PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 2
I. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - MỘT PHẠM TRÙ KINH TẾ KỸ THUẬT PHỨC TẠP. 2
1. Khái niệm. 2
2. Phân loại CLSP và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá CLSP. 2
2.1. Phân loại theo mục đích - công dụng của sản phẩm. 2
2.2. Theo hệ thống chất lượng ISO 9000: người ta phân ra các loại
chất lượng sau: 2
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 2
3. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm. 2
3.1. Nhóm nhân tố khách quan: bao gồm các nhân tố khách quan
ảnh hưởng tới việc xác định các chỉ tiêu CLSP và khả năng nâng cao CLSP. 2
3.2. Nhóm nhân tố chủ quan. 2
4. Các quan điểm đánh giá CLSP. 2
4.1. Quan điểm tổng hợp. 2
4.2. Quan điểm biện chứng. 2
4.3. Quan điểm dân tộc - hiện đại. 2
4.4. Quan điểm hợp lý. 2
II. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG - MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP. 2
1. Giới thiệu các quan điểm quản trị chất lượng. 2
2. Nội dung của công tác quản trị chất lượng. 2
3. Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng. 2
3.1. Lưu đồ: 2
3.2. Sơ đồ nhân quả - sơ đồ xương cá. 2
3.3. Phiếu kiểm tra. 2
3.4. Kiểm đồ - biểu đồ kiểm tra. 2
3.5. Biểu đồ mật độ (Hislograms) 2
3.6. Biểu đồ phần tán. 2
3.7. Biểu đồ Pareto. 2
4. Một số hệ thống quản trị chất lượng đang được áp dụng rộng rãi hiện nay: ISO, TQM, HACCP, GMP, ISO 14000,. 2
4.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. 2
4.2. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM): 2
4.3. Ngoài ra còn có 1 số hệ thống quản lý chất lượng khác: 2
4.4. Chứng nhận hệ thống chất lượng. 2
III. TÍNH TẤT YẾU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA VIỆC NÂNG CAO CLSP
TRONG DOANH NGHIỆP. 2
1. Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 2
2. Phương hướng của việc nâng cao CLSP trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 2
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY DẠNG IKD Ở CÔNG TY ĐIỆN MÁY - XE ĐẠP - XE MÁY (TODIMAX)
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TODIMAX.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TODIMAX.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TODIMAX.
3. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng.
4. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty TODIMAX qua một số năm.
II. TÌNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY DẠNG IKD Ở CÔNG TY TODIMAX.
1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1. Đặc điểm về sản xuất của dây chuyền và sản phẩm xe máy.
1.2. Đặc điểm về thị trường xe gắn máy Việt Nam và thị trường xe của công ty.
1.3. Đặc điểm về công nghệ lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX.
2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty TODIMAX.
2.1. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng của dây chuyền
lắp ráp xe máy dạng IKD.
2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới CLSP.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CLSP VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA
CÔNG TY TODIMAX.
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm.
3. Nguyên nhân.
3.1. Nguyên nhân khách quan.
3.2. Nguyên nhân chủ quan.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY DẠNG IKD Ở CÔNG TY TODIMAX 2
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY TODIMAX. 2
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CLSP CỦA DÂY CHUYỀN LẮP RÁP XE MÁY Ở CÔNG TY TODIMAX. 2
1. BIỆN PHÁP THỨ NHẤT: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân có ý thức,
trách nhiệm trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao CLSP. 2
2. BIỆN PHÁP THỨ HAI: Xây dựng và hoàn thiện “NHÓM CHẤT LƯỢNG”. 2
3. BIỆN PHÁP THỨ BA: Đảm bảo cung ứng đủ số lượng và chất lượng linh kiện để phục vụ cho quá trình lắp ráp. 2
4. BIỆN PHÁP THỨ 4: Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng ở mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình lắp ráp nhằm hạn chế sai hỏng. 2
5. BIỆN PHÁP THỨ 5: Hoàn thiện cơ cấu - tổ chức quản lý chất lượng. 2
KẾT LUẬN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD ở công ty điện máy và xe đạp - Xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin trên thị trường. Nó trở thành vũ khí quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, vươn ra những thị trường rộng lớn hơn, phục vụ khách hàng kịp thời và hiệu quả cao. Thị trường không còn là sự độc quyền của một số nước mà có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới một mặt tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được cơ hội kinh doanh mới nhưng mặt khác cũng tạo thêm tính chất cạnh tranh gay gắt. Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có thị trường tiêu thụ các doanh nghiệp không ngừng nâng cao CLSP. Chất lượng là một trong những giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao tạo điều kiện cho đổi mới công nghệ, nâng cao CLSP của doanh nghiệp. Sự cần thiết của nâng cao CLSP được thể hiện ở những ý nghĩa sau:
- Đối với doanh nghiệp: CLSP là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, tạo uy tín và danh tiếng cho sản phẩm của doanh nghiệp. Nâng cao CLSP đồng nghĩa nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
CLSP được nâng cao giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đó chính là lợi nhuận. CLSP góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ từ đó góp phần đẩy mạnh tiến độ sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, tăng thu nhập cho họ và làm cho họ tin tưởng vào doanh nghiệp.
- Đối với nền kinh tế quốc gia: việc tăng chất lượng đảm bảo cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao cho xã hội, kích thích tiêu dùng. Riêng đối với những sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất, tăng chất lượng sẽ góp phần tăng kỹ thuật hiện đại trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo nâng cao năng suất lao động.
- ý nghĩa quốc tế: CLSP cao đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu sẽ tăng uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện để hàng hoá của nước ta cạnh tranh lành mạnh với hàng hoá của nước khác.
2. Phương hướng của việc nâng cao CLSP trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chất lượng chưa phù hợp, mẫu mã chậm đổi mới, khả năng thiết kế, đổi mới mặt hàng thấp, chi phí cao là nguyên nhân chủ yếu tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam hiện nay. Một trong những khâu yếu nhất là khả năng thiết kế đổi mới sản phẩm kém. Các doanh nghiệp Việt Nam về cơ bản chưa có năng lực thiết kế sản phẩm, chủ yếu chạy theo mẫu mã, nhái lại hàng hoá nước ngoài. Đứng trên góc độ kinh doanh đó là đầu tư bị động, đầu tư chậm không đúng thời điểm, khi chu kỳ sống của sản phẩm đã đi vào thời kỳ bão hoà, vì vậy khả năng cạnh tranh và tiêu thụ rất thấp.
Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần chú ý tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới. Nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm là một trong những biện pháp chủ động tích cực nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trong dài hạn các doanh nghiệp cần đổi mới đồng bộ, toàn diện công nghệ. Đây là một giải pháp quan trọng nhất đảm bảo một cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết tạo tiền đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đổi mới công nghệ phải được coi là giải pháp trung tâm, có tính chiến lược tác động lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tăng cường công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề và kiến thức về quản lý chất lượng là khâu có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp. Đó cũng chính là các tiền đề cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương II
Giới thiệu khái quát về công ty điện máy
xe đạp xe máy (TODIMAX)
I. Giới thiệu tổng quan về công ty TODIMAX.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TODIMAX.
Vào năm 1960, do nhu cầu sử dụng hàng điện máy và một số mặt hàng khác, Cục điện máy xăng dầu Trung ương được thành lập. Đến năm 1970 do đòi hỏi của nền kinh tế, Chính phủ ra Quyết định thành lập Tổng công ty điện máy. Đến tháng 6 năm 1981, theo kế hoạch của Nhà nước và căn cứ vào yêu cầu thực tế của nền kinh tế, Tổng công ty điện máy bị giải thể. Bên cạnh đó thành lập hai công ty Trung ương trực thuộc Bộ Thương Mại đó là:
1 - Công ty điện máy trung ương có trụ sở tại 163 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
2 - Công ty xe đạp - xe máy có trụ sở tại 21 ái Mỗ - Gia Lâm - Hà Nội.
Cả hai công ty cùng chịu sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại cho đến tháng 12 - 1985 cả hai công ty trên xác lập thành Tổng công ty điện máy và xe đạp xe máy. Lúc này thị trường tiêu thụ của công ty đã được mở rộng ra thị trường nước ngoài với nhiều mặt hàng kinh doanh khá đa dạng. Nhưng do khủng hoảng từ những năm 1980 đến năm 1990 do bị khủng hoảng chung của nền kinh tế và do quản lý một số khâu còn yếu kém nên việc kinh doanh của công ty bị sa sút.
Ngày 22 - 12 - 1995, căn cứ vào quyết định 95/CP ngày 04 - 12 - 1993 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương Mại, căn cứ vào thông báo số 11/TB ngày 02/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập lại công ty điện máy và xe đạp - xe máy, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã ra quyết định thành lập công ty điện máy và xe đạp - xe máy trên cơ sở giải thể Tổng công ty.
Công ty điện máy và xe đạp - xe máy có trụ sở chính tại 163 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Hiện nay chuyển sang 229 Phố Vọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty điện máy và xe đạp - xe máy đã phát triển được mạng lưới kinh doanh khá rộng lớn. Hiện nay, Công ty điện máy và xe đạp - xe máy đã có 8 đơn vị kinh doanh chính trực thuộc công ty:
1 - Chi nhánh điện máy - xe đạp xe máy Nam Định, trụ sở 111 Quang Trung - Nam Định.
2 - Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng điện máy, trụ sở số 5 - ái Mỗ - Gia Lâm - Hà Nội.
3 - Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí số 1, trụ sở 163 - Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
4 - Cửa hàng kinh doanh kim khí số 1, trụ sở 215 phố Vọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
5 - Cửa hàng kinh doanh kim khí số 5, trụ sở chợ Mơ - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
6 - Trung tâm kinh doanh xe đạp - xe máy trụ sở 21 ái Mỗ - Gia Lâm - Hà Nội.
7 - Chi nhánh xe đạp - xe máy thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở số 6 -- Lưu Hữu Khánh - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
8 - Cửa hàng điện từ điện lạnh, trụ sở 92 - Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Nhiệm vụ chính của công ty là chuyên kinh doanh các mặt hàng điện máy dân dụng, ti vi, tủ lạnh, xe đạp - xe máy. Đồng thời thực hiện kinh doanh đa dạng hoá mặt hàng và tổ chức dịch vụ kinh tế kỹ thuật nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng và của các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy và phát triển nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính của công ty và cũng đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty đã đề ra nội dung cho hoạt động tổ chức kinh doanh, đó là:
- Tự tổ chức tìm nguồn hàng: điện máy, xe đạp - xe máy và một số mặt hàng tiêu dùng khác phục vụ bán buôn, bán lẻ.
- Tổ chức sản xuất gia công lắp ráp mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty.
- Thực hiện liên kết kinh doanh, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để có hàng hoá trong nước và xuất khẩu.
- Tổ chức những hoạt động dịch vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.
Trải qua thời gian 30 năm hoạt động cho đến nay công ty đã lớn mạnh về mọi mặt. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của công ty như tài sản, vốn, nguồn lực, vật tư lao động. Số lao động hiện nay của công ty là 600 cán bộ công nhân viên.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TODIMAX.
Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động của công ty, giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng theo sơ đồ sau.
Đây là mô hình cơ cấu tổ chức liên hợp của bộ máy quản lý công ty (cơ cấu trực tuyến chức năng). Giám đốc công ty được sự giúp sức của những cán bộ phòng chức năng, cán bộ các xí nghiệp trực thuộc để ra các quyết định và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định đó. Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và toàn quyền quyết định công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, ký kết các hợp đồng kinh tế, quyết định tổ chức bộ máy quản lý và chiến lược kinh doanh cho công ty.
Sơ đồ 7: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TODIMAX
Phòng tổ chứchành chính
Phòng kế toántài chính
Banthanhtra bảovệ
Phòngkinhdoanhxe đạp xe máy
Phòng kinh doanh điện tử -điện lạnh
Phòng kinh doanh nguyênvật liệu
Trung tâm xe đạp -xe máy
Trung tâm Phố Vọng
Xí nghiệp sản xuấthàng điện máy
Chi nhánhNam Định
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Cửa hàng92
Cửahàngsơn
Cửa hàng163
Cửa hàngsố 1
Cửa hàngsố 5
giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
1. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng.
*Giám đốc công ty: là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trong các quan hệ đối tác và chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
*Phó giám đốc: cùng tham gia lãnh đạo Công ty và được giám đốc phân công những lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
*Một phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc điều hành hoạt động về sản xuất và kinh doanh của Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc.
*Một phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc điều hành hoạt động của Công ty về việc tổ chức hành chính, chi nhánh và cửa hàng kinh doanh.
* Ban giám đốc công ty có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Đảng uỷ và tổ chức công đoàn triển khai Nghị quyết của Đảng uỷ trong việc định hướng kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và giải quyết tháo gỡ khó khăn đưa đơn vị dần vào thế ổn định.
Giám đốc công ty trực tiếp điều hành công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức kinh doanh và quản lý tài chính của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả mọi mặt của công ty.
* Phòng tổ chức hành chính.
- Giúp giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức phục vụ các cán bộ và cơ sở làm việc của cán bộ công nhân viên.
- Đề xuất các phương án tổ chức bộ máy công tác cán bộ sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động, các phương án về phân cấp quản lý thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị trực thuộc phù hợp với mô hình tổ chức của công ty.
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, phụ nữ giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện kỷ luật lao động trong đơn vị, đề xuất các biện pháp và hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động nhằm động viên những cá nhân tập thể có thành tích tốt và ngăn ngừa mọi hoạt động tiêu cực trong công ty.
- Trưởng phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của phòng.
* Các phòng kinh doanh, phòng quản lý kho và cơ sở vật chất.
- Giúp giám đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ, mở rộng mặt hàng theo nhiệm vụ đã phân công. Xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh tháng, quí, năm lập phương án kinh doanh, phương án khai thác cơ sở vật chất, kho tàng và đảm bảo hiệu quả.
- Mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các phòng đều phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, không vi phạm pháp luật, không để tồn đọng dây dưa kéo dài gây hậu quả xấu cho công tác quản lý.
- Riêng về hàng hoá xuất nhập khẩu phòng nào, đơn vị nào có phương án được ký duyệt, phòng đó đơn vị đó có trách nhiệm hoàn tất thủ tục hải quan, tờ khai hải quan được vào sổ quản lý tại bộ phận quản lý trước khi trình giám đốc và gửi phòng kế toán 01 bản để kết hợp việc đôn đốc, theo dõi việc tiếp nhận xuất nhập hàng hoá, thực hiện các nghiệp vụ quản lý trong và sau bán hàng.
- Trưởng phòng của các phòng kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng mình và trực tiếp báo cáo giám đốc về các phương án kinh doanh, kết quả hợp đồng kinh tế hiệu quả kinh doanh từng lô hàng và các biện pháp xử lý tồn đọng (nếu có). Định kỳ tháng, quí, báo cáo giám đốc tiến độ và thực hiện kế hoạch được giao cho các phòng.
-Phòng kinh doanh xe máy: chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh xe máy.
-Phòng điện máy: các mặt hàng mà Phòng phụ trách, TiVi, tủ lạnh và các mặt hàng kim khí khác.
* Phòng tài chính - kế toán.
- Giúp giám đốc trong khâu quản lý toàn công ty, tổ chức hạch toán đầy đủ và đúng pháp lệnh thống kê - kế toán của Nhà nước. Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị cho giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.
- Kết hợp với các phòng, ban chức năng và các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị đề xuất các biện pháp và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó. Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, xuất nhập hoá đơn bằng chứng từ, đôn đốc việc thu nộp tiền hàng, tiền thuế theo luật định và hoàn tất các thủ tục hành chính khi kết thúc thương vụ.
- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các phương án kinh doanh của các phòng kinh doanh từ khi ứng tiền cho đến khi kết thúc thương vụ, đề xuất các phương án, góp ý kiến với giám đốc để giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong kinh doanh.
- Trưởng phòng tài chính - kế toán có trách nhiệm bố trí cán bộ nhân viên trong phòng phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người đảm bảo nâng cao chất lượng của công tác hạch toán - kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý của hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị.
* Ban thanh tra bảo vệ.
- Giúp giám đốc trong việc thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an toàn về tài sản, hàng hoá và trật tự trong cơ quan.
- Phát hiện các vụ tiêu cực, đề xuất các biện pháp xử lý ngăn ngừa đề phòng đảm bảo sự nghiêm minh trong việc chấp hành các chính sách chế độ của Nhà nước của công ty về quản lý tài chính, quản lý kinh doanh và kỷ luật lao động.
- Trưởng ban thanh tra, bảo vệ có trách nhiệm báo cáo giám đốc về kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, đề xuất các biện pháp đối với những sự việc đã làm rõ.
* Các cửa hàng trực thuộc công ty.
- Có trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán lẻ tại đơn vị, tổ chức khai thác kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục được phép kinh doanh của đơn vị theo hình thức kết hợp bán lẻ với bán buôn vừa và nhỏ.
- Trưởng các cửa hàng có trách nhiệm tổ chức bộ máy hoạt động cửa hàng, bố trí sắp xếp lao động hợp lý, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.
* Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc:
- Giám đốc các xí nghiệp, trung tâm, chi nhánh trực thuộc công ty trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị mình theo đúng điều lệ về tổ chức bộ máy và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đúng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động của đơn vị do mình quản lý và điều hành.
- Ngoại sự phân cấp về quản lý và điều hành đơn vị giám đốc các xí nghiệp, trung tâm, chi nhánh có thể đề nghị giám đốc công ty uỷ quyền trong một số lĩnh vực phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về sự uỷ quyền đó.
- Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và các mặt hoạt động khác của đơn vị, kiến nghị các biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
III Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty TODIMAX và những nhân tố ảnh hưởng qua một số năm
Bảng 01 : Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh (1997-2001)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Doanh thu bán ra
Tr.đồng
522.600
371.900
226.800
227.800
285.800
- Bán xuất khẩu
6.500
10.200
1.200
10.300
- Bán nội địa
516.100
361.700
224.600
227.800
275.500
2. Mặt hàng bán ra chủ yếu
- Ti vi
Chiếc
30.000
7.950
4.500
4.200
2.000
- Tủ lạnh
Chiếc
9.122
6.590
7.850
6.195
5.000
- Bóng điện
1.000c
345
319
265
255
170
- Xe máy
Chiếc
6.750
7.500
7.650
9.390
10.000
- Ô tô
Chiếc
202
120
88
104
57
3. Kim ngạch xuất khẩu
1.000$
428
931
740
4. Kim ngạch nhập khẩu
1.000$
13.720
8.350
4.218
4.520
5.000
- Tủ lạnh
Chiếc
4.500
4.200
3.200
2.720
400
- Xe máy
Bộ
2.870
3.120
900
1.200
5.800
- Ô tô
Chiếc
65
70
18
23
44
- Nhôm thỏi
Tấn
1.750
1.450
120
140
101
- Hoá chất
Tấn
700
1.300
300
- Phụ tùng ô tô
USD
42.000
45.000
57.000
69.000
150.000
5. Các khoản nộp ngân sách
Tr.đồng
13.590
9.450
8.916
12.611
30.802
- Thuế N.khẩu (cả VAT)
Tr.đồng
12.900
8.730
8.100
11.716
29.889
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
Tr.đồng
48
53
52
- Thuế môn bài
Tr.đồng
3
3
3
4
4
- Thuế khác
Tr.đồng
67
65
129
145
- Thuế thu nhập
Tr.đồng
52
265
208
224
- BHXH
Tr.đồng
620
620
600
551
488
6. Lao động và tiền lương
6.1. Quĩ lương tính theo ĐG
Tr.đồng
3.130
3.130
3.120
3.115
3.027
- T.số LĐ định biên
Người
680
680
600
- Hệ số lương cấp bậc
2,7
2,9
3
- Mức lương tối thiểu
144
144
6.2. Tổng quĩ lương
Tr.đồng
3.130
3.130
3.120
3.115
3.027
7. Thu nhập bình quân 1người/tháng
đồng
301.600
340.000
361.500
8. Lãi ròng (lãi sau thuế)
Tr.đồng
-1.000
150
514
650
700
*Từ bảng số liệu cho thấy:
- Doanh thu bán hàng của công ty những năm 99, 2000 và 2001 giảm nhiều so với năm 97 và năm 98. Năm 98 giảm so với năm 97 là 150.700 triệu đồng hay 28%, năm 99 giảm so với năm 97 là 295.000 triệu đồng hay 56,7%, năm 2000 giảm so với năm 97 là 294.800 triệu đồng hay là 56,4% và năm 2001 giảm so với năm 97 là 236.800 triệu đồng hay là 45%.
Sở dĩ doanh thu năm 99 giảm nhiều là do công ty sắp xếp lại cơ cấu tổ chức vì một số đơn vị thành viên làm ăn không có hiệu quả, không có khả năng cạnh tranh nên công ty phải giải thể một số đơn vị thành viên này.
Ngoài ra doanh thu năm 99 giảm do mặt hàng bán ra của công ty giảm, mặt hàng ti vi, tủ lạnh, ô tô, bóng điện giảm đáng kể so với năm 97. Như mặt hàng ti vi năm 99 giảm 25.500 chiếc hay là 85%.
Những mặt hàng bán ra chủ yếu của năm 1999 giảm so với năm 97 và năm 98 là do công ty cũng chịu một phần của khủng hoảng tài chính, hàng hoá không có khả năng cạnh tranh.
Doanh thu năm 2001 tăng so với năm 99 là 59.000 triệu đồng hay 26%. Doanh thu tăng là do mặt hàng bán ra tăng, đặc biệt mặt hàng xe máy năm 2000 tăng so với năm 1999 là 1.720 chiếc hay là 23%, năm 2001 tăng so với năm 1999 là 2.350 chiếc hay là tăng 31%.
Mặc dù Nhà nước đã hạn chế nhập khẩu xe máy dạng CKD, nhưng do công ty đã chuyển đổi từ nhập khẩu xe máy dạng CKD sang nhập khẩu xe máy dạng IKD.
- Các khoản nộp ngân sách đều tăng, đặc biệt là thuế nhập khẩu (cả VAT) tăng mạnh.
Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 3.695 triệu đồng hay là tăng 41%, năm 2001 tăng so với năm 1999 là 21.886 triệu đồng hay là tăng 245%.
- Lãi sau thuế tăng đáng kể, năm 1997 công ty làm ăn kém hiệu quả, nhưng từ năm 1998 trở đi công ty đã có lãi. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 364 triệu đồng, cho đến năm 2001 lợi nhuận tăng so với năm 1998 là 550 triệu đồng.
Để hiểu rõ tình hình hoạt động và cơ cấu nguồn vốn của công ty, chúng ta xem xét bảng sau:
Bảng 02: Bảng cân đối kế toán của công ty TODIMAX
Đơn vị tính: triệu đồng.
Tài sản
1999
2000
2001
Nguồn vốn
1999
2000
2001
I. TSLĐ và ĐTNH
51.000
56.300
58.900
I. Nợ phải trả
52.200
60.100
66.100
1. Tiền
1.900
9.500
14.000
1. Nợ ngắn hạn
41.600
50.600
64.900
2. Đầu tư ngắn hạn
1.100
1.050
900
2. Nợ dài hạn
10.600
9.500
1.200
3.Cáckhoản phải thu
21.500
25.300
28.200
4. Tồn kho và TS khác
26.500
20.450
15.800
II. TSCĐ và ĐTDH
8.900
9.100
9.300
II. Vốn chủ sở hữu
7.700
5.300
2.100
1. TSCĐ
6.800
7.000
7.110
1. Vốn, quĩ
7.700
5.300
2.100
2. Đầu tư DH
2.100
2.100
2.190
2. Kinh phí sự nghiệp
Cộng: Tài sản
59.900
65.400
68.200
Cộng: Nguồn vốn
59.900
65.400
68.200
Bảng 03: Bảng chỉ tiêu tài chính chủ yếu ở công ty TODIMAX
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1. Hệ số T.toán ngắn hạn (TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
1,23
1,11
0,91
2. Hệ số nợ tổng tài sản (Tổng nợ phải trả/Tổng TS)
0,87
0,92
0,97
3. Hệ số cơ cấu tài sản (TSLĐ/Tổng tài sản)
0,85
0,86
0,86
4. Vòng quay vốn lưu động (Doanh thu/TSLĐ)
4,45
4,05
4,85
5. Hiệu suất sử dụng tổng TS (Doanh thu/Tổng TS)
3,79
3,48
4,19
6. Hệ số sinh lợi doanh thu (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu)
0,0023
0,0029
0,0025
7. Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu)
0,067
0,123
0,333
- Đánh giá tình hình tài chính của công ty TODIMAX.
Một: khả năng thanh toán của công ty có thể được, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những khoản nợ trong mỗi năm, mặc dù vậy, khả năng ứng phó của doanh nghiệp với những khoản nợ tới hạn năm 2001 sẽ gặp khó khăn.
Hai: tình hình cho thấy hệ số nợ cao ở năm 2000 và năm 2001, đây là điều khó khăn cho doanh nghiệp.
Ba: các khoản phải thu tăng rất nhanh so với các khoản phải trả khách hàng.
Bốn: hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp tương đối cao, nhưng hệ số sinh lời quá thấp.
Từ một vài chỉ tiêu tài chính trên công ty nên có những biện pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm xe máy trong các năm 1999-2001
Hình thức
Đơn vị
1999
2000
2001
Số lượng xe trong hạn ngạch
Chiếc
1.300
1.530
1.800
Xe khai thác
Chiếc
250
590
680
Lắp ráp theo hợp đồng
Chiếc
4.200
5.533
6.912
Cộng
Chiếc
5.750
7.653
9.392
Trước khi tiến hành đầu tư cho sản xuất lắp ráp xe máy dạng IKD thì công ty chủ yếu tiêu thụ lượng xe máy nhập theo hạn ngạch được cấp và lượng xe máy công ty khai thác từ các đơn vị khác. Ngoài ra công ty còn ký hợp đồng lắp ráp thuê cho các đơn vị có nhu cầu.
Bảng 4: Kết quả tiêu thụ sản phẩm xe dạng IKD năm 2000-2001
Quí
Đơn vị
Sản xuất trong kỳ
Tiêu thụ trong kỳ
Giá bán đơn vị (triệu đồng)
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
II-2000
Chiếc
1.000
500
50
1.000
500
50
19,39
18,1
93
III-2000
Chiếc
1.500
900
60
1.500
900
60
19,00
17,8
94
IV-2000
Chiếc
3.500
3.260
93
3.500
3.260
93
18,90
17,5
93
I – 2001
Chiếc
3.000
2.600
87
3.000
Cộng 2000
6.000
4.660
78
6.000
4.660
78
Theo hạn ngạch nhập khẩu năm 2001 là 6.000 chiếc/năm, xí nghiệp đạt 4.660 chiếc/năm hay là 78%. Theo số liệu này thì kế hoạch nhập khẩu, lắp ráp và kế hoạch tiêu thụ chưa hoàn thành một phần do tổ chức nhập khẩu và phần lớn là do chất lượng xe máy chưa cao nên gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong năm 2001 công ty đã tiêu thụ được 10.000 chiếc xe máy mà số lượng lắp ráp xe máy dạng IKD chỉ có 4.600 chiếc chiếm 46,6%. Trong năm 2.000 công ty dự kiến tiêu thụ khoảng 11.000 chiếc xe máy trong đó xe máy dạng IKD là chủ yếu. Hiện nay Nhà nước đã hạn chế nguồn nhập khẩu linh kiện CKD.
IV. Trình độ máy móc thiết bị.
Dây chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD của công ty là của Trung Quốc. Hiện nay công ty đang sử dụng hai dây chuyền mới để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Máy móc, thiết bị của công ty nhập theo phương thức chuyển giao công nghệ từ phía Trung Quốc. Dây chuyền đi vào hoạt động đã giải quyết được 100 lao động và có công suất dây chuyền là 2.500 chiếc/tháng.
Bảng 5: Máy móc thiết bị của dây chuyền lắp ráp xe dạng IKD
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năm sử dụng
1
Băng chuyền
2
Trung Quốc
1997
2001
2
Thiết bị kiểm tra trọng lượng xe
1
Trung Quốc
1997
2001
3
Thiết bị kiểm tra nồng độ CO+HP
1
Trung Quốc
1997
2001
4
Thiết bị kiểm tra phanh và độ trùng vết bánh xe
1
Trung Quốc
1997
2001
5
Thiết bị kiểm tra tốc độ xe và kiểm tra còi
1
Trung Quốc
1997
2001
6
Thiết bị kiểm tra độ rọi của đèn pha
1
Trung Quốc
1997
2001
Máy móc, thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm khi xuất xưởng, dây chuyền có hệ thống máy móc hiện đại cho nên cũng giảm được những sai sót, từ đó tạo ra được uy tín lớn cho công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành máy móc, thiết bị và dây chuyền đang còn chưa được sử dụng một cách tối đa gây ra lãng phí.
Theo các thông số kỹ thuật của dây chuyền thì:
- Công suất thiết kế của dây chuyền = 2.500 chiếc/tháng.
- Công suất hiệu quả của dây chuyền = 2.000 chiếc/tháng.
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị (2000-2001)
STT
Chỉ tiêu
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
T3
1
Công suất thực tế
200
300
200
300
400
700
960
1600
1000
800
800
2
Công suất hiệu quả
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
3
Công suất thiết kế
2500
2500
2500
2500
2500
2500
2500
2500
2500
2500
2500
4
Mức độ hiệu quả
0,10
0,15
0,10
0,15
0,20
0,35
0,48
0,80
0,50
0,40
0,40
5
Mức độ sử dụng
0,08
0,12
0,08
0,12
0,16
0,28
0,59
0,64
0,40
0,32
0,32
* Mức độ hiệu quả = x 100%
* Mức độ sử dụng = x 100%
Từ số liệu bảng cho thấy, mức độ hiệu quả của công ty rất thấp, ở tháng 5,6,7,8 mức độ quá thấp chỉ đạt 0,1 đến 0,15 điều đó thể hiện phản ánh trình độ quản lý công suất của dây truyền quá thấp gây ra lãng phí.
Mức độ sử dụng của công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0013.doc