Đề tài Biện pháp nâng cao lợi nhuận ở Công ty TNHH Phú Thái

Lời nói đầu 1

Phần I: Tổng quan về lơi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2

I. Tổng quan về công ty TNHH Phú Thái 2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH Phú Thái 2

1.3. Cơ cấu sản xuất kinh doanh 4

1.4. Cơ cấu tổ chức và điều hành của bộ máy quản lý 5

1.5. Tài chính của Công ty TNHH Phú Thái ( 2000 2002) 8

2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty TNHH Phú Thái 12

3. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận 21

3.1. Kết quả đạt được 21

3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 22

Phần II. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH Phú Thái 24

1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty tỏng những năm tới 24

2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi ở Công ty 25

2.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý giá vốn sản phẩm hàng hoá tiêu thụ 25

2.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm 26

2.3. Tăng cường hoạt động dịch vụ khách hàng 29

Kết luận 30

Tài liệu tham khảo 31

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao lợi nhuận ở Công ty TNHH Phú Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính, thống kê, tiền lương, cân đối các khoản thu chi. + Kế toán trưởng. + Kế toán tổng hợp. + Kế toán thanh toán theo dõi công nợ. + Kế toán nguyên vật liệu, công cụ. + Thủ quỹ. Tất cả các nhân viên của phòng ban này đều tốt nghiệp đại học hoặc trung cấp chuyên ngành tài chính kế toán. c) Xưởng sản xuất : Có 2 xưởng. c.1. Phân xưởng sản xuất nước uống giải khát gồm 25 người + Quản đốc xưởng chịu trách nhiệm trong việc đôn đốc sản xuất sản phẩm. c.2.Phân xưởng sản xuất các sản phẩm từ nhựa composit: 23 người + Quản đốc xưởng chịu trách nhiệm trong việc đôn đốc sản xuất sản phẩm. Cùng với những thuận lợi và khó khăn trên. Trong 3 năm 2000, 2001,2002, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những biến động cần quan tâm xem xét. 1.5. Tài chính của Công ty TNHH Phú thái năm (2000,2002) : bảng cân đối kế toán 3 năm Bảng 1 : Đơn vị : Nghìn VNĐ Tài sản 2000 2001 2002 A - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.131.589 1.421.142 1.290.629 I - Tiền 211.816 38.171 126.557 2. Tiền mặt tại quỹ 166.373 29.789 101.564 3. Tiền gửi ngân hàng 45.444 8.382 24.993 II - Các khoản phải thu 136.043 110.084 116.750 1. Phải thu của khách hàng 44.580 100.084 106.750 2. Các khoản phải thu khác 91.463 10.000 10.000 III - Hàng tồn kho 783.729 1.272.887 1.047.322 1. Nguyên liệu, vật liệu 342.966 639.708 377.541 2. Công cụ, dụng cụ 196.591 22.000 3. Thành phần tồn kho 440.763 436.588 564.924 4. Hàng hoá tồn kho 82.857 B - TSCĐ và đầu tư tài chính 5.257.530 5.705.917 6.547.860 I -Tài sản cố định 4.033.793 4.631.206 5.255.301 1. TSCĐ hữu hình 4.032.793 3.823.097 4.436.147 2. TSCĐ thuê tài chính 807.109 807.109 3. Các khoản phải trả khác 12.044 4. Đầu tư chứng khoán 1.000 1.000 II - Chi phí XDCB dở dang 1.223.737 1.074.711 1.292.559 Tổng cộng TS : 6.389.119 7.127.059 7.838.489 Nguồn vốn 2000 2001 2002 A - Nợ phải trả 812.340 1.478.120 2.228.335 1. Vay ngắn hạn 800.000 1.470.000 1.780.000 2. Vay dài hạn 436.977 3. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 12.340 8.120 11.358 B - Nguồn vốn chủ sở hữu 5.576.779 5.648.939 5.610.154 I - Nguồn vốn và quỹ 5.576.799 5.648.939 5.610.154 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.500.000 5.500.000 5.500.000 2. Lãi chưa phân phối 76.779 148.939 110.154 Tổng cộng NV 6.389.119 7.127.059 7.838.489 Dựa vào bảng 1. * Cơ cấu nguồn vốn : - Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, gắn liền với sản xuất hàng hóa. Vốn là tiền trong kinh doanh, góp phần đem lại giá trị thặng dư. Do vậy quản lý vốn và tải sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính. Dựa vào bảng cân đối kế toán 3 năm (2000, 2001, 2002) ta thấy : Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành do vốn tự có là chủ yếu, phần còn lại là do lợi nhuận không chia để lại và các khoản phải trả. Trong năm 2000 Công ty mới thành lập, tổng nguồn vốn của Công ty là : 6.389.119 nghìn đồng. Năm 2002 tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty : 7.127.059 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2000. Điều này cho ta thấy năm 2001 Công ty làm ăn có hiệu quả, tự tích luỹ, bổ sung được cho nguồn vốn kinh doanh của mình và ngày càng trở nên tự chủ hơn. Năm 2002 tổng nguồn vốn kinh doanh : 7.838.489 nghìn đồng. So với năm 2001 Công ty đã sử dụng các nguồn vay ngắn hạn và dài hạn. * Cơ cấu về tài sản : Tổng tài sản của Công ty qua các năm : - TSLĐ của Công ty năm 2000 là 1.131.589 nghìn đồng. - Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã cho khách hàng thanh toán chậm nên khoản phải thu lớn : 136.043 nghìn đồng. - TSCĐ và đầu tư tài chính năm 2000 là 5.257.530 nghìn đồng. ã Năm 2001 : - Tài sản lưu động của Công ty là : 1.421.142 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2000. - Các khoản phải thu giảm xuống còn 110.084 nghìn đồng. - Hàng tồn kho 1.272.887 nghìn đồng tăng lên so với năm 1999 là do Công ty đưa vào sản xuất một số sản phẩm mới. - TSCĐ : 5.705.917 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2000. ã Năm 2002 : - TSLĐ của Công ty : 1.290.629 nghìn đồng , giảm xuống so với năm 2001. - Các khoản phải thu : 116.750 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2001. - TSCĐ : 6.547.860 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2001. Do Công ty mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất. 2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty TNHH phú thái Dựa vào biểu 2, so sánh năm 2001 với năm 2000 ta thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng lên cụ thể : - Doanh thu thuần tăng 477.941 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 25,88%. - Trị giá vốn hàng hóa bán tăng 244.130 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 24,15%. - Lãi gộp tăng 233.811 nghìn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 27,97%. - Doanh thu thuần tăng 626.680 nghìn đồng so với năm 2001 với tỷ lệ tăng tương ứng 26,96%. - Giá vốn hàng bán tăng 586.215 nghìn đồng so với năm 2001 với tỷ lệ tăng tương ứng 46,7%. - Lãi gộp tăng 3,78% so với năm 2001. Mặc dù doanh thu thuần tăng hơn năm 2001 nhưng do giá vốn hàng bán tăng quá lớn dẫn đến lợi tức gộp tăng quá ít 3,78% so với năm 2001. Lợi tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 94.374 nghìn đồng dẫn đến tỷ lệ giảm 38,22% do giá trị vốn sản phẩm hàng hoá tiêu thụ có tăng nhưng giá bán trên 1 sản phẩm hàng hoá lại giảm do cơ chế thị trường. Tình hình lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh giảm sút cho nên lợi nhuận trước thuế năm 2002 giảm 57.037 nghìn đồng so với năm 2001 tương tứng với tỷ lệ giảm 26%. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán tăng rất nhanh so với năm 2001. Như vậy hiệu quả kinh doanh năm 2002 so với 2001 là chưa tốt. Hiện nay Công ty đã tiến hành tìm kiếm những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhanh chóng tăng lợi nhuận cho Công ty. Công ty đang áp dụng một số một số biện pháp. Thứ nhất : Do nhu cầu mặt hàng nước uống tinh khiết có xu hướng tăng, nên Công ty chủ động mở rộng hệ thống các cửa hàng bố trí trên khắp cả nước để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu cho Công ty. Thứ hai : Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay đang bị cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, gây khó khăn cho Công ty trong việc xác định giá bán hợp lý. Công ty chủ trương tăng cường khai thác tìm kiếm khách hàng... Thứ ba : Công ty tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng nhằm đảm bảo đưa sản phẩm hàng hoá đến khách hàng một cách thuận lợi, để từ đó thu hút được khách hàng, góp phần tăng doanh thu bán hàng của Công ty. Thứ tư : Công tác giám sát và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thường xuyên được tiến hành nhằm phát hiện loại bỏ các sản phẩm hàng hóa không đạt chất lượng, tăng độ tin cậy đối với mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên để hiểu một cách chi tiết hơn, chúng ta tìm hiểu và xem xét cụ thể tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2000, 2001, 2002. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Thông qua biểu 2 nhìn chung thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận rất lớn. + Năm 2000 chiếm 98,75%. + Năm 2001 chiếm 100%. + Năm 2002 chiếm 94,15%. - Lợi nhuận từ hoạt động tổ chức của Công ty không đáng kể, chiếm tỷ trọng : + Năm 2000 chiếm 1,25%. + Năm 2001chiếm 0% + Năm 2002 chiếm 5,85%. - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường của Công ty lỗ. Tóm lại bộ phận cấu thành lên lợi nhuận trước thuế có nhiều điều cần khắc phục. * Qua bảng 3 ta thấy : - Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2001 tăng 72.159 nghìn đồng tức là tăng tỷ lệ tương ứng 93,98% so với năm 2000 đạt 148.940 nghìn đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng là do : Lợi nhuận trước thuế năm 2001tăng so với lợi nhuận trước thuế năm 2000 là 106.117 nghìn đồng tức là tăng tỷ lệ tương ứng 93,98%. - So sánh năm 2002 với năm 2001. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2002 giảm 38.785 nghìn đồng tức là giảm với tỷ lệ tương ứng 26% so với năm 2001 đạt 110.155 nghìn đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm do : Lợi nhuận trước thuế năm 2002 giảm so với lợi nhuận trước thuế năm 2001 là 57.037 nghìn đồng tức là giảm tỷ lệ tương ứng 26%. * Như đã trình bày ở phần lý luận, lợi nhuận tuyệt đối không phải là tiêu chí duy nhất đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để có một cách nhìn tổng quan về lợi nhuận của Công ty, ta cần tính ra các chỉ tiêu tỷ suất. - Chỉ tiêu doanh thu/vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Bỏ 100 đồng vốn vào hoạt động sản xuất năm 1999 thu được 28,91 đồng doanh thu, năm 2000 thu được 32,62 đồng. Ta thấy vòng quay vốn năm 2001 tăng nhanh hơn so với vòng quay vốn năm 2000 và năm 2000 là năm ban hành luật thuế mới (VAT) do đó doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tronng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2002 bỏ 100 đồng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 37,65 đồng doanh thu. Ta thấy vòng quay vốn năm 2002 nhanh hơn so với vòng quay vốn năm 2001, do doanh thu năm 2002 có tăng so với năm 2001. - Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : Chỉ tiêu này đánh giá 1 đồng doanh thu đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2000 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 4,16 đồng lợi nhuận. Sang năm 2001tăng lên 2,25 đồng tức là 100 đồng doanh thu đem lại 6,41 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng là tốt chứng tỏ doanh thu của Công ty tăng sẽ làm nâng cao lợi nhuận. Năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu đem lại 3,73 đồng lợi nhuận so với năm 2001 hiệu suất doanh thu năm 2002giảm 2,68 đồng. - Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn : So với mặt bằng thị trường thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn thấp. Điều này là do sử dụng vốn của Công ty chưa triệt để. Tuy vậy hiệu suất sử dụng vốn của Công ty năm 2001 so với năm 2000 là khả quan. Năm 2000 cứ 100 đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 1,21 đồng lợi nhuận sang năm 2001 tỷ 0,88 đồng tức là năm 2001 bỏ 100 đồng và hoạt động kinh doanh thu được 2,09 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năm 2001 Công ty sử dụng vốn hiệu quả ..... Năm 2002 lợi nhuận trên vốn giảm 0,68 đồng là năm 2002 bỏ 100 đồng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 1,41 đồng lợi nhuận, chứng tỏ sử dụng vốn đạt hiệu quả thấp hơn năm 2001 do nhu cầu thị trường có nhiều biến động tác động xấu tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2002 giảm so với năm 2001. - Lợi nhuận trên vốn cố định : Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2000, 100 đồng vốn cố định đem lại 1,46 đồng lợi nhuận. Sang năm 2001 tăng 1,15 đồng tức là 100 đồng vốn cố định đem lại 2,61 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2001 tăng hơn so với 2000. Năm 2002, 100 đồng vốn cố định đem lại 1,68 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2002thấp hơn so với năm 2001. - Lợi nhuận trên vốn lưu động : Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2000, 100 đồng vốn lưu động mang lại 6,78 đồng lợi nhuận, năm 2001 mang lại 10,48 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2001 cao hơn so với năm 2000. Năm 2002 mang lại 8,53 đồng lợi nhuận so với 2001 hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. - Lợi nhuận trên vốn tự có : Lợi nhuận trên vốn tự có : Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2000, 100 đồng vốn tự có đem lại 1,39 đồng lợi nhuận. Năm 2001, tăng 1,32 đồng tức là 100 đồng vốn tự có đem lại 2,71 đồng lợi nhuận. Điều này cho ta thấy năm 2001 lợi nhuận trên vốn tự có tăng hơn so với năm 1999. Năm 2002, lợi nhuận trên vốn tự có giám 0,71 đồng, cứ 100 đồng vốn tự có đem lại 2 đồng lợi nhuận so với năm 2001 lợi nhuận trên vốn tự có của Công ty giảm. Năm 2002 tổng chi phí bán hàng là 589.972 nghìn đồng tăng so với năm 2001 là 272.210 nghìn đồng. Mức chi phí bán hàng trên 1.000 đ doanh thu thuần năm 2002 là 199,9 nghìn đồng so với năm 2001 là 136 nghìn đồng. Nhìn chung chi phí bán hàng tăng chủ yếu do chi phí nhân viên bán hàng tăng (năm 2002 là 142.792 nghìn đồng, tăng so với năm 2001là 72.468 nghìn đồng). Sự gia tăng này do trên thị trường các sản phẩm hàng hoá của Công ty ra nhiều do đó Công ty tăng nhiên viên tiếp thị bán hàng để cạnh tranh thị trường. Chi phí quảng cáo khuyến mãi cũng tăng lên (năm 2002 là 218.511 nghìn đồng, tăng so với năm 2001 là 115.960 nghìn đồng) do Công ty giới thiệu một số sản phẩm mới Công ty sản xuất ra để tiếp cận với nhu cầu thị trường. Ngoài ra khoản chi phí dụng cụ bán hàng và chi phí khấu hao tài sản đều giảm so với năm 2001, nhưng sự giảm này không lớn cho nên tổng chi phí của doanh nghiệp vẫn tăng lên. Điều này phản ánh những khoản chi phí trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. So với năm 2001, năm 2002 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp là 367.611 nghìn đồng giảm so với năm 2001 là 137.731 nghìn đồng. Mức chi phí quản lý doanh nghiệp trên 1.000 đ, doanh thu thuần năm 2002 là 124,6 nghìn đồng giảm so với năm 2001. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp giảm do khấu hao tài sản dùng trong doanh nghiệp giảm (năm 2002 là 71.748 nghìn đồng giảm so với năm 2001 là 54.188 nghìn đồng). Sự giảm sút này do Công ty tiến hành thanh lý TSCĐ. Ngoài ra chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp và chi phí đồ dùng văn phòng giảm so với năm 2001. Chi phí nhân viên giảm 34.309 nghìn đồng so với năm 2001. Chi phí đồ dùng văn phòng giảm 28.092 nghìn đồng so với năm 2001. Trong năm 2002chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền có sự tăng so với năm 2001 nhưng không đáng kể cho nên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vẫn giảm. Ta xem xét Tổng chi phí Công ty năm 2000, 2001, 2002. Biểu 7 : Tổng chi phí Nghìn đồng thị trường Chi phí 2000 Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2001/2000 So sánh 2002/2001 1 Chi phí trực tiếp 1.010.913 1.255.043 1.841.258 244.130 586.125 2 Chi phí gián tiếp 724.380 822.794 957.633 98.414 134.839 Tổng chi phí 1.735.293 2.077.837 2.798.891 342.544 721.054 Qua biểu 7 ta thấy : Năm 2001 chi phí trực tiếp để sản xuất sản phẩm hàng hóa tăng so với năm 2000 là 244.130. Chi phí gián tiếp cũng tăng hơn 98.414 nghìn đồng. Do đó tổng chi phí năm 2001 là 20.778.837 nghìn đồng, tăng 342.544 nghìn đồng so với năm 2000. Mức tăng của năm 2000 là hợp lý vì năm 2000 Công ty tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, dẫn tới doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Năm 2001, chi phí trực tiếp tăng 586.125 nghìn đồng. Chi phí gián tiếp tăng 134.839 nghìn đồng. Tổng chi phí của năm 2002tăng 721.054 nghìn đồng so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ rằng tổng chi phí năm 2002 quá lớn dẫn tới lợi nhuận của Công ty bị giảm xuống. 3- Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận : Phần trên là toàn bộ tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2000 - 2001 - 2002. Khái quát lại, ta thấy trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty đã có những nỗ lực để đạt được một số kết quả nhất định như : 3.1. Kết quả đạt được Trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm về nước và nhựa composit năm 2001 Công ty đã biết khai thác thế mạnh, là sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của mình và tạo được một đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao nên thu hút được nhiều khách hàng đến với Công ty, làm cho doanh số bán hàng của Công ty tăng hơn so với năm 2000, từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, do Công ty có sự quan tâm chú ý trong quản lý, kiểm soát các khoản chi phí một cách hợp lý nên năm 2001 tăng được lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty luôn có một đội ngũ kiểm tra, giám định chất lượng đáng tin cậy cho nên trong quá trình kinh doanh, giá trị hàng bán bị trả lại của Công ty là không đáng kể, do vậy uy tín của Công ty trên thị trường trong nước được đảm bảo. Hơn nữa, trong năm 2001 - 2002 do tăng cường bán hàng trực tiếp cho khách hàng nên Công ty đã nhận được những thông tin bổ ích về nhu cầu thị trường, tiếp tục đẩy mạnh được doanh số bán ra của Công ty. Năm 2000, nhờ hoạt động kinh doanh có lãi, Công ty đã nâng cao được đời sống vật chất của người lao động, khuyến khích được người lao động tận dụng những khả năng của mình để giúp cho Công ty phát triển vững chắc, có thế thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Có thể nói, trong 2 năm 2001 - 2002, Công ty TNHH Phú Thái đã hết sức cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tích như vậy, vẫn còn một số vấn đề bất hợp lý mà Công ty cần nhanh chóng giải quyết để cho quá trình hoạt động sản xuất của Công ty đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân : Thứ nhất, về chi phí mua nguyên vật liệu : Trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty vẫn chưa tìm được nguyên vật liệu tốt và ổn định cho nên giá mua các mặt hàng của Công ty vẫn còn cao, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tác động đến mức độ hiệu quả trong các hoạt động của Công ty. Thứ hai, trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm : Mặc dù chất lượng hàng hoá của Công ty luôn được đảm bảo nhưng sức cạnh tranh của Công ty vẫn còn thấp. Năm 2002 Công ty mới chỉ chiếm chưa được 10% thị phần trên thị trường. Do đó, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty cũng phần nào bị kìm hãm. Mặt khác, thị trường nước tinh khiết của Công ty cho đến nay mới chỉ ở phạm vi nhỏ, chưa mở rộng. vì vậy Công ty cần phát triển. Mạng lưới tiêu thụ chưa được phân bố đều, công tác tiếp thị sản phẩm, hàng hoá còn kém cho nên chỉ có khách hàng nào có nhu cầu và biết được thì đến mua hàng ở Công ty, do vậy Công ty chưa có sự chủ động trong việc thu hút khách hàng để đẩy mạnh việc tiêu thụ của Công ty. Tóm lại, trên đây là một số vấn đề đang được đặt ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Phú Thái trong những năm qua chưa được khắc phục. Chính những hạn chế này đã tác động không nhỏ đến tình hình thực hiện lợi nhuận, kìm hãm tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở xem xét, nắm bắt tình hình thực tế của Công ty, em xin đề xuất một số những biện pháp cho những năm tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận của Công ty TNHH Phú Thái phần II : một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH Phú Thái 1- định Hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới : Trong nền kinh tế thị trường đầy năng động, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm con đường đi đúng đắn cho mình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty TNHH Phú Thái cũng đang không ngừng vươn lên, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định được uy tín của mình trên thương trường. Với mặt hàng sản xuất kinh doanh là các loại sản phẩm từ nhựa composit, nước uống tinh khiết đang tổ chức thu hút khách hàng và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoa có hiệu quả. Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, Công ty TNHH Phú Thái cần có sự thay đổi phù hợp. Chính vì vậy, Công ty đã đưa ra những hướng đi trong những năm tới, đó lá : - Thực hiện đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, cải tiến mẫu mẫ, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Công ty nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của nhân dân cả nước. - Công ty phấn đấu đổi mới công nghệ hàng năm, tăng cường ứng dụng các thiết bị, dụng cụ hiện đại để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Xây dựng và hoàn thiện xưởng sản xuất nhựa composit, đầu tư theo chiều sâu, phát triển hoạt động sản xuất của Công ty. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho công nhân viên, tuyển chọn lao động tay nghề cao phục vụ trong hoạt động sản xuất của Công ty. Đó là những nhiệm vụ cơ bản của cán bộ công nhân viên trong Công ty vừa cho mục tiêu trước mắt vừa cho mục tiêu lâu dài, đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Phú Thái 2 -một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH Phú thái : Qua nghiên cứu tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2000, 2001, 2002, bên cạnh những kết quả đạt được, công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế tồn tại trong kinh doanh, bằng nhận thức của mình em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty, hoạt động kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu, trong khả năng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nâng cao thu nhập của người lao động, tích luỹ để đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng thu nhập quốc dânm và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Để sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải mua nguyên nhiên liệu, các bộ phận, linh kiện rời hay bán thành phẩm của các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có mối quan hệ tương hỗ với các thành viên khác trong nền kinh tế. 2.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý giá vốn sản phẩm hàng hóa tiêu thụ : Đối với Công ty TNHH Phú Thái việc quản lý giá vốn hàng bán có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận của Công ty trong những năm tới. Hiện nay, trong giá vốn hàng bán của Công ty chỉ gồm giá mua nguyên vật liệu theo hoá đơn. Do vậy, việc quản lý giá mua hàng hoá luôn được Công ty quan tâm chú ý. Trong ba năm 2000, 2001,2002, Công ty TNHH Phú Thái đã nhập nguyên vật liệu với khối lượng lớn và chất lượng được đảm bảo nhưng giá mua vào của Công ty khá cao lại có biên động nên đã tác động mạnh đến tốc độ tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó kìm hãm sự gia tăng lợi nhuận của Công ty. Như vậy một vấn đề đặt ra cho Công ty là làm sao phải giảm được giá mua nguyên vật liệu mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn để có thể cung ứng kịp thời các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. - Công ty phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn nguyên vật liệu để từ đó có nguồn nguyên vật liệu tốt và ổn định. Điều đó có nghĩa là Công ty cần phải thực hiện những hoạt động nghiên cứu và xác định nhu cầu khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ cho các nhu cầu của khách hàng. Chỉ có năm chắc được các vấn đề trên, việc mua nguyên vật liệu và tạo nguồn mới tránh được sai lầm và khắc phục được hiện tượng hàng ứ đọng, chậm tiêu thụ, giá cao không bán được hàng hoá. - Công ty cần tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các khách hàng về doanh nghiệp. Bởi tình hình cung ứng của các nguồn hàng về số lượng, chất lượng, thời gian... là vấn đề hết sức quan trọng đối với Công ty. Để có thể tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế từ các khách hàng về Công ty thì cần phải có các biện pháp như cử đại diện ở các nơi, hợp tác hoặc quan hệ thường xuyên với các đơn vị mua hàng... Từ đó, có thể chuẩn bị sản phẩm hàng hoá đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, không để bị đứt đoạn. 2.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm : Đi đôi với việc quản lý chi phí thì đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cũng là một giải pháp để tăng nhanh doanh số bán, kích thích và làm tăng lợi nhuận của Công ty. Chỉ khi nào sản phẩm, hàng hoá của Công ty được tiêu thụ thì mới xác định được lợi nhuận thực tế mà Công ty có thể thu về. Công ty TNHH Phú Thái là doanh nghiệp thương mại hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm như nước lọc tinh khiết và sản xuất nhựa composit. Việc tăng doanh số bán các sản phẩm nước là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty. Có tăng doanh số bán thì sẽ tăng được lợi nhuận của Công ty. Thực tế trong thời gian qua, Công ty tiến hành sản xuất sản phẩm nước, nhằm phục vụ nhân dân cả nước. Các sản phẩm, hàng hóa của Công ty có nhiều ưu điểm , chất lượng cao, đồg thời Công ty còn có các hoạt động dịch vụ phục vụ tại chỗ cho mọi người có nhu cầu. Công ty phải cạnh tranh với các Công ty khác sản xuất các sản phẩm cùng loại nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt được chưa cao. Nhằm khắc phục khó khăn nói trên và để tăng nhanh lợi nhuận trong năm, Công ty cần tiến hành gia tăng doanh số bán hàng. Như vậy Công ty cần phải áp dụng một số biện pháp sau : 2.2.1. Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa bán ra : Để bán được sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, Công ty phải chú ý thực sự đến chất lượng hàng hóa bán ra vì chất lượng sản phẩm, hàng hóa luôn gắn liền với uy tín của Công ty trong giới kinh doanh và trong công chúng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa không những tác động đến sự tín nhiệm của khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán và lợi nhuận của Công ty. Do vậy Công ty cần liên tục kiểm tra mức độ đạt tiêu chuẩn của sản phẩm, hàng hóa khi xuất bán về để có những xử lý kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và khách hàng nhằm tránh tình trạng hàng bán bị trả lại. 2.2.2. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường : Trong điều kiện hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt, thị trường có vị tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6686.doc
Tài liệu liên quan