sử dụng thiết kế 4 để kiểm tra trước tác động và sau tác động.
* Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm
02
Dạy theo phương pháp đổi mới, tranh ảnh phong phú, tìm tòi sáng tạo lồng ghép vào các trò chơi linh hoạt hấp dẫn vào hoạt động để trẻ phát triển ngôn ngữ trong môi trường chữ.
04
Đối chứng
01
Dạy theo phương pháp cũ không tích hợp được các trò chơi dạy rời rạc, tranh ảnh không đẹp mắt, dạy không logic.
02
3. Quy trình nghiên cứu.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhóm đối chứng: Dạy học theo phương pháp cũ tích hợp các trò chơi lồng ghép vào hoạt động không logic, đồ dùng không phong phú đẹp mắt, nên không làm tăng sự chú ý nhận biết của trẻ.
- Nhóm thực nhiệm: Dạy theo phương pháp mới, thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. Tôi nghiên cứu soạn giảng theo những cái mới, tranh ảnh phong phú, sáng tạo lồng ghép các trò chơi logic, để nâng cao sự nhận biết của trẻ tốt hơn.
Trong quá trình thực nghiệm tôi đã chuẩn bị về phương pháp nghiên cứu, cung cấp kiến thức chuyên môn để khắc sâu biểu tượng cho trẻ về nhận biết chữ cái chủ động phân tích các nét chữ thực hiên tiết dạy sao cho sinh động hấp dẫn, đi từng tự từ tổng quát đến chi tiết đàm thoại so sánh kết hợp trò chơi từng phần phải có sự liên kết logic linh hoạt, sáng tạo để lôi cuốn và tạo sự chú ý cho trẻ vào giờ học. Vì vậy nên tôi chú ý soạn giảng và thực hành đến các phần mà đa số các giáo viên chưa thực hiện, đặc biệt giúp cho trẻ xác định được nét chữ, chiều hướng và kĩ năng tô viết chữ cái.
b. Tiến hành thực nghiệm:
Thứ, ngày
Tên hoạt động
Tên bài dạy
Thứ năm
16/03/2017
Hoạt động học
* Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông.
Làm quen nhóm chữ cái l, h,k
Thứ năm
23/03/2017
Hoạt động học
Tập tô chữ cái l, h, k.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
- Trong thời gian nghiên cứu từ ngày 04/02/2017 - đến ngày 06/03/2017
- Khi kiểm tra sau tác động, tôi kiểm tra đánh giá kết quả sau khi kết thúc chủ đề: Giao thông, thì kiểm tra 2 nhóm tương đồng nhau.
- Điều đó cho ta thấy giữa điểm trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có hiệu quả cao.
- Sau khi cho trẻ thực hiện xong tôi đã tiến hành kiểm tra cho kết quả như sau:
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN:
* Bảng 5: So sánh điểm trung bình của 2 nhóm sau tác động.
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
7,9
8,85
Độ lệch chuẩn
0,83
0,89
Giá trị P của T – test
0,001 < 1,13
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
1,13
- Kiểm tra trước tác động 2 nhóm tương đương nhau. Sau tác động độ kiểm chứng chênh lệc điểm trung bình chuẩn SMD =
T-test cho kết quả: P = 1,13. Điều đó cho thấy sự chênh lệch giữa 2 nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động mà có.
* Bàn luận kết quả.
- Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng các phương pháp mới mà bản thân tôi tự đúc kết ra để tạo sự chú ý cho trẻ, linh hoạt sáng tạo hơn, để cho trẻ tiếp thu tốt hoạt động “làm quen với chữ cái” tôi thu được kết quả khả quan của 2 nhóm như sau:
* Kết quả của trẻ sau tác động:
- Về thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Hăng hái giơ tay phát biểu.
- Có nề nếp trật tự trong giờ học.
- Về cảm xúc tình cảm: - Trẻ hào hứng thông qua hoạt động học.
- Tập trung vào nội dung cô hướng dẫn.
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm: 8,85
- Điểm trung bình của nhóm đối chứng: 7,9.
- Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là SMD = 1,13 => Điều đó cho ta thấy mức độ ảnh hưởng rất lớn.
- Kiểm chứng T-test sau tác động của 2 nhóm là: 0,001 < 1,13.
Điều đó cho ta thấy điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự chênh lệch lớn, nhóm thực nghiệm có số điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Bảng 5: Biểu đồ so sánh của 2 nhóm trước tác động (TTĐ) và sau tác động (STĐ).
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu thực tế ở lớp mẫu giáo lớn C Phú lương, vấn đề giúp trẻ nhận biết chữ cái qua hoạt động học và chơi là vô cùng quan trọng để tạo tiền đề cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
- Thông qua các hoạt động giúp trẻ hoàn thành nhân cách, phát triển toàn diện.
- Hoạt động “làm quen chữ cái” là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non.
- Để giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn, qua việc tổ chức cho trẻ học cần chuẩn bị tốt các đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh đẹp mắt, khoa học, để trẻ ham thích và phát huy được tính tích cực từng cá nhân từng trẻ. Thông qua đó đòi hỏi giáo viên Mầm non phải nắm vững đặc điểm tâm lý của trẻ, có tinh thần yêu nghề mến trẻ, luôn thể hiện tấm lòng là người mẹ thứ hai của trẻ.
- Vì vậy, việc tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cần có sự chuẩn bị tốt, có phương pháp hướng dẫn hợp lý thì phát huy được tính tích cực của cá nhân từng trẻ.
- Để trẻ nhận biết và tô đúng chữ cái, cô giáo là người kiên trì không nóng vội trước những kết quả của trẻ đã hoàn thành, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt tình, sự yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học, đem đến cho trẻ những gì cần thiết nhất, giúp trẻ tiến bộ, ngoài ra còn phải tích lỹ kinh nghiệm học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, tất cả sẽ đem lại thành công.
- Ngoài chuyên môn tôi còn phải thực hiện sự hòa nhập với thế giới của trẻ thơ. Cô phải tích cực sáng tạo trong việc giảng dạy, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, hấp dẫn đẹp mắt.
2. Kiến nghị:
- Đối với cấp lãnh đạo
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sách, tài liệu tham khảo để thuận tiện trong việc tổ chức tiết học cho trẻ, nhất là tổ chức môn học chữ cái.
Môi trường hoạt động phải có thiết bị đồ chơi ngoài trời cho trẻ khám phá thì một số giờ hoạt động học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với giáo viên:
Tôi sẽ tìm tòi học hỏi về chuyên môn, về cách làm đồ dùng, đồ chơi bằng các phế liệu phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái được tốt hơn trong những năm học tiếp theo.
Trên đây là những biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động “làm quen chữ cái” mà bản thân tôi tự nghiên cứu đúc kết. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn thành tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
An Ninh Đông, ngày 4 tháng10 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Gái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt - Bỉ, Bộ GD& ĐT 2010.
2. Đào Thanh Âm (chủ biên) Giáo dục Mầm non 1-NXB, 2004
3. Sách chương trình giáo dục mầm non được biên soạn trên cơ sở quy định của luật giáo dục của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ký ban hành theo Thông tư số 17/2009/ TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo dục Mầm non chu kỳ 2 (2004 – 2007), quyển Một, NXB Hà Nội.
5. Giáo trình tâm lý học trẻ em Tập 2, NXB Giáo dục (2006) Tạp chí giáo dục Mầm non số 4 – 2004.
PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG
LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN CHỮ CÁI l, h, k
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái l, h, k.
- Nhận ra chữ cái l, h, k trong các từ , so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các nét chữ cái l, h, k.
- Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định , phát âm chính xác rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ biết đi đúng luật lệ giao thông.
- Trẻ biết vâng lời cô, tích cực tham gia giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh xích lô, tàu hỏa, khinh khí cầu (có từ).
- Thẻ chữ rời ghép thành từ xích lô, tàu hỏa, kinh khí cầu.
- Ba ngôi nhà có gắn thẻ chữ cái l, h, k.
- Bảng cài chữ cái l, h, k,p,q. xe ô tô có gắn thẻ chữ cái l, h, k.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1 : Trò chuyện
- Cô cùng lớp hát bài "Em đi chơi thuyền"
- Cô trò chuyện nội dung bài hát, giáo dục, giới thiệu bài mới.
* Hoạt động2: Làm quen chữ cái l, h, k
. Làm quen chữ l:
- Cô cho trẻ xem tranh "xích lô".
- Cho lớp đọc từ xích lô.
- Cô gắn từ rời xích lô so sánh từ trong tranh.
- Mời trẻ lên lấy chữ cái đã học trong từ (i, c, ô) đọc to.
- Cô giới thiệu chữ cái mới l : Gồm có chữ l in thường, l viết thường.
- Cô phân tích chữ l : gồm có 1 nét thẳng.
- Cô đọc mẫu chữ l.
- Cá nhân, tổ, lớp đọc l.
. Làm quen chữ h :
- Cô đọc câu đố về " Tàu hỏa"
- Cô cho trẻ xem tranh tàu hỏa.
- Cho lớp đọc từ tàu hỏa.
- Cô gắn từ rời tàu hỏa so sánh từ trong tranh.
- Mời trẻ lên lấy chữ các đã học (a, u, o, a,) đọc to.
- Cô giới thiệu chữ cái mới chữ h: Gồm có chữ h in thường, chữ h viết thường .
- Phân tích chữ h gồm có 1 nét thẳng, 1 nét móc trên.
- Cô đọc mẫu chữ h.
- Cá nhân, tổ, lớp đọc h.
+ So sánh l, h giống nhau, khác nhau.
- Mời cá nhân so sánh.
- Cô khái quát lại:
. Làm quen chữ k:
- Cho trẻ xem tranh: Kinh khí cầu,đọc từ trong tranh.
- Cô gắn từ rời kinh khí cầu so sánh từ trong tranh.
- Mời trẻ lên tìm chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu cái mới chữ k: Gồm có chữ k in thường, chữ k viết thường.
- Phân tích chữ k.
- Cô đọc mẫu chữ k.
- Cá nhân, tổ, lớp đọc k.
+ So sánh: h, k giống nhau, khác nhau.
- Mời cá nhân so sánh.
- Cô khái quát lại:
- Cô gắn l, h, k cô đọc mẫu.
- Cá nhân, lớp đọc l, h, k.
* Hoạt động 4 : Trò chơi.
.Trò chơi "Đội nào giỏi hơn"
. Trò chơi tìm chữ cái theo hiệu lệnh.
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi .
- Cô cho lớp tham gia chơi.
- Kết thúc : Nhận xét tuyên dương nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG
LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: TẬP TÔ CHỮ CÁI l, h, k
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tô chữ cái l, h, k , tô trùng khít lên dấu chấm in mờ.
- Trẻ nhận biết chữ cái l, h, k trong từ, tìm và gạch chân chữ cái l, h, k trong các từ dưới hình vẽ.
- Rèn kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi tô trùng khít lên dấu chấm in mờ.
- Trẻ tô cẩn thận, trật tự trong giờ học.
- Giáo dục trẻ đi đúng luật giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô : Tranh tập tô chữ cái l, h, k, vở tập tô, bút chì.
- Vở, bút chì đầy đủ cho cả lớp.
- Đội hình: ngồi bàn.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cô cháu cùng hát vận động bài: "Đi đường em nhớ ".
- Đàm thoại nội dung bài hát.
- Cô cho trẻ xem các tranh về luật lệ giao thông.
- Giáo dục, giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 2 : Tập tô chữ l, h, k.
- Tập tô chữ l :
- Cô cho trẻ xem tranh xe lu, cô giới thiệu hình vẽ và từ trong tranh.
- Cô cho trẻ đọc l in hoa, l in thường, l viết thường.
- Đọc bài thơ: Trên đường
- Cho trẻ đọc từ: xe lu.
- Cho trẻ gạch chân chữ l trong từ bên dưới hình vẽ.
- Cô giới thiệu chữ l in mờ trên dòng kẻ ngang.
- Cô tô mẫu 3 chữ: Tô chữ 1+2 phân tích: Cô tô một nét xiên nối liền với nét móc dưới.
- Cô tô chữ l lần 3 không phân tích.
- Cô giới thiệu cách ngồi cầm bút.
- Cho trẻ thực hành tô chữ l in mờ.
- Tập tô chữ h :
- Cô giới thiệu tranh đèn hiệu giao thông.
- Cho trẻ đọc: h in hoa, h in thường, h viết thường.
- Cho trẻ đọc bài thơ: "Bé và mẹ."
- Cho trẻ đọc từ : Đèn hiệu gia thông.
- Trẻ gạch chân chữ h trong từ bên dưới hình vẽ.
- Cô giới thiệu chữ h in mờ trong dòng kẻ ngang.
- Cô tô mẫu 3 chữ h:
- Tô chữ 1 + 2 phân tích : Cô tô chữ h một nét khuyết trên nối liền nét khuyết trên tô nét móc 2 đầu.
- Cô tô chữ h lần 3 không phân tích.
- Cho trẻ thực hành tô chữ h.
- Cô quan sát nhắc nhở trẻ.
- Tập tô chữ k :
- Cô giới thiệu tranh đường hàng không.
- Cho lớp đọc: k in hoa, k in thường, k viết thường.
- Lớp đọc bài thơ: "Tiếng động quanh em"
- Lớp đọc từ: Đường hàng không.
- Trẻ gạch chân chữ k trong từ bên dưới hình vẽ.
- Cô giới thiệu chữ k in mờ trong dòng kẻ ngang.
- Cô tô mẫu 3 chữ.
- Tô chữ 1+2 phân tích: Cô tô chữ k một nét khuyết trên nối liền nét khuyết trên cô tô tiếp nét thoắt.
- Cô tô chữ k lần 3 không phân tích.
- Cho trẻ thực hành tô chữ k.
- Kết thúc tiết học : Tuyên dương nhẹ nhàng.
PHỤ LỤC 2
BÀI TẬP KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG:
Họ và tên trẻ: ....................................................... Lớp: ............................
Họ và tên giáo viên đánh giá: .......................................................................
1. Nhận biết và phát âm đúng chữ cái theo yêu cầu của cô: 5 điểm
- Nhận biết và phát âm đúng 3 chữ cái (l, h, k): 6 điểm.
- Nhận biết và phát âm sai 1 chữ trừ 2 điểm.
2. Nối chữ cái trong từ với chữ cái ở ngoài: 5 điểm
- Nối đúng và đủ hết các chữ cái trong từ với chữ cái ở ngoài: 6 điểm.
- Nối sai hoặc thiếu 1 chữ: trừ 2 điểm.
Ví dụ:
Xích lô
h, l
Luật lệ giao thông Tàu hỏa Kinh khí cầu
l h k
Tổng cộng điểm: điểm
BÀI TẬP KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Họ và tên trẻ: ....................................................... Lớp: ............................
Họ và tên giáo viên đánh giá: .......................................................................
1. Nhận biết và phát âm đúng chữ cái theo yêu cầu của cô: 5 điểm
- Nhận biết và phát âm đúng 3 chữ cái (l, h, k): 6 điểm.
- Nhận biết và phát âm sai 1 chữ trừ 2 điểm.
2. Gạch chân chữ cái có trong từ theo yêu cầu: 5 điểm
- Gạch đúng 3 yêu cầu 6 điểm.
- Gạch sai 1 yêu cầu trừ 2 điểm.
a/ Gạch chân chữ l
Chiếc xe lu
b/ Gạch chân chữ h
Đèn hiệu giao thông
d/ Gạch chân chữ k
Đường hàng không
Tổng cộng điểm: điểm
KẾT QUẢ KIỂM TRA NGÔN NGỮ
LỚP ĐỐI CHỨNG
Số TT
HỌ & TÊN
Trước TĐ
Sau TĐ
1
Nguyễn Ngọc Châu
8
10
2
Trần Đan
7
8
3
Trần Minh Đức
5
7
4
Nguyễn Phương Hằng
7
8
5
Nguyễn Gia Huy
5
7
6
Trần Vũ Gia Huy
8
10
7
Nguyễn Trọng Khang
8
9
8
Đặng Tuấn Kiệt
7
10
9
Trần Ngọc Lâm
6
8
10
Nguyễn Văn Liêm
7
9
11
Trần Nguyễn Diễm My
8
9
12
Trần Hồng Ánh Nguyệt
8
10
13
Bùi Thị Nhi
7
9
14
Trần Ngọc Phát
8
9
15
Nguyễn Thị Kim Quyên
7
9
16
Nguyễn Công Thành
5
8
17
Nguyễn Thị Kim Thảo
7
9
18
Nguyễn Thắng
7
9
19
Phạm Anh Thư
6
9
20
Nguyễn Thị Mai Trang
6
8
KIỂM TRA NGÔN NGỮ
LỚP THỰC NGHIỆM
Số TT
HỌ & TÊN
Trước TĐ
Sau TĐ
1
Lê Thị Ngọc Bích
6
9
2
Võ Bin
7
8
3
Trương Thành Chân
9
10
4
Phạm Minh Cường
8
10
5
Nguyễn Văn Duy
6
8
6
Lê Văn Giang
5
7
7
Võ Thị Bích Hạnh
8
9
8
Bùi Tuấn Huy
8
10
9
Huỳnh Tấn Hỷ
7
8
10
Đặng Thị Thanh K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa hoc 5 NGUYEN CUU KGOA HOC CONG NGHE DA SUA 1_12322600.doc