Một trong những nguyên nhân và thủ phạm mang tính sâu xa của sự mất cân đối cung cầu hiện nay chính là bắt nguồn từ sự yếu kém của sản xuất kinh doanh cụ thể là năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp và quan trọng nhất là sự suy giảm về cầu. Chủ trương của Chính phủ hiện nay là kích cầu để giải quyết tình hình, đó là biện pháp tình thế trong tình hình hiện nay.
Trước tiên khuyến khích các nhà đầu tư tung vốn vào thị trường, đẩy tiến bộ xây dựng đúng như dự đoán, tiến độ rót vốn xây dựng sớm và đều đặn. Đồng thời vốn đảm bảo vốn đầu tư cho các công trình xây dựng trong kế hoạch cho đúng tiến độ, tăng cường vốn cho các công trình phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn (bê tông hoá hệ thống kênh mương, đường xá liên huyện xã.). Khuyến khích tiêu thụ xi măng ở các thị trường nông thôn nơi có nhu cầu xây dựng lớn. Tuy nhiên khó khăn là thị trường này khả năng thanh toán thấp. Nên chăng có thể thực hiện các hình thức bán hàng trả chậm, hỗ trợ vốn vay cho nông dân hoặc mua nông sản thực phẩm của dân, khuyến mại bằng giảm giá bằng cước vận chuyển và các điều kiện thuận lợi trong đặt hàng, thanh toán giao nhận. Biện pháp này được xem là thiết thực vì nhu cầu xây dựng ở nông thôn hiện nay là rất lớn và cấp thiết trong khi xi măng đang dư thừa với khối lượng lớn. Nhà nước nên có nhiều dự án cấp vốn xây dựng ở nông thôn thay vì triển khai các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng và cấp phép cho các liên doanh xi măng trong thời điểm hiện nay
40 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường ?
+ Làm gì để bảo vệ vị trí của doanh nghiệp khi đối phương tấn công trên tuyến thị trường này ?
+ Tại sao các nhà doanh nghiệp chưa hoặc tiếp cận yếu với tuyến thị trường này?
Trên cơ sở luận chứng đầy đủ các dữ kiện nhà doanh nghiệp cần chủ động dũng mãnh chiếm thị trường sao cho thấy lợi:
ã Ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh. Sau khi mở rộng tuyến thị trường nhà doanh nghiệp phải củng cố và tìm mọi biện pháp để hạn chế sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh trên tuyến thị trường mình hoạt động.
Có thể có những cách làm như sau đây:
+ Chuẩn bị khối lượng hàng hoá, chất lượng tốt hoặc có sản phẩm mới để phản công sản phẩm của đối phương.
+ Có thể giảm giá thấp hơn sản phẩm của đối phương.
+ Có chính sách hấp dẫn hơn với các đại lý các nhà bán sỉ, lẻ, người tiêu dùng.
+ Nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Khai thác các lợi thế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên ngăn chặn chỉ làm chậm sự xâm nhập của đối phương mà thôi chứ không thể nào loại bỏ sự xâm nhập của các nhà cạnh tranh khác.
ã Hợp tác với các nhà doanh nghiệp.
Ngày nay xu hướng đối đầu giữa các nhà doanh nghiệp có giảm đi. Xu hướng chủ yếu là hợp tác trên những phương diện có thể hợp tác được như: các lĩnh vực về khoa học, kỹ thuật, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, tham gia hiệp hội,...
Tóm lại, để thành công một công ty phải triển khai những chiến lược cạnh tranh để có hiệu quả chống lại đối thủ và đem lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh khả dĩ mạnh mẽ nhất. Và công ty cũng phải thích nghi liên tục chiến lược của mình theo môi trường cạnh tranh đang thay đổi nhanh chóng. Nhưng trong hoàn cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng tăng công ty có thể trở thành quá tập trung vào đối thủ, công ty có thể dành quá nhiều thời giờ vào việc dòm chừng các hoạt động của đối phương và quên mất việc để ý đến nhu cầu của khách hàng mà công ty đang tìm cách thoả mãn. Do vậy, khi phát hoạ các chiến lược cạnh tranh, công ty phải xét đến sự định vị và hành động của đối thủ nhưng mục tiêu cơ bản nhất là thành công chống lại đối thủ bằng cách tìm những con đường tốt hơn nữa để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
5-/ Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp:
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh cũng gắn liền với môi trường kinh doanh vì vậy nó phải chịu tác động ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Có thể chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
* Nhân tố khách quan:
a-/ Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế còn gọi là môi trường tổng thể của một doanh nghiệp bao gồm bốn nhân tố chính.
ã Nhóm nhân tố kinh tế:
Đây là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tăng lên do vậy nhu cầu hay sức mua của nhân dân cũng sẽ tăng lên. Mặt khác nền kinh tế phát triển mạnh có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, như vậy tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơ hội này thì chắc chắn sẽ thành công và sức cạnh tranh sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, do sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt. Ai đi trước trong cuộc cạnh tranh này người đó sẽ thắng, và ngược lại khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả sẽ tăng lên, sức mua của người dân bị giảm sút, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giữ khách hàng, do đó cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ khốc liệt hơn.
Lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mức lãi suất đi vay cao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn, do vậy sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm dần đặc biệt là với đối thủ có tiềm lực mạnh về tài chính.
Các nhân tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, tiền công, tiền lương cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như là mức độ cạnh tranh trên thị trường.
ã Nhân tố chính trị và pháp luật.
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác chúng cũng có thể đem lại những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp. Ta có thể lấy ví dụ như các chính sách về xuất nhập khẩu về thuế, các khoản nộp ngân sách, quảng cáo là những yếu tố tác động trực tiếp kìm hãm hay tạo điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
ã Các nhân tố khoá học công nghệ kỹ thuật.
Khoa học công nghệ tác động một cách mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán. Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất đều phải gắn với một công nghệ kỹ thuật nhất định. Công nghệ sản xuất quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn doanh nghiệp.
Khoa học công nghệ mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp xử lý thông tin một cách chính xác. Đồng thời khoa học công nghệ mới sẽ tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như của từng doanh nghiệp nói riêng, đây là tiền đề để các doanh nghiệp ổn định nâng cao sức cạnh tranh của mình.
ã Các nhân tố về điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vị trí địa lý, nguồn tài nguyên sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, giảm chi phí thu được nhiều lợi nhuận.
Phong tục tập quán lối sống thị hiếu tác động một cách gián tiếp tới sức cạnh tranh của công ty thông qua khách hàng và cơ cấu nhu cầu của thị trường.
b-/ Môi trường ngành:
- Tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ quyết định mức độ cạnh tranh của ngành đó.
- Số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh và các đối thủ tiềm ẩn cũng là một nguyên tố tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong một ngành, nếu như các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên gay gắt hơn và khi đó sức cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn hoặc thấp đi.
- Sản phẩm thay thế cũng là nhân tố đe doạ tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi tham gia thị trường bao giờ cũng phải tính đến mối đe doạ của sản phẩm thay thế.
* Các nhân tố chủ quan:
Đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì đây chính là nội lực của doanh nghiệp.
ã Nguồn nhân lực: là những người tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp và gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý là những người quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ chính là những người quyết định cạnh tranh như thế nào, sức cạnh tranh của công ty sẽ tới mức bao nhiêu bằng cách nào. Cùng với máy móc thiết bị, công nhân là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
ã Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp:
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất như vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn cùng với nó giá thành sản phẩm hạ đi kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là rất lớn. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào lại có sức cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu máy móc thiết bị cũ kỹ vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm tăng chi phí sản xuất.
ã Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất kinh doanh cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của từng doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị nguyên vật liệu hay phân phối quảng cáo,... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại đảm bảo chất lượng hạ giá thành giá bán sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cảo, khuyến mại nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra với một khả năng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gian, hạ giá sản phẩm nhằm giữ và mở rộng thị phần của doanh nghiệp sau đó lại tăng giá thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Phần II
Thực trạng ngành xi măng Việt Nam
I-/ Thực trạng ngành xi măng Việt Nam:
1-/ Thực trạng về cơ cấu ngành và cơ chế quản lý:
Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Tất cả những công trình xây dựng trên khắp mọi miền đất nước như nhà cửa, đường xá, công trình thuỷ lợi, cầu cảng, thuỷ điện, trường học, khách sạn, nhà máy, công trường,... đều cần đến xi măng. Xi măng trở thành một ngành công nghiệp then chốt của đất nước. Trong những năm 1991-1997 nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã làm cho nhu cầu xi măng ở Việt Nam tăng lên 3 lần từ 3 triệu tấn đến 9 triệu tấn. Đến năm 1999-2000 nhu cầu xi măng đã được dự đoán là từ 13 đến 15 triệu tấn.
Vào thời kỳ 1991-1996 sản xuất xi măng ở Việt Nam luôn thấp hơn nhu cầu. Do điều hành nhập khẩu không kịp thời nên thị trường xi măng luôn trong tình trạng "sốt nóng".
Nhà nước đã phải dùng nhiều biện pháp để làm dịu "cơn sốt" này đồng thời có kế hoạch tổng thể qui hoạch ngành xi măng trong tương lai. Hiện nay, Nhà nước thực hiện quản lý thị trường xi măng dưới hình thức giao cho Tổng công ty xi măng độc quyền quyết định giá bán buôn còn Ban vật giá Chính phủ lại khống chế giá bán lẻ ở những thành phố lớn. Đồng thời Nhà nước quản lý về nhập khẩu về xi măng và nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất xi măng là clinker.
Điều kiện tự nhiên nước ta được đánh giá là rất thuận lợi cho phát triển xi măng. Hơn thế nữa, Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng nên thị trường tiêu thụ xi măng ngày càng phát triển. Xuất phát từ tình hình thị trường xi măng những năm 1991-1996 và những dự báo về nhu cầu xi măng những năm đó, Nhà nước đã phê duyệt việc đầu tư xây dựng hàng loạt các nhà máy xi măng trong cả nước. Trong 3 năm qua một làn sóng ào ạt đầu tư vào ngành sản xuất xi măng.
Năm 1996, dây chuyền 2 của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đi vào sản xuất làm cho công suất của nhà máy tăng thêm 1,7 triệu.
Năm 1997, Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng bắt đầu hoạt động với công suất 1,4 triệu tấn/năm và có thể đạt 1,7 triệu.
Năm 1998, nhà máy xi măng Bút Sơn (Hà Nam) công suất 1,4 triệu tấn đã hoàn thành và cho ra lò bao xi măng đầu tiên sau 2 tháng. Nhà máy Sao Mai (Kiên Giang) ra lò mẻ clinker đầu.
Ngoài ra còn có 3 dự án xi măng đã được cấp giấy phép: Nhà máy xi măng Hải Long (Quảng Ninh), Phúc Sơn (Hải Dương) và nhà máy xi măng Hoàn Cầu (Quảng Ninh) với tổng công suất 4,5 triệu tấn. Dây truyền thứ 2 của Chinfon công suất 1,8 triệu tấn cũng chuẩn bị đưa vào sản xuất cùng với Lang Bang B 2 triệu tấn, Tràng Kênh 1,2 triệu tấn.
Tham gia phân chia thị trường xi măng gồm:
Thứ nhất: Đầu mối sản xuất và tiêu thụ xi măng lớn nhất trong cả nước là Tổng công ty Xi măng Việt Nam (chủ quản Bộ xây dựng) được Chính phủ giao cho nhiệm vụ nặng nề là phải "dự trữ, bình ổn và điều hoà cung - cầu xi măng". Những con chim đầu đàn của ngành xi măng ở ngoài Bắc phải kể đến Hoàng Thạch, Bỉm Sơn; ở miền Nam phải kể đến Sao Mai, Hà Tiên,...
Trước đây những nhà máy thuộc Tổng công ty xi măng là nguồn cung cấp chủ yếu cho nhu cầu xi măng của cả nước thị phần 55%.
Thứ hai: các nhà máy liên doanh với nước ngoài.
Đây là một bộ phận tham gia phân chia thị trường và cạnh tranh với những nhà máy thuộc Tổng công ty. Hiện nay đã có 7 liên doanh xi măng với tổng số vốn đầu tư 1,52 tỉ USD, tổng công suất dự kiến 9 triệu tấn/năm. Đến năm 2001 con số này được dự báo là sẽ tăng gấp rưỡi và thị phần của Tổng công ty sẽ bị co hẹp đáng kể. Điều này chứng tỏ giai đoạn tới sẽ là giai đoạn cạnh tranh quyết liệt giữa Tổng công ty xi măng và các liên doanh để phân chia thị trường.
Thứ ba: là các nhà máy xi măng ở địa phương. Các nhà máy này chiếm thị phần nhỏ (15-10%) chủ yếu để đáp ứng nhu cầu giao thông thuỷ lợi ở địa phương. Đây cũng là một giải pháp để cân đối xi măng của nền kinh tế.
Xi măng ở các nhà máy địa phương là xi măng lò đứng, giá thành hạ, công suất đầu tư thấp, phụ tùng thiết bị không phức tạp và ít nhập ngoại, tiêu thụ nội vùng nên chi phí vận chuyển thấp. Do đó xi măng lò đứng có ưu thế hơn xi măng lò quay về giá cả. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư thấp, nếu xét trên bình diện hiệu quả kinh tế vi mô của cả nền kinh tế và hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn lực của toàn xã hội. Hiện nay xi măng lò đứng ở địa phương đang gặp nhiều khó khăn do phải đối đầu với cạnh tranh nên thị phần càng thu hẹp. Ngoài ra, là nguồn nhập khẩu. Cách đây 3 năm một cơn sốt xi măng có một không hai ở Việt Nam bùng lên. Nguyên nhân là do cung trong nước còn thấp rất xa so với cầu. Để làm dịu cơn sốt này Nhà nước phải nhập khẩu xi măng.
ã Năm 1995 tổng sản lượng sản xuất là 5,854 triệu tấn, nhập khẩu 1,320 triệu tấn.
ã Năm 1996 tổng sản lượng sản xuất là 6,835 triệu tấn, nhập khẩu 1,350 triệu tấn.
ã Năm 1997 tổng sản lượng sản xuất là 9,120 triệu tấn, nhập khẩu 0,88 triệu tấn.
ã Năm 1998 tổng sản lượng sản xuất là 11 triệu tấn, nhập khẩu 0,35 triệu tấn.
Lượng nhập khẩu xi măng ngày càng giảm. Trong khi cung về xi măng ngày càng tăng đuổi kịp và vượt cầu trong thời gian gần đây thì vẫn có lượng xi măng nhập khẩu đáng kể. Nguyên nhân là do giá xi măng nhập rẻ hơn giá xi măng sản xuất trong nước mà chất lượng lại ngang bằng hoặc tốt hơn. Đây cũng là một yếu tố làm cho thị trường xi măng cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bốn nguồn trên là bốn nguồn cung ứng xi măng cho thị trường tiêu thụ nội địa trong đó giữ vị trí then chốt vẫn là Tổng công ty xi măng. Theo dự báo đến năm 2000, tổng sản lượng xi măng ở Việt Nam có thể đạt tới 20 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu xi măng Việt Nam đến năm 2000 được dự báo chỉ đạt tối đa khoảng 16-17 triệu tấn.
Từ 1/6/1999 cả 6 doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty xi măng đều sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn mới để hoà đồng với quốc tế và khu vực. Đó là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng xi măng Pooclăng hỗn hợp. Việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng này sẽ giúp cho xi măng Việt Nam có ưu thế hơn trên thị trường quốc tế và khu vực. Hiện tại các nước xung quanh như Inđonexia, Thái Lan, Malaysia,... đều thừa xi măng tạm thời chỉ có thể xuất sang Lào và Campuchia - hai thị trường được đánh giá là nhiều triển vọng với xi măng Việt Nam.
2-/ Thực trạng thị trường: cung vượt quá cầu.
Từ cơn sốt năm 1995 đến nay cung đã vượt quá cầu.
Đầu những năm 1990 mức tăng trưởng cao của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng đã làm cho cầu về xi măng tăng mạnh, vượt xa cung. Mức tiêu thụ xi măng năm 1990 là 2,755 triệu tấn, đến năm 1995 đã tăng lên 7,113 triệu tấn. Mức tăng bình quân hàng năm là 21%. Sự thiếu hụt và áp lực tăng giá bắt đầu lan rộng từ năm 1993-1994 để lên tới đỉnh điểm là cơn sốt xi măng đầu năm 1995, với giá có lúc lên tới 173 USD/tấn trong khi giá qui định chỉ là 80-90 USD/tấn. Nhu cầu xi măng vẫn tiếp tục tăng lên đến 9,5 triệu tấn vào năm 1997. Từ năm 1995 đến 1997 nhu cầu có giảm nhưng vẫn còn tăng 12%/năm. Nhập khẩu xi măng chủ yếu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore bù vào chỗ thiếu hụt. Thêm vào đó đầu tư của Tổng công ty xi măng và các liên doanh đã tăng mạnh trên cơ sở dự đoán nhu cầu thị trường sẽ còn tăng lâu dài. Việc định giá chuẩn xi măng rất cao của Nhà nước ta trong những năm vừa qua là một yếu tố rất quan trọng tạo ra động lực to lớn thúc đẩy việc gia tăng mạnh mẽ tốc độ đầu tư vào ngành công nghiệp xi măng nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu.
ã Năm 1997 sản lượng xi măng sản xuất trong nước đạt hơn 9 triệu tấn (kể cả các liên doanh), nhập khẩu 880.000 tấn. Tồn kho cuối năm 1996 chuyển sang năm 1997 là 600.000 tấn. Tổng nguồn xi măng cung ứng năm 1997 là 10,5 triệu tấn, tổng nhu cầu tiêu thụ là 9,5 triệu tấn. Như vậy cuối năm lượng xi măng thừa lên tới 1 triệu tấn.
ã Năm 1998 sản lượng sản xuất trong nước đạt 11 triệu tấn. Tồn kho năm 1997 chuyển sang 1 triệu tấn, nhập khẩu xi măng trắng, xi măng chuyên dùng khoảng 0,4 triệu tấn và như vậy tổng nguồn cung cấp là 12,5 triệu tấn. Nhu cầu xi măng năm 1998 chỉ đạt được gần 10 triệu tấn. Con số xi măng thừa là hơn 2 triệu tấn.
ã Năm 1999, trong 6 tháng đầu năm các nhà máy thuộc tổng công ty xi măng sản xuất 2.723.000 tấn mới tiêu thụ 2.485.000 tấn. Các nhà máy xi măng lò đứng sản xuất trên 1 triệu tấn, tiêu thụ 997.000 tấn. ở các công ty liên doanh tình hình cũng không mấy khả quan. Xi măng Chinfon sản xuất 684.760 tấn, chỉ tiêu thụ được 653.100 tấn, xi măng Sao Mai sản xuất 470.000, tiêu thụ 450.000. Chỉ có một số ít các công ty xi măng lớn như Bỉm Sơn, Hà Tiên II,.. đạt được hoặc vượt kế hoạch đề ra. Hết ngày 30/6/99 các công ty xi măng trung ương còn tồn kho trên 1 triệu tấn clinker. Xi măng cả nước có tổng công xuất 11,5 triệu tấn (công suất tối đa lên đến 18 triệu tấn) mà nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 13 triệu tấn.
Có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi miền Bắc thừa hơn 1 triệu tấn thì ở miền Trung và miền Nam lại thiếu. Nói là thừa nhưng cũng không phải thừa và cũng không phải thiếu. Và điều quan trọng nhất bây giờ là phải điều hoà được cung cầu giữa hai miền. Nên việc này được thực hiện tốt sẽ giảm phần nào tình trạng mất cân đối trên và giảm thiểu xi măng thừa. Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho Tổng công ty xi măng. Hiện nay việc điều hoà xi măng đang gặp nhiều khó khăn. Nếu đưa xi măng từ Bắc vào Nam là chắc chắn lỗ. Mỗi tấn xi măng phải chịu thêm một khoản chi phí khoảng 170-180.000 đồng (chưa kể chi phí vào kho ra kho). Trong khi đó xi măng Bắc lại không hợp thị hiếu miền Nam. Chẳng hạn nếu ở Bắc, xi măng Hoàng Thạch là nhất bẳng thì vào miền Nam lại không thể "đọ" được với si măng Sao Mai, Hà Tiên,... nên bán chẳng ai mua nếu có trót đưa vào thì giá thấp cũng bán. Vào thời điểm này thì xi măng Bắc được bán giữa hai miền giá cả thống nhất thậm chí trong Nam còn thấp hơn mặc dù chi phí vận chuyển gấp đôi. Như vậy là lỗ, phần lỗ này đương nhiên Tổng công ty phải gánh chịu, dù lỗ vẫn phải làm.
Giá xi măng trong nước do Ban vật giá Chính phủ Bộ xây dựng và Bộ thương mại qui định nhằm ổn định thị trường trong nước. Giá trần được qui định cho chủng loại xi măng phổ biến nhất PC 30 tại thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cả Tổng công ty xi măng, các doanh nghiệp và các nhà máy qui định. Sự kiểm soát giá cả này có làm cho thị trường Việt Nam tránh được sức ép của thị trường thế giới nhưng các nhà sản xuất phải đối phó với sự trì trệ của thị trường dư thừa năng lực sản xuất và trước thách thức xuất khẩu (cho đến nay là không đáng kể) cũng đã kêu gọi phải qui định giá cả một cách linh hoạt hơn.
Dù cơn sốt xi măng năm 1995 đã kết thúc, giá xi măng trong nước hiện nay vẫn còn cao hơn nhiều so với giá thế giới khiến cho xi măng Việt Nam không cạnh tranh được ở nước ngoài. Năm 1998, giá bán lẻ xi măng PC30 là 60 USD/tấn và PC 40 là 73,8 USD/tấn trong khi giá xi măng nhập khẩu chính thức là 41,5 USD/tấn và nhập lậu là 30 USD/tấn. Giá xi măng xuất khẩu (giá FOB) của Singapore và Hàn Quốc lần lượt là 38,8 USD và 292, USD. Giá xi măng Thái Lan xuất khẩu là 46 USD vào năm 1997 nhưng đã giảm mạnh xuống còn 25 USD vào tháng 3 năm 1999. Giá xi măng Việt Nam cũng có giảm trong năm 1998 do đầu tư nước ngoài giảm sút, tác động của khủng hoảng khu vực và cạnh tranh gay gắt giữa các nước gặp khủng hoảng.
Nhưng so với giá thế giới thì giá xi măng Việt Nam vẫn luôn cao hơn. Đến 90% xi măng Việt Nam sản xuất là xi măng PC 30. Trung Quốc cũng chủ yếu sản xuất xi măng PC 30. Trong khi đó xi măng Hàn Quốc và Thái Lan có mác cao hơn, xi măng Nhật P60.
Với tốc độ xây dựng các nhà máy xi măng như hiện nay công suất xi măng của cả nước sẽ lên tới 26 triệu tấn năm 2000. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ xi măng được dự báo vào năm 2000 tối đa chỉ là 16-17 triệu tấn vì mức tăng trưởng của nhu cầu chỉ ở mức trên dưới 1 triệu tấn mỗi năm. Như vậy mức chênh lệch cung cầu xấp xỉ 10 triệu tấn trong năm 2000.
Toàn ngành xi măng đang chuẩn bị bước vào một thời kỳ mới, áp lực khủng hoảng thừa sớm trở thành một đề tài bức xúc đòi hỏi Nhà nước phải có những quyết sách mới nhằm ngăn chặn những hậu quả rất nghiêm trọng có thể nảy sinh.
Sức ép giá cả:
- Năm 1998 hầu hết các công ty xi măng đều thực hiện giảm giá. Trên thị trường đồng bằng sông Cửu Long xi măng Hà Tiên chiếm thị phần chủ yếu nhưng giá đã giảm 1.000 đồng/bao. ở TP. Hồ Chí Minh 5 mác xi măng đen đang cạnh tranh để giành giật thị trường là Hà Tiên, Sao Mai, Chinfon, Hoàng Thạch và xi măng D.Hills (Trung Quốc). Xi măng Chinfon đã thực hiện giảm giá 10.000đ/tấn nếu đại lý mua trên 500 tấn/tháng và hạ giá bán lẻ. Xi măng Sao Mai cũng giảm giá bán lẻ xuống sát giá Chinfon. D.Hills cũng giảm giá xuống 38.000-38.500 đ/bao (760.000đ/tấn). Xi măng Hà Tiên đắt hơn loại khác 1.000đ/bao nhưng vẫn được tin dùng. ở các tỉnh biên giới xi măng Nhật, Thái Lan, Trung Quốc nhập khẩu lậu bán rất rẻ (xi măng đen tương đương loại PC 30 của Việt Nam).
- Mặc dù từ đầu năm 1999 đến nay lượng xi măng dư thừa do cung vượt quá cầu gia tăng nhưng giá giảm ít. Theo đánh giá của một số chuyên giá trong ngành, trước thực trạng cung vượt cầu, lượng xi măng tiêu thụ trên thị trường 6 tháng qua đã là một kết quả đáng mừng. Trong khó khăn chung của thị trường trong và ngoài nước đang cạnh tranh quyết liệt như hiện nay để tiêu thụ được sản phẩm thời gian qua không ít công ty điều chỉnh giá bán kịp thời sao cho không lỗ lại kèm khuyến mại cho trả chậm (có điều kiện đảm bảo) để thu hút khách hàng.
Do đó 6 tháng đầu năm nay giá xi măng có xu hướng giảm nhẹ. Giảm giá xi măng là giải pháp sống còn cho doanh nghiệp này nhưng lại là mối lo cho rất nhiều doanh nghiệp khác. Ông Đỗ Trọng Hảo, Phó giám đốc công ty liên doanh Chinfon (Hải Phòng) cho biết: "Liên tục 6 tháng đầu năm nay công ty đã phải giảm giá xi măng từ 2-3% so với quí II/1998 do sức ép cạnh tranh quá lớn giữa các đơn vị trong ngành; mà cứ giảm xuống 2% thì một năm doanh nghiệp ước tính lỗ ngót 1 triệu USD. Hiện nay nếu tính toán một cách chính xác, với xi măng lò quay giá bán dưới 770.000 đồng/tấn và với xi măng lò đứng nếu dưới 630.000 đồng/tấn doanh nghiệp sẽ bị lỗ".
Hiện nay giá xi măng đen trong nước ta đang cao hơn giá xi măng của các nước Đông Nam á khoảng 18-25 USD/tấn. Xi măng đen Thái Lan tương đương loại PC 30 của Việt Nam giá trong nước chỉ 42-45 USD/tấn giảm 8-10 USD tấn. Đồng bản tệ của các nước trong khu vực mới mất giá so với USD làm cho giá xi măng ở các nước này liên tục giảm mạnh. Giá xi măng Việt Nam sẽ tiếp tục giảm từ nay đến năm 2000 chủ yếu là do tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á và sự mất cân đối của cung cầu.
Giá xi măng năm 1998
Đvt: USD/tấn
Nguyên nhân:
Hiện tượng mất cân đối cung cầu xi măng trong ba năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến ba nguyên nhân chính sau:
1. Cơn sốt xi măng 1995 gây ra một làn sóng ồ ạt đầu tư cho sản xuất xi măng. Từ chỗ có 22 nhà máy nay đã lên đến 55 nhà máy công suất tăng lên 10 lần.
Sắp tới 6 nhà máy xi măng lò quay được cấp phép và đang đầu tư là Hải Phòng (mới), Tam Hiệp, Phúc Sơn, Hải Long, Hoàn Cầu,... với tổng công suất 9 triệu tấn. Các nhà máy đã cơ bản hoàn tất xây dựng và đầu tư bắt đầu sản xuất như Bút Sơn, dây truyền II của Hoàng Thạch, dây truyền II của Hà Tiên, Chinfon,.. Công suất hiện tại của toàn ngành xi măng Việt Nam là 14,5 triệu tấn/năm và sắp tới là 18 triệu tấn/năm. Nhưng với tốc độ đầu tư cho sản xuất xi măng những năm vừa qua thì đến năm 2000 tối đa có thể đạt tới 20 triệu tấn/năm. Khi tính toán cho đầu tư sản xuất ximăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cho các năm tiếp theo được lấy ở mức trên dưới 9% để làm cơ sở tính toán cho nhu cầu thị trường. Các dự án xi măng lò đứng đã không xác định đượng thị trường chính là các địa phương lân cận trong khu vực nhà máy phục vụ các công trình thuỷ lợi dân dụng ở địa phương mà đem bán sản phẩm tại các trung tâm lớn khiến chi phí vận chuyển cao trong giá thành và không thể cạnh tranh với xi m ăng nhập khẩu.
2. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút và cơn sốt đất đai hạ nhiệt khiến cho hoạt động xây dựng chậm lại. Năm 1998 Chính phủ thông báo hoãn khởi công xây dựng xa lộ Bắc Nam, cảng Quy Nhơn, sân bay Đà Nẵng, Đài truyền hình Huế và nhà điều hành trung tâm thuộc đại học quốc gia TP. HCM. Chính phủ cũng quyết định giãn tiến độ đầu tư 22 dự án khác nhau. Ngoài ra còn các dự án khách sạn, xi măng lò đứng, bia, nhà máy đường không được tiếp tục đầu tư mới nếu không trả được nợ. Nguồn vốn đầu tư năm 1998 giảm 28.000 tỷ đồng so với nguồn vốn đề r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0101.doc