Đề tài Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trạm đón tiếp khách Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đặc biệt em xin chân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Thương mại cũng như toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giảng dạy cho em trong những năm qua. Sau 4 năm ngồi trên ghế giảng đường gắn bó với trường Đại học Kinh tế Quốc dân và lắng nghe chăm chú những lời giảng của thầy cô em đã tiếp thu và trang bị cho mình những kiến thức về cơ sở lý luận của ngành Quản trị Kinh doanh cũng như những kiến thức kinh tế kinh doanh cần thiết, làm cơ sở vững chắc cho công việc của mình sau này.

Các thầy cô đã truyền dạy cho em những kiến thức và kinh nghiệm tâm huyết của mình, giúp em hoàn thành khoá học, trang bị đầy đủ những kiến thức bổ ích để có thể trở thành một người cán bộ kinh tế tốt phục vụ nền kinh tế phát triển bền vững. Trên cơ sở lý luận mà thầy cô đã truyền dạy,sau một thời gian đi sâu vào thực tế, tìm hiểu kỹ vấn đề, em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình.

Để hoàn thành bài viết này, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Đức Thân đã hướng dẫn tỉ mỉ và tận tình góp ý, sửa chữa những sai sót của em để bài viết được hoàn thành đúng thời hạn và đúng trọng tâm kiến thức cần nghiên cứu. Vì kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian xâm nhập thực tế không nhiều nên bài viết này còn có chỗ sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý và sửa đổi của các thầy cô.

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trạm đón tiếp khách Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách. Sự thuận lợi đó giúp Nhà khách nhanh chóng nhận được những góp ý và giúp đỡ kịp thời của Bộ và Văn phòng Bộ trong quá trình hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, với diện tích rộng khoảng 3147, lại nằm trên trục đường giao thông thông thoáng, có nhiều cơ quan trung ương nên việc đi lại luôn được đảm bảo thông suốt, liên tục. Trong hoàn cảnh các đường phố luôn bị quá tải mật độ người đi lại như hiện nay, có rất nhiều tuyến đường thường xuyên bị ách tắc, khả năng đi lại dễ dàng trên trục đường nhà khách toạ lạc sẽ giúp du khách đến nghỉ đi lại nhanh chóng, thuận tiện. Không những thế, Nhà khách Bộ NN & PTNT còn nằm bên bờ Hồ Tây lộng gió với nhiều danh thắng và di tích lịch sử của Hà Nội ở xung quanh như Lăng Bác, Phủ chủ tịch, bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Trấn Quốc, chùa Quan Thánh..., tạo điều kiện cho khách kết hợp giữa việc ăn nghỉ với tham quan, thăm viếng. Đó là những thuận lợi không nhỏ thu hút khách tới nghỉ, giúp nhà khách nâng cao kết quả kinh doanh. 1.2. Đặc điểm về nguồn khách Nguồn khách là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà nghỉ, khách sạn nào bởi đây là động cơ và lợi nhuận của khách sạn. Việc nghiên cứu nguồn khách là nền tảng, cơ sở cho các khách sạn tổ chức phục vụ tốt hơn nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách. Mặt khác, nghiên cứu đặc điểm nguồn khách giúp các khách sạn biết được khả năng thanh toán và tiêu dùng của khách để tổ chức phục vụ, từ đó ngày một nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên 1 cách hiệu quả nhất. Nhà khách Bộ NN & PTNT chủ yếu đón tiếp khách từ khắp nơi trong cả nước đến với mục đích tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo. Phần lớn trong số họ là cán bộ của các cơ quan ban ngành địa phương thuộc Bộ được mời về dự họp. Một số ít là khách vãng lai hoặc khách của các Bộ khác đi công vụ tới ăn nghỉ. Do đó, mức chi tiêu của khách thường được đài thọ hoặc do cơ quan địa phương chu cấp nên chỉ ở mức bình dân. Họ chỉ quan tâm tới các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cần thiết ở mức độ thông thường, giá cả phù hợp với khả năng và quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, thời gian khách lưu trú thường vào ban đêm, ban ngày khách đi dự hội nghị, vãn cảnh nên quỹ thời gian sử dụng dịch vụ bổ sung tại nhà khách giảm đi nhiều. Tuy nhiên một phần lớn phải kể đến là do các sản phẩm dịch vụ của nhà khách chưa cao, các hình thức dịch vụ bổ sung không có, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về ăn nghỉ của khách mà chưa đáp ứng được các nhu cầu bổ sung cao cấp nên chưa khai thác được "tiềm năng" chi trả của khách hàng vì tuy mức chi tiêu thực tế của khách là thấp nhưng điều đó không có nghiã là khả năng thanh toán thấp. Đây là vấn đề mà nhà khách chưa tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp. 1.3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nhà khách Một doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả trước khi bước vào kinh doanh phải nghiên cứu thực tế để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với tiềm lực của mình và đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Sau đó mới dần dần mở rộng thêm các lĩnh vực mới để tăng doanh thu, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Nhà khách Bộ NN & PTNT là đơn vị hành chính sự nghiệp, được Bộ thành lập nhằm mục đích đón tiếp khách trong và ngoài Bộ về dự hội nghị, hội thảo có nơi ăn nghỉ. Do đó trong thời kỳ bao cấp và cả hiện tại, Nhà khách không phải lo đến nguồn khách nghỉ. Hoạt động kinh doanh chính là đón tiếp khách, sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho khách với khoảng 40 phòng ngủ có đầy đủ đồ dùng sinh hoạt, trang thiết bị. Tuy nhiên, chỉ kinh doanh phòng ngủ thôi thì không đủ để nhà khách tồn tại trong thời điểm hiện tại. Vì trong thời bao cấp, nhà khách được Bộ chu cấp cho toàn bộ, lời lỗ Nhà nước chịu nên nhà khách chỉ cần thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh rất khó khăn do có sự xuất hiện của nhiều khách sạn với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ bổ sung phong phú đa dạng. Do đó, với cơ sở vật chất không đồng bộ, sản phẩm dịch vụ không nhiều, Nhà khách không thể cạnh tranh nổi với các khách sạn khác. Bên cạnh đó, Bộ lại quyết định cho nhà khách hạch toán kinh doanh độc lập nên việc mở rộng kinh doanh để tồn tại và phát triển là rất cần thiết. Vì vậy, phòng ăn ngoài việc phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách còn được dùng để cho thuê làm nơi tổ chức đám cưới, đám tiệc, nấu ăn phục vụ tiệc cưới, hội hè. Đặc điểm của nhà khách là phục vụ với giá cả phải chăng, hợp lý nên có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng bình dân, không đòi hỏi cao cấp. Ngoài ra, nhà khách còn có một phòng họp lớn thường xuyên cho thuê làm nơi tổ chức các lớp học chính trị của Bộ định kỳ hàng tháng hoặc để tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, học tập kinh nghiệm. Để tận dụng hết lợi thế về diện tích rộng với 3147 m2 Nhà khách đã cho xây 5 - 6 phòng biệt lập cho các đơn vị có nhu cầu thuê làm nơi làm việc hoặc văn phòng đại diện. Kể cả trụ sở 2 của nhà khách tại 28 Cát Linh nay đã cho công ty VMEP của Đài Loan thuê cũng được coi là một lĩnh vực kinh doanh và tiền cho thuê hàng năm được tính vào doanh thu của nhà khách. Tất cả những hoạt động kinh doanh trên đã góp phần đáng kể vào việc tăng doanh thu của nhà khách, cải thiện tình hình kinh doanh, từng bước nâng cao hiệu quả. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà khách 2.1. Đánh giá kết quả chung Nhà khách Bộ NN & PTNT là cơ quan hành chính sự nghiệp nhưng lại chịu trách nhiệm hạch toán kinh doanh độc lập, lấy thu bù chi nên Ban giám đốc nhà khách đã tiến hành mọi hoạt động kinh doanh có thể nhằm tận dụng hết phần diện tích và khả năng của nhà khách để không ngừng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Đối với loại hình kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, thị trường tương đối rộng lớn. Hiện nay, trên thị trường này, cung đang lớn hơn cầu vì có rất nhiều khách sạn mọc lên với đủ các quy mô lớn nhỏ, hiện đại cao cấp cho đến bình dân. Đã có rất nhiều khách sạn xây dựng lên, đi vào hoạt động nhưng không thể sử dụng hết công suất phòng vì lượng khách đi du lịch không đủ lấp kín hệ thống phòng nghỉ nhiều như vậy. Nhà khách Bộ NN & PTNT thuộc loại bình dân, chủ yếu khách đến nghỉ là người trong ngành khi về Hà Nội công tác. Nhu cầu của họ là có chỗ nghỉ ngơi thoải mái, giá cả phải chăng, phù hợp với khả năng tài chính của họ và quy định của Nhà nước. Nắm bắt được nhu cầu đó nên mức giá ở Nhà khách cũng chỉ ở mức vừa phải nhằm thu hút và tiếp đón khách trong ngành cũng như ngoài ngành. Ngoài ra, nhà khách không chỉ kinh doanh buồng ngủ, ăn uống mà còn cho thuê văn phòng, hội trường để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà khách từ 1999 - 2001 Đơn vị tính: VND Số TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6=4/3 7=5/4 1 Tổng doanh thu 1.554.770.280 1.695.197.504 1.850.584.000 109,0 109,2 2 Tổng chi phí 1.181.269.707 1.319.627.869 1.466.762.126 111,7 111,2 3 Tổng lợi nhuận 373.500.573 375.569.635 383.821.874 100,6 102,2 4 Thu nhập BQ 1.0808.665 1.489.767 1.532.202 147,7 102,9 5 Lương BQ 579.803 698.655 908.204 120,5 130,0 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà khách từ 1999 - 2001 Nhìn chung, qua các năm, kết quả hoạt động kinh doanh của năm sau luôn cao hơn năm trước cho dù tỉ lệ tăng không đáng kể. Điều đó cho thấy nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên nhà khách nhằm giữ vững và cải thiện kết quả kinh doanh, tránh tình trạng thụt lùi so với năm trước. Năm 2000, doanh thu Nhà khách đạt 1.695.497.504VNĐ, cao hơn 140.427.224 VNĐ so với năm 1999, đạt tỉ lệ tăng là 9%. Còn với năm 2001, tỉ lệ tăng là 9,2% cao hơn năm 2000 là 155.386.496 VNĐ đạt tổng doanh thu 1.850.584.000 VNĐ. Như vậy, nếu không tính đến yếu tố trượt giá thì tổng doanh thu năm 2001 cao hơn năm 2000. Nguyên nhân của kết quả đó là do Nhà khách không ngừng cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất để tăng số lượng khách đến nghỉ (năm 2000 nhà khách tiếp đón được 10.598 lượt khách với thời gian lưu trú trung bình là 2,4 ngày. Năm 2001, số lượng khách là 12.305 người, lưu trú trung bình khoảng 2,6 ngày). Ngoài ra, nhà khách còn tăng cường các hoạt động kinh doanh khác như cho thuê hội trường, văn phòng, tổ chức tiệc cưới, đám tiệc nên doanh thu tăng cao hơn. Tuy nhiên, xét về lợi nhuận đạt được thì tỉ lệ lại không được cao như vậy. Mặc dù năm sau vẫn cao hơn năm trước nhưng tỉ lệ tăng lại không đáng kể, năm 2000 so với năm 1999 chỉ có 0,55%, năm 2001 so với năm 2000 là 2,2%. Sở dĩ có kết quả chênh lệch giữa tỉ lệ tăng doanh thu và tỉ lệ tăng lợi nhuận như vậy là do chi phí hàng năm của Nhà khách bỏ ra là rất lớn. Năm 2000 tổng chi phí là 1.319.627.869 VNĐ chiếm 77,85% doanh thu. Năm 2001 là 1.466.762.126 VNĐ chiếm 79,26% tổng doanh thu. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất của nhà khách đã qua nhiều năm sử dụng nên rơi vào tình trạng xuống cấp phải thường xuyên cải tạo, sửa chữa với chi phí rất lớn để nâng cấp cho đủ khả năng phục vụ khách. Ngoài ra, các khoản chi phí khác cũng tăng đáng kể. Bảng 2. Tình hình chi phí của nhà khách năm 2000 - 2001 Số TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 đồng Tỷ lệ % đồng Tỷ lệ % 1 Mua TSCĐ, CCDC, lương thực thực phẩm 235.396.154 17,84 261.314.700 17,82 2 Chi phí sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất 447.893.200 33,94 507.200.000 34,58 3 Tiền lương, thưởng 369.219.968 27,98 392.344.810 26,75 4 Tiền BHXH, BHYT 35.140.270 2,66 37.450.000 2,55 5 Các khoản nộp NSNN 190.635.277 14,45 205.252.616 13,99 6 Các khoản chi phí khác 41.343.000 3,13 63.200.000 4,31 Tổng cộng 1.319.627.869 100 1.466.762.126 100 Theo bảng trên ta thấy, chi phí sửa chữa luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí hàng năm (2000: 33,94% và 2001: 34,58%) do không đủ vốn để trang bị mới hoàn toàn nên phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa. Vì vậy, chi phí bỏ ra là rất tốn kém. Nếu muốn giảm khoản chi phí này, chỉ còn cách là Nhà khách tiến hành thay mới dần dần từng trang thiết bị và sử dụng, bảo quản cẩn thận để giảm thiểu những hỏng hóc. Việc mua sắm công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ cho việc tiêu dùng tại Nhà khách và mua lương thực thực phẩm chi dùng cho nhà bếp chế biến, nấu ăn cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (17,84% năm 2000 và 17,82% năm 2001). Một khoản chi phí chiếm tỉ lệ thứ 2 trong tổng chi phí hàng năm là quỹ lương, thưởng trả cho công nhân viên hàng năm. Năm 2000 khoản chi này là 369.219.895 VNĐ chiếm 27,98%; năm 2001 là 392.344.810 VNĐ chiếm 26,75%. Với quỹ lương cao như vậy, hàng tháng, lương của cán bộ công nhân viên bình quân trong năm 2000 là 698.655 VNĐ và năm 2001 là 908.204 VNĐ. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của công nhân viên lại cao hơn nhiều 1.489.767 VNĐ/tháng trong năm 2000 và 1.532.202VNĐ/năm 2001. Đó là một khoản thu nhập rất cao, có thể sánh với thu nhập của nhân viên các khách sạn cao cấp khác. Góp phần cải thiện đáng kể đời sống của cán bộ công nhân viên nhà khách. Điều đó có thể thấy, ban lãnh đạo nhà khách đã quan tâm nhiều tới thu nhập của công nhân viên, tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu để từ đó tăng thu nhập cho người lao động. 2.2. Kết quả kinh doanh theo lượt khách nhập phòng Kinh doanh phòng ngủ là hoạt động kinh doanh chính của nhà khách nên doanh thu chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng doanh thu. Năm 2000, kinh doanh phòng ngủ đạt 747.000.000 VNĐ tăng 21.920.000 VNĐ so với năm 1999 (725.080.000VNĐ) chiếm 78,4% doanh thu tại 16 Thuỵ Khê và chiếm tới 44,07% tổng doanh thu của Nhà khách (kể cả doanh thu tại 28 Cát Linh). Sở dĩ đạt được kết quả cao như vậy là do nguồn khách của Nhà khách luôn ổn định. Hàng năm Bộ NN & PTNT tổ chức rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và ban hành các cơ chế, chính sách. Do đó, cán bộ của các cơ quan thuộc Bộ ở các địa phương về công tác thường đến nghỉ tại Nhà khách nên lượng khách thường ổn định. Bảng 3: Tình hình lưu trú của khách trong 2 năm 2000 - 2001 Năm Lượt khách (người) Doanh thu (đồng) %Tổng doanh thu Thời gian lưu trú BQ (ngày) % lượt khách 2000 10.598 747.000.000 44,07 2,4 100 2001 12.305 825.000.000 44,58 2,6 116 Trong 2 năm qua, nhằm tạo điều kiện thu hút khách, nâng cao chất lượng phục vụ, nhà khách đã không ngừng nâng cấp, cải tạo phòng ở, đổi mới trang thiết bị trong mỗi phòng. Tuy nhiên, do chỉ là một nhà khách bình dân nên trang thiết bị không phải là những đồ dùng hiện đại nhưng cũng đủ để làm hài lòng khách nghỉ, vì khách đến cũng chỉ yêu cầu được phục vụ ở mức vừa phải, đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu với giá cả bình dân phù hợp với khả năng và quy định của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà khách còn tiếp đón cả những khách ngoài ngành, khách vãng lai bình dân có nhu cầu ăn nghỉ. Nhưng tỷ lệ khách ngoài này không đáng kể, chỉ chiếm 1/5 tổng số khách được đón tiếp trong năm. Khách chủ yếu đi công tác nên thường mất 1-2 ngày ăn ở. Do vậy thời gian lưu trú trung bình của khách là từ 2,4 - 2,6 ngày. Tuy nhiên, do không có các dịch vụ bổ sung, thể thao vui chơi, giải trí nên không kéo dài được thời gian lưu trú, không khai thác hết khả năng chi tiêu của khách. Đây chính là vấn đề mà Nhà khách cần phải quan tâm và tìm hướng khắc phục nếu muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Về công suất sử dụng phòng, đó là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tại Nhà khách Bộ NN & PTNT, công suất sử dụng phòng cũng tương đối lớn: 49% năm 2000 và 62% năm 2001. Vì thường xuyên có những cuộc hội nghị, hội thảo do Bộ tổ chức trong một năm, mà khách đến nghỉ lại ở khắp các tỉnh trong cả nước nên các phòng ở Nhà khách được sử dụng với công suất như vậy là hợp lý. Có những tháng tập trung nhiều cuộc họp, công suất sử dụng phòng có khi lên tới 80 - 90%, thậm chí còn không đủ phòng để phục vụ cho cán bộ các địa phương. Nhưng cũng có tháng khách đến chỉ đủ để sử dụng 20-25% lượng phòng. Công suất sử dụng phòng như vậy là lí tưởng với một nhà khách bình dân. Tuy nhiên, nhà khách vẫn cần cải thiện nhiều dịch vụ, hoạt động nữa để thu hút thêm khách ngoài. nâng cao hơn công suất sử dụng phòng. 2.3. Kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu doanh thu Bảng 4: Doanh thu của các hoạt động kinh doanh năm 2000 - 2001 của nhà khách Đơn vị tính: VNĐ Số TT Các dịch vụ 2000 2001 Tỉ lệ 01/02 Doanh thu Tỉ trọng Doanh thu Tỉ trọng 1 DT tại 28 Cát linh 742.434.457 43,8 670.675.000 36,24 90,33 2 DT tại 16 Thuỵ Khê 952.763.047 56,2 1.179.909.000 63,76 123,84 - DT buồng ngủ 747.000.000 44,07 825.000.000 44,58 110,44 - DT nhà hàng, ăn uống 105.448.009 6,22 234.363.974 12,66 222,26 - DT cho thuê hội trường, văn phòng 45.315.038 2,67 60.523.026 3,27 133,56 - Các dịch vụ khác 55.000.000 3,24 60.022.000 3,24 109,13 3 Tổng doanh thu 1.695.197.504 100 1.850.584.000 100 109,17 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà khách Bộ NN & PTNT 2000 - 2001 Nhà khách Bộ NN & PTNT trước kia có hai địa điểm: trụ sở I đặt tại 16 Thuỵ Khê, trụ sở II đặt tại 28 Cát Linh. Hiện nay do nhu cầu kinh doanh, nhà khách đã cho thuê địa điểm 28 Cát Linh và doanh thu từ tiền cho thuê được tính vào tổng doanh thu của Nhà khách. Doanh thu đó chiếm một tỉ lệ rất lớn trong (43,8% năm 2000 và 36,24% năm 2001). Trước kia, khi chưa tính khoản tiền đó, doanh thu của Nhà khách chỉ đạt 948.702.1000 (năm 1998) nhưng từ năm 1999, được phép của Bộ NN & PTNT, Nhà khách đã tính gộp tiền thuê 28 Cát Linh vào tổng doanh thu nên đã tăng lên rất nhiều (năm 2000 là 1.695.197.507 đồng, năm 2001 là 1.850.580.000 đồng). Tuy nhiên, đấy là hoạt động kinh doanh cho thuê dài hạn và cố định, doanh thu hàng năm không phản ánh được tình hình kinh doanh thực tế, sự biến đổi trong kết quả kinh doanh của nhà khách. Muốn đánh giá được kết quả kinh doanh của Nhà khách, chúng ta phải đi sâu phân tích tình hình doanh thu tại 16 Thuỵ Khê, là trụ sở kinh doanh chính hiện nay. Hoạt động kinh doanh ở đây sử dụng các nguồn lực của nhà khách nên kết quả này mới phản ánh hết thực trạng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của nhà khách hàng năm. Tại 16 Thuỵ Khê, kinh doanh buồng ngủ là kinh doanh chính nên doanh thu luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu các dịch vụ ở đây. So với năm 2000, tỉ lệ doanh thu buồng ngủ năm 2001 tăng 10,44%, do số lượt khách đến nhà khách năm 2001 tăng 16,1% so với năm 2000, số thời gian lưu trú trung bình của khách cũng tăng (2,4 ngày năm 2000 so với 2,6 ngày năm 2001) cho nên doanh thu buồng năm 2001 đạt 825.000.000 VNĐ cao hơn 78.000.000 so với năm 2000 (747.000.000 VNĐ). Tuy nhiên, mức tăng không nhiều do nhà khách chưa đưa ra được các dịch vụ bổ sung để thu hút khách, và khai thác tiềm năng chi tiêu của khách. Mặc dù vậy tỉ trọng doanh thu của buồng vẫn là một nguồn thu rất quan trọng của nhà khách. Đó luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu ở 16 Thuỵ Khê, tiếp theo đó mới đến các dịch vụ khác. Tỉ trọng doanh thu buồng ngủ năm 2000 chiếm 78,4% còn năm 2001 chiếm 69,93% trong tổng doanh thu. Sở dĩ tỉ trọng giảm là do năm 2001 các hoạt động dịch vụ khác đã tăng hơn. Bảng cơ cấu doanh thu dưới đây sẽ cho thấy tỉ trọng các dịch vụ của nhà khách qua hai năm. Bảng 5. Cơ cấu doanh thu các dịch vụ của nhà khách tại 16 Thuỵ Khê Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 DT buồng ngủ 78,4 % 69,93 % DT cửa hàng, ăn uống 11,07 % 19,86 % DT thuê HT, văn phòng 4,76 % 5,13 % DT dịch vụ khác 5,77 % 5,09 % Tổng doanh thu 100 % 100 % Năm 2000 Năm 2001 Bên cạnh kinh doanh buồng ngủ, doanh thu từ dịch vụ ăn uống là nguồn doanh thu cao thứ 2 của Nhà khách. Năm 2000 đạt 105.448.009 đồng chiếm 11,07%; năm 2001 đạt 234.363.974 đồng chiếm 19,86% tổng doanh thu. Tuy là nguồn thu chính thứ 2 nhưng có vẻ như khoản thu này chưa tương xứng với lượng khách tới nghỉ hàng năm. Mặc dù, sản phẩm ăn uống của nhà khách ngày càng được cải thiện và phong phú. Nhưng do khách chủ yếu là đi công vụ, phần lớn thời gian khách ở ngoài nên đã dùng dịch vụ ăn uống ở ngoài, ít khi ăn tại nhà khách. Chính vì vậy, doanh thu từ ăn uống nhà hàng không cao. Tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ ăn uống lại được thu từ dịch vụ nấu ăn phục vụ đám cưới, tiệc tùng với giá cả hợp lý nên có thể coi là 1 nguồn thu quan trọng thứ 2 của Nhà khách. Do vậy, một vấn đề đặt ra với Nhà khách là nếu muốn tăng doanh thu từ dịch vụ ăn uống thì cần phải thu hút nhiều khách đến với nhà khách hơn nữa, bằng cách tăng thêm các loại hình dịch vụ bổ sung như thể thao, vui chơi, giải trí để hấp dẫn khách hàng. Từ đó sẽ tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, với ưu thế về diện tích cũng như vị trí, nhà khách cần xây thêm một số văn phòng để cho thuê, hoặc tăng cường cho thuê hội trường làm phòng hội nghị, học tập với giá cả phù hợp sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của nhà khách. Nhà khách cũng thực hiện phát triển các dịch vụ khác như: dịch vụ trông xe và dịch vụ điện thoại, thông tin liên lạc giữa khách với bên ngoài.... Nói tóm lại, doanh thu ở tất cả các loại hình kinh doanh của Nhà khách năm 2001 đều tăng so với năm 2000. Để nâng cao doanh thu cũng như hiệu quả kinh doanh, Nhà khách cần mở thêm các loại hình dịch vụ bổ sung, đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. 3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Nhà khách. 3.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Nhà khách qua chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp Bảng 6: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Nhà khách Năm Doanh thu (đồng) Chi phí (đồng) Lợi nhuận (đồng) Doanh thu/ Chi phí Lợi nhuận/ Chi phí Lợi nhuận/ Doanh thu 2000 1.695.197.504 1.319.627.869 375.569.635 1,285 0,285 0,222 2001 1.850.584.000 1.466.762.126 383.821.874 1,262 0,262 0,207 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của nhà khách Bộ NN & PTNT năm 2000 - 2001 Năm 2000, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà khách là 1,285 tức là bỏ ra 1 đồng chi phí, Nhà khách sẽ thu được 1,825 đồng doanh thu trong khi trong năm 2001, Nhà khách chỉ thu được 1,262 đồng doanh thu trên một đồng chi phí, nhỏ hơn năm 2000. Như vậy, hiệu quả sử dụng các nguồn lực không tốt, thậm chí năm 2001, mặc dù doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn năm 2000 nhưng hiệu quả sử dụng lại không bằng. Điều đó cho thấy tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí (tốc độ tăng doanh thu năm 2001/ 2000 là 9,2% trong khi tốc độ tăng chi phí là 11,1%). Một nguyên tắc đặt ra cho việc muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh là có thể vừa tăng doanh thu, vừa tăng chi phí những tốc độ tăng doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng chi phí. Vì vậy, với kết quả trên, Ban lãnh đạo nhà khách cần phải tìm biện pháp khắc phục mới mong nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Đối với tỉ suất lợi nhuận, năm 2000 lợi nhuận đạt được trên 1 đồng chi phí là 0,285 đồng, trên một đồng doanh thu là 0,222 đồng. Còn năm 2001 con số tương ứng là 0,262 đồng và 0,207 đồng. Nhìn chung, do hiệu quả sử dụng các nguồn lực không cao nên tỷ suất lợi nhuân cũng không đạt được kết quả mong muốn. Đồng thời, do năm 2001 tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí so với năm 2000 nên tỉ suất lợi nhuận của năm 2001 cũng thấp hơn năm 2000. Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận, Nhà khách phải có biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu để qua đó tăng lợi nhuận. 3.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Nhà khách qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Vốn có vai trò to lớn trong mọi hoạt động kinh doanh. Để xem xét sự ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả kinh doanh tại Nhà khách Bộ NN & PTNT chúng ta cùng phân tích bảng số liệu sau: Bảng 7. Hiệu quả sử dụng vốn TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Tỉ lệ(%) 2001/2000 1 Doanh thu Đồng 1 695 197 504 1 850 584 000 155 386 496 9,17 2 Lợi nhuận Đồng 375 569 635 383 821 874 82 522 239 2,19 3 Tổng vốn Đồng 6 278 831 393 6 825 252 393 546 421 000 8,7 4 Vốn cố định Đồng 4 016 453 973 4 489 664 473 473 210 500 5 VCĐ/Tổng vốn % 63,97 65,78 6 Vốn lưu động Đồng 2 262 377 420 2 335 587 920 73 210 500 7 VLĐ/Tổng vốn % 36,03 34,22 8 Doanh thu/VCĐ % 0,422 0,412 - 0,01 9 Lợi nhuận/VCĐ % 0,094 0,085 - 0,009 10 Doanh thu/VLĐ % 0,749 0,792 0,043 11 Lợi nhuận/VLĐ % 0,166 0,164 - 0,002 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà khách Bộ NN & PTNT 2000 - 2001 Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn cố định của Nhà khách luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh ( 63,97% năm 2000, 65,78% năm 2001). Do năm 2001, Nhà khách đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp một số buồng ngủ và hội trường, đổi mới một số trang thiết bị nên vốn cố định đã tăng 473 210 500 VNĐ so với năm 2000. Đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định, năm 2001, doanh thu đạt trên một đồng vốn cố định giảm 0.03 đồng so với năm 2000, đồng thời lợi nhuận cũng giảm 0,085 đồng. Nói chung con số này là không đáng kể, nhưng có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2001 không bằng năm 2000. Nguyên nhân chính là do tài sản cố định đã xuống cấp nhiều, phải sửa chữa nâng cấp nên năm 2001, nhà khách đã tiêu nhiều chi phí sửa chữa hơn năm 2000 khoảng 59 306 800 VNĐ. Đồng thời các khoản chi phí khác cũng tăng. Do đó, tổng chi phí năm 2001 tăng 147 134 257 VNĐ so với năm 2000, với tốc độ tăng 11,1 % trong khi doanh thu chỉ tăng với tốc độ 9%, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm. Để tăng hiệu quả, Nhà khách phải đổi mới một số trang thiết bị đã quá xuống cấp nâng cao chất lượng phục vụ để tăng doanh thu sao cho tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh. Đối với vốn lưu động năm 2001, tăng 73 210 500 VNĐ so với 2000, đó là vì cuối năm 2001, Nhà khách đã đòi được các khoản phải thu còn tồn đọng từ năm 2000. Hiệu quả sử dụng vốn năm 2001 cao hơn 2000, một đồng vốn lưu động bỏ ra có thể thu về 0,792 đồng doanh thu, cao hơn 0,043 đồng so với năm 2000, nhưng lợi nhuận thì giảm 0,002 đồng. Việc giảm này là không đáng kể. Nó cho thấy, nhà khách đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn nhưng do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu lợi nhuận mới giảm. Nói tóm lại, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Nhà khách cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa, vì hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần dùng đúng mục đích đúng kế hoạch, chấp hành đầy đủ quy định, chính sách tài chính của doanh nghiệp, hạch toán chính xác kịp thời tình hình sử dụng vốn, giảm tới mức thấp nhất chi phí kinh doanh 3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu năng suất lao động Bảng 8. Năng suất lao động bình quân năm 2000 - 2001 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 Tỉ lệ % 2000/2001 1 Tổng doanh thu đồng 1.695.197.504 1.850.584.000 109,166% 2 Tổng lợi nhuận đồng 375.569.635 383.821.874 102,197% 3 Quĩ, lương thưởng đồng 369.219.968 392.3443810 106,263% 4 Tổng lao động người 36 36 5 Doanh thu/Lao động đồng/người 47.088.819,55 5361.405.111,11 6 Lợi nhuận/Lao động đồng/người 10.423.489,86 10.661.718,72 7 Lợi nhuận/Quĩ lương 1,017 1,022 Qua trên ta thấy trung bình một lao động của Nhà khách trong năm 2000 tạo ra 47 088 819,55 đồng doanh thu với 10 423 489,86 đồng lợi nhuận còn trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0055.doc