A.ĐẶT VẤN ĐỀ trang 1
I.Lí do chọn đề tài trang 1
II.Đối tượng nghiên cứu trang 2
III.Phạm vi ứng dụng trang 2
IV. Phương pháp nghiên cứu trang 2
B .NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận trang 2- 3
II.Cơ sở thực tiễn trang 3-4
III.Nội dung giải pháp trang 4- 6
1 .Một số phương pháp dạy học tích cực trang 6 -12
2.Một số kĩ thuật dạy học tích cực trang 13- 17
IV.Bài soạn minh họa trang 18 - 24
C.KẾT LUẬN trang 25
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10857 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt vì nó huy động nhiều học sinh tham gia vào quá trình nhận thức.
+ Nếu được rèn luyện bởi phương pháp dạy học tích cực, học sinh dần dần có được năng lực thích ứng với thời đại; ý thức được mục đích của việc học tập, có được phương pháp tự học.
- Khó khăn:
+ Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị bài kĩ, học sinh phải năng động tích cực, thế nhưng khi giảng dạy không phải học sinh nào cũng năng động sẵn sàng tham gia vào hoạt động tích cực đặc biệt là khi giáo viên dạy ở các trường vùng sâu vùng xa một lớp có hai đối tượng học sinh là người Kinh và người dân tộc, các em rất nhút nhát rụt rè ngại tham gia vào hoạt động chung của lớp. Bên cạnh đó một số em lại có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện để trang bị thêm đồ dùng học tập cũng như tài liệu để các em tự tham khảo điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tham gia vào hoạt động dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học nhưng nếu chỉ thiên về kĩ năng và kiến thức cơ bản thì học sinh xuất sắc bị thiệt thòi. Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho học sinh chậm phát triển kém thông minh.
+ Thực trạng trên đòi hỏi giáo viên khi dạy học phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phù hơp với nội dung từng bài và từng đối tượng học sinh để phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
III. Nội dung giải pháp.
Dưới sự lãng đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước ta đã thu được những thàng tựu lớn, nền kinh tế nước ta đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Sự nghiệp giáo dục phải “ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Phải đào tạo được nhũng con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Phương pháp đào tạo này trong khoa học giáo dục gọi là phương pháp giáo dục tích cực, lấy hoạt động người học làm trung tâm, người học giữ vai trò tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
Các nhà khoa học giáo dục đã tổng hợp những đăc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực như sau:
Trò tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy.
Đối thoại trò- trò, trò- thầy, hợp tác với bạn học bạn.
Thầy dẫn dắt làm cho kiến thức của trò tìm ra thực sự trở thành khoa học.
Phát huy vốn học thuộc lòng cơ bản để học cách học, cách làm, cách giải quyết vấn đề, cách sống và để trưởng thành.
Tự đánh giá, tự sửa sai, điều chỉnh làm cơ sở để thầy cho điểm và đánh giá có tác dụng thật sự.
Những yếu tố khác biệt giữa dạy học thụ động với dạy và học tích cực.
- Dạy học thụ động tập trung vào sự truyền đạt kiến thức một chiều của giáo viên hình thức học tập này theo các nhà nghiên cứu giáo dục là “ Học tập ở mức độ nông cạn, hời hợt”.
Người dạy → Người học
- Dạy & Học tích cực là tập trung vào hoạt động của người học có sự tác động qua lại giữa người dạy, người học được gọi là “Học tập ở mức độ sâu”
Người dạy ↔Người học ↔ Người dạy
Dạy học truyền thống
Dạy học tích cực
Quan niệm
Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm tòi,
khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác
và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu
biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên
Qua bảng so sánh trên ta cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của PPDH truyền thống. Nhưng trong gia đoạn hiện nay với xu thế phát triển của xã hội thì phương pháp dạy học truyền thống này không còn phù hợp với sự phát triển năng động của người mà nhường chỗ lại cho phương pháp dạy học khác tích cực hơn.
Với những đặc trưng trên, để phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Riệng ở đề tài này tôi chỉ nói đến một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong giờ học Ngữ văn.
1. Một số phương pháp dạy học tích cực.
1.1 Dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Trước đây người ta gọi là dạy học nêu vấn đề, có người cho rằng thuật ngữ này có thể gây hiểu lầm nên hiện nay, người ta có xu hướng gọi là dạy học đặt- giải quyết vấn đề.
Cấu trúc của một bài học( hoặc một phần bài học) theo kiểu dạy học này thường như sau
Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
Tạo tình huống có vấn đề.
Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh.
Phát triển vấn đề cần giải quyết.
Giải quyết vấn đề đặt ra;
Đề xuất các giả thuyết.
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
Kết luận.
Thảo luận kết quả và đánh giá.
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
Phát biểu kết luận.
Đề xuất vấn đề mới.
Các mức độ vận dụng
Giáo viên đặt vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên kết luận.
Giáo viên nêu vấn đề giả thuyết, học sinh lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận.
Giáo viên và học sinh giải quyết vấn đề, học sinh nêu giả thuyết, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận.
Học sinh đặt vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên kết luận.
Tác dụng
Học sinh vừa nắm kiến thức vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó phát triển tư duy.
Chuẩn bị năng lực thích ứng với xã hội;phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.
Ví dụ: khi dạy bài “ Trong lòng mẹ” SGK N gữ văn 8. giáo viên có thể đặt ra câu hỏi đưa học sinh vào tình huống có vấn đề như sau:
? Theo em thế nào là một gia đình hạnh phúc?
HS sẽ đưa ra ý kiến phân tích: một gia đình hạnh phúc là có đầy đủ cha mẹ, luôn yêu thương nhau, quan tâm, lo lắng chăm sóc cho con cái. Gia đình sống trong nề nếp “ trên thuận dưới hòa”, con cái chăm ngoan học giỏi…
? Vậy bé Hồng sống trong sự bơ vơ, ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. Vậy theo em, người mẹ đã bỏ con đi tha hương cầu thực như thế thì người mẹ có thương con không?
Với câu hỏi trên thì yêu cầu học sinh phải suy nghĩ đưa ra cách đánh giá của mình.
1.2 Phương pháp Gráp.
Có thể hiểu khái niệm Gráp như sau: Gráp là một tập hợp hữu hạn các điểm, các đoạn, có đầu mút tại các điểm.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập gráp nội dung cho một bài học.
Nêu được danh mục các đơn vị kiến thức của bài, các đỉnh điểm sẽ thực hiện trọng trách này.
Cùng với danh mục các đơn vị kiến thức phài cung cấp được nội dung chủ chốt của bài học dưới dạng tóm tắt
Lập được các cung tức là mối quan hệ giữa các đỉnh, điểm. Đây hệ thống loo6gi1c của nội dung bài.
Các bước tiến hành một gráp nội dung cho một bài học.
Xác định nội dung gráp: thông thường nội dung gráp được thể hiện ở đầu đề của bài.Đây chính là cái mốc để xác định đỉnh,điểm.
Quy định những chữ viết tắt( nếu có) do khuôn khổ của khung, ô có hạn chúng ta không thể viết nhiều cho nên có một số từ ngữ phải viết tắt, cần quy định cho dễ theo dõi.
Dựa vào việc xác định nội dung gráp, xác định các đỉnh. Các đỉnh này gộp lại thành kiến thức chủ chốt của bài học
Dựa vào đỉnh, tiếp tục xác định các điểm, các điểm là nội dung cụ thể ý nhỏ.
Sau khi có đỉnh có điểm, tiến hành lập cung tức là nối các đỉnh, các điểm có quan hệ với nhau.
Ví dụ: lập nội dung cho bài “Danh từ” SGK Ngữ văn 6 tập I.
DANH TỪ
Danh từ chỉ đơn vị
DT chung
DT riêng
Danh từ chỉ sự vật
Đơn vị quy ước
Đơn vị tự nhiên
Ước chừng
Chính xác
Ý nghĩa tác dụng của lập nội dung gráp.
Lập được nội dung gráp của một bài học là đã nắm vững nội dung kiến thức lẫn logic phát triển của bài học
Về phía giáo viên: lập được một gráp nội dung bài học giúp cho việc giảng dạy bài học đạt được hiệu quả tối ưu, chủ động trong trình bày kiến thức, mạch lạc trong việc tạo lập,rõ ràng trong dẫn dắt học sinh.
Về phía học sinh: nhờ có gráp mà các em hiểu được đâu là kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa các kiến thức đó.
Khi dạy trên lớp theo phương pháp gráp cần chú ý:
Lần lượt cho xuất hiện các đỉnh gráp nộ lập cung cho từng cung cho từng đỉnh sau khi các đỉnh đã xuất hiện.
Khi cung này khép thì chuyển sang cung khác.
Kết thúc cuối cùng là kết thúc bài học.
Mức độ vận dụng của phương pháp gráp
Phương pháp này có thể vận dụng dạy toàn bài hoặc dạy một phần của bài với các hình thức linh hoạt như sau :
Đưa gráp thiếu yêu cầu học sinh làm cho gráp đủ
Đưa một gráp chỉ có khung yêu cầu học sinh hoàn chỉnh bằng cách điền váo khung những từ ngữ cần thiết
Đưa ra một gráp sai yêu cầu học sinh lập lại chính xác
Học sinh tự lập gráp theo sự hướng dẫn của giáo viên
1.3 Phương pháp thảo luận.
Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Thành lập nhóm
Sau khi giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết và những nhiệm vụ đặt ra cho nhóm, giáo viên hướng dẫn cách tổ chức nhóm
- Bước 2: Hoạt động nhóm
Giáo viên phát phiếu hỏi hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thu7o2 gian làm việc; các nhóm nhận nhiệm vụ , sau đó bầu nhóm trưởng, thư kí, giao trách nhiệm cho các thành viên trogn nhóm nếu cần; cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề (nêu ý kiến, thảo luận, ghi chép…)trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ động viên học sinh nhắc nhở các nhóm làm việc đảm bảo thời gian
Bước 3: thông báo kết quả.
Sau khi các nhóm hoàn thành xong công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung thống nhất ý kiến.
-Bước 4: kết luận vấn đề.
Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh nhận xét đánh giá quá trình làm việc.
Giáo viên lưu ý khi đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận.
Đặt câu hỏi chính xác, dựa trên thong tin mình muốn biết và một vấn đề cụ thể .
Các câu hỏi phải hợp lí mang tính thách thức nhằm kích thích tư duy cho học sinh.
Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản “ Cảnh khuya ” SGK Ngữ văn 7 tập I, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận như sau: Từ việc phân tích cái hay cái đẹp của hai câu thơ đầu bài cảnh khuya giáo viên nêu yêu cầu: So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác? Từ đó, em hãy phân tích vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của nhà thơ đằng sau bức họa bằng ngôn từ kia.
Tác dụng.
Mọi học sinh đều tham gia vào quá trình học tập
Chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau
Chuẩn bị cho phân công lao động hợp tác trong cộng đồng.
1.4 Phương pháp đọc diễn cảm.
Đọc là một trong những hình thức hoạt động nhận thức của con người, phản ánh năng lực tư duy bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ. Riêng đối với văn học, đọc phản ánh những tình cảm, những ý chí ước vọng, những động lực của tâm hồn và cùng với tiếng lòng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Thế nhưng, trong các giờ học văn nhiều giáo viên không nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phương pháp đọc diễn cảm, nên chỉ coi đọc là một loại công việc mở đầu cho giờ dạy văn, hoặc chỉ để gây ấn tượng về một bài văn, hoặc chỉ đơn thuần là rèn kĩ năng cho học sinh. Sẽ rất sai lầm nếu coi đọc chỉ là việc rèn kĩ năng, chỉ là việc tách khỏi quá trình đưa tác phẩm vào thế giới tâm hồn của học sinh. Do đó, nhiều giáo viên không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh vì không biết phát huy sức mạnh của phương pháp đọc diễn cảm; làm cho giờ văn rời rạc, khô khan, thiếu cảm xúc nặng về diễn giải. Nếu như giáo viên biết cách phối hợp giữa đọc diễn cảm với phương pháp khác sẽ tạo cho giờ học văn không khí tươi mát, những ấn tượng ban đầu, những rung cảm và xúc động thẩm mỹ của học sinh luôn làm nền cho công việc phân tích. Đây là một trong những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học văn.
Ví dụ: khi dạy bài “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh đọc chú ý giọng đọc đúng với ngữ cảnh và tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm như: lời kể chuyện thì đọc giọng vừa bình thản vừa dí dỏm, hài hước; lời đám đông tò mò bình phẩm; những câu cảm thán; lời độc thoại của Va-ren của cuộc nói chuyện với Phan Bội Châu; lời tái bút cần đọc giọng phù hợp.
Khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc diễn cảm giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật giáo viên đã tạo cho học sinh được ấn tượng ban đầu về tính cách nhân vật và định hướng cho việc phân tích tác phẩm.
1.5 Phương pháp thuyết trình.
Diễn giảng thuyết trình trong giờ học văn là hình thức dạy học truyền thống, người giáo viên khi thuyết trình thông báo – tái hiện, phân tích bình giảng văn bản, mạch tư duy không bị gián đoạn dễ bộc lộ cảm xúc, ngôn ngữ của người thầy có khả năng làm tăng sự hấp dẫn gợi cảm cho tác phẩm thu hút học sinh. Và để phát huy được tính tích cực thu hút sự chú ý của người nghe và tích cực hóa phương pháp thuyết trình ngay khi mở đầu bài học, giáo viên có thể thông báo vấn đề dưới những hình thức câu hỏi có tính chất định hướng. Trong quá trình thuyết trình bài giảng, giáo viên có thể thực hiện một số hình thức thuyết trình thu hút sự chú ý của học sinh như sau:
- Trình bài kiểu nêu vấn đề: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đặt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở để gây tình huống lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự” SGK Ngữ văn 6 tập I, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi dưới dạng hình thức vấn để gợi mở vấn đề trước khi đi vào tìm hiểu nội dung của bài học như sau:
?. Khi keå chuyeän, ngöôøi keå thöôøng duøng nhöõng ngoâi keå naøo ?
? Vì sao coù khi ngöôøi keå xöng toâi, coù khi khoâng? Khi xöng toâi, taùc giaû vaø ngöôøi keå coù phaûi laø moät khoâng ?
- ?. Khi keå (mieäng, vieát), taùc giaû neân choïn ngoâi keå nhö theá naøo ?
- Thuyết trình kiểu thuật chuyện: thuyết trình gắn với kể chuyện, gắn với việc thực hiện các sự kiện kinh tế - xã hội, phim ảnh… làm tư liệu để phân tích, minh họa khái quát và rút ra nhận xét, kết luận, nằm xây dựng biểu tượng khắc sâu nội dung kiến thức bài học.
Ví dụ: khi dạy bài: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” SGK Ngữ văn 7 tập II, giáo viên sử dụng thuyết trình kể lại câu chuyện vể Bác Hồ, hoặc xem phim tư liệu về Bác Hồ để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Thuyết trình kiểu phân tích mô tả: giáo viên có thể dùng công thức so sánh để mô tả, phân tích nhằm chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh của từng nội dung. Trên cơ sở đó đưa ra những chứng cứ logic, lập luận chặt chẽ để làm rõ bản chất của vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cố hương” SGK Ngữ văn 9 tập I, sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu cảm xúc và suy ngĩ của nhân vật “ tôi” trên thuyền rời cố hương , giáo viên có thể thuyết trình mô tả nhằm khắc sâu ý nghĩa nhân văn của tác phẩm như sau:
“Lòng tôi không một chút lưu luyến( cái cũ, làng cũ, cảnh cũ, hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại và hy vọng). Hy vọng, tin tưởng vào con đường đã chọn, hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ con cháu như thằng Hoàng thằng Thủy Sinh sẽ khác thế hệ hiện tại, mơ ước những cuộc đời mới, cuộc đời tốt đẹp hơn mà chúng tôi chưa từng được sống. Suy nghĩ và triết lí về hình ảnh con đường. Con đường từ đâu mà ra? Nhiều người đi mãi thì thành đường thôi. Triết lí về niềm hi vọng trong cuộc sống con người.”
Ngoài các phương pháp dạy học tích cực nêu trên trong giờ học Ngữ văn để phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên có thể áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực sau:
2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực.
2.1. Kĩ thuật “Khăn phủ bàn”:
2.1.1.Thế nào là kĩ thuật “khăn phủ bàn”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
-Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
2.1.2 Cách tiến hành:
- Thành lập nhóm 04 thành viên:
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Viết ý kiến cá nhân
1
3
4
2
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
- Thành lập nhóm 06 thành viên:
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian quy định. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Thư ký viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
Ví dụ: khi dạy bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy SGK Ngữ văn 9 tập I, giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau: qua khổ thơ “ Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn – đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”.
Hành động vội bật tung cửa sổ và cảm giác đột ngột nhận ra vầng trăng tròn cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ như xưa nữa. Theo em, vì sao có có sự xa lạ cách biệt như thế này?
Với câu hỏi trên giáo viên có thể thành lập nhóm 4 thành viên các em sẽ ghi ra ý kiến riêng của mình sau đó tổng hợp ý kiến chung về tất cả những điều khiến cho con người và vầng trăng có sự xa cách.
2.2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”:
2.2.1 Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân.
b) Cách tiến hành:
* Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”
VÒNG 2
Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3…)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm ở vòng 2 để giải quyết
Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2
VÒNG 1
Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C)
Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao
Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm
1
1
1
2
2
2
3
3
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
Vòng 1
Vòng 2
Sơ đồ cụ thể
Ví dụ : khi dạy bài « Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng SGK Ngữ vă 9 tập I, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh thảo luận ở vòng 1 như sau :
Nhóm 1 : Ở chiến khu lúc nhớ con, ông Sáu cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh. Em nghĩ gì về người cha của bé Thu qua chi tiết này ?
Nhóm 2 : Việc ông Sáu tự mình cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc rồi gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét : « Yêu nhớ tặng con Thu của ba » đã nói điều gì về tình cảm của người cha ?
Nhóm 3 : Hình ảnh cuối cùng của ông Sáu, khi bị đạn giặc trúng ngực : « anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu ». Chi tiết này có ý nghĩa gì ?
Sau khi học sinh thảo luận câu hỏi vòng 1 xong, giáo viên tiếp tục cho học sinh nhóm mới thảo luận câu hỏi ở vòng 2 như sau :
Từ tất cả những biểu hiện của ông Sáu ta thấy bé Thu có một người cha như thế nào ? Qua đó, cho thấy giá trị tình cảm nào của con người được khẳng định trong chiến tranh ?
2.3. Học theo góc là gì?
- Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học.
- Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
- Kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động.
- Đa dạng về nội dung và h́nh thức hoạt động.
- Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động.
- Ưu điểm :
+ Kích tic HS tích cực học tập thông qua hoạt động, tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú, tạo cảm giác thoải mái ở học sinh và nâng cao hiệu quả bền vững ghi nhớ kiến thức.
+ Có sự tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, cho phép điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của học sinh (thuận lợi đối với HS)
+ Nhiều không gian han cho những thời điểm học tập mang tính tích cực, học sinh có nhiều khả năng lựa chọn han.
+ Tạo điều kiện cho HS tham gia hợp tác cùng học tập
- Cách tiến hành:
* Dạy học theo góc được tiến hành theo các bước sau :
+ Bước 1 : Lựa chọn nội dung bài học phù hợp .
+ Bước 2 : Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng go.
+ Bước 3 : Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,…)
+ Bước 4 : Tổ chức thực hiện học theo góc :
HS được lựa chọn góc theo sở thích
HS được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 10’ - 15’ tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu
+ Bước 5 : Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt)
* Sơ đồ bố trí không gian lớp học :
(Góc phân tích)
Xem
băng, hình
Đọc tài
liệu
Làm
thí nghiệm
Áp dụng
(Góc trải nghiệm)
Góc quan sát
(góc áp dụng)
Tùy thuộc theo nội dung bài học, điều kiện cơ sở mà ta hình thành các góc học tập phù hợp.
Ví dụ : khi cho học sinh thưc hành vận dụng viết đoạn miêu tả về ngôi trường của em. Giáo viên có thể chia lớp thành 4 góc học tập, góc thứ nhất là cho học sinh quan sát cách làm bài văn miêu tả, góc thứ hai giáo viên đưa ra các ý khi miêu tả về ngôi trường cần có những ý chi tiết như thế nào ví dụ như tả về ngôi trường có cảnh quang của ngôi trường, các lớp học, học sinh..., góc thứ ba giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng tả cảnh ngôi trường học sinh được quan sát trực tiếp bằng hình ảnh, góc thứ 4 học sinh áp dụng viết đoạn văn hoàn chỉnh. Như vậy học sinh có thể chọn góc học tập phù hợp với năng lực và sở thích của mình, sau đó học sinh sẽ thực hiện luân phiên tại các góc theo thời gian quy định
Trong dạy học không có phương pháp hay kĩ thuật dạy học nào là vạn năng. Mỗi phương pháp, kĩ thuật đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế những điểm yếu của các phương pháp là nguyên tắc cơ bản mà người giáo viên cần quán triệt. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp hay kĩ thuật dạy học nào đó, cũng như việc phối hợp giữa chúng còn tùy thuộc vào môi trường dạy học trong đó có đặc điểm bài học, môn học, người học , trang thiết bị dạy học..
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 6 ở trường THCS Ninh Điền đã thu nhận được chất lượng học sinh như sau :
MÔN
LỚP
TỔNG SỐ HỌC SINH
KSCL giữa HKI
KSCL cuối HKI
KSCL giữa HKII
KSCL cuối HKII
Trên 5
Trên 5
Trên 5
Trên 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
N.văn
6A1
44
32
72.7
39
88.6
36
81,8
N.văn
6A2
42
30
71.4
39
92.9
39
92.9
IV.GIÁO ÁN MINH HỌA.
DANH TỪ ( tt)
Tuần 11
Tieát 41
I. Muïc tieâu caàn ñaït :
1.Kiến thức:
Giúp học sinh:
+ Nắm được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
+ Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kĩ năng:
+ Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
+ Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
3. Thái độ: Giaùo duïc hoïc sinh tính caån thaän khi vieát laùch.
II. Trọng tâm:
Naém vöõng hôn veà töø loaïi danh töø; daëc ñieåm cuûa nhoùm danh töø chung, danh töø rieâng, bieát caùch vieát hoa danh töø rieâng.
III. Chuaån bò :
Giaùo vieân :Baûng phuï .
Hoïc sinh : Hoïc baøi cuõ; Soïan baøi môùi theo yeâu caàu SGK/108,109
IV. Tieán trình hoïat ñoäng :
1. OÅn ñònh toå chöùc và kiểm diện:
2. Kieåm tra miệng:
?1: Neâu ñaëc ñieåm cuûa danh töø ? (6ñ).Chæ ra danh töø chæ söï vaät vaø danh töø chæ ñôn vò trong caâu sau:
“ Maõ Löông ñöa theâm maáy neùt buùt ñaäm,soùng bieån lieàn noåi leân, buoàm caêng phoàng, chieác thuyeàn lao khoûi bôø nhanh vun vuùt.” ( Trích Caây buùt thaàn) (4ñ)
HS1: -Döïa vaøo noäi dung ghi nhôù SGK/86; neâu ñaëc ñieåm danh töø (6ñ)
- Xaùc ñònh ñuùng danh töø chæ söï vaät, danh töø chæ ñôn vò trong caâu vaên treân: (4ñ)
Danh töø chæ söï vaät
Maõ Löông, soùng, bieånm, buoàm, thuyeàn, buùt, bôø
Danh töø chæ ñôn vò
Neùt, chieác.
?2: Danh töø laø gì? (4ñ)Veõ sô ñoà phaân loaïi danh töø? (6ñ)
HS2: - Danh töø laø nhöõng töø chæ ngöôøi, vaät, hieän töôïng, khaùi nieäm…(4ñ)
- Veõ sô ñoà phaân loaïi danh töø: (6ñ)
Danh töø
DT chæ söï vaät
DT chæ ñôn vò
DT ñôn vò quy öôùc
DT ñôn vò töï nhieân
DTÑV quy öôùc öôùc chöøng
DTÑV quy öôùc chính xaùc
3. Baøi môùi :
Hoïat ñoäng cuûa thaày vaø troø
Hoaït ñoäng 1: giới thiệu bài
Tö
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh thông qua giờ học Ngữ văn ở trường THCS Ninh Điền.doc