MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 3
1.1. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 3
1.1.1. Tình hình sản xuất rau 3
1.1.2. Tình hình sản xuất quả 4
1.2. Đặc điểm của mặt hàng rau quả 7
1.3. Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam 8
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả 9
1.5. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả thường được sử dụng 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 12
2.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả 12
2.2. Chủng loại, chất lượng và giá cả mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. 15
2.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chính 20
2.4. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả đã được sử dụng 25
2.5. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 26
2.5.1. Kết quả 26
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 đã đạt được một số kết quả như: 26
2.5.2. Hạn chế 27
Mặc dù không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được ở trên nhưng xuất khẩu rau quả vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế như: 27
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 30
CHƯƠNG 3.BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 33
3.1. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Chính phủ 33
3.2. Biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam 33
3.2.1 Nhóm biện pháp nhằm làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả 33
3.2.2. Biện pháp để tận dụng sự biến động về giá cả rau quả xuất khẩu 36
3.2.3. Biện pháp để tăng sản lượng rau quả tươi xuất khẩu. 36
3.2.4. Nhóm biện pháp để nâng cao năng lực sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả xuất khẩu. 37
3.2.5. Nhóm biện pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc cắt giảm chi phí vận chuyển 37
3.2.6. Nhóm biện pháp nâng cao vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và hàng rào kĩ thuật. 38
3.2.8. Biện pháp khắc phục vấn đề “ được mùa mất giá, mất mùa được giá ” và tăng cường đầu tư FDI trong lĩnh vực rau quả. 39
KẾT LUẬN 41
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta hầu hết lại là các loại rau quả chế biến như: trái cây đóng hộp ( hoa quả cô đặc, rau quả puree, dứa khoanh, vải thiều nước đường, gấc đông lạnh …), trái cây sấy khô, khoai lang sấy khô, dưa chuột đóng hộp, rau sấy khô. Chỉ có một số loại trái cây tươi có tiềm năng xuất khẩu tương đối lớn như thanh long, bưởi, vú sữa, nhãn,vải, xoài, sầu riêng, hồng xiêm, cam .
Về chất lượng mặt hàng rau quả xuất khẩu: Hiện nay, chất lượng của nhiều loại rau quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là một vấn đề nóng . Chất lượng của rau quả là hàm số phụ thuộc vào một số biến cơ bản gồm giống, phương pháp canh tác - thu hoạch, bảo quản - chế biến và vận chuyển. Chỉ có rất ít các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước đạt được chỉ tiêu chất lượng tốt cho mỗi lô hàng xuất khẩu. Do công nghệ yếu kém, năng lực sản xuất hạn chế mà hàng rau quả của chúng ta thường không đồng đều về chất lượng, xấu mã, trái cây thường bị sâu bệnh, mau hư hỏng, quá trình thu hái, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp…khiến trái cây bị bầm dập, xây xước,bao bì xấu, không đáp ứng được yêu cầu của đối tác…
Nhưng không chỉ dừng lại ở đây, rau quả xuất khẩu của ta chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa xây dựng được mô hình trồng rau quả theo tiêu chuẩn GAP, do đó mà các sản phẩm rau quả của ta rất khó được cấp chứng nhận Global GAP( sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế). Hiện tại mới xây dựng được một số vùng sản xuất rau an toàn, nhưng sản lượng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước chứ đừng nói đến thúc đẩy cho xuất khẩu. Số lượng trái cây được cấp chứng nhận Global GAP còn rất hạn chế, mới chỉ có một số loại đặc trưng như: thanh long, vú sữa, chôm chôm, bưởi, nhãn tiêu Huế, nhãn xuồng cơm vàng,… Tiêu chuẩn này được coi là tấm giấy thông hành cho hang rau quả xuất khẩu, vì vậy nó có vai trò rất quan trọng trong việc trực tiếp thúc đẩy xuất khẩu rau quả thời gian tới.
Giá cả mặt hàng rau quả xuất khẩu: trong khi việc cạnh tranh về chất lượng trái cây xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn thì thêm vào đó, giá bán trái cây Việt Nam lại thường đắt hơn so với trái cây cùng loại của các nước nhiệt đới khác.Ví dụ như sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5 USD/kg,còn sầu riêng trái vụ của ta giá là 30.000 đ/kg, đắt gấp 3 lần mà chất lượng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Hay như giá chuối tươi xuất khẩu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thường ở mức 115-120 USD/tấn chưa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều năm tại các cảng của Philippines cũng ở mức 110-115 USD/tấn với khối lượng lớn và đồng đều.
Cùng nằm trong một khu vực và có các điều kiện phát triển ngành rau quả tương đối đồng đều nhưng chúng ta lại không thể cạnh tranh được với Thái Lan. Giống như phân tích ở trên, trong khi xoài Việt Nam giá 300 USD/tấn thì của Thái Lan chỉ là 65 USD/tấn. Như vậy không phải là một hai mặt hàng mà hầu hết các mặt hàng của ta đều không có sức cạnh tranh về mặt giá cả. Nguyên nhân tại sao? Điều này được lí giải rằng do giá cước tàu thủy của Việt Nam cao hơn Thái Lan vì không có cảng biển nước sâu, hàng bốc bằng tàu có container nhỏ trung chuyển sang tàu container lớn tại cảng Hong Kong, Singapore, còn phí vận chuyển bằng hàng không sang châu Âu: Việt Nam là 2,5 USD/kg, Thái Lan: 2 USD/kg. Trong khi đó, phí vận chuyển chiếm 60% tổng chi phí hoạt động của thương gia buôn bán trái cây. Vì thế các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam thường mang lại lợi nhuận thấp hơn so với các lô hàng của Thái Lan.
Tương tự khi so sánh giá trái cây Việt Nam với Trung Quốc, dưa hoàng kim và dưa lưới là mặt hàng thế mạnh của miền Tây Nam Bộ. Hai loại dưa này bán lẻ ở chợ giá khoảng 25.000 -27.000 đồng/kg (loại ngon). Dưa có vị mát, ngọt. Trong khi đó, dưa cùng loại nhập từ Trung Quốc có giá chỉ 9.000-13.000 đồng/kg, vị nhạt hơn. Hàng nhập khẩu về mà giá lại rẻ hơn hàng sản xuất trong nước và lại được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hơn nên khả năng cạnh tranh trái cây trong nước kém là điều đương nhiên. Thêm vào đó, giá cả lại là một biến số thay đổi theo thời gian. Ở mỗi thị trường mức giá bán một chủng loại rau quá đã khác nhau và ngay tại một thị trường con số này cũng không ngừng biến động. Việc dự báo xu hướng tăng giảm và tối thiểu hóa chi phí vận chuyển là rất khó khăn.
2.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chính
Trước năm 1991, rau quả của ta chủ yếu được xuất khẩu sang Liên Xô cũ, các nước Đông Âu và SNG. Tuy nhiên , ngay sau đó khi mà các nước này thay đổi chế độ thì việc xuất khẩu của chúng ta rơi vào thế bế tắc, gặp nhiều khó khăn. Từ giai đoạn năm 2000 trở lại đây, kèm theo sự gia tăng kim ngạch đáng kể, chúng ta cũng từng bước chuyển hướng và tìm được các bạn hàng lớn. Hiện nay, mặt hàng rau quả của ta đã xuất khẩu rau quả tới khoảng trên 80 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là thị trường Châu Á, Tăy Bắc Âu và Mỹ . Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả Việt Nam vào khoảng 438 triệu đô la Mỹ, cao hơn 7,8% so với năm 2008. Dẫn đầu các thị trường chính vẫn là Trung Quốc, sau đó là thị trường Nga rồi đến thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu.
Bảng 2.3 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường chính
Đơn vị: triệu USD
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Trung Quốc
142,8
59,8
49,4
24,9
34,9
24,61
24,2
43,8
54,4
Nhật Bản
13,7
16
15,5
22,1
29
27,6
23,8
28
32,4
Hoa Kỳ
2,6
6,5
6,0
14,9
13,2
18,4
18
18,5
21,7
Nga
4,65
5,03
5,29
10,19
12,6
22,07
20
33,8
33,4
Đài Loan
20,3
21,1
21,4
19,6
26,9
27,16
26,4
28,8
20,4
Thái Lan
0,4
0,6
0,9
0,6
3,2
9,04
6,98
9,4
8,4
Hồng Kông
4,2
3,8
3,6
4,8
7,4
10,16
7,34
9,73
5,9
Singapo
2,46
3,4
3,06
3,68
4,31
7,92
9
11,1
10,0
Hà Lan
2,38
3,87
6,55
8,42
10,23
8,94
9,3
11,9
17,6
Đức
1,73
1,72
2,68
4,7
4,75
2,95
5,1
5,74
5,7
Pháp
2,2
2,62
2,9
4,1
6,1
3,95
4,46
5,3
5,6
Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sang một số lượng thị trường đạt kim ngạch tương đối lớn nhưng số thị trường ta có kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD trở lên trong năm 2008 và 2009 còn ít, chỉ có 7 thị trường thường xuyên đạt mức kim ngạch này gồm Trung Quốc, Nhật bản, Nga, Singapo, Hà Lan, Đài Loan và Hoa Kỳ.
Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo ra rất nhiều thuận lợi cho xuất khẩu rau quả tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này còn rất nhỏ. Vì vậy đây chỉ được coi là các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Trên thực tế, Trung Quốc ,Nhật Bản, Nga, Đài Loan vẫn luôn là những đối tác nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam đồng thời đây cũng được xác định là các thị trường chủ lực cho xuất khẩu rau quả.
Mặc dù Trung Quốc hiện vẫn đang là đối tác lớn nhất của Việt Nam nhưng khác với Nga và Đài Loan là hai thị trường mà kim ngạch xuất khẩu rau quả luôn có chiều hướng gia tăng thì ngược lại, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ta sang Trung Quốc lại đang có xu hường giảm xuống. Trong cả giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này liên tục giảm và chỉ có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2008 và năm 2009. Nhưng sự tăng lên này cũng không đáng kể so với con số kỉ lục năm 2001 đã đạt được.
Giai đoạn từ năm 2001 đến 2009, cùng với những biến động của thị trường Trung Quốc, một số thị trường khác đã có sự gia tăng đáng kể trong việc nhập khẩu rau quả từ Việt Nam như: Hoa Kỳ, Singapo và Hàn Quốc. Kim ngạnh xuất khẩu rau của ta sang các quốc gia còn lại tuy không nhiều nhưng bù lại lại tương đối ổn định và vẫn đang có những triển vọng lớn ( Đức, Hà Lan, Thái Lan, Pháp, Pakistan, Malaysia,…)
Việt Nam có những điều kiện hết sức thuận lợi để thâm nhập thị trường ASEAN, đặc biệt là sự gần gũi về địa lí và một số nước trong khu vực như Singapore và Malaysia có nhu cầu tương đối lớn đối với các loại rau quả, đặc biệt là rau quả tươi. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các nước ASEAN còn khá khiêm tốn với 25 triệu USD trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của mặt hàng này sang ASEAN là 32 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007 nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự mà ta có thể đạt được. Hiện tại chúng ta mới chỉ thúc đẩy rau quả xuất sang Singapo và Thái Lan, thị trường Campuchia cũng có những dấu hiệu khả quan với mức tỉ trọng năm 2006 là 4%.
Năm 2009, có khoảng hơn 64 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam, giảm 19 thị trường so với năm 2008. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan…vẫn tiếp tục tăng lên. Đặc biệt trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Italia và Campuchia đạt mức tăng trưởng rất mạnh với mức tăng trưởng tương ứng là 5,9 triệu và 3,1 triệu USD, tăng 80% và 67% so với năm 2008. Và sang năm 2010, đây được coi là hai thị trường nhiều tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả về cơ bản trong hai năm 2008 và 2009 không có sự khác biệt lớn mà chỉ là sự xáo trộn vị trí của nhóm thị trường chủ lực. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Đài Loan cao hơn của Nhật Bản và Đài Loan trở thành thị trường lớn thứ ba ( sau Trung Quốc và Nga ) nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
Hình 2.2 : So sánh thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2001 và 2009
Nguồn:
Năm 2002, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và có chiều hướng tụt giảm nghiêm trọng cả về kim ngạch cũng như tỷ trọng. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2002 chưa bằng một nửa của năm 2001 và trong năm 2003 thì lại chỉ bằng khoảng 1/3 năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2004 sang Trung Quốc chỉ còn 24,9 triệu USD đồng thời tỷ trọng của thị trường Trung Quốc cũng giảm mạnh từ mức 45% - 55% thời kỳ 2000-2003 xuống chỉ còn 13% năm 2004. Đáng lo nhại hơn là kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc còn liên tục giảm vào hai năm liên tiêp nữa là năm 2006 và 2007 với mức kim ngạch tương ứng là 24,61 triệu USD và 24,2 triệu USD. Năm 2001, tỉ trọng thị trường Trung Quốc chiếm 52% thì đến năm 2009, con số này còn lại là 21%.
Hiện tại chúng ta đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan. Vì vậy, việc mở rộng và giữ vững được thị trường tiêu thụ là rất quan trọng.
2.4. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả đã được sử dụng
Có rất nhiều biện pháp có thể sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu rau quả và mỗi chủ thể lại sử dụng những biện pháp khác nhau. Có cả điểm chung và điểm riêng trong cách thực hiện của mỗi chủ thể nhưng nhìn chung, các biện pháp được sử dụng đều mang tính hỗ trợ, liên kết giữa các chủ thể với nhau để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu rau quả.
Về phía Nhà nước: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường xuất khẩu rau quả. Tông tin được thu thập từ nhiều nguồn, đặc biệt chú trọng khai thác thông tin từ các tham tán thương mại ở nước ngoài. Từ đó đề ra chiến lược phát triển ngành rau quả Việt Nam.
Về phía các doanh nghiệp: doanh nghiệp có nhiều cách để nghiên cứu thị trường, tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược, phương thức kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình cách nghiên cứu truyền thống hay cách nghiên cứu học hỏi từ những người sử dụng tiên phong hoặc là nghiên cứu bằng cách xâm nhập thực tế.
Ngoài việc tăng cường nghiên cứu thị trường thì các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả mà các doanh nghiệp thường sử dụng còn bao gồm việc tham gia các hội chợ, triển lãm về rau quả xuất khẩu do Chính phủ, hiệp hội rau quả tổ chức để có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác. Qua đó có thể quảng bá, giới thiệu mặt hang của mình đến người tiêu dùng và các đối tác lớn.
Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, họ còn tham gia các hội chợ triển lãm rau quả do nước ngoài tổ chức. Mặc dù tốn kém nhưng bù lại họ có thể đưa mặt hang của mình giới thiệu rộng rãi tới bạn bè quốc tế, mở rộng cơ may tìm đối tác làm ăn.
Ngoài ra, việc quảng cáo rộng rãi sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, thiết lập website cũng rất được chú trọng. Thời đại bùng nổ internet hiện nay việc thiết lập website quảng cáo của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi. Kết hợp với quảng cáo trên tivi, đài, báo, các ấn phẩm tạp chí sẽ đưa sản phẩm gần hơn tới người tiêu dùng.
Về phía Hiệp hội rau quả: bên cạnh một số phương thức quảng bá và tiếp cận thị trường truyền thống như tham dự các hội chợ quốc tế xúc tiến thương mại quốc gia thì Hiệp hội cũng đã thành công trong việc xây dựng các trang web của các thành viên và Hiệp hội; tổ chức hội chợ chuyên ngành rau quả Việt Nam; tăng cường giao dịch bằng thương mại điện tử (e-commerce) giúp DN giao dịch trực tuyến với khách hàng nhập khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN.
Tuy nhiên, việc liên kết thành viên trong nội bộ khối còn lỏng lẻo. Vai trò của Hiệp hội rau quả còn mờ nhạt, đặc biệt là trong lĩnh vực xúc tiến thương mại bởi hiện nay, việc xúc tiến thương mại quốc gia của ngành rau quả lại được giao cho Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Ngoài ra, sự ra đời của mô hình liên kết bốn nhà: nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học – Nhà nước bước đầu chưa gặt hái được những thành công đáng kể nhưng cũng tạo ra tiền đề cho việc xây dựng chuỗi liên kết giá trị đáp ứng nhu càu xuất khẩu.
Theo mô hình này, trách nhiệm và lợi ích của người sản xuất và doanh nghiệp được gắn liền với nhau. Để nâng cao chuỗi giá trị cho nông sản thì Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp phải làm thế nào để giúp nông dân nâng cao được giá trị của nông sản. Nhưng trên thực tế, bốn nhà chẳng những ít liên kết mà còn làm khó nhau. Hợp đòng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người sản xuất có thể bị phá vỡ bất cứ khi nào nếu có những biến động có hại cho một bên nào đó.
Bên cạnh đó, vai trò của nhà khoa học chưa được thể hiện rõ. Còn Nhà nước vẫn chưa có các biện pháp tích cực để hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp.
2.5. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009
2.5.1. Kết quả
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 đã đạt được một số kết quả như:
Kim ngạch xuất khẩu rau quả gần đây tăng trưởng liên tục và khá đều. Đặc biệt là vào năm 2008, khi mà hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực đều rơi vào trạng thái thụt giảm nhưng ngành hàng rau quả vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tiềm năng mặt hàng này của Việt Nam trên thị trường thế giới còn có thể tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Trong những năm qua, ngành rau quả xuất khẩu luôn luôn không ngừng tìm kiếm thị trường mới để có thể mau chóng đẩy vị thế của mình nên một tầm cao mới. Từ việc buôn bán chủ yếu với Liên Xô và các nước SNG, đến nay cơ cấu bạn hàng của ta đã có những thay đổi đáng kể. Khoảng 80 quốc gia trên thế giới có quan hệ thương mại rau quả với Việt Nam và con số này tất nhiên chưa thể dừng lại trong tương lai.
Sản phẩm rau quả xuất khẩu ngày càng đa dạng và mới lạ hơn. Chủng loại cây trồng của ta gần như không có sự thay đổi lớn nên về cơ bản chủng loại rau quả tươi xuất khẩu của ta không thay đổi nhiều. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các sản phẩm chế biến đa dạng hơn rất nhiều. từ các sản phẩm sấy khô đơn thuần đến các sản phẩm đông lạnh, puree, hoa quả cô đặc với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, tạo cho người tiêu dùng cảm giác mới lạ.
Chất lượng rau quả đã được cải thiện đáng kể do việc nâng cao khả năng nhận thức của doanh nghiệp và người nông dân trong việc đầu tư, sản xuất, bảo quản, chế biến, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để đảm bảo và duy trì chất lượng rau quả. Và cũng từ đó mà ngày nay rau quả xuất khẩu đã có thể thâm nhập vào một số thị trường khó tính, mặc dù số lượng rau quả xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu này chưa cao nhưng nó cũng góp phần khẳng định vị trí của rau quả Việt Nam trong thương mại quốc tế.
Một số doanh nghiệp chế biến cũng đã dược cấp chứng nhận HACCP, ISO, BRC, Kosher …, tạo thuận lợi cho xuất khẩu rau quả thời gian tới.
2.5.2. Hạn chế
Mặc dù không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được ở trên nhưng xuất khẩu rau quả vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế như:
Tuy kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây tăng trưởng khá đều nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với khoảng 1,5 triệu ha, diện tích rau quả chỉ sau cây lúa, vượt xa so với diện tích cà phê, điều, hồ tiêu, cao su…thế nhưng mức đóng góp vào tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước lại thấp hơn các mặt hang này. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009, tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu rau quả so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm cao nhất mới đạt 2,19%. Là một ngành có tiềm năng và lợi thế phát triển thì đây thực sự là một con số quá khiêm tốn.
Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do giá trong khi lượng tăng ít hơn. Theo các chuyên gia nước ngoài nhận định, sản lượng rau quả Việt Nam đứng hàng thứ 5 ở châu Á, đây là một điều rất thuận lợi cho việc tăng sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là khi xu hướng tiêu dùng mặt hang rau quả ngày càng tăng trên thế giới. Thế nhưng 85% sản lượng rau quả sản xuất ra được tiêu thụ trong nội địa, lượng xuất khẩu mỗi năm tăng lên không đáng kể và có năm còn bị giảm xuống. Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là do những biến động có lợi về giá cả của những mặt hang mà chúng ta đã có thương hiệu. Trái lại với Việt Nam, Trung Quốc những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu rau quả cung gia tăng đột biến nhưng đóng góp chủ yếu trong đó là sự tăng lên về số lượng xuất khẩu. Trái cây Trung Quốc tràn ồ ạt vào thị trường Việt Nam với giá cả thấp nhưng vẫn đem lại nguồn thu đang kể bởi được người tiêu dùng Việt nam tiêu thụ nhiều hơn cả sản phẩm trái cây nội địa.
Xuất khẩu tươi rất ít so với rau quả chế biến. Chỉ 25% sản lượng rau quả phục vụ cho xuất khẩu nhưng trong số đó, xuất khẩu tươi chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ ( 2,5%) so với rau quả chế biến( xuất khẩu tươi chủ yếu là xuất khẩu thanh long, bưởi… sang các nước trong khu vực ASEAN). Đây có thể coi là một điều bất lợi lớn bởi việc tiêu thụ rau quả dưới dạng tươi bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao nhất. Rau quả tươi luôn được người tiêu dùng ưa chuộng, giá cả cao trong khi đó rau quả chế biến tốn kém chi phí mà giá cả lại không cạnh tranh.
Yếu kém trong khâu sản xuất, bảo quản , chế biến. Hiện nay, tỉ lệ hư hỏng sau bảo quản của trái cây Việt Nam dao động ở mức 20-30%. Ví dụ như mới chỉ có 10% lượng vải quả và nhãn được đưa vào chế biến nhưng do chưa có công nghệ và cơ sở vật chất thích hợp nên tỷ lệ tổn thất lên tới 25-30%. Một số loại quả như chuối, vải, nhãn được sấy khô, tuy đã kéo dài được thời gian sử dụng nhưng lại không còn giữ được hương vị tự nhiên.
Chi phí vận chuyển đường biển, đường hang không cao. Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tươi có thể đạt được nếu tiến hành vận chuyển bằng tàu công suất lớn hoặc bằng máy bay. Tuy nhiên việc này không hề đơn giản bới chi phí vận chuyển bằng hai phơng tiện này quá cao, rất khó để các doanh nghiệp có thể tiến hành được, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển của ta luôn cao gấp 1,5 lần đối với hàng không. Vẫn biết tiềm năng thương mại với các quốc gia ngoài châu lục là rất lớn nhưng việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn trong thời gian ngắn đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc xuất khẩu sang các nước trong khu vực chi phí cũng không cạnh tranh được với các quốc gia như Thái Lan và Trung Quốc.
Vẫn còn nhiều khúc mắc trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết các sản phẩm rau quả của chúng ta gặp khó khăn trong xuất khẩu là do chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, trong đó nổi cộm lên là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này đã gây ra nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp Việt Nam: khó khăn trong tìm bạn hang, hang sang đến nơi bị trả lại, ép giá,… làm giảm sút uy tín với các nhà nhập khẩu, chưa có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường đầy tiềm năng nhưng khó tính . Hiện nay, hệ thống thực hiện chức năng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta gần như tê liệt. Như các chuyên gia nhận định thì “ rau an toàn” chỉ là mỹ từ để trấn an dư luận.
Hiện nay, các vùng sản xuất “rau an toàn” của chúng ta vẫn cho phép sử dụng phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu trong danh mục với thời hạn quy định, cách sử dụng quy định và liều lượng nhất định. Những yếu tố này thường do nhà sản xuất đưa ra trong điều kiện thực nghiệm để được xem là “an toàn” cho sức khỏe con người. Nhưng mỗi giai đoạn phát triển, cây trồng lại gặp phải những loại bệnh khác nhau, từ đó dẫn đến việc “loạn” trong sử dụng hóa chất.
Rau quả xuất khẩu chưa đáp ứng được các quy định về bảo vệ thực vật, hang rào kĩ thuật của một số nước nhập khẩu.
Rất ít đầu tư FDI vào lĩnh vực rau quả.
Các vùng nguyên liệu tập trung đang có nguy cơ bị thu hẹp do xu hướng chuyển dịch cây trồng khác hoặc đô thị hóa, xây dựng khu công nghiệp…
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Mỗi một hạn chế ở trên được giải thích tương ứng với những nguyên nhân sau:
Rau quả xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước là do rau quả của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ ở trong nước, chỉ một phần nhỏ đáp ứng cho xuất khẩu. Trong khi đó các doanh nghiệp lại không đủ khả năng đáp ứng các đơn đặt hang lớn vì gặp khó khăn trong công tác thu mua, gom hàng. Tình trạng tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông còn khá phổ biến. Một số loại trái cây có thị trường tiêu thụ nhưng chất lượng và giá cả chưa đáp ứng yêu cầu thị trường ( chuối, xoài, măng cụt…). Một số trái cây khác có tiềm năng phát triển xuất khẩu thì tốc độ phát triển quá chậm, không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến như dứa .
Chất lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam chúng ta còn thấp, không vượt qua được các rào cản kĩ thuật của các nước nhập khẩu. Vì thế việc gia tăng số lượng xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do sự biến động có lợi về giá của một số mặt hang đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm trái vụ.
Xuất khẩu tươi rất ít bởi việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chưa đủ khả năng có được các công nghệ tiên tiến nhất và người nông dân cũng chưa được trang bị kĩ năng , kiến thức tốt trong gieo trồng, sản xuất. Sản phẩm tạo ra có chất lượng chưa cao, khả năng duy trì độ tươi ngon ngắn, quá trình vận chuyển với hệ thống làm lạnh thô sơ khiến rau quả tươi xuất khẩu bị mất giá. Vì thế, với những chủng loại mặt hang có sản lượng tương đối lớn hoặc thời vụ thu hoạch ngắn (dứa, vải, chôm chôm) hay với loại trái cây có phẩm cấp thấp thì không thể tiêu thụ toàn bộ dưới dạng tươi mà phải có chế biến (đây cũng là một biện pháp bảo quản).
Khâu sản xuất, bảo quản, chế biến còn nhiều yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng các kỹ thuật thu hái, phân loại bảo quản còn thấp, kỹ thuật bảo quản mới chỉ dừng lại ở việc đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng bằng các kho mát chuyên dùng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, sản xuất cây ăn quả của nước ta chủ yếu theo quy mô nhỏ (vườn hộ gia đình) nên gây khó khăn trong việc đầu tư ,ứng dụng kỹ thuật cơ khí vào thu hái, lựa chọn và bảo quản.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính không lớn. Mà hiện nay Nhà nước cũng chưa có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí vận chuyển. Việc xây dựng các kho bảo quản mát tại khu vực trung chuyển, các cửa khẩu nhằm bảo quản tạm thời hàng rau quả vẫn chỉ dừng lại ở mức đề xuất dự án.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được giải quyết hiệu quả bởi người sản xuất chưa ý thức được đầy đủ vấn đề này. Trong khi đó mô hình liên kết bốn nhà: nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học – Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo. Để khuyến khích người nông dân đầu tư vào sản xuất "sản phẩm nông nghiệp an toàn", các cơ quan chức năng thường hô hào rằng sản phẩm an toàn sẽ có giá cao hơn từ 10% đến 30% so với sản phẩm thông thường. Thế nhưng khi sản phẩm an toàn ra đời lại không có kênh phân phối chính thức khiến rau ,củ, quả an toàn và những loại rau quả sản xuất theo phương pháp truyền thống phải bán chung giá. Nhiều hợp tác xã sản xuất nông nghiệp an toàn thường giải thể sau khi những dự án hỗ trợ hết hiệu lực. Và phương pháp gieo trồng truyền thống lại được sử dụng lại. Mà phương pháp này để đạt được mục tiêu lợi nhuận, người dân không trừ bất cứ một loại hóa chất nào đem vào sử dụng và vì canh tác nhỏ lẻ manh mún nên chúng ta không thể giám sát được. Rau quả sử dụng không đúng liều lượng hóa chất đương nhiên sẽ không đảm bảo được các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.
Đáng lẽ ra việc sản xuất rau quả an toàn với chi phí đầu vào như thuốc trừ sâu, phân bón ít hơn thì giá bán phải rẻ hơn. Giá rẻ hơn thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn vì lợi ích về kinh tế lẫn sức khỏe, có như vậy thì sản phẩm rau quả an toàn mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112466.doc