LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 2
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2
I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ. 2
1. Khái niệm và đặc trưng của chất lượng sản phẩm 2
1.1 Khái niệm. 2
1.2 Đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm. 3
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 5
2.2.1 Chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng 5
2.2.2 Các chỉ tiêu dùng để phản ánh và đánh giá. 6
II . CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 6
1 Nhóm nhân tố khách quan bên ngoài 6
1.1 Nhu cầu nền kinh tế -văn hóa - xã hội. 7
1.2 Trình độ khoa học- kỹ thuật- công nghệ. 7
1.3 Nhu cầu thị trường 8
1.4 Hiệu lực của cơ chế quản lý. 8
2. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp 8
2.1 Lực lượng lao động 8
2.2 Máy móc thiết bị và công nghệ 9
2.3 Vật tư, nguyên vật liệu. 9
2.4 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 9
III. VAI TRÒ ĐẢM BẢO , NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 11
CHƯƠNG II : QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 12
I. Khái niệm, vai trò quản trị chất lượng 12
1, Khái niệm, vai trò quản trị chất lượng 12
1.1 Khái niệm 12
1.2 Vai trò quản lý chất lượng 13
2. Chức năng quản lý chất lượng 13
2.1 Hoạch định chất lượng 13
2.2 Tổ chức thực hiện 14
2.3 Kiểm tra, kiểm soát chất lượng. 14
2.4 Chức năng điều chỉnh và cải tiến chất lượng. 14
3. Nội dung quản lý chất lượng . 15
3.1 Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế. 15
3.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn cung ứng. 15
3.3. Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. 16
3.4. Quản lý chất lượng trong phân phối bán hàng. 16
4. Một số mô hình quản lý chất lượng . 18
4.1. Mô hình QLCL đồng bộ TQM(Total Quality Management.) 18
4.2. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 20
PHẦN II 23
TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY 23
CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO 23
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 23
II - ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 25
1. Lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 25
1.1 Lao động 25
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 27
2 - Đặc điểm về máy móc thiết bị. 30
2.1 Quy trình công nghệ. 30
2.2. Đặc điểm máy móc thiết bị. 32
3, Đặc điểm về nguyên vật liệu 35
4. Đặc điểm sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm. 37
4.1 .Đặc điểm sản phẩm 37
4.2 Thị trường tiêu thụ . 38
5 - Tình hình nguồn vốn của công ty 40
III TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM QUA. 41
IV - TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY 44
1. Yêu cầu chất lượng sản phẩm. 44
2. Thực trạng chất lượng sản phẩm những năm qua. 46
2.1 Chính sách chất lượng 46
2.2. Thực trạng chất lượng theo tiêu chuẩn thiết kế. 48
2.3. Thực trang chất lượng nói chung 54
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO 60
I PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 60
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO 62
1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng . 62
1.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách chất lượng. 62
1.2 Giáo dục - đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kiến thức về quản lý chất lượng. 64
2. Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức cho người lao động và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi và công nhân tay nghề cao. 65
3. Đầu tư đổi mới công nghệ có trọng điểm, thay thế dần máy móc thiết bị lạc hậu, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất. 67
4. Đảm bảo và nâng cao chất lượng nguyên vật liệu. 70
5. Thành lập phòng Marketing độc lập. 71
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO. 73
1. Kiến nghị với nhà nước 73
2. Kiến nghị với tổng công ty Máy Động Lực & Máy Nông Nghiệp. 74
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các chức năng: Lập KH dài hạn, ngắn hạn tạo điều kiện cho việc hoàn thành kế hoạch mục tiêu công ty, phân tích tình hình, sử dụng lao động vật tư, đôn đốc công tác chuẩn bị sản xuất, đảm bảo sản xuất nhịp nhàng cân đối, liên tục nâng cao năng suất lao động, hạ gía thành sản phẩm, lập kế hoach tiêu thụ sản phẩm, phân tích hoạt động kinh tế của công ty, làm thống kê báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý năm để báo cáo Giám đốc .
A Phòng thương mại
- Giúp Giám đốc chỉ đạo kế haọch tiêu thụ sản phẩm để hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
- Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm về ngắn hạn , dài hạn theo mùa vụ .
- Đôn đốc chỉ đạo việc chuẩn bị cho công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo sản xuất cân đối nhịp nhàng.
- Nhiệm vụ người bán hàng phải nghiên cứu thị trường, thu thập đánh giá ý kiến của khách hàng thực hiện các dịch vụ trong và sau bán: như vận chuyển, bảo hành (trong 6 tháng)...
- Thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ bảo quản, sử dụng nhập, xuất tài sản máy móc thiêt bị.
A Phòng kỹ thuật( 10 kỹ sư/12 người)
Có vị trí quan trọng đảm bảo cung cấp các quy trình công nghệ, khuôn mẫu dụng cụ cắt gọt, dụng cụ kiểm tra kỹ năng làm việc của máy móc thiết bị về chất lưọng sản phẩm, năng suất lao động , tiết kiệm vật tư, hạ giá thành .
- Lập, quản lý quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (đúc, gò hàn, rèn, nhiệt luyện...)
- Lập, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật: định mức vật tư, kỹ thuật, thời gian lao động...
- Thiết kế sản phẩm, mặt bằng công nghệ, theo dõi quá trình sản xuất
- Nghiên cứu phục hồi nguyên vật liệu, phế phẩm để tiết kiệm chi phí.
- Quản lý toàn bộ thiết bị máy móc nguồn điện, nước, khí nén.
- Lập , tổ chức kế hoạch sửa chữa...
- Quản lý các tài liệu hồ sơ, bản vẽ, các trang thiết bị của phòng... và tổng hợp báo cáo công tác kỹ thuật của công ty.
A Phòng KCS (2kỹ sư /11 người)
- Kiểm tra chất lưọng vật tư, hàng hoá, sản phẩm.
- Kiểm tra trang thiết bị công nghệ , dụng cụ phụ tùng thiết bị trong sản xuất và sửa chữa.
- Lập quy trình kiểm tra chất lượng, quản lý hệ thống mẫu chuẩn, các dụng cụ đo, xây dựng quy trình sử dụng, bảo quản chúng.
- Giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng .
Quản lý bộ phận kiểm tra quang học và cơ lý.
A Phòng phát triển sản phẩm mới.
Bao gồm 5 kỹ sư trong tổng số 5 người, là phòng mới thành lập có nhiệm vụ thiết kế nhanh sản phẩm hoặc phác thảo quy trình công nghệ cho việc chế tạo ra sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu.
A Phòng TCLĐ:
Giúp Giám đốc trong công tác tổ chức kế hoạch hoá trong lao động và tiền lương.
- Lập yêu cầu về dài hạn và ngắn hạn về lao động các loại, cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ các cấp.
- Làm thủ tục tuyển dụng tiếp nhận, bố trí, thuyên chuyển, thôi việc cho cán bộ, công nhân theo đúng luật lệ quy định.
- Lập, quản lý hồ sơ, lý lịch cá nhân, cán bộ công nhân, thông kê lao động.
- Cấp giấy chứng nhận, xác nhận hồ sơ, lý lịch và các loại giấy tờ cần thiết.
- Chuẩn bị tài liệu khen thưởng kỷ luật cán bộ công nhân.
- Tham mưu giúp Giám đốc, Đảng uỷ trong công tác cán bộ khoa học, đào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ .
- Tổ chức thực hiện công tác nâng bậc đào tạo.
- Làm công tác bảo vệ chính trị .
- Nghiên cứu cải tiến cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, phương pháp làm việc của hệ thống quản lý, các loại giấy tờ.
- Xây dựng chức năng nhiệm vụ của các viên chức, xác định biên chế hợp lý.
- Thực hiện các chế độ lao động, quản lý định mức, đơn giá và các phương pháp trả lương, khuyến khích vật chất.
A Phòng kế toán:
Nắm giữ công tác kế toán thống kê hạch toán kinh tế của công ty theo đúng cơ chế quản lý của nhà nước ban hành
Chức năng của phòng kế toán là giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ hoạt động công tác về kế toán, phân tích kinh tế nhằm khai thác mọi khả năng tiềm lực, đảm bảo quản lý thu chi, thu nộp tích luỹ cho Nhà nước, tổ chức hạch toán, thanh toán kịp thời đầy đủ, theo dõi số lượng lao động, tiền lương, phân bổ lương, bảo hiểm xã hội, các khoản chi trả khác, lập báo cáo thống kê tổng hợp.
2 - Đặc điểm về máy móc thiết bị.
2.1 Quy trình công nghệ.
Sản phẩm động cơ của công ty là tổng hoà các chi tiết gia công và chi tiết thành phẩm, hình thức tổ chức sản xuất bố trí sắp xếp trang bị theo quy trình công nghệ. Điển hình ở đây là quy trình công nghệ gia công thân động cơ D165 và quy trình lắp ráp động cơ. Máy móc thiết bị phải được bố trí phù hợp theo quy trình công nghệ sau:
Phôi đúc
Doa lỗ mặt S-Q - Đỉnh- R
Khoan 5 lỗ mặt Q- S
Doa thô lỗ
xylanh
Phay KT 30 mặt chân
Phay mặt nắp sau
Phay mặt S
Phay mặt đỉnh
Phay thô- tinh 3 mặt Q - trên- chân
Khoan các lỗ guzông, lỗ nước mặt đỉnh
Khoan các lỗ mặt trên
Khoan các lỗ mặt S
Khoan -doa các lỗ mặt Q
Khoan- doa các lỗ mặt chân
Khoan các lỗ mặt nắp sau
Khoan – doa 2 lỗ mặt con đội
Taro lỗ bắt bulông các mặt
Sửa các lỗ nước mặt đỉnh- Q
Gia công rãnh hãm 2,2
Nhập kho
Tổng kiểm tra
piston biên
Cụm biên piston
Cụm trục khuỷu
Cụm đế đỡ trục khuỷu
Cụm bánh đà
Cụm bơm dầu nhờn
LẮP RÁP TỔNG THÀNH
Hoàn thiện lần 1
Thử động lực
Hoàn thiện lần 2
Nhập kho
xec-măng
Cụm nắp đậy quylat
Cụm trục: cam, khởi động
Cụm két nước, quạt gió
ống dầu, vòi phun,hệ
Các bánh răng
Cụm nắp trước
Cụm điều tốc
Bơm cao áp
CỤM THÂN MÁY
Cụm quylat
Đóng lỗ nước f26, rà suppáp
Bánh răng: cân bằng, điều tốc, lọc thô nhờn, cacte
ép sơ- mi đóng các bạc
Cân trục cân bằng trên- dưới
Hoàn thiện lần 3
Đặc điểm máy móc thiết bị.
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo là một doanh nghiệp chuyên sản xuất động cơ diezel và là cơ sở đầu tiên cuả ngành chế tạo động lực Việt Nam. Vì sản phẩm của công ty được đa số khách hàng tiêu dùng trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp sử dụng nên trước khi muốn tạo một sản phẩm hoàn chỉnh hội đủ các đặc tính kỹ thuật, chất lượng, thời gian sử dụng của sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất chính xác từ khâu sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có những đầu tư cụ thể không chỉ riêng máy móc thiết bị mà còn với cán bộ quản lý kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân...
Máy móc thiết bị sản xuất là bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo do được từ lâu và chưa được đổi mới kịp thời nên hầu hết máy móc thiết bị đã cũ kỹ, hết khấu hao.
Máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất đông cơ 12HP là dây chuyền thiết bị đồng bộ của Liên Xô (cũ) chế tạo những năm 60 –70 hiện đại nhất nước ta, đến nay đã trải qua hơn 30 năm khai thác và sử dụng, các chi tiết của máy đã giơ mòn.
Điển hình là:
* Dây chuyền gia công thân đông cơ: có các thiết bị chuyên dùng như:
Máy phay –doa 3 mặt đảm bảo gia công thân động cơ có độ chính xác cao về bao hình, làm chuẩn cho các khâu gia công sau trên thân động cơ.
Máy khoan - doa 5trục đảm bảo gia công chính xác cao về toạ độ các lỗ trục phát lực và truyền động trên thân động cơ
Các máy gia công chuyên dùng như: máy phay, máy doa... có độ chính xác cao để gia công các lỗ, xy lanh...
* Dây chuyền gia công biên.
* Dây chuyền gia công trục khuỷu
* Dây chuyền chế tạo bơm cao áp
Các thiết bị gia công chuyên dùng này được chế tạo từ các nước Nga, Đức,Tiệp... hiện nay vẫn đang hoạt động.Vì vậy, độ chính xác của máy rất thấp làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu và chất lượng sản phẩm.
Một số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất 12HP do Tiệp sản xuất năm 1970 thiếu đồng bộ nên cần đổi mới.
Tên thiết bị
Năm
Sản xuất
Năm đưa
SD
Số thiết bị
Hiện có
Sản xuất
Chờ việc
Chờ TLý
1. Máy tiện T610
60
62
43
23
8
11
2. Máy tiện T630
60
62
30
15
9
6
3. Máy tiện T830
70
71
16
2
3
11
4. Máy tiện RN36
72
72
8
4
0
4
5. Máy phay 6H82
62
62
44
15
19
10
6. Máy phay FA4
5
1
4
0
7. Máy bào B665
6
2
2
2
8. Máy bào B665A
5
1
2
2
9. Máy khoan 2A55
24
16
4
4
10. Máy khoan 2A60
15
5
7
3
11. Máy sọc TA420
4
4
0
0
12. Máy Doa Mắc Ten
2
1
0
1
13. Máy cưa
VN71
71
6
4
2
0
Thiết bị rèn dập
1. Máy búa 1000kg
Tiệp 70
1
0
1
1
2. Máy búa 400 kg
62
1
1
0
0
3. Máy búa 200 kg
62
6
2
1
1
4. Máy dập 200kg
62
4
2
1
1
5. NU16
2
1
0
0
6. Máy uốn
3
1
1
1
7. Máy hàn
VN 70
9
9
0
0
8. Cần trục 2 tấn
6
3
0
0
Do ít vốn đầu tư, lại manh mún đồng thời trình độ quản lý còn thấp nên từ năm 2000 ,tuy công ty có mua mới một số thiết bị và đại tu máy móc thiết bị cũ nhưng hoặc cũng lỗi thời về công nghệ hoặc chưa chuyển giao nên không phát huy được tác dụng phải đắp chiếu. Công ty tiến hành chuẩn bị cho việc di chuyển khỏi địa điểm hiện tại theo yêu cầu quy hoạch thành phố Hà Nội của nhà nước, vì vậy việc mua sắm thiết bị mới là hạn chế . Sản phẩm chủ yếu của Công ty là động cơ điêzel nên hình thức tổ chức sản xuất, bố trí sắp xếp trang thiết bị theo quy trình công nghệ
Sơ đồ chế tạo đông cơ Diezel
đúc Nguyên Vật Liệu gò rèn
cơ điện cơ khí lắp ráp sản phẩm
Dụng cụ nhiệt luyện
3, Đặc điểm về nguyên vật liệu
Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động để làm thay đổi hình dáng, kích cỡ, tính chất hoá lý của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm với chất lượng ngày càng cao thoả mãn ngày càng đủ nhu cầu đa dạng phức tạp của thị trường. Như vậy, nguyên vật liệu là 1 trong 3 yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, trực tiếp để cấu thành thực thể sản phẩm. Nếu thiếu nguyên vật liệu quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, sử dụng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Vậy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cần chú trọng việc cung ứng nguyên vật liệu, đúng tiến độ, chủng loại, chất lượng phù hợp.
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo hàng năm sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp theo đơn đặt hàng của khách hàng. Do đặc điểm sản phẩm sản xuất quyết định đến số lượng, chủng loại nguyên vật liệu sử dụng trong công ty hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp với khối lượng lớn như : gang, thép, đồng...do đó việc quản lý và sử dụng chúng gặp không ít khó khăn.
Do vật tư của nhà máy rất đa dạng nhiều chủng loại, có những vật tư quý hiếm phải nhập từ nước ngoài, bởi vậy vật tư đòi hỏi có chất lượng cao mà trong nước chưa sản xuất được như Đồng, Nhôm thỏi, Gang TK1, TK2, Thép chất lượng cao, Chì nguyên chất, Séc măng của Nhật.
Bên cạnh đó có nhiều nguyên vật liệu khai thác sản xuất trong nước như: Than đá, Đất sét, Phân chì, Dầu mỏ các loại.Toàn bộ nguyên vật liệu được mua ở các đơn vị trong nước và chủ yếu được mua theo hợp đồng, ngoài ra còn được mua tự do trên thị trường. Việc thu mua theo hợp đồng thì người bán chở đến tận công ty còn mua ngoài thì phải dùng xe tải của mình đến chở. Với lượng vốn có hạn, giá cả lại hay biến động nên công ty chỉ dự trữ ở mức tối thiểu, cần thiết và có thể dùng đơn hàng này thay cho đơn đặt hàng kia hoặc có thể đem bán khi không sử dụng bị tồn kho. Công ty áp dụng phương pháp FIFO, LIFO để tránh tình trạng ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay công ty vẫncòn một lượng vật tư tồn ho lâu chưa giải quyết sẽ gây hư hỏng mất phẩm chất.
Công ty có nguồn cung cấp vật liệu tương đối ổn định chủ yếu từ các nguồn sau: công ty gang thép Thái Nguyên,công ty cơ khí Việt Nhật, công ty tổng hợp Thái Bình ...
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu năm 2000 - 2001
Chủng loại
Số lượng 2000
Số lượng 2001
Người cung cấp
I - VL chính
1. Thép
70 tấn
115 tấn
CTy gang thép Thái Nguyên
2. Gang
50 tấn
80 tấn
3. Đồng
15 tấn
25 tấn
CTy kim khí Hà Nội
4. Nhôm
20 tấn
35 tấn
II - Vật liệu phụ
1. Than đúc
50 tấn
45 tấn
CTy than Quảng Ninh
2. Sơn
300 lít
340 lít
CTy sơn Thanh Hoá
III - Nhiên liệu
1. Dầu công nghiệp
785 lít
800 lít
CTy xăng Việt Nam
Với một khối lượng lớn, đa dạng, phức tạp của vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm tra chất lương vật tư đầu vào và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính như: gang, thép...( thành phẩm mua ở công ty bạn như: cụm, trục khuỷu, tay biên, gulông,cụm xylanh, piston...) chiếm tới 40% còn các chi tiết bán thành phẩm chiếm 60% ( như phôi phẩm: phôi thân động cơ,phôi bánh đà, phôi bánh răng hộp số đặt mua tại các công ty Diezel Disoco, Thuỷ Nguyên - Hải Phòng, I127( quân đội )) . Ngoài ra, thành phẩm nhập khẩu công ty nhập đa số các chi tiết chính của động cơ diezel của các hãng Trung Quốc như: Baofeng, Wuling, Dongfeng
Nguyên vật liệu phụ như: sơn, giẻ lau, đinh, bóng đèn... làm cho sản phẩm bền đẹp hơn.
Nhiên liệu như than, điện nước...và các phụ tùng thay thê, phế liệu như thép vụn...
4 - Đặc điểm sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm.
4.1 .Đặc điểm sản phẩm
Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Công ty sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, mua nguyên vật liệu và máy móc thiết bị của ai ... đều theo kế hoạch của Nhà nước vì Nhà nước trực tiếp bao tiêu và phân phối sản phẩm cho các địa phương.
Những năm đầu của sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, Công ty chưa thích ứng với chính sách kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước song còn gặp nhiều khó khăn, mọi hoạt động Công ty đều phải tự lực cánh sinh nên sản phẩm của Công ty không cạnh tranh được hàng ngoại nhập như Trung Quốc, Nhật Bản, hàng nhập lậu với giá rẻ, gian lận thương mại, nhập khẩu vào nước ta ồ ạt ... Tuy Công ty không có khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhưng sản phẩm Công ty có vị trí nhất định trong thị trường trong nước. Khách hàng Công ty chủ yếu là người lao động trong ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, các doanh nghiệp quốc doanh dịch vụ tư nhân mua sản phẩm để chế tạo ra sản phẩm, hoặc sử dụng vào sản xuất Nông nghiệp. Khách hàng ở hầu hết các tỉnh lan rộng khắp đất nước như : Nghệ An,Thanh Hoá, Ninh bình, Hà Tây, Vĩnh Long, Quảng Nam...
Sản phẩm chính của công ty hiện nay là động cơ diezel cỡ nhỏ ( từ 8HP –30 HP) và hộp số thuỷ các loại
* Động cơ diezel cỡ nhỏ
+ Ưu điểm
- Phù hợp để trang bị cho sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở nước ta.
- Tiện cho việc lắp đặt thị trên thuyền vận tải cỡ nhỏ, trung bình, trên máy công tác theo nhu cầu cụ thể như : bơm nước, chạy máy xay xát, máy cày, máy chế biến lâm sản, xe vận tảI cỡ nhỏ, máy phát điện...
- Không đòi hỏi thay đổi lớn về thiết bị, đồ gá, quy trình công nghệ ...khi muốn thay đổi mẫu mã, chủng loại nên giá thành không lớn.
+ Nhược điểm
- Động cơ có xylanh nằm ngang nên khi làm việc có độ rung giật lớn
- Công suất phát nhỏ(lớn nhất là 30HP –22,5 KW) chỉ phù hợp với những máy công tác cỡ nhỏ
Từ những năm 1980 đến nay công ty đã tiển khai chế tạo các loại hộp số thuỷ D9, D12,D15,D18 và gần đây là hộp số D1- 6A có đặc điểm:
Thuyền chuyển động ( công suất từ 9 HP –24 HP ) đến máy công tác.
Kết cấu đơn giản gọn nhẹ có thể bố trí vào các khoang máy của thuyền tải nhỏ.
Tần suất truyền cao hơn ( 85%).
Thị trường tiêu thụ .
Trong những năm bao cấp, sản phảm làm ra được tiêu thụ ở đâu đều được nhà nước bao tiêu. Khi bước vào nền kinh tế thị trường, công ty gặp phải rất nhiều khó khăn: máy nông nghiệp cỡ nhỏ và các loại động cơ ồ ạt nhập vào với giá rẻ, nhập lậu thương mại...sản phẩm công ty được bán chủ yếu trực tiếp và thông qua các đại lý. Hệ thống mạng lưới tiêu thụ như Vĩnh Long, Buôn Mê Thuật...
Năm 2000, công ty thực hiên chương trình “Cơ giới hoá nông nghiệp của tỉnh Nghệ An với Tổng Công Ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp “ với phương châm đưa máy đến tận tay người tiêu dùng, đã tiêu thụ được 200 động cơ. Sang năm 2001, Công ty tiếp tục thực hiện chương trình trên đồng thời mở rộng ra các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam với lượng động cơ tiêu thụ hơn 1000 chiếc. Tuy vẫn còn những nhược điểm như: khó nổ, rò rỉ dầu nhờn... nhưng động cơ của công ty đã chiếm được uy tín với người tiêu dùng. Trong nước, nhu cầu động cơ nông nghiệp rất lớn khoảng 50 vạn động cơ/ năm, yêu cầu về chất lượng ngày càng tăng do trình độ người sử dụng được nâng dần do thu nhập của họ tăng lên. Vì vậy, Công ty cần phải chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, bảo hành...Ngoài ra, sản xuất động cơ diezel của công ty cơ khí Trần Hưng Đạo không chỉ hướng tới thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra thị trường ASEAN, thị trường các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Đến năm 2006, khi nước ta hội nhập AFTA và WTO thì mọi hàng rào thuế quan bị rỡ bỏ, các rào cản kỹ thuật dần tiên biến, khi thương mại là tự do thì sản phẩm phải đạt tính cạnh tranh cao mới hòng tồn tại trên thị trường.
Do sản phẩm của Công ty được sử dụng ở nhiều vùng khác nhau nên Công ty đã đặt mạng lưới đại lý ở nhiều nơi để giới thiệu trưng bày và quảng cáo sản phẩm.
Mạng lưới đại lý của Công ty năm 2000
Tên địa danh
Tên đại lý
Bắc Giang
Cửa hàng Nông - Lâm - Ngư cơ
Hải Dương
Công ty chất liệu và chất đốt
Hà Nội
Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm
Thanh Hoá
Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Tuấn
Đà Nẵng
Công ty TNHH Mười Túc
Đắc Lắc - Buôn Mê Thuật
Cửa hàng Nông - Lâm - Ngư cơ Cường Huy
TP HCM
Công ty thiết bị phụ tùng cơ khí NN
Doanh thu bán hàng trong 4 năm
Năm
Doanh thu
Thị Trường
Bắc
Trung
Nam
1997
1864782437
621594148
319796814
923391475
1998
2241244615
784356290
34472741
1112062245
1999
2705485702
946920843
405853063
1352743796
2000
3420667000
1167532534
426635720
1826498746
Công ty đã có những chính sách thiết thực với các đại lý như : khuyến khích về kinh tế tổ chức bảo hành hoặc giao khoán chi phí bảo hành cho khách hàng về chuyên môn kỹ thuật đồng thời Công ty còn đề ra biện pháp duy trì mở rộng thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu thay đổi của khách hàng
Công ty chú trọng công tác điều tra, nghiên cứu và xâm nhập thị trường, tìm hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng là nhiệm vụ của nhân viên phòng thương mại giúp phòng kế hoạch có biện pháp cân đối nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để nắm kỹ thuật mẫu mã, kiểu dáng ... Giúp nâng cao chất lượng, Công ty còn tham gia quảng cáo trên các thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, tham gia hội chợ triển lãm. Ngoài ra Công ty còn có chính sách giá cả như : Mua nhiều giảm giá theo %, cải tiến đa dạng sản phẩm, quan tâm công tác đầu tư vốn, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
5 - Tình hình nguồn vốn của công ty
Tài chính là yếu tố hết sức quan trọng đối với Giám đốc và toàn Công ty qua đó Giám đốc biết được thực lực tài chính của Công ty để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và kịp thời nhất. Khi nắm bắt được tình hình tài chính của Công ty, Giám đốc sẽ dựa vào đó làm cơ sở cho việc đầu tư đổi mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phân bổ nguồn tài chính hợp lý và hiệu quả nhất.
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo là một doanh nghiệp nhà nước do đó nguồn vốn chủ yếu là vốn cố định do ngân sách Nhà nước cấp. Như vậy, để mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty còn tự bổ sung vào nguồn vốn từ các quỹ, từ lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ hoạt động tài chính khác. Công ty đã mạnh dạn huy động vốn trong nội bộ Công ty, ngoài Công ty và từ khách hàng. Đây là việc làm rất linh hoạt của Ban giám đốc.
Năm 2000 số vốn hiện có của Công ty là:
- Vốn kinh doanh: 14194241718đ
- Vốn ngân sách nhà nước cấp: 11665475610đ
Vốn tự bổ xung: 2528766108đ
Tình hình tăng giảm vốn của Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo (99 - 00) Đvị: 1000đ
Chỉ tiêu
Định kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Cuối kỳ
I
Nguồn vốn kinh doanh
15091611
0
897369
14194241
1, Ngân sách cấp
12562845
0
897369
11665475
2, Tự bổ xung
2528766
0
0
2528766
II
Các quỹ
452618
0
323820
128788
1, Quỹ đầu tư phát triển
452618
0
323820
III
Nguồn vốn đầu tư XDCB
500000
0
50000
450000
Tổng
16044229
0
1271189
14773029
- Chuyển sang cơ chế thị trường là một doanh nghiệp nhà nước gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là về vốn Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo muốn ngày càng nâng cao, phát triển và bảo toàn được nguồn vốn tránh khỏi mọi nguy cơ rủi ro, Công ty đã đề ra một số biện pháp:
- Sử dụng đúng quy chế tài sản cố định, bảo dưỡng mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhằm duy trì nâng cao ngân sách lao động, nâng cao hiệu suất tài sản cố định cho phù hợp quá trình sản xuất.
- Thường xuyên thanh toán và kiểm tra định kỳ vật tư hàng hoá theo đúng diễn biến thực tế của Công ty. Mức tăng lên hay giảm xuống của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường nhằm tính đủ giá trị vật tư và giá thành sản phẩm.
- Nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, sẽ tăng doanh thu, lợi nhuận để huy động thêm vào nguồn vốn.
III TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM QUA.
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế, là một doanh nghiệp nhà nước công ty cơ khí Trần Hưng Đạo đã gặp không ít khó khăn trong kinh doanh. Song những năm gần đây, công ty đã vượt lên những khó khăn và ngày càng đứng vững vàng hơn trong ngành cơ khí và trên thị trường.
Qua 7 tháng thực hiện kế hoạch năm 1999, một số chỉ tiêu mới đạt ở mức thấp so với kế hoạch đặt ra song cũng tăng hơn so với năm trước:
Giá trị tổng sản lượng 1595478 ngh đ/851805 ngh đ.
Kế hoạch sản xuất các chi tiết chính của động cơ D165 vẫn chưa được thực hiện do khâu kỹ thuật chậm được củng cố, đã phục hồi cơ bản dây chuyền gia công thân máy và dã gia công thân máy đầu với độ chính xác cao, việc thực hiện hợp đồng gia công ở một số công ty bạn cũng không đúng tiến độ nên gây kế hoạch việc lắp ráp các chi tiết động cơ mua của Trung Quốc cũng chưa ổn định về chất lượng và thiếu đồng bộ. Tuy nhiên công ty đã đạt được so với kế hoạch 1999
Động cơ D165 các loại: 150/500 chiếc đạt 30%
Động cơ lắp ráp (15-18 HP ): 500/500 chiếc đạt 100%
Hộp số thuỷ các loại : 700/1500 hộp đạt 47%
Giá trị tổng sản lượng : 4,5 tỷ/5,5 tỷ đạt 82%
Giá trị tổng doanh thu : 5/6 tỷ đạt 83%
Công ty đã xác định rõ nhu cầu sử dụng máy động lực là rất lớn, ước tính trên 6 vạn chiếc / năm mà khả năng cung cấp của các nhà máy trong nước chỉ có khoảng 10%, công ty đã xác định đúng hướng đi, tiếp nhận đầu tư vốn, tăng cường năng lực cán bộ kỹ thuật...Căn cứ vào mục tiêu chính của năm 2001 mà công ty đề ra là nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ yếu, cụ thể là động cơ diezel các loại đồng thời khắc phục những yếu kém của sản phẩm trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó,tiến hành các bước tiếp theo để đa dạng hoá sản phẩm các loại máy diezel, hộp số thuỷ để thích ứng thị trường tiêu thụ.
So với năm 2000, năm 2001 đã đạt được các chỉ tiêu:
Giá trị tổng sản lượng: đạt 7,1 tỷ/3,1 tỷ đạt 226 %
Số lượng sản phẩm chủ yếu –Máy diezel : 2000/626 máy đạt 319%
Hộp số thuỷ các loại : 1000/70 hộp
Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ từ miền Trung tới Cà mau, tiêu thụ được 567 máy diezel và 445 hộp số . Việc hợp tác với công ty bạn được cải thiện, tuy nhiên công ty gặp khó khăn về vốn đặc biệt là vốn lưu động , mặt khác trong năm 2001 có sự xáo trộn lớn trong cơ quan lãnh đạo nhưng đã nhanh chóng đi vào ổn định.
Để xây dựng kế hoạch năm 2002, công ty đã dựa trên các căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ, đầu tư cho ngành then chốt trong sản xuất và chế tạo động cơ cỡ nhỏ D6 cv, D8 cv lắp bạc, D8 cv lắp bi, triển khai sản phẩm hộp số D24 cv ( kiểu ly hợp), D24cv kiểu vấu, chế tạo hộp số đảo chiều, hộp số giảm tốc thổi khí...
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện KH
So sánh (%)
1997
1998
1999
2000
2001
2002
99/00
00/01
Giá trị tổng S/L
Tr
1821
2241
2894
3131
7100
8600
245
226
Tổng doanh thu
Tr
3582
4674
5222
6585
8000
11945
126
121
Doanh thu từ sxCN
3759
6612
11645
Từ LD ¹
2826
1388
300
S/P chủ yếu
+ Động cơ Diezel
Máy
37
220
660
626
2011
2000
106
214
+ Hộp số thuỷ
Nộp
793
1078
700
70
1000
3000
11
1428
Nộp ngân sách
Tr
282
328
447
730
223
Lợi Nhuận
Tr
-454
-85
-59
-249
Thu nhập BQ
1000
280
290
380
484
650
105
125
Lao động BQ
328
327
324
267
Từ những chỉ tiêu trên, có thể nhận thấy rằng những năm gần đây tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến triển rõ rệt.
Về chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng năm 2001 đạt 7100 tr đ tăng 126 % so với năm 2000 tương ứng 969 tr đ đó là một con số vượt bậc thể hiện sự nỗ lực rất lớn của công ty và khẳng định được khả năng có thể đạt cao hơn nữa trong tương lai. Theo mức dự kiến thì đến năm 2005 thì giá trị tổng sản lượng lên tới 18315 tr đ đạt 145,65 % so với năm 2001.
Về doanh thu năm 2000 đã tăng so với năm 1999 là 26 % tương ứng 1357 tr đ và đến năm 2001 đã tăng so với năm 2000 mức 21 % tương ứng 1415trđ
Như vậy giá trị tổng sản lượng tăng lên làm cho thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên từ 484 nghìn đồng tới 650 nghìn đồng . Đây là một biểu hiện tốt, thu nhập càng cao đảm bảo tái sản xuất sức lao động và đời sống người lao động ngày càng được nâng cao tạo độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0012.doc