Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU:

 

PHẦN THỨ NHẤT:NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN

QUYẾT ĐỂ TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP

 

I.Nhận thức cơ bản về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

1. Khái niệm chất lượng sản phẩm

2. Phân loại chất lượng sản phẩm

3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm

 

II.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quan điểm đánh giá chất lượng

1. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

2. Quan điểm khi xem xét đánh giá chất lượng sản phẩm

 

III. Quản lý chất lượng sản phẩm .

1. Một số mô hình quản lý chất lượng

1.1 Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ TQM.

1.2 Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000

2. Nội dung công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

2.1 Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm

2.2 Công tác kiểm tra quản lý chất lượng sản phẩm

2.3 biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

 

IV. Tính tất yếu và những kinh nghiệm của một số nước và các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm

1.Tính tất yếu

2.Những kinh nghiệm

2.1 Kinh nghiệm trên thế giới

2.2 Kinh nghiệm Việt Nam

 

PHẦN THỨ HAI : THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở

CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

I .Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty, chức năng và nhiệm vụ của nó

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty

 

II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của Công ty

1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm

1.1 Đặc điểm về sản phẩm

1.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

2. Đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy

3. Đặc điểm máy móc thiết bị

4. Đặc điểm nhân sự

5. Đặc điểm nguyên vật liệu

6. Đặc điểm tổ chức sản xuất

7. Đặc điểm tài chính

 

III. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà

1.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua một số năm

2. Hệ thống chỉ tiêu đánh gia chất lượng sản phẩm của Công ty

3. Phân tích thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà

 

PHẦN THỨ BA : BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN

PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

 

I . Cơ sở khoa học của giải pháp

1. Đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà

1.1. Những thành tích

1.2. Những tồn tại

1.3. Nguyên nhân tồn tại

2. Phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới

 

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

 

1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

2. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ tay nghề ý thức tổ chức cho người lao động và có chính sách thu hút cán bộ KHKT giỏi và công nhân lành nghề

3. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo các yếu tố đầu vào sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3566 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó ý nghĩa như thế nào đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống đảm bảo chất lượng mới của hãng được gửi tới cộng sự của hãng, đến tay người cung ứng đặt hàng và quảng cáo kết quả là trong nửa năm đầu thực hiện hãng đã làm việc thành công không có sản phẩm hỏng, sau đó số sản phẩm hỏng không quá 2% và hãng trở thành hàng cung cấp hàng chủ yếu cho các khách hàng của mình Một thành công khác trong lĩnh vực Quản trị chất lượng đó là công ty BHP Steel(The Broken Hill Propietary Company Limited).Đây là một công ty thành công trên toàn cầu,là một trong số 20 công ty đầu ngành về quy mô kinh doanh . Trong nhiều năm BHF thép đã tiến hành Quản trị chất lượng,lãnh đạo tối cao là một yếu tố nghiêm nghặt trong BHF thép .TQM nằm trong tim ruột của chiến lược kinh doanh tương lai của Công ty, nó không phải là một chiến lược phụ thêm hay riêng rẽ mà là căn bản cho kế hoạch kinh doanh của Công ty. BHF thép đã xây dựng cho mình một mẫu hình Quản trị chất lượng và lưu đồ cho nó .TQM đã tiến triển tốt và đảm bảo chắc chắn cho tăng trưởng của BHF thép.Nhờ TQM,BHF thép đã nâng cao sự chú ý của khách hàng một cách đặc biệt, hướng đẫn kinh doanh mềm dẻo hơn, cải tiến năng xuất và tiết kiệm được 200 triệu đôla. Công ty đã đạt được lợi nhuận trong thời kỳ công nghiệp thép đang lụi bại của thập niên1990,đạt được ba giải chất lượng úc châu và hơn 150 chứng chỉ ISO9000.Chấp nhận và thực thi quản tri chất lượng đã giúp BHF thép sinh tồn và thịnh vượng trên thị trường toàn cầu. Liên minh dầu khí BP và Statoil ở việt nam đã phát triển được một hệ thống Quản trị chất lượng dựa trên chế độ pháp lý Việt nam:Các thoả thuận ISO9000,các tiêu chuẩn an toàn và môi trường cách đánh giá rủi ro.Pphương châm của ISO9000 được áp dụng ở BP và Statiol là :Làm đúng theo từ đầu theo phương châm phòng ngừa là chính và quản trị trên tinh thần nhân văn làm hướng tới khai htác tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của tất cả các thành viên liên minh. Những thành tựu mà BP và Statoil thu được ở việt nam thông qua việc quản trị chất lượng là góp phần tăng tính an toàn và giảm chi phí trên rất nhiều lĩnh vực.Khoan ở ngoài khơi việt nam từ lâu đã được coi là rất khó khăn đối với nhiều Công ty (Địa chất, khí hậu,thời tiết...)nên chi phí rất cao.Tuy nhiên năm 1993-1994 BP và Statoilđã đương đầu với những thử thách này,đưa ra ý kiến phải tìm cách giảm các chi phí khoan mà không ảnh hưởng tới an toàn.Nhiệm vụ được giải quyết một cách có hệ thống phù hợp với hệ thống quản trị chất lượng theo vòng tròn khép kín.Công ty đã đạt ra mục tiêu lớn,xây dựng các kế hoạch, tổ chức các nghiệp vụ hoạt động.Kết quả là chi phí khoan trên một mét khối (1m3)giếng thấp hơn 30% so với trước đây đồng thời có sự thiết lập độ an toàn cao hơn. Kinh nghiệm của các hãng trên thế giới cho thấy trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam nên. -Nhận thức việc đảm bảo chất lượng là một hệ thống xuyên xuất cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. -Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải phù hợp với nhận thức mới về chất lượng. -Vấn đề chất lượng là vấn đề cấp bách ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. -Chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng chứ không phải nhu cầu người sản xuất. -Nâng cao chất lượng sản phẩm một cách toàn diện chỉ đạt được nhờ sự tham gia nhiệt tình của toàn bộ doanh nghiệp. 2.2.Kinh nghiệm ở Việt Nam . Để hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ở Việt Nam việc nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng khoa học, hiệu quả cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng xuất,chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trở nên vô cùng cấp bách. Nhắm bắt được nhu cầu cấp bách của hoạt đông sản xuất kinh doanh ở nước ta đối với kiến thức quản lý chất lượng tiên tiến,đơn vị sản xuất kinh doanh đã triển khai,phổ biến,hướng dẫn ứng dụng TQM,ISO9000 vào thực tiễn sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Công ty cơ khí xăng dầu là một ví dụ về tình hình áp dụng TQM.Công ty đã tồn tại trong điều kiện nghành cơ khí còn yếu kém. Các sản phẩm cơ khí sản xuất ra không tiêu thụ được,chất lượng sản phẩm thấp, trong khi đó giá thành lại cao không cạnh tranh với sản phẩm cơ khí nước ngoài.Sau một thời gian dài Công ty đã định hướng lâu dài cũng như thay đổi mặt hàng là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và sự phát triển của Công ty.Định hướng chiến lược của Công ty là xây dựng đơn vị sản xuất công nghiệp với sản phẩm chính là các loại bao bì sắt thép phục vụ nghành xăng dầu và tiêu dùng của xã hội đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu voái quy mô lớn.l Khi chưa áp dụng TQM Công ty nhận thấy quản trị chất lượng còn nhiều yếu điểm như giám đốc Công ty và cán bộ quản lý chưa thực sự quán triệt và nhận thức một cách đầy đủ về chất lượng sản phẩm, không có cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất lượng nên không kiểm soát được quá trình để tìm ra tỷ lệ khuyết tật và có biện pháp giải quyết triệt để. Khi thực hiện TQM Công ty nhận thức rằng hệ thống tổ chức quản lý chất lượng là xương sống của hoạt động sản xuất kinh doanh.Đó là cơ sở để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ từ đơn giản đến phức tạp của công ty.Một mô hình tổ chức về quản lý TQM của công ty được thực hiện theo vòng tròn khép kín ,các phòng ban và các phân xưởng sản xuất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về mọi hoạt động của đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện bàn bạc một cách dân chủ nhưng phải tìm mọi biện pháp để thực hiện tốt quản lý chất lượng sản phẩm đã được thể hiện ở chính sách của công ty.Kết quả mà công ty đạt được là toàn bộ và các bộ công nhân nắm bắt,hiểu được về TQM cụ thể là vòng tròn PDCA. Những kiến thức về TQM đă giúp cho công ty hiểu biết được và áp dụng vào một số công việc trong quản lý chất lượng có hiệu quả,giảm chi phí giá thành xuống còn 3% so giá thành hiện đại làm giảm khuyết tật của sản phẩm. Một ví dụ khác,đó là công ty htiết bị đo điện.Để có thể phát triển và tồn tại Công ty đã đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9000,công ty nhận thức rõ chất lượng là vấn đề sống còn trong mọi thời kỳ.Hệ thống quản lý chất lượng và tổ chức sản xuất thực hiện dúng phương châm sản xuất với phế phẩm bằng không .quản lý chất lượng được xác định là trách nhiệm,nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận,phòng ban và từng người lao động trong công ty, công nghệ được coi là bước đột phá trong trong nâng cao chất lượng sản phẩm.Công tác quản lý chất lượng được triển khai ở tất cả các khâu từ thiết kế đến lựa chọn người cung, kiểm tra nguyên vật liệu,quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất và bảo hành khi bán. áp dungh các biện pháp phòng ngừa nhằm làm đúng ngay từ đầu.Kết quả là tỉ lệ phế phẩm giảm từ 2%-5% xuống còn 0% .Sản phẩm của công ty được thiết theo tiêu chuẩn thông số kỹ thuật thế giới,có thể đảm bảo tin cậy ít nhất là 10 năm. khâu lắp ráp sản phẩm đảm bảo 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Kinh nghiệm của các công ty trên cho thấy, trong sản xuất kinh doanh. +Giám đốc là người đầu tiên,đi đầu trong phong trào chất lượng của công ty. +Phải xác lập hệ thống tổ chức quản lý chất lượng có đại diện của các thành phần trong toàn Công ty tham gia. +Xây dựng chính sách dài hạn và hàng năm về nâng cao chất lượng sản phẩm. +Đưa ra được sơ đồ công nghệ sản xuất cho cả quá trình của các bộ phận sản xuất để xác định các điểm kiểm soát cho quá trình. +Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.Khuyến khích mọi người tham gia hoạt động sáng kiến cải tiến chất lượng sản phẩm để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Phần thứ hai Thực trạng về chất lượng ở công ty bánh kẹo Hải Hà I. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự điều chỉnh về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản, có con dấu riêng và trực thuộc Bộ Công nghiệp. Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 25 phố Trương định - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tiền thân của công ty là nhà máy miến Hoàng Mai, thành lập ngày 25/12/1960 do Tổng công ty nông thổ sản miền Bắc trực thuộc Bộ Công thương quản lý. Sản phẩm của công ty chủ yếu là miến, ma ri, dầu, tinh bột ngô, bột dinh dưỡng trẻ em. Năm 1966, Viện thực phẩm đã lấy đây là cơ sở vừa sản xuất, vừa thực nghiệm các đề tài nghiên cứu thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương, giải quyết hậu cần tại chỗ, phù hợp với tình hình chiến tranh. Và nhà máy được mang tên là "Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà". Tháng 6/1970, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo và nhà máy kẹo Hải châu. Từ đó, nhà máy đã chuyển hướng sang chuyên sản xuất kẹo và mạch nha với công suất là 900 tấn/năm. Và nhà máy đổi tên thành "Xí nghiệp thực phẩm Hải Hà". Tháng 12/1976, nhà máy được Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng diện tích mặt bằng khoảng 300.000m2 với công suất thiết kế 6.000 tấn/năm. Đồng thời để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhà máy đã từng bước cải tạo và đầu tư mới máy móc thiết bị của Ba Lan, Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Đức... Từ năm 1986 - 1990, sau đại hội VI, đất nước ta chuyển mình trong không khí đổi mới, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đây là giai đoạn thử thách đối với nhà máy, nhà máy gặp không ít khó khăn và phải đóng cửa phân xưởng kẹo cứng, cho gần 200 công nhân nghỉ việc, nợ nhà nước trên 2 tỷ đồng, vẫn bị chiếm dụng trên 500 triệu đồng. Đầu năm 1990, nhà máy vẫn trong tình trạng bế tắc,tồn kho trên 100 tấn kẹo. Ngày 1/1/1993 theo quyết định số 216 CNN/TCLĐ của Bộ trưởmg Bộ Công nghiệp, nhà máy đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải hà, tên giao dịch đối ngoại là Hai Ha Confectionery Company (Hai Ha Co). Và Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1021001 ngày 12/4/1993. Trong thời gian đó công ty có tham gia góp vốn liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập 3 công ty là: - Công ty liên doanh Miwon - Việt Nam, trong đó Hải Hà góp 15,65% vốn. - Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki, trong đó Hải Hà góp vốn 29% vốn - Công ty liên doanh Hải Hà - Kameda, trong đó Hải Hà góp 30% vốn. Nhưng cho đến nay thì công ty liên doanh Hải hà - Kameda không còn hoạt động. Theo quyết định số 376- CNN/TCLĐ ngày 15/4/1994 số 844/QĐ/TCLĐ, ngày 19/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định và nhà máy thực phẩm Việt Trì được sáp nhập vào Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Công ty cũng được uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép số 02/TCLĐ ngày 5/4/1994 cho phép đặt chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, công ty còn có 3 đơn vị trực thuộc đóng tại cơ sở chính là xí nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo, xí nghiệp phụ trợ với số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng vốn lưu động, 10 tỷ đồng vốn cố định và giá trị tài sản cố định trên 100 triệu. Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất bánh kẹo các loại, ngoài ra còn sản xuất và kinh doanh mì ăn liền, bột canh, đường gluco. Công ty còn mở hơn 200 đại lý, và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoạt động liên tục, không ngừng phát triển, tổng sản lượng sản xuất kẹo cứng là 10 tấn/ngày, kẹo mềm 20 tấn/ngày và bánh là 12 tấn/ngày. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Chức năng: Chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các loại bánh kẹo có chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ: Bất cứ một doanh nghiệp nào dù qui mô ra sao hoạt động trong lĩnh vực nào muốn thực hiên được mục tiêu chung thì phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ phức tạp. Tuy nhiên đối với từng loại hình doanh nghiệp thậm chí đối với từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn do tính chất đặc điểm hoạt động của từng giai đoạn khác nhau nên nhiệm vụ đặt ra cũng khác nhau. Xét trên góc độ tổng quát, với tư cách là một Công ty liên doanh. Công ty có nhiệm vụ chủ yếu sau. Một là: thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các khoản thuế VAT, thuế lợi tức, các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp khác. Đây có thể coi là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của các doanh nghiệp. Bởi vì nhà nước sử dụng ngân sách này để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh thông thoáng cho doanh nghiệp kinh doanh. Hai là: Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, phải đảm boả quyền lợi và lợi ích cho người lao động theo qui địn của bộ lao động thương binh xã hội, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo luật công đoàn. Ba là: đảm bảo chất lượng hàng hoá theo qui định tích cực tham gia chống nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất tung ra thị trường làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Bốn là: Tuân thủ qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và chật tự an toàn xã hội. Năm là: Tiến hành ghi chép sổ kế toán theo qui định và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính. Tức là Công ty phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý vừa phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và trình độ, yêu cầu quản lý của Công ty. Sáu là: Doanh nghiệp luôn phải thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng bánh kẹo để tránh tình trạng làm bừa làm ẩu mất vệ sinh an toàn gây lên những tổn thất khôn lường đối với doanh nghiệp. II . Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.1 .Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành 9 nhóm với trên 70 chủng loại khác nhau thể hiện ở bảng sau: Biểu 1 : Danh mục sản phẩm của Công ty tính đến đầu năm 2002 STT Tên nhóm sản phẩm Chủng loại sản phẩm 1 Kẹo cứng Dâu, xoài, sôcôla, dứa, dừa 300g và 250g, cam, nhân me, sôcôla cafộ 300g và 125 (hộp), kẹo tổng hợp 450g, 850g và 950g 2 Kẹo que Lolipop rổ, lolipop 12 que và 6 que ( túi), hộp 35 que. 3 Sôcôla 6 thanh. 12 thanh, 12 con giống, que con giống,figchoco, sôcola thanh 50g galaxy, star, cosmos, love, finest, mini. 4 Cao su Bạc hà, chanh, quế, dâu, ôkibôl (gói), ôkibôl (hộp) 5 Isomalt Con giống, sakula, cheer oto, kẹo bông tuyết, kidkid. 6 Bimbim chiên Tôm 15g, tôm 25g, cua 15g 7 Bimbim nổ Bò nướng 60g, gà nấm 40g, carame ngô, bimbim sữa dừa, bimbim cam. 8 Cookies Hộp sắt 400g, bơ khay gói 300g và 220g, dừa 150g, sôcôla 150g, cookies sky, bánh cân 400g và 200g, present, newyear, best, deluxe, super, tài lộc và phúc lộc. 9 Bánh tươi Con giống, cam, chuối, hình tam giác, gatômouburan, gato cuốn, sôcôla, gato sữa chua. Khoai, bánh cắt caran, caramen, cuốn cafộ, cuốn kem tươi... Ngoài một số sản phẩm truyền thống của công ty như kẹo cứng ,bánh tươi, bimbim còn một số sản phẩm mới như kẹo que,isomalt .Đặc biệt sản phẩm bánh tươi của công ty đang được người tiêu dùng thủ đô rất ưa chuộng .Hiện nay công ty đang tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm .Phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật được giao nhiệm vụ thường xuyên tạo mẫu hàng mới . 1.2 . Thị trường tiêu thụ 1.2.1. Trong nước: Thị trường trong nước chia làm 3khu vực Bắc, Trung, Nam. Trong đó cụ thể tình hình tiêu thụ ở mỗi thị trường là khác nhau, do đó đòi hỏi công ty cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ Thị trường miền Bắc: đây là thị trường chính của Công ty, sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà đã rất quen thuộc với người dân miền Bắc. Sản phẩm cung cấp, tiêu thụ mạnh nhất ở các thành phố lớn và thị xã và vì nó đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả…còn ở nông thôn thì nhu cầu thấp hơn nhiều. Thị trường miền Trung: do thu nhập ở đây của người dân so với 2 miền là miền Bắc và miền Nam nên họ ít có yêu cầu đối với sản phẩm bánh kẹo. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở đây là kẹo cốm, kẹo sữa mềm… Thị trường miền Nam: do thu nhập của người dân ở đây tương đối cao nên đối với các sản phẩm bánh kẹo họ có đòi hỏi riêng như: sản phẩm phải có chất lượng cao, hình thức bắt mắt…Mặc dù đây là một thị trường lớn nhưng lượng tiêu thụ của công ty ở đây chưa cao do một số nguyên nhân: yếu tố cạnh tranh, sự xa cách về mặt địa lý và đặc biệt quan trọng hơn đó là đặc điểm tâm lý thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng. 1.2.2. Thị trường nước ngoài: Trước đây thị trường chủ yếu của Công ty là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Tuy nhiên từ khi hệ thống các nước XHCN tan rã, số lượng tiêu thụ ở thị trường này còn rất ít. Hiện nay Công ty đang mở rộng, thiết lập một số thị trường mới như Mông Cổ, Trung Quốc, cácnước ASEAN và một số thị trường khác. 2. Tổ chức các bộ máy quản lý : Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì công ty cần phải có bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. Công ty Bánh kẹo Hải Hà là 1 đơn vị sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán độc lập lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Do vậy để đáp ứng với đặc điểm hiện tại, công ty đã xây dựng bộ máy như sau: Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý của công ty Tổng giám đốc Phó TGĐ Tài chính Phó TGĐ kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng KCS Bảo vệ Văn phòng Phòng Tài vụ XN bánh XN Kẹo mềm XN Kẹo cứng NM bột DD Nam Định XN TP Việt Trì XN phụ trợ 2.1. Ban giám đốc: Tổng giảm đốc: là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước công ty, bộ công nghiệp và nhà nước. Phó tổng giám đốc kinh doanh : có nhiệm vụ quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Phó giám đốc tài chính: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính của công ty. 2.2. Chức năng của các phòng ban: Văn phòng công ty : Thực hiện các thủ tục hành chính và lưu giữ các tài liệu của công ty. Ngoài ra văn phòng cũng là bộ phận chịu trách nhiệm hoạch định nguồn nhân lực ,tuyển chọn, bố chí sử dụng và phát triển nhân sự; thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật. Phòng bảo vệ:với chức năng và nhiệm vụ của mìnhlà đảm bảo an ninh, trật tự trong công ty đồng thời đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất của công ty Phòng KCS: chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đem ra tiêu thụ. Phòng kỹ thuật : Kiểm tra ,theo dõi các thông số kỹ thuật của các loại bánh kẹo sản xuất ra. Đồng thời phòng kỹ thuật còn đảm nhận mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ chio nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn có mối quan hệ mật thiết với các phòng kinh doanh trong việc cho ra các sản phẩm mới và phối hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng kinh doanh: đảm nhận công việc nghiên cứu và phát triển thị trường. Ngoài ra phòng kinh doanh còn đảm nhận cả công tác tiêu thụ sản phẩm và marketing. Phối hợp mật thiết với phòng kinh kỹ thuật trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đồng thời phối hợp với các phòng ban khác lên kế hoạch sản xuất phù hợp nhu cẩu thị trường. Phòng tài vụ : theo dõi ,ghi chép ,phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty; đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh; cung cấp những thông tin để lãnh đạo công ty ra đực những quyết định sát thực hơn; hạch toán lỗ lãi đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước . 3. Đặc điểm của máy móc thiết bị: Hiện nay cơ cấu tài sản cố định của công ty như sau: Biểu 2: Cơ cấu TSCĐ của công ty. Các chỉ tiêu ĐVT Giá trị % Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất: Nhà xưởng văn phòng: Phương tiện vận tải đi lại: Thiết bị văn phòng: Quyền sử dụng đất: Nghìn đồng Nt Nt Nt Nt 39.719. 617 6. 267. 070 2. 332. 892 1. 358. 467 3. 312. 900 74,94 11,82 4,4 2,56 6,28 Tổng TSCĐ Nt 53. 000. 000 100 ( Nguồn: phòng tài vụ- Hải Hà) Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm cho nên công nghệ thường có chu kỳ sống ngắn, nhanh lỗi thời. Hiện nay máy móc thiết bị sản xuất của công ty bao gồm nhiều chủng loại nhiều , thế hệ. Có những máy móc từ ngày mới thành lập như: Kẹo cứng, bánh tươi, bimbim. . . nhưng cũng có những dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng như : kẹo que,Isomalt. Giá tri dây chuyền công nghệ thể hiện qua biểu 3 dưới đây. Nhìn chung máy móc thiết bị của công ty đều là những máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp chỉ chuyển giao được phần cứng của công nghệ ,còn phần mềm thì chủ yếu là do đội ngũ các bộ của công ty tự mày mò nghiên cứu cho nên doanh nghiệp chưa thực sự làm chủ được công nghệ của mình. Việc naỳ ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác tối đa công suất và tính năng của máy móc thiết bị. Hiện nay hầu hết các máy móc thiết bị mới chỉ khai thác được 50% công suất, trừ công nghệ kẹo cứng là khai thác vào thời điểm tối đa được 80-85% công suất. Biểu 3: Dây chuyền sản xuất công nghệ của công ty. Têndây chuyền sản xuất Đơnvị tính Trị giá Nước nhập Năm nhập Công suất (kg/ca) 1. Kẹo cứng 1000đ 5. 942. 34 Việt nam 1992 3. 000 2. kẹo que 1000đ 2. 847. 97 Hà lan 1996 850 3. bimbim chiên 1000đ 8. 045. 78 Nhật 1993 400 4. Bimbim nổ 1000đ 5. 132. 85 Nhật 1993 400 5. Cookies 1000đ 9. 626. 05 Nhật 1994 400 6. Kẹo cao su 1000đ 5. 398. 87 Đức 1995 400 7. sôcôla 1000đ 6. 558.598 Hà lan 1995 800 8. Bánh tươi 1000đ 536. 997 Nhật 1993 400 9. Isomalt 1000đ 931. 554 Hà lan 1999 50 (Nguồn: phòng kinh doanh- Hải Hà) Hàng năm doanh nghiệp vẫn thường xuyên sửa chữ, nâng cấp máy noc thiết bị bằng cách thay thế một số bộ phận bằng các bộ phận tương tự hiện đại hơn nhằm tăng năng suất, tăng sản lượng sản xuất tiêu thụ. 4 .Đặc điểm nhân sự Lao động của công ty Hải Hà gồm có cả người nước ngoài và người Việt Nam, trong đó hầu hết là người Việt nam. Cơ cấu lao động: tính đến ngày 2002 toàn công ty có 1962người,.Số người có trình độ đại học chiếm 18,83%,số người có trình độ cao đẳng chiếm 2,05%,số người có trình độ THCN chiếm 6,16%, số người có trình độ PTTH chiếm 53,42% và còn lại 19,53% là trình độ THCS. Công nhân lao động :lao động trực tiếp chiếm 67,3%, lao động gián tiếp chiếm 33,7%. Hầu hết số lao động trong công ty đều còn trẻ, tuổi trung bình là32. Chế độ tuyển dụng : Tất cả lao động làm việc trong công ty đều phải có hợp đồng lao động lý bằng văn bản ký kết giữa tổng giám đốc với từng lao động theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh xã hội. Hiện nay công ty có111 lao động thuộc diện hợp đồng không xác định ,125 người thuộc diện hợp đồng 1 năm, 9 người thuộc diện hợp đồng hai năm, 10 người thuộc diện hợp đồng ba năm,hợp đồng mùa vụ có 25 người, chưa ký hợp đồng có 9 người và có 3 người thuộc diện không ký hợp đồng (ban giám đốc ): Quản lý và sử dụng lao động: - Phân chia công việc: căn cứ vào kế hoạch, tiến độ sản xuất của công ty từ đó xác định khối lượng công việc phải hoàn thành trong ca, trong ngày. - Bố chí lao động: Trên khối lượng công việc phải hoàn thànhtừ đó sắp xếp số lao động cho phù hợp. - Định mức lao động: Trên cơ sở xác định số thời gian cần thiết để sản xuất ra đơn vị cho từng khâu, từng máy,từng dây chuyền sản xuất. Hầu hết lao động trong doanh nghiệp là lao động kỹ thuật, chỉ còn một số bộ phận là sử dụng lao động động thủ công như: đóng gói kẹo ,tạo hình bánh tươi. . . Để đảm bảo cuộc sống ổn định cho công nhân, công ty áp dụng hình thức lương sản phẩm có điều chỉnh. đối các nhân viên công ty thì công ty áp dụng hình thức lương cố định theo tháng. Hiện nay lương bình quân của cán bộ công nhân viên(không chức danh) là 725. 000đồng. Hàng năm công ty thường tổ chức các khoá học đàotạo về quản trị kinh doanh, về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty luôn có những theo dõi đánh giá, đại ngộ và đề bạt hợp lý với các cán bộ công nhân viên có thành tích,nhiệt tình trong công tác. tuy nhiên công ty cũng có những quy tắc hêt sức chặt chẽ trong sử dụng lao động,bắt buộc tất cả mọi người phải luông nỗ lựclàm việc hết mình nếu không sẽ bị đào thải. 5. Đặc điểm nguyên vật liệu: Là một doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là sản xuất bánh các loại. Cho nên NVL chính của công ty là đường. Ngoài ra còn có các loại : mạch nha, tinh dầu, dứa , bạc hà, cam , dâu, chanh,gluco. . . NVL cho sản xuất kẹo cứng : đường,sáp ong, dầu,. . NVL cho sản xuất bánh cookies: bột mì, đường vàng,sữa, bột , trứng gà, bột cao cao, bột nở. NVL cho sản xuất sôcôla: CBS, bột caocao,sữa bột,valini,guluco. . . Hiện nay ngành đường nước ta đang phát triển một cách chóng mặt,các nhà mày đường mọc lên khắp nơi. Tuy nhiên,sản xuất đường trong nước giá thành vẫn cao hơn giá đường nhập ngoại mà chất lượng lại thấp hơn. nhưng ngành đường Việt Nam đang được bảo hộ cho nên nhiều khi doanh nghiệp muốn nhập khẩu đường từ nước ngoài thì lại gặp rất nhiều khó khănvề thuế quan và thủ tục hành chính. Chính vì vậy mà hiện nay doanh nghiệp hoàn toàn sử dụng đường trong nước,chủ yếu từ hai bạn hàng lớn là nhà máy đườn Quảng Ngãi và nhà máy đường Biên Hoà. Hầu hết các NVL khác của doanh nghiệp đều được sản xuất trong nước,doanh nghiệp chỉ phải nhập khẩu từ Singapore gia vị để sản xuất bimbim,giấy nhãn và một số hương liệu khác, vì đây là những loại nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được. 6. Đặc điểm tổ chức sản xuất : Công ty Hải Hà có một phân xưởng sản xuất được tổ chức trong diện tích mặt bằng khoảng 9000m2. sản xuất trong công ty được tổ chức theo hình thức đối tượng,chia làm tổ sản xuất bao gồm: tổ kẹo cứng,tổ kẹo que, tổ Isomalt, tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100455.doc
Tài liệu liên quan